Người
đàn bà đó về sau, tôi biết chính là chị Hiền, một người tôi không tài
nào nhận
ra được tuổi tác và thân thế của chị ở cuộc đời, chị có vóc người thon
nhẹ
nhàng, trên bàn tay trái của ngón tay giữa, có đeo một chiếc nhẫn cẩn
cái hột
cẩm thạch màu xanh biếc nhỏ xíu xinh xinh, mà chỉ cần nhìn thấy chiếc
nhẫn này
một lần, tôi có thể nhớ được nó ở trong đầu mãi mãi vì chiếc nhẫn được
thực hiện
bằng một kiểu mẫu rất khác lạ mà tôi chưa từng thấy bao giờ trong những
lần có
cơ hội được tiếp xúc với nữ giới.
Tôi
không thể nào lầm lẫn được. Vì chính chị đã cứu tôi thoát chết trong một
cơn mưa
tuyết phủ ngập khúc đường đèo quanh co trơn trợt trong khi xe tôi đang
đổ dốc,
tự nhiên tôi nhìn thấy có một bóng người mặc chiếc áo mưa rộng thùng
thình to xù
đang lầm lũi bước rất chậm, từng bước băng ngang khúc đường núi khúc
khuỷu quanh
co vắng ngắt này.
Tôi
thất kinh hồn vía đạp lên bàn thắng xe tức thì trong khi chiếc xe chỉ có
một
mình tôi lái, đang đổ dốc với tốc độ khá nhanh. Chiếc xe mất thăng bằng,
quay
ngang lông lốc nhiều vòng trên mặt đường mưa tuyết phủ đầy trong khi
thần trí
tôi bàng hoàng hoảng hốt cho đến lúc tai tôi nghe tiếng chiếc xe va mạnh
vào một
tảng đá nào đó ở bên đường và tôi thiếp đi kể từ giây phút đó, không còn
nhận
biết thêm được điều gì nữa.
Tôi ý
thức chắc chắn rằng tôi đã bị nạn trên khúc đường vắng vẻ này rồi. Vậy
là tôi
sắp sửa khổ sở với pháp luật của nước Mỹ đến nơi. Chiếc xe tôi có mua
bảo hiểm
nhưng chỉ mua một chiều, hoàn cảnh của tôi thì lại chẳng khá giả gì. Lợi
tức
tháng nào vừa đủ cho tháng nấy, chẳng mấy khi dư. Sau tai nạn này, tôi
có thể bị
mất việc làm trong lúc các món nợ thẻ, nợ nhà còn cao đến ngập đầu. Ðời
tôi tối
đen là cái chắc. Nhưng trong lúc này, tôi không có nhiều thời gian để
nghĩ đến
bất cứ điều gì khác ngoài nỗi lo ngại hơn tất cả về bóng người mà tôi
nhìn thấy
xuất hiện đột ngột trên đường, không biết được người đó là đàn ông hay
đàn bà,
tôi cũng không hiểu được vì lẽ gì mà con người này lại xuất hiện bất ngờ
trên
một khúc đường vắng ngắt, quanh đó không có bóng dáng của những khu cư
dân bên
đường trong khi xe tôi chạy ngang khung cảnh nhá nhem của một buổi chiền
vừa mưa
rả rích vừa có tuyết rơi giá lạnh. Ở xứ này, lái xe đụng người là một
chuyện
chẳng vừa nếu chẳng may xe tôi đã cán chết người đó. Bởi vì kẻ lái xe
cán chết
người đi bộ là một trọng tội mà phải là hàng trọc phú, có rất nhiều tiền
mới
mong được yên ổn phần nào để xin ngoại hầu tra chờ ngày ra tòa lãnh án.
Với ý
nghĩ khủng khiếp này, tôi càng thêm thất kinh hồn vía, không còn nhận
thức được
điều gì ở chung quanh. Thần thức của tôi chìm sâu vào trong cơn bất tỉnh
nặng
nề.
Bỗng
chị Hiền, người đàn bà mà tôi đã nói ra ở đầu câu chuyện xuất hiện cứu
tôi một
cách hết sức bất chợt và rõ ràng, tôi không thể nào có thể lầm lẫn được.
Sau khi
xảy ra tai nạn, tôi thấy tôi đang nằm trên một cái giường nhỏ trong căn
nhà êm
ấm của chị từ lúc nào. Chị bưng đến trước mặt cho tôi một ly nước ấm,
dường như
là một thứ nước trà pha loãng, có mùi thơm dịu nhẹ giống như mùi loại
trà móc
câu của người Việt Nam mình hay uống. Chị trao ly nước cho tôi, bàn tay
chị
trắng ngần, có những ngón tay thon dài thanh tú, ngón tay giữa của chị
có đeo
một chiếc nhẫn cẩm thạch như thể chị đeo nó cho có lệ chứ không ngụ ý
khoe của
cải giàu sang quí phái như một số phụ nữ vẫn làm. Chị Hiền nhìn tôi hiền
từ và
tỏ ra rất thân ái. Nhìn dáng vẻ khoan thai chừng mực của chị, tôi nhận
biết ra
ngay rằng chị không hề có chút ngần ngại về tôi, về một thanh niên đồng
hương xa
lạ trong căn nhà ấm cúng của chị mà tôi không thấy có dấu hiệu sự có mặt
của bất
cứ người nào khác. Tôi chưa kịp lên tiếng nói một lời cám ơn, chị đã
nhắc tôi
thêm một lần:
-
Chú uống chú nước ấm cho người bớt lạnh rồi nằm nghỉ cho mau hồi
sức.
Ngoài trời mưa tuyết vẫn còn rơi. Chiếc xe của chú đụng đá móp méo hết
cả và máy
đã bị hư rồi, cứ yên tâm ở đây nằm nghỉ. Khi nào khỏe hẵn hay.
Tôi cảm
xúc trước lòng tốt của người phụ nữ trung niên đây vẻ dịu dàng và đáng
kính
trọng, của một kẻ có tấm lòng nhân ái, lại là người đồng hương, tôi sung
sướng
vội đỡ lấy ly nước ấm trên tay của chị, chống người nhỏm dậy uống một
hơi cạn và
cảm thấy khoan khoái lạ thường rồi nằm gác tay lên trán nghĩ ngợi vẫn vơ
về cái
xui rủi bất ngờ bị nạn giữa đường với cái may bất ngờ khác gặp được đúng
người
đồng hương để mà cứu mạng trong cơn lỡ độ đường.
Chị nói
với tôi:
-
Gọi trên tôi là Hiền. Chú là chú Dũng phải không? Huỳnh Thanh
Dũng. Chú
bằng tuổi cậu em ruột của tôi, tên nó là Bình, Lê Phước Bình, vợ chồng
Bình có
nhà ở vùng Huntington Beach, nếu chú muốn, tôi đưa địa chỉ của Bình để
chú lại
đó thăm chơi. Năm nay chú với em tôi vừa tròn ba mươi mốt tuổi, có lẽ vì
thế mà
chú cũng như Bình hay có nhiều biến cố xảy đến trong năm nay. Chú có
biết ông bà
mình thường nói "băm mốt chưa qua, băm ba đã tới” là muốn ám chỉ cái gì
không?
Tôi lắc
đầu để yên cho chị Hiền giải thích:
-
Ở lớp tuổi này, nhất là từ ba mươi mốt đến ba mươi ba như người
Việt mình
hay bàn luận, thường có những xui xẻo bất ngờ kéo dài, coi như ai bước
đến tuổi
này cũng thười khi gặp những rủi xui khúc mắc, từ tuổi ba mươi mốt đến
lúc qua
hết tuổi ba mươi ba mới mong mọi sự được hanh thông may mắn. Chú với
Bình chắc
cũng sắp sửa vượt qua cái "đốt” hạn này rồi, đừng lo ngại nữa. Tai nạn
vừa
đe6’n, rồi cũng sẽ được ổn thỏa mà thôi. Chiếc xe của chú đã bị hư hỏng
hết rồi,
xem đó như của đi thay người, chú chỉ bị bất tỉnh đã là may mắn lắm!
Tôi nói
ra sự thắc mắc của mình với chị:
-
Sao chị biết rõ về em quá vậy?
Chị mỉm
cười ra vẻ dễ hiểu:
-
Tôi biết được như vậy qua các giấy tờ tùy thân của chú, có gì lạ
đâu!
-
Nhưng tại sao lại có người qua đường tại khúc quanh hoang vắng
này vậy
chị?
Chị trả
lời nhưng tia mắt nhìn về một phía khác:
-
Ở đâu mà chẳng có người. Bóng người băng ngang qua đoạn đường dốc
này để
tai nạn phải xảy đến cho chúng cũng là điều hơi nghịch lý nhưng chắc là
phải có
nguyên do...
Chị
Hiền ngưng một lát, chị nói cho tôi biết thêm một chi tiết khá bất ngờ:
-
Người đó vô tình đem lại sự may mắn lớn cho chúc đó. Nếu không có
người
đó đi ngang qua đường chiếc xe của chú chắc chắn sẽ vô tình không biết
có điều
gì đang xảy ra từ phía trước, tiếp tục chạy xuống dốc cách đó không xa
còn đang
bị những tảng đá lớn từ trên triền núi lăn xuống làm cản trở giữa đường
với
nhiều chiếc xe đã bị đụng nối đuôi nhau tại đó. Có hai chiếc xe thắng
không kịp,
đâm vào đá hình như có người chết.
Tôi
hoảng hốt cho rằng số phần mình còn nhiều may mắn. Tôi nói điều này ra
với chị
Hiền. Chị nhìn tôi bằng ánh mắt hiền từ nói với tôi về những điều có vẻ
huyền
nhiệm siêu linh, giọng nói của chị thật êm ái dịu dàng:
-
Ở đời, mỗi con người có một phần số, người rủi kẻ may. Mỗi lúc
mỗi khi
may rủi cứ nối gót nhau xoay tròn, không ai tránh được định luật bất di
bất dịch
này đâu chú ạ. Chỉ có điều may rủi nhiều hay ít tùy theo phúc đức mệnh
nghiệp
của mỗi cá nhân tự tạo ra ở đời. Sống với thiện tâm thiện ý thì dễ gặp
việc
lành. Sống bằng tà tâm ác ý thì hậu quả xấu sẽ đến mãi mãi mà thôi. Chú
bị nạn
hôm nay đâu phải là sự tình cờ. Chắc hẳn phải có nguyên cớ. Nhưng chú
chỉ bị bất
tỉnh sơ sài, chiếc xe bị thiệt hại, mạng sống không bị đe dọa đã là may
mắn quá
rồi. Ðừng nghĩ ngợi nhiều cho thêm mệt mỏi, hãy nằm yên tịnh dưỡng sẽ
tốt hơn...
Tôi
ngoan ngoãn gật đầu nhưng tự nhiên buột miệng nói ra sự lo ngại vẫn còn
đang gậm
nhấm trong lòng:
-
Em may mắn thật. Nếu không có chị đưa về nằm đây, chẳng biết sẽ
ra sao!
Nếu em bị chết trong tai nạn này chắc là thảm khốc lắm!
Chị
Hiền nói ra chiều thành thạo:
-
Sống chết đều có số mệnh hẳn hoi. Số chú còn sống lâu lắm, lo gì.
Thôi,
đêm đã khuya rồi, tôi còn phải đi ngủ. Chú cũng phải ngủ bây giờ.
Nghe
chị nói như vậy tôi chỉ cho rằng chị muốn tôi ngủ sớm cho chóng phục hồi
sau tai
nạn, phần chị, chắc chị không muốn ngủ đâu, vì tôi thấy chị Hiền lúc đó
chẳng tỏ
ra mệt mỏi hay buồn ngủ tí nào. Ít phút sau thì tôi chìm sâu vào giấc
ngủ từ lúc
nào tôi cũng không hề hay biết.
...
Tôi
choàng tỉnh thức giữa vùng ánh sáng choang choang của những hộp đèn ống
trong
căn phòng bệnh viện. Bên tai tôi vọng đến những âm thanh huyên náo của
một cơ sở
y tế đang sinh hoạt tấp nập trong giờ làm việc lúc ban ngày.
Tôi
định thần và bỗng nhiên nhớ ngay đến chị Hiền, đến khuôn mặt và rất ư
thánh
thiện của chị, nhớ rất rõ khung cảnh chỗ tôi nằm ngủ trong nhà của chị
vào đêm
hôm trước, nhớ đến người đã cứu và đưa tôi về nằm tịnh dưỡng, còn chuyện
trò
giải thích chuyện nọ chuyện kia với tôi, nhớ đến tờ giấy viết tay địa
chị người
em trai của chị tên Bình mà chị muốn có ngày tôi đến thăm. Giờ đây, vì
sao tôi
lại nằm điều trị trong phòng bệnh viện này? Tôi đưa tay lần mò trong túi
áo quần
tôi mặc trong khi tạm trú trong căn phòng nhà chị. Tấm giấy nhàu nát vẫn
nằm yên
trong túi áo sơ-mi. Tôi lấy ra xem lại dưới ánh đèn. Nét chữ có thể
trông được
rõ ràng, nhưng màu mực thì chỉ hiện lên lờ mờ, giống như tờ giấy đã được
viết
lâu ngày cho nên mực đã bị thời gian làm cho nhạt nhòa phai sắc. Tôi cẩn
thận
nhét lại tờ giấy vào trong áo ngực, định tâm sẽ đến thăm vợ chồng của
Bình để
tìm hiểu thêm về người chị hiền lành phúc hậu.
Tôi
đoán ra được rồi! Chắc là trong khi tôi mệt quá, ngủ thiếp đi trong lúc
hôn mê,
ngủ say đến nỗi chị Hiền tưởng như người tôi sắp chết, chị Hiền hoảng
sợ, đã gọi
báo cho nhà thương để họ đến "bốc” tôi về đây điều trị cho đúng luật lệ
bình
thường. Tôi yên trí với cách suy luận của mình trong khi một người y tá
lách nhẹ
cánh cửa phòng tiến lại giường của tôi. Cô ta lên tiếng khi thấy tôi
đang dõi
mắt ra nhìn:
-
Ông mạnh giỏi? Mọi chuyện đã O.K, ông đã tỉnh lại rồi. Bệnh trạng
của
dông không có gì đâu, ông đừng sợ, chỉ có vài vết nứt nhỏ chung quanh
đầu đã
được bác sĩ khâu lại cả rồi. Chỉ có điều, ông bị ngất đi hơi lâu thôi.
Thần kinh
của ông không bị ảnh hưởng gì cả.
Tôi nhờ
cô y tá đêm đến cho tôi một tờ nhật báo với dụng ý xem lại bài tường
thuật chi
tiết về tai nạn của chính tôi đã gặp phải vào đêm hôm trước. Quả thật
bức hình
chụp nơi đã xảy ra tai nạn rất rùng rợn, nhưng không phải ở chỗ xe tôi
bị va vào
vách đá, mà là ở đoạn đường không xa lắm ở phía trước mặt. Nếu xe tôi
không vì
thấy có bóng người đột ngột xuất hiện nên phải thắng gấp lại để xe chỉ
bị xoay
ngang rồi va vào vách đá, ngất xỉu đi và rồi tôi vô tình, tiếp tục cho
xe chạy
đến khúc đường có tai nạn chết người ở phía trước. Chừng đó, không biết
số mạng
của tôi rồi sẽ ra sao? Bị chung số mạng chết như những người mà tờ báo
này đã
loan tải danh tánh thì thiệt là vô phước. Phần tôi, bản tin ghi nhận
rằng vì va
chạm mạnh vào đá nên chỉ bị xây sát và ngất xỉu để được chở ngay vào
bệnh viện
này, tránh hẳn được tai nạn chết người ở đằng trước, cách đó không xa.
Tôi thở
ra nhẹ nhõm, thầm cảm ơn trời, cảm ơn luôn cả cái bóng người lạ đã lững
thững
băng ngang qua đường.
Chi
tiết này khiến tôi ngờ vực và cảm thấy khó chịu. Chính chị Hiền là người
đã cứu
sống tôi, giúp tôi tỉnh lại trong căn nhà của chị, chứ đâu phải nhóm cứu
htương
đưa thẳng tôi vào bệnh viện trực tiếp từ nơi xảy ra tai nạn. Tôi liên
tưởng đến
chị Hiền mà tự nhiên nghe trong lòng như có điều gì xôn xao xúc động,
vừa thần
biết ơn chị, vừa nôn nao mong đợi một ngày nào khi tôi đã được khỏe lại
sẽ dò
tìm trên bản đồ để trở lại thăm chị trong căn nhà nhỏ bé ấm êm của chị.
...
Từ bệnh
viện trở về nhà, sức khỏe của tôi chưa hoàn toàn bình phục, đầu óc bên
trong vẫn
dậy lên những cơn đau nhức như búa bổ trong đầu. Nhiều lúc nhức đầu quá,
tôi
tưởng mình có thể chết đi còn may ra sung sướng hơn gấp bội. Nhưng thật
may,
những cơn đau nhức đó chỉ xảy ra trong thoáng chốc mà thôi. Tôi chưa thể
tự lái
xe đi lại nhiều bởi vì vẫn nghe trong đầu còn vương sót lại những cảm
giác lùng
bùng choáng váng. Tôi đành phải ở lại trong nhà, cơm ngày hai bữa, thuốc
men ăn
uống rất mực điều độ đàng hoàng.
Vào một
buổi chiều êm đềm thanh vắng, tôi đang dõi mắt theo dõi một chương trình
hài
hước trước màn ảnh truyền hình. Tự nhiên mắt tôi bị nhòe đi không trông
thấy bất
cứ vật gì cho rõ nét. Ðầu óc của tôi lại nghe như có những âm vang lạ kỳ
mà tôi
không thể định được những âm thanh đó từ phía nào thoát ra. Tâm thức của
tôi sao
xôn xao nôn nả khác thường.
Ngay
khi đó, bỗng ngoài hiên nhà có ai bấm chuông kêu lên từng chập. Tôi cố
định thần
cho tỉnh táo để bước ra phía cửa để xem ai đang đến thăm vào giờ giấc
này. Tôi
biết rõ ràng rằng tôi vừa đứng lên, vừa rời khỏi mặt chiếc ghế niệm nơi
phòng
khách và lảo đảo bước ra mở cửa để cho người khách nào đó đến thăm mà
tôi chưa
biết vào nhà.
Cánh
cửa gỗ bên trong nhà vừ hé ra, qua một khung cửa sắc nữa, tôi tưởng như
đôi chân
của tôi run rẩy, chỉ muốn sụm xuống vì quá đỗi vui mừng. Tôi đã nhác
trông thấy
người khách bên ngoài đúng là chị Hiền, người mà tôi đang trông chờ có
một ngày
trở lại viếng thăm và cám ơn chị cứu mạng. Tôi vừa ngạc nhiên vừa quá
mừng rỡ
trong lúc chẳng bao giờ tôi nghĩ rằng chị Hiền sẽ phải lặn lội tìm đến
thăm tôi
tại nhà. Bởi vì, lúc còn nằm nghỉ tạm trong căn nhà của chị, tôi chưa
kịp nói
cho chị biết rõ số nhà hay số điện thoại. Ðến lúc tỉnh lại thì đang nằm
trong
bệnh viện. Tôi nghĩ, chỉ có một cách duy nhất để tôi có thể gặp lại chị
Hiền để
cám ơn lòng tốt của chị là lái xe trở về con đường đã xảy ra tai nạn để
dò tìm
nhà cửa hoặc tông tích của chị mà thôi. Nhưng việc đó, vì sức khỏe của
tôi còn
yếu cho nên tôi chưa thể thực hiện được thì chị Hiền đã chịu khó ghé đến
thăm
tôi.
Trong
thấy chị, thấy lại ân nhân mà lòng tôi vừa biết ơn vừa vô cùng thân
thương quí
mến, làm sao tôi có thể đè nén được hết nỗi vui mừng. Tôi thật vui mừng
quá sức,
luống cuống chẳng nói lên được lời gì thì chị Hiền đã nở nụ cười hiền
hòa đôn
hậu:
-
Mở cửa cho chị vào chứ chẳng lẽ chú tiếp khách ở bên ngoài?
Tôi làm
theo lời chị như một cái máy, vội lách mình sang một bên để cho chị Hiền
đặt
bước chân vào nhà. Chị bước qua chỗ tôi đứng một cách thanh thoát nhẹ
nhàng, để
lại một làn hương thơm cũng rất nhẹ nhàng thanh thoát. Một mùi hương mà
thính
giác của tôi chưa bao giờ có thể định được đó là loại nước hoa gì. Tôi
lại vốn
chẳng bao giờ am tường về những loại nước hoa mà các bà các cô thường
dùng khi
đu ra phố, chỉ thỉnh thoảng được thưởng thức vào những dịp ở những chỗ
đám đông,
có nhiều các bà các chị hiện diện, họ xức đủ các loại dầu thơm đắt tiền
và tôi
vô tình được thưởng thức. Nhưng loại nước hoa rất sang cả dịu dàng thoát
ra từ y
phục của chị Hiền thì quả thật, chưa bao giờ tôi được hân hạnh ngửi
thấy. Mặc dù
vậy, tôi vẫn đinh ninh rằng đây là một loại hương thơm rất lạ và rất quí
phái
khác thường.
Tôi
chưa kịp nói gì thì chị Hiền đã lên tiếng. Giọng nói của chị sao có một
âm sắc
đầm ấm thân tình, trong vắt như màu thủy tinh không gợn một tì vết, gọn
và nhẹ
nhưng vô cùng mạch lạc, chứa đựng đầy ắp những thân thương. Ðã nhiều
lúc, nhớ
lại giọng nói của chị Hiền, tôi nghĩ từ đáy lòng ao ước, nhủ thầm một
mình, nếu
tôi có một người chị có dung mạo và giọng nói chan hòa nhân ái như chị
Hiền thì
tôi thật là hạnh phúc vì có một người chị sang cả, nhân ái và bao dung:
-
Chú vẫn chưa bình phục hẳn đâu. Có lẽ những chấn động vẫn còn làm
cho chú
đôi lúc cảm thấy nhức đầu và ăn uống chư được ngon miệng như lúc thường.
Hãy
ráng tịnh dưỡng ít ngày cho tâm hồn và thể xác mau được hoàn toàn khỏe
mạnh.
Cảm
động quá, tôi chẳng biết nói với chị lời gì, miệng tôi lắp bắp:
-
Em đã khỏe lại nhiều. Nhưng sao chị hiểu rất rõ bịnh tình của em
như vậy?
Chẳng khác chị là bác sĩ đã theo dõi sát bịnh lý của em.
Chị
Hiền mỉm cười:
-
Chị đâu phải là bác sĩ. Chị chỉ đoán chừng vậy thôi, té ra lại
trúng
phóc.
Chị phá
ra cười hồn nhiên bằng những tiếng cười trong sáng. Tôi dợm đứng lên
định bụng
rót một ly nước mời chị cho đúng phép xã giao khi có khách viếng nhà.
Chị Hiền
chừng như đã đoán biết, chị ra dấu:
-
Ðừng khách sáo làm gì, chị không thấy khát nước. Chỉ ghé thăm chú
chốc
lát, rồi chị phải đi ngay.
Tôi sực
nhớ ra một điều quan trọng, bèn nói với chị Hiền ngay:
-
Chị quên không viết cho em địa chỉ của chị để thỉnh thoảng có dịp
em sẽ
đi thăm. Chị khoác tay:
-
Việc đó chẳng cần. Từ nơi này đến nhà chị, chú phải lái xe đến
hơn một
giờ cơ đấy. Cứ yên chí, chị cũng rất hay có việc đi xuống khu này. Lúc
nào tiện,
chị ghé thăm chú cũng được. Chú không cần đi lại xa xôi.
Nhưng
tôi vẫn trả lời:
-
Không đến thăm chị thường thì em xin chị cho em số phone cũng
được. Thỉnh
thoảng chị em mình điện thoại cho nhau...
Nói ra
điều đó tôi rất chân thành và chị lại cũng không chiều tôi thêm một lần
nữa:
-
Hôm ở trên nhà của chị, chú cũng đã biết rồi đó. Chị ở một mình,
lại
không có nhiều bạn bè quen biết, lại thường hay đi vắng nhà nên ít khi
nào chị
phải dùng tới điện thoại, chú có gọi chị cũng như không...
Nghe
chị nói đến đây thì tôi chợt nhận thấy ở nơi chị có những điều hơi khác
thường.
Ở xứ này, nhà nào mà không cần thiết phải có một cái điện thoại, kể cả
các cụ
già sống lui cui thui thủi một mình cũng rất cần phương tiện truyền tin
này vào
những khi cấp bách. Chị Hiền lại nói, cho thấy điều đó đối với chị dửng
dưng như
không. Lời chị nói dường như tiềm ẩn một sức mạnh, một quyền hạn vô hình
khiến
cho tôi không dám nói thêm điều gì để kỳ kèo hay xin xỏ. Chị nói:
-
Chú đã thấy chưa? Chị biết chú thường nghĩ đến ân nhân, muốn đến
thăm
chị, thì chị đã tìm đến thăm chú đây này. Thôi, hãy bỏ qua điều đó. Bây
giờ đã
đến giờ chị phải đi, chú chịu khó tịnh dưỡng để còn tiếp tục đi làm.
Nghỉ bệnh
quá lâu, coi chừng bị mất việc làm đó!
Tôi cố
gắng bày tỏ với chị về nỗi thắc mắc trong lòng:
-
Sao chị tìm biết tên tuổi và địa chỉ của em tài tình quá vậy?
Chị lại
mỉm cười:
-
Chú này thật là lẩn thẩn. Ở đây chị muốn biết nhà ai cũng có thể
tìm được
kia mà. Dễ hiểu quá mà. Chị chỉ cần điện thoại hoặc đến bệnh viện, nơi
đã chữa
trị cho em để xin họ những chi tiết này thì có chi mà họ cần dấu. Nhất
là chị
bảo với họ rằng chị là chị họ của em, ở xa nên cung cấp cho chị tất cả
những chi
tiết chị cần, thế là chị có thể dò trên bản đồ tìm đến được nơi chú trú
ngụ,
điều đó thật dễ như trở bàn tay.
Tôi ngớ
người:
-
Á à! Chị nói đúng rồi! Vậy mà em cứ ngỡ chị có phép thần thông,
chuyện gì
cũng biết, em chẳng dấu được chị điều gì.
Chị
cười pha trò:
-
Coi chừng chị có thần thông thần nhãn thật đó. Chú nghĩ ngợi lung
tung
những điều không phải, chị biết ngay tức thì... Nào, cho chị sờ lên trên
trán
của chú xem đã bớt sốt chưa.
Miệng
nói, tay chị Hiền cất lên đặt nhẹ vào vầng trán của tôi. Bàn tay có đeo
chiếc
nhẫn cẩm thạch bé xíu ở ngón tay giữa vẫn còn. Tôi ngoan ngoãn hiền lành
như một
cậu bé ngồi yên để cho bàn tay ấm áp mềm mại của chị kiểm soát độ nóng
trong
người cứ y như chị là một vị y sĩ. Thật là một cảm giác dịu êm hết sức
lạ lùng
khi lòng bàn tay của chị Hiền sờ lên vầng trán của to6i vẫn còn hơi sốt,
nhiệt
độ vẫn chưa trở lại bình thường. Làn da tay củ chị như có một phép nhiệm
màu
đang chuyền sang cho tôi những dịu dàng và bình yên khác lạ. Tôi nhận
biết được
đầu óc hết sức thảnh thơi và cái đau nhức thường lệ kể từ ngày bị lật xe
xem ra
đã biến đi đâu mất. Tôi chỉ muốn chị Hiền đừng rút bàn tay lại để cho
tôi được
mãi mãi tiếp nhận cảm giác lâng lâng huyền nhiệm này. Có lẽ, suốt một
đời người,
kể cả những lúc tôi bị đau bệnh vào lúc thiếu thời, mỗi lần lên cơn sốt
cha hoặc
mẹ tôi vẫn âu yếm đặt tròn bàn tay thương yêu lên trên vầng trán của
tôi, nhưng
chưa có bao giờ tôi cảm nhận một cảm xúc tương tự như lần này. Tôi không
biết
phải tả như thế nào về cảm giác dấu yêu thánh thiện và yên bình cùng tột
như khi
chị Hiền đặt bàn tay lên vầng trán của tôi.
Tôi nói
với chị Hiền:
-
Em không biết! Nhưng bàn tay của chị như có phép màu hay sao ấy.
Khi chị
đặt bàn tay trên trán, em cảm thấy cơn đau nhứ như được giảm đi nhanh
chóng lạ
kỳ và có vẻ biến đi đâu mất tăm mất tích.
Chị
Hiền đùa:
-
Tại bàn tay của chị có thoa dầu nóng cho nên chú cảm thấy như vậy
mà
thôi. Nhưng chị cũng hy vọng bệnh nhức đầu của chú sẽ thuyên giảm sau
lần này,
tuy nhiên chú không được bỏ quên uống thêm thuốc. Chị chỉ khoe khoang
chút đỉnh
cho vui...
Nói
xong, chị Hiền đứng lên tạm biệt. Tôi tiễn chị đi mà trong lòng tự nhiên
quyến
luyến và quí mến chị vô cùng. Tôi cố dặn dò như một sự nhắc nhỏ khi tiễn
chị ra
phía ngoài khung cửa:
-
Thỉnh thoảng tiện đường, chị gắng ghé thăm em.
Tôi nói
dạn dĩ thật lòng:
-
Chẳng biết tại sao, em gặp được chị, em thấy vui và khỏe khoắng
lạ
thường. Tại sao tự nhiên chị thương mến em nhiều như vậy?
-
Tại vì em có phước nên chị mới đến thăm, cũng chị có một cậu em
ruột bằng
tuổi với em tên là Bình. Chị có nói cho chú nghe về điều đó rồi. Bình
hoặc là
cũng cũng đều là em của chị. Chị co ‘thể giúp các em được việc gì là chị
giúp
ngay. Cơ duyên đã đưa chị em chúng ta gặp mặt. Trước lạ sau quen. Người
Việt Nam
với nhau cả mà, không thương mến người mình thì còng thương người nước
nào mới
phải, chú thắc mắc làm gì. Thôi chị đi, chào chú!
Vừa
nói, chị Hiền vừa vẫy vẫy bàn tay mềm mại lên chào, chị thoăn thoắt bước
ra khỏi
cửa. Tiễn chị đi rồi trong lòng tôi vẫn còn nghĩ ngợi vẫn vơ. Cảm giác
lâng
lâng, nửa vui vui, nửa như tiếc nuối một cái gì rất thân thương, bình an
và gần
gũi, nó hoàn toàn trong sáng thanh cao, tuyệt đối không ẩn chứa một tì
vết đen
tối nào và tôi những tưởng giữa tôi và chị Hiền dường như đã thân thiết
nhau đã
từ kiếp nào mà tôi không nhớ được.
Tôi
bước trở vào nhà, màn ảnh truyền hình nãy giờ vẫn đang hoạt động, chương
trình
đã chuyển sang loan báo tin tức tự lúc nào mà từ nãy giờ tôi hoàn toàn
quên
lãng, không nhìn hoặc nghe thấy từ lúc tiếp đón chị Hiền ở trong nhà.
Chiếc ghế
nơi chị Hiền vừa ngồi vẫn ở kia, không hề xê dịch.
Bất
giác, người em gái của tôi từ trong phồng trong bước ra hỏi nhỏ:
-
Nãy giờ anh trò chuyện thì thầm với ai vậy?
Tôi
thản nhiên trả lời:
-
Với chị Hiền chứ còn ai nữa. Một người chị tinh thần mà anh mới
vừa quen
biết trong đêm bị nạn xe ở trên đường, không có chị ấy đưa anh về nhà
băng bó
nghỉ ngơi, chắc là anh đã chết cóng vì lạnh trong khi bị ngất xỉu đi
rồi. Chị ấy
tìm đến nhà mình để thăm hỏi thôi ấy mà!
Tôi hỏi
cô em gái:
-
Sao em không ra nói chuyện với chị ấy cho vui? Chị ấy rất dễ dãi
và hiền
lành, lại có một tấm lòng vị tha nhân đạo.
Cô em
gái của tôi trả lời:
-
Có! Em có ra ngoài này khi em nghe thấy tiếng anh nói chuyện.
Nhưng em
nhìn vào phòng khách không thấy có ai, em lại tưởng anh đang nói cái gì
đó nên
lẩm bẩm một mình, em để ý làm gì. Ủa, vậy ra anh vừa tiếp chị gì đó ở
trong nhà
hay sao?
-
Phải! Anh vừa tiếp chị Hiền. Chị ấy hỏi nhà thương nên biết anh
đã trở về
nhà nên tìm đến đây thăm anh ban nãy.
Cô em
tôi ra dáng bực mình, nó hỏi lại:
-
Anh nói cái gì em không hiểu! Anh bảo có chị ấy đến nhà mình và
anh đã
cùng chị ấy nói chuyện?
Tôi
hăng hái gật đầu. Cô em tôi nói thẳng:
-
Lúc nãy đúng là em có ra đây, nhưng em nói thật lòng, em không có
nhìn
thấy bất cứ người nào trong căn phòng này để cùng anh nói chuyện. Em chỉ
nghe
anh nói một mình những điều nào đó mà chính em cũng không cần phải lưu ý
tới, vì
em nghĩ, cái đầu bị thương của anh còn bệnh, nên anh nói nhảm vu vơ...
Tôi bắt
đầu cảm thấy bất nhẫn trong lòng. Quả thực, tôi vừa tiễn và nói chuyện
hồi lâu
với chị Hiền một cách hết sức bình thường mà em gái tôi dám bảo rằng tôi
nói
năng vu vơ lảm nhảm. Nhưng làm gì có sự lảm nhảm trong câu chuyện hết
sức mạch
lạch rành rẽ với chị Hiền. Nhìn thái độ nghiêm chỉnh của cô em, tôi biết
rằng em
tôi không nói dối hay cố ý lung lạc ý nghĩ của tôi.
Nhưng
tại sao lại có chuyện lạ kỳ như vậy? Tại sao em tôi dám quả quyết cô ấy
đã không
hề trông thấy sự có mặt của chị Hiền. Tôi thực chẳng biết làm thế nào để
có thể
xác quyết cho cô em gái của tôi hiểu được rằng nó đã thờ ơ, nhìn gà hóa
cuốc đến
nỗi đã ra đến phòng khách mà lại không hề trông thấy chị Hiền, trong khi
khứu
giác của tôi vẫn còn phảng phất mùi nước hoa thanh thoát của chị, trong
khi cái
ghế chị ngồi kia có xê dịch đi ít nhiều, trong khi tiếng nói cùng nhân
dáng của
chị vẫn còn lảng vảng đâu đây.
Tôi
nghĩ cô em gái của tôi đã đến lúc phải chấn chỉnh lại thị lực hoặc thần
trí mất
rồi.
Nhưng
tôi không nói thêm lời gì với một cô em vốn có tánh tình hơi chểnh mảng.
Thôi!
Cứ kệ cô ấy, cãi vã phân giải với nó mà làm gì. Con gái gì mà hay vô ý
vô tứ.
Chuyện gì cũng không chú ý, thì thế nào cũng có ngày...