I. PHẨM TỰA
Chính tôi được nghe: Một thời kia đức Phật
ở trong núi Kỳ-xà-quật (Grdhrakùta), thành Vương-xá (Ràjagrha) cùng với
ba vạn hai nghìn Đại-tỷ-khưu
[2].
Các vị đều là bậc A-la-hán
[3]:
tâm thiện giải-thoát
[4],
tuệ thiện giải thoát
[5],
chỗ tạo-tác đã xong
[6],
bỏ mọi gánh nặng
[7],
việc lợi mình đã được, hết mọi sự ràng-buộc trong các cõi, được
đại-tự-tại, an-trụ trong giới-phẩm thanh-tịnh, phương-tiện
[8]
khéo-léo, trí-tuệ trang-nghiêm, chứng được tám pháp giải-thoát, đến bờ
Niết-bàn
[9]
như là: Cụ Thọ
[10]
A-Nhã-Kiều-Trần-Như (Tàu dịch: Hỏa-khí), A-Sử-Bỉ-Thất-Đa (Tàu dịch:
Mã-thắng), Ma-Ha-Na-Ma (Tàu dịch:Đại-danh), Ba-Đế-Lỵ-Ca (Tàu dịch:
Tiểu-hiền), Ma-Ha Ca-Diếp (Tàu dịch: Đại Ẩm-quang), Kiều-Phạm-Ba-Đề (Tàu
dịch: Ngưu-Tư) La Ba-Đa (Tàu dịch:Tinh-tú), Ưu-Lâu-Tần-Loa Ca-Diếp (Tàu
dịch:Mộc-qua-lâm), Na-Đề Ca-Diếp, Già-Gia Ca-Diếp (Tàu dịch:
Tượng-thành), Xá-Lỵ-Phất (Tàu dịch: Thu-lộ-tử), Đại Mục-Kiền-Liên (Tàu
dịch: Đại-tán-tụng), Ma-Ha Ca-Chiên-Diên (Tàu dịch: Đại-Hảo-kiên), Ma-Ha
Ca-Tỳ-Na (Tàu dịch: Phòng-Tú), Chân-Đề-Na (Tàu dịch: Uy-như-vương),
Phú-Lâu-Na-Di-Đa-La-Ni-Tử (Tàu dịch: Mãn-nguyện-tử), A-Ni-Lâu-Đà (Tàu
dịch: Vô-diệt như-ý), Vi-Diệu-Tý, Tu-Bồ-Đề (Tàu dịch: Thiện-hiện),
Bạc-Câu-La (Tàu dịch: Thiện-dung), Tôn-Đà-La-Nan-Đà (Tàu dịch: Diễm-hỷ)
La-Hầu-La (Tàu dịch: Phú-chướng)…; các vị như thế đều là Cụ Thọ,
A-la-hán cả.
Và, có những bậc Hữu-học
[11]
như ông A-Nan (Tàu dịch: Khánh-hỷ) v.v…đều cùng với hàng trăm, nghìn
quyến-thuộc, cùng nhau lễ xuống chân Phật, lui ra, ngồi về một bên.
Lại có tám vạn bốn nghìn Đại-bồ-tát
[12]
cùng ở nơi Phật. Các vị đều là Đại-pháp-vương-tử
[13],
nhất sinh bổ-xứ
[14],
có uy-đức lớn như Đại-long-vương, trăm phúc viên-mãn, thân-quang
chói-lọi như nghìn mặt trời làm quang-đãng mọi tối-tăm, trí-tuệ
lắng-suốt, hơn cả bể lớn; hiểu thấu cảnh-giới bí-mật của chư Phật
[15],
đốt đuốc đại-pháp, dẫn-dắt chúng-sinh
[16];
làm bậc Đại-thuyền-sư trong bể sinh-tử, thương-xót chúng-sinh như con
đỏ, thường bố-thí cho chúng-sinh sự an-vui trong hết thảy thời-gian,
tiếng khen đồn khắp mười phương thế-giới; thần-thông vi-diệu, tự-tại
du-hí; đã thấu rõ được các môn Tổng-trì
[17],
đủ bốn pháp biện-tài vô-ngại tự-tại
[18],
đã viên-mãn được đại-nguyện tự-tại, thành-tựu tốt-đẹp sự-nghiệp tự-tại,
đã chứng-nhập được Tam-muội
[19]
tự-tại, hoàn-toàn viên-mãn phúc-đức tự-tại; thường là người bạn không
phải thỉnh của chúng-sinh, trải qua vô-lượng kiếp siêng tu sáu Độ
[20],
phụng-sự chư Phật khắp mãi, không an-trụ nơi Niết-bàn; dứt mọi
phiền-não, giảng-thuyết diệu-pháp, trong vô-lượng thế-giới, giáo-hóa,
đem lợi-ích cho mọi loài; ngăn mọi ngoại-đạo, nén dẹp tâm tà, xa-lìa
nhân chấp đoạn, chấp thường, làm cho chúng-sinh sinh ra chính-kiến
[21]
mà không còn có tướng dao-động, lui tới; không phải trang-nghiêm mà là
trang-nghiêm cả mười phương cõi Phật, không nói mà như nói ra diệu-lý
tịch-diệt, ở nơi vô-sở-trụ (nơi không còn có chỗ chấp trước), độ cho
chúng-sinh trong Nhân, Thiên, không ai là không lĩnh-thụ được những pháp
mầu vui-vẻ, rộng lớn; mặc áo giáp tinh-tiến, cầm gươm trí-tuệ, đánh vang
trống pháp, phá bọn ma-quân, thân thường thị-hiện
[22]
ngồi khắp trong hết thảy đạo-tràng
[23]
thổi loa đại-pháp, giác-ngộ mọi loài, hết thảy hữu-tình đều được nhờ
lợi-ích, ai nghe thấy tên hiệu, trông thấy sắc-thân, không đến nỗi luống
qua không ích gì, mà được đầy-đủ ba đạt-trí
[24],
ngộ được pháp của ba đời
[25],
biết rõ mọi căn linh-lợi, ngu-độn của chúng-sinh, tùy bệnh cho thuốc, mà
không còn nghi-hoặc; chia rải mây đại-pháp, rưới mưa cam-lộ
[26]
chuyển trí-ấn pháp-luân
[27]
không thoái-chuyển, đóng ngục sinh-tử, mở cửa Niết-bàn, phát thệ-nguyện
rộng, cho đến khi hết thuở vị-lai, nguyện độ thoát mọi loài. Các vị
Bồ-tát ấy không bao lâu sẽ được đạo-quả Vô-thượng chính-đẳng, chính-giác
[28].
Các vị ấy là: Vô-Cấu Bồ-tát, Di-Lặc (Tàu dịch: Từ-thị) Bồ-tát,
Sư-Tử-Hống Bồ-tát, Diệu-Cát-Tường Bồ-tát, Duy-Ma-Cật (Tàu dịch:
Tịnh-danh, Vô-cấu-xưng) Bồ-Tát, Quán-Tự-Tại Bồ-tát, Đắc-Đại-Thế Bồ-tát,
Kim-Cương-Tạng-Vương Bồ tát, Địa-Tạng-Vương Bồ-tát, Hư-Không Tạng-Vương
Bồ-tát, Đà-Ra-Ni Tự-Tại-Vương Bồ-tát, Tam-Muội Tự-Tại-Vương Bồ-tát,
Diệu-Cao-Sơn-Vương Bồ-tát, Đại-Hải Thâm-Vương Bồ-tát,
Diệu-Biện-Nghiêm-Vương Bồ-tát, Hoan-Hỷ Cao-Vương Bồ-tát, Đại-Thần
Biến-Vương Bồ-tát, Pháp Tự-Tại-Vương Bồ-tát, Thanh-Tịnh Vũ-Vương Bồ-tát,
Dược-Vương Bồ-tát, Dược-Thượng Bồ-tát, Liệu-Phiền-Não-Bệnh Bồ-tát,
Bảo-Sơn Bồ-tát, Bảo-Tài Bồ-tát, Bảo-Thượng Bồ-tát, Bảo-Đức Bồ-tát,
Bảo-Tạng Bồ-tát, Bảo-Tích Bồ-tát, Bảo-Thủ Bồ-tát, Bảo-Ấn-Thủ Bồ-tát,
Bảo-Quang Bồ-tát, Bảo-Thí Bồ-tát, Bảo-Chàng Bồ-tát, Đại-Bảo-Chàng
Bồ-tát, Bảo-Vũ Bồ-tát, Bảo-Đạt Bồ-tát, Bảo-Trượng Bồ-tát, Bảo-Kế Bồ-tát,
Bảo-Cát-Tường Bồ-tát, Bảo-Tự-Tại Bồ-tát, Chiên-Đàn-Hương Bồ-tát,
Đại-Bảo-Cự Bồ-tát, Đại Bảo-Nghiêm Bồ-tát, Nhật-Quang Bồ-tát,
Nguyệt-Quang Bồ-tát, Tinh-Quang Bồ-tát, Hỏa-Quang Bồ-tát, Điện-Quang
Bồ-tát, Năng-Niệm-Tuệ Bồ-tát, Phá-Ma Bồ-tát, Thắng-Ma Bồ-tát,
Thường-Tinh-Tiến Bồ-tát, Bất-Hưu-Tức Bồ-tát, Bất-Đoạn-Đại-Nguyện Bồ-tát,
Đại-Danh-Xưng Bồ-tát, Vô-Ngại-Biện-Tài Bồ-tát, Vô-Ngại Chuyển-Pháp-Luân
Bồ-tát. Các vị Bồ-tát, như Vô-Cấu Bồ-tát Ma-ha-tát… trên đây như thế,
cùng với hàng trăm, nghìn quyến-thuộc cùng tới pháp-hội nghe Phật
thuyết-pháp.
Lại có ức vạn Thiên-tử trên Lục-Dục-Thiên
[29]
như: Thiện-Trụ Thiên-tử, Uy-Đức Thiên-tử, Phổ-Quang Thiên-tử,
Thanh-Tịnh-Tuệ Thiên-Tử, Cát-Tường Thiên-Tử, Đại-Cát-Tường Thiên-Tử,
Tự-Tại Thiên-tử, Đại-Tự-Tại Thiên-tử, Nhật-Quang Thiên-tử, Nguyệt-Quang
Thiên-tử… Trong các vị Thiên-tử ấy, Thích-Đề-Hoàn-Nhân
[30]
làm Thượng-Thủ
[31].
Và, các vị ấy đều ưa thích diệu-pháp Đại-thừa, nguyện theo và phụng-sự
các đức Như-Lai trong ba đời, vào cảnh-giới bí-mật bất-tư-nghị,
trang-nghiêm các hội đạo-tràng của chư Phật
[32].
Tất cả các vị Thiên-Tử ấy cùng với hàng trăm, nghìn quyến-thuộc, cùng
tới pháp-hội nghe Phật thuyết-pháp.
Lại có Hằng-hà-sa
[33]
Thiên-tử trong cõi Sắc, như: Đại-Quang-Phổ-Chiếu Thiên-tử, Vô-Cấu
Trang-Nghiêm Thiên-tử, Thần-Thông Du-Hí Thiên-tử, Tam-Muội Tự-Tại
Thiên-tử, Đà-Ra-Ni Tự-Tại Thiên-tử, Đại-Na-La-Diên Thiên-tử, Viên-Mãn
Thượng-Nguyện Thiên-tử, Vô-Ngại Biện-Tài Thiên-tử, Cát-Tường Phúc-Tuệ
Thiên-tử, Thường-Phát Đại-Nguyện Thiên-tử… Trong các vị Thiên-tử ấy,
Quang-Minh Đại-Phạm Thiên-Vương làm Thượng-Thủ. Các vị ấy đều đầy-đủ
Tam-muội thần-thông, nhạo-thuyết biện-tài, thường thường phụng-sự chư
Phật Như-Lai trong ba đời khi ở dưới gốc cây Bồ-đề
[34],
ngồi tòa Kim-Cương, phá ma-quân rồi, chứng đạo Bồ-đề, đến khắp chúng-hội
và, đều ở trong lúc đầu tiên, khuyến-thỉnh Như-Lai quay xe diệu-pháp, mở
cửa cam-lộ, độ mọi người trong cõi Nhân, Thiên; ngộ được ý-thú bí-mật
của chư Phật, trong đạo Đại-bồ-đề, không còn thoái-chuyển
[35].
Tất cả các vị Thiên-tử ấy cùng với hàng trăm, nghìn quyến-thuộc, cùng
tới pháp-hội nghe Phật thuyết-pháp.
Lại có bốn vạn tám nghìn vị Đại-Long-vương,
như: Ma-Na-Tư Long-vương, Đức-Soa-Ca Long-vương, Nan-Đà Long-vương,
Bạt-Nan-Đà Long-vương, A-Nốc-Đạt-Trì Long-vương, Đại-Kim-Diện
Long-vương, Như-Ý-Bảo-Châu Long-vương, Vũ-Diệu-Trân-Bảo Long-vương,
Thường-Chú Cam-Vũ Long-vương, Hữu Đại-Uy-Đức Long-vương, Cường-Lực
Tự-Tại Long-vương… Trong các vị Long-vương ấy, Sa-Kiệt-La Long-vương làm
Thượng-Thủ. Các vị ấy đều ưa-thích diệu-pháp Đại-thừa, phát thệ-nguyện
rộng, cung-kính hộ-trì chính-pháp
[36].
Tất cả các vị Đại-Long-Vương ấy cùng với hàng trăm, nghìn quyến-thuộc
cùng tới pháp-hội nghe Phật thuyết-pháp.
Lại có năm vạn tám nghìn Dược-xoa-thần
[37],
như: Đại-Sư-Tử-Vương Dược-xoa-thần, Chuyển-Luân-Quang-Chiếu
Dược-xoa-thần, Diệu-Na-La-Diên Dược-xoa-thần, Thậm-Khả-Bố-Úy
Dược-xoa-thần, Liên-Hoa-Quang-Sắc Dược-xoa-thần, Chư-Căn-Mỹ-Diệu
Dược-xoa-thần, Ngoại-Hộ Chính-Pháp Dược-xoa-thần, Cúng-Dàng Tam-Bảo
Dược-xoa-thần, Vũ-Chúng Trân-Bảo Dược-xoa-thần, Ma-Ni-Bát-La
Dược-xoa-thần… Trong các Dược-xoa-thần ấy, Tăng-Thận Nhĩ-Tà
Dược-xoa-thần làm Thượng-Thủ. Các vị ấy đều đầy-đủ trí-quang (ánh sáng
trí-tuệ) khó nghĩ bàn, trí-cự (ngọn đuốc trí-tuệ) khó nghĩ bàn, trí-hành
(hành-tướng trí-tuệ) khó nghĩ bàn, trí-tụ (giới-đức trí-tuệ) khó nghĩ
bàn, mà thường vì chúng-sinh chế-phục những ác-quỷ, khiến họ được
an-vui, làm cho phúc-đức, trí-tuệ được tăng-trưởng, diên-trường và
giữ-gìn Đại-thừa-pháp không đoạn-tuyệt
[38].
Tất cả các vị Dược-xoa-thần ấy cùng với hàng trăm, nghìn quyến-thuộc,
cùng tới pháp-hội nghe Phật thuyết-pháp.
Lại có tám vạn chín nghìn Càn-thàt-bà-vương
[39],
như: Đỉnh-Thượng-Bảo-Quan Càn-thát-bà-vương, Phổ-Phóng Quang-Minh
Càn-thát-bà vương, Kim-Cương Bảo-Chàng Càn-thát-bà-vương, Diệu-Âm
Thanh-Tịnh Càn-thát-bà-vương, Biến-Chí Chúng-Hội Càn-thát-bà-vương,
Phổ-Hiện Chư-Phương Càn-thát-bà-vương, Ái-Nhạo Đại-Thừa
Càn-thát-bà-vương, Chuyển Bất-Thoái-Luân Càn-thát-bà-vương… Trong các vị
Càn-thát-bà-vương ấy, Chư-Căn Thanh-Tịnh Càn-thát-bà-vương làm
Thượng-Thủ. Các vị ấy đối với Đại-thừa đều sinh lòng ái-kính sâu-xa, làm
lợi-lạc cho chúng-sinh, không bao giờ lười chán, mệt-mỏi
[40].
Tất cả các vị Càn-thát-bà-vương ấy cùng với hàng trăm, nghìn quyến-thuộc
cùng tới pháp-hội nghe Phật thuyết-pháp.
Lại có nghìn ức A-tu-la-vương
[41],
như: La-Hầu-La A-tu-la-vương, Tỳ-Ma-Chất-Đa-La A-tu-la-vương, Xuất-Hiện
Uy-Đức A-tu-la-vương, Đại-Kiên-Cố-Lực A-tu-la-vương, Mỹ-Diệu Âm-Thanh
A-tu-la-vương, Quang-Minh Biến-Chiếu A-tu-la-vương, Đấu-Chiến Hằng-Thắng
A-tu-la-vương, Thiện-Sảo Huyễn-Hóa A-tu-la-vương… Trong các vị
A-tu-la-vương ấy, Quảng-Đại Diệu-Biện A-tu-la-vương làm Thượng-Thủ. Các
vị ấy đều khéo tu-tập, bỏ mọi ngã-mạn, thụ-trì Đại-thừa, tôn-trọng
Tam-bảo
[42].
Tất cả các vị A-tu-la-vương ấy cùng với hàng trăm, nghìn quyến-thuộc
cùng tới pháp-hội nghe Phật thuyết-pháp.
Lại có năm ức Ca-lâu-la-vương
[43]
như: Bảo-kế Ca-lâu-la-vương, Kim-cương Tịnh-quang Ca-lâu-la-vương, Tốc
Tật Như Phong Ca-lâu-la-vương, Hư-không Tịnh-tuệ Ca-lâu-la-vương,
Diệu-Thân Quảng-đại Ca-lâu-la-vương, Tâm Bất Thoái-chuyển
Ca-lâu-la-vương, Quảng-mục Thanh-tịnh Ca-lâu-la-vương, Đại Phúc Bảo Mãn
Ca-lâu-la-vương, Hữu Đại-uy-đức Ca-lâu-la-vương, Trí-tuệ Quang-minh
Ca-lâu-la-vương. Trong các vị Ca-lâu-la-vương ấy, Bảo-quang
Ca-lâu-la-vương làm Thượng-thủ. Các vị ấy đều thành-tựu "bất khởi
pháp-nhẫn”, khéo đem lại được những sự lợi-ích cho hết thảy chúng-sinh
[44].
Tất cả các vị Ca-lâu-la-vương ấy cùng với hàng trăm, nghìn quyến-thuộc
cùng tới pháp-hội nghe Phật thuyết-pháp.
Lại có chín ức Khẩn-na-la-vương
[45]
như: Động-địa Khẩn-na-la-vương, Diệu Bảo Hoa-Chàng Khẩn-na-la-vương ,
Bảo-Thụ Quang-minh Khẩn-na-la-vương, Thiện-Pháp Quang-minh
Khẩn-na-la-vương, Tối Thắng Trang-nghiêm Khẩn-na-la-vương, Hỏa Pháp
Quang-minh Khẩn-na-la-vương, Thụ-trì Diệu-pháp Khẩn-na-la-vương,
Diệu-Bảo Nghiêm Sức Khẩn-na-la-vương, Thành-tựu Diệu-quán
Khẩn-na-la-vương…Trong các Khẩn-na-la-vương ấy, Duyệt-ý Nhạc-thanh
Khẩn-na-la-vương làm Thượng-thủ. Các vị ấy đều đầy-đủ diệu-tuệ
thanh-tịnh, thân-tâm khoái-lạc, du-hí tự-tại
[46].
Tất cả các vị Khẩn-na-la-vương ấy cùng với hàng trăm, nghìn quyến-thuộc
cùng tới pháp-hội nghe Phật thuyết-pháp.
Lại có chín vạn tám nghìn Ma-hầu
la-già-vương
[47]
như: Diệu-Kế Ma-hầu-la-già-vương. Cụ đại-uy-đức Ma-hầu la-già-vương,
Trang-nghiêm bảo kế Ma-hầu-la-già-vương, Tịnh-nhãn vi-diệu
Ma-hầu-la-già-vương, Quang-minh bảo chàng Ma-hầu-la-già-vương, Sư-tử
hung ức Ma-hầu-la-già-vương, Như sơn bất động Ma-hầu-la-già-vương, Khả
ái quang-minh Ma-hầu-la-già-vương… Trong các Ma-hầu-la-già-vương ấy,
Du-hí thần-thông Ma-hầu-la-già-vương làm Thượng-thủ. Các vị ấy đã tu-tập
được phương-tiện thiện-sảo, làm cho mọi chúng-sinh bỏ hẳn "ái-triền”
[48].
Tất cả các vị Ma-hầu-la-già-vương ấy cùng với hàng trăm, nghìn
quyến-thuộc cùng tới pháp-hội nghe Phật thuyết-pháp.
Lại có các Chuyển-luân thánh-vương
[49]
trong vạn ức quốc-độ ở phương khác như: Kim-luân chuyển-luân
thánh-vương, Ngân-luân chuyển-luân thánh-vương, Đồng-luân chuyển-luân
thánh-vương, Thiết-luân chuyển-luân thánh-vương, cùng với quyến-thuộc
nghìn con Thất-bảo, trang-nghiêm vô-lượng voi, ngựa, xe-cộ, vô số
bảo-chàng, treo bảo-phan lớn, hoa-man, bảo-cái, tơ lụa, bạch-phất, mọi
chuỗi ngọc báu trân-kỳ, vi-diệu, đồ-hương, mạt-hương, hòa-hợp muôn thứ
hương lạ vi-diệu. Và, mỗi người đều cầm lò hương bằng mọi thứ báu
vô-giá, đốt hương đại-bảo cúng-dàng Thế-Tôn, cùng đem những lời nói
vi-diệu khen-ngợi trí-tuệ như bể rất sâu của Như-Lai, rồi bạch Phật
rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Nay chúng tôi không cầu quả-báo Nhân, Thiên
hữu-lậu trong ba cõi, chúng tôi chỉ cầu đạo Vô-thượng chính-đẳng
chính-giác xuất-thế-gian mà thôi. Sở dĩ thế là sao? - Vì, trong ba cõi,
tuy ở ngôi tôn, hưởng phúc vui trong Nhân, Thiên nhưng, khi phúc đời
trước hết lại phải sinh vào ác-thú, chịu vô-lượng khổ; như thế ai là
người có trí-tuệ lại ưa-thích sự vui sướng ở thế-gian này!”
[50]
Các vị Chuyển-luân nói lời ấy rồi, đều nhất tâm chắp tay và cùng với
hàng trăm, nghìn quyến-thuộc của các vị ấy, đều cùng ngồi lại pháp-hội
nghe Phật thuyết-pháp.
Lại có mười sáu vị Đại-Quốc-Vương như:
Tịnh-Phạn Đại-Vương nước Ca-tỳ-la, Tần-bà-sa-la-vương nước Ma-già-đà,
Ca-tư-đại-vương nước Ba-la-nại, Vu-xiển Đại-vương nước Hữu-vu-đà, Ca-tỳ
na-vương nước Sa-la… Trong mười sáu Đại-vương và các Tiểu-vương ấy, vua
Ba-tư-nặc, quốc-chủ nước Xá-vệ tên là Nguyệt-quang làm Thượng-Thủ. Các
vị ấy đều đầy-đủ phúc-trí
[51]
thần-thông, có uy-đức lớn như Chuyển-luân-vương; hết thảy oán-địch
tự-nhiên hàng-phục, nhân dân rất thịnh, đất nước giàu vui. Các vị ấy
trồng mọi căn lành nơi vô-lượng Phật nên thường được chư Phật hộ-niệm.
Trong kiếp Trang-nghiêm (quá-khứ) nghìn đức Phật ra đời, các Đại-vương,
Tiểu-vương ấy thường làm thí-chủ; trong Hiền-kiếp (hiện-tại) nghìn đức
Phật ra đời, các Đại-vương, Tiểu-vương ấy cũng làm thí-chủ; trong kiếp
Tinh-tú sau này nghìn đức Phật ra đời các vị ấy cũng sẽ làm thí-chủ; cho
đến đời vị-lai hết thảy chư Phật xuất hiện thế-gian các Đại-vương,
Tiểu-vương ấy đem bản nguyện-lực, thường làm việc bố-thí lợi-ích
chúng-sinh, tùy nghi vào suốt các cửa phương-tiện. Các vị ấy tuy làm
Quốc-vương nhưng, không tham sự vui sướng thế-gian, các vị ấy chán bỏ
sinh-tử, tu nhân giải-thoát, cần cầu Phật-đạo, ưa-thích Đại-thừa,
hóa-lợi quần-sinh, không chấp-trước các tướng, nối dòng Tam-Bảo, khiến
hạt giống ấy không đoạn-tuyệt. Các vị ấy vì duyên nghe pháp, cúng-dàng
Như-Lai, sắm nhiều đồ ăn quý báu, kính-cẩn đem hương hoa đến nơi Phật,
cùng với một vạn, hai vạn cho đến nghìn vạn các quyến-thuộc, cùng ngồi
lại pháp-hội nghe Phật thuyết-pháp
[52].
Lại có các phu-nhân của mười sáu
Đại-quốc-vương như: Vi-đề-hy phu-nhân, Diệu-thắng-man phu-nhân, Thậm-khả
ái-nhạo phu-nhân, Tam-giới vô tỷ phu-nhân, Phúc báo quang-minh phu-nhân,
Như-ý bảo-quang phu-nhân, Mạt-lỵ phu-nhân, Diệu-đức phu-nhân…Trong các
phu-nhân ấy, Thù-thắng diệu-nhan phu-nhân làm Thượng-thủ. Các phu-nhân
ấy đã nhập được vô lượng chính-định. Song vì muốn độ chúng-sinh, các
phu-nhân ấy thị hiện nữ-thân, dùng ba môn giải-thoát
[53]
tu tập tâm mình mà có đại trí-tuệ, phúc-đức viên-mãn, vô duyên đại-từ,
vô ngại đại-bi, thương xót chúng-sinh như con đỏ. Do bản-nguyện-lực, các
phu-nhân ấy được gặp Thế-Tôn và vì muốn nghe pháp nên tới nơi Phật,
chiêm-ngưỡng Tôn-nhan, mắt không tạm chợp. Các phu-nhân ấy đem vô-lượng
thứ thượng-cúng trong cõi người , kính dâng lên Thế-Tôn cùng đem vô-số
chuỗi ngọc báu nhiệm-mầu cúng-dàng lên Như-Lai, rồi các phu-nhân ấy cùng
với hàng trăm, nghìn quyến-thuộc cùng ngồi lại pháp-hội nghe Phật
thuyết-pháp
[54].
Lại có vô số người như: Tỷ-khưu, Tỷ-khưu-ni
[55],
Ưu-bà-tắc
[56],
Ưu-bà-di
[57],
các Bà-la-môn
[58].
Sát-đế-lỵ
[59],
Phệ-xá
[60],
Thú-đạt-la
[61],
cùng các Trưởng-giả
[62],
Cư-sĩ
[63],
hết thảy nhân-dân trong các quốc-giới. Các đại-chúng ấy phát khởi lòng
tin thanh-tịnh, ân-trọng, vì xưa đã trồng căn lành, nên sinh gặp
Phật-pháp và vì cầu đạo xuất-thế, nên khởi ra tưởng khó gặp, mà tới nơi
Phật. Tới nơi Phật, các vị ấy đều phát-tâm, chắp tay và cùng với hàng
trăm, nghìn quyến-thuộc cùng ngồi lại pháp-hội nghe Phật thuyết-pháp.
[64]
Lại có vô số các đồ-chúng ngoại-đạo như:
Khổ-hạnh ngoại-đạo, Đa-văn ngoại-đạo, Thế-trí ngoại-đạo, Nhạo-viễn-ly
ngoại-đạo, Lộ-già-gia-đà
[65]
ngoại-đạo, mà Lộ-già-gia-trị-ca-nễ ngoại-đạo làm Thượng-thủ. Các ngoại
đạo ấy thành-tựu năm pháp thần-thông
[66]
bay đi tự-tại. Và, phát-tâm hy-hữu, vì nhân-duyên nghe pháp nên lại nơi
Phật, cùng với hàng trăm, nghìn quyến-thuộc cùng tới pháp-hội nghe Phật
thuyết-pháp.
[67]
Lại có vô-lượng, vô số phi-nhân
[68]
ngã-quỉ
[69]
như: Vô-tài-quỉ, Thực-nhân-thổ-quỉ, Não-chúng-sinh-quỉ,
Thực-di-thóa-quỉ, Thục-bất bão-quỉ, Tỳ-xá-xà-quỉ
[70],
Sú-cực-sú-quỉ, Thực phẩn-uế-quỉ, Thực-nhân-thai-quỉ, Thực-sinh-tử-quỉ,
Thực-bất-tịnh-quỉ, Sinh-cát-tường-quỉ. Trong các quỉ ấy, Tỳ-lô-đà-già
đại quỉ-thần-vương làm Thượng-thủ. Các quỉ ấy lìa bỏ tâm độc-ác, quy-y
Phật, Pháp, Tăng và đều vệ-hộ chính-pháp của Như-Lai. Các quỉ ấy vì
duyên nghe pháp nên lại nơi Phật, năm thể
[71]
gieo xuống đất lễ Phật và khát-ngưỡng công-đức Phật, nên các quỉ ấy cùng
với hàng trăm, nghìn quyến-thuộc cùng ngồi lại pháp-hội nghe Phật
thuyết-pháp
[72].
Lại có vô-lượng vô số các vua cầm-thú như:
Mệnh-mệnh điểu-vương, Anh-vũ điểu-vương, cùng Sư-tử-vương, Tượng-vương,
Lộc-vương. Trong hết thảy các vua cầm-thú ấy Kim-sắc sư-tử-vương làm
Thượng-thủ. Các vua cầm-thú ấy đều quy-mệnh Như-Lai đại-sư, vì muốn nghe
pháp nên lại nơi Phật và đều tùy nguyện-lực mà cúng-dàng lên Thế-Tôn.
Các vua cầm-thú ấy bạch Phật rằng: "Kính xin Như-Lai thương nhận chút ít
thứ cúng-dàng của chúng tôi! Chúng tôi mong bỏ hẳn hạt giống ác-nghiệp
trong ba đường
[73],
được hưởng quả-báo phúc-lạc trong Nhân, Thiên; xin Như-Lai mở tỏ
pháp-môn Cam-lộ Đaị-thừa, để chúng tôi chóng dứt được ngu-si và sẽ được
giải-thoát! ” Khi các vua cầm-thú nói lời ấy rồi đều nhất tâm, chắp tay
chiêm-ngưỡng Như-Lai và cùng với hàng trăm, nghìn quyến-thuộc cùng ngồi
lại pháp-hội nghe Phật thuyết-pháp
[74].
Lại có trăm nghìn Diễm-ma-la-vương
[75]
cùng vô số các Đại-la-sát
[76]
đủ mọi hình loại, mọi ác-vương, quyến-thuộc chốn u-minh và những
ngục-lại
[77]
coi giữ việc hình, tra xét tội-phúc, nhờ uy-lực Phật, dứt bỏ tâm ác,
cùng Diễm-ma-la-vương cùng lại nghe pháp, bạch Phật rằng: "Bạch đức
Thế-Tôn! Hết thảy chúng-sinh vì ngu-si, tham năm dục-lạc
[78],
tạo năm tội nghịch
[79]
nên phải vào trong các địa-ngục
[80],
bị luân-chuyển vô cùng. Sở dĩ bị thế, là do chỗ nghiệp-nhân của mình mà
phải chịu khổ-não nhiều, cũng như con tằm, con kén ở đời, tự mình làm ra
sự ràng-buộc lấy mình! Kính xin Như-Lai rưới mưa đại-pháp để diệt lửa
địa-ngục, tỏa gió mát lành, mở cửa giải-thoát để đóng ba ác-thú lại!”
Khi Diễm-ma-vương nói lời ấy rồi, đem mọi thứ trân-bảo cúng-dàng lên
Như-Lai, nhất tâm cung-kính nhiễu Phật trăm nghìn vòng và cùng với hàng
trăm nghìn quyến-thuộc đều lễ xuống chân Phật, rồi lui ngồi về một bên
để nghe Phật thuyết-pháp
[81].
Bấy giờ, đức Thế-Tôn ngồi trên tòa sư-tử
[82]
kết hoa sen báu. Tòa sư-tử ấy, mầu lưu-ly biếc, do các thứ ngọc lạ
tô-điểm cách kẽ vào thành. Hoa sen, ken ngọc báu pha-lê làm cuống sen,
vàng ròng mầu tía làm cánh sen và dùng ngọc ma-ni làm tua hoa trong đài
sen. Có tám vạn bốn nghìn hoa sen lớn quý bằng vàng tốt của châu
Nam-diêm phù-đề
[83]
làm quyến-thuộc. Đức Phật được đại-chúng nhiễu quanh trước sau,
cúng-dàng, cung-kính, tôn-trọng, tán-thán.
[84]
Khi ấy, đức Thế-Tôn ngồi kết gia-phu
[85]
trên tòa sư-tử, uy-nghi thù-thắng lạ-lùng, cũng như núi Tu-di
[86]
do bốn thứ báu
[87]
tạo-thành, ở trong bể lớn, tự-nhiên lóe ra như trăm nghìn mặt trời soi
sáng hư-không, phóng ra vô-lượng ánh-sáng, phá mọi tối-tăm. Và, cũng như
ức vầng trăng tròn-trịa ở trong các đám sao, phóng ra ánh-sáng mát-lành
làm sáng-sủa thế-giới. Ngài nhập "Hữu-đỉnh-thiền cực-thiện tam-muội
[88]”
gọi là "Tâm anh-lạc bảo-trang-nghiêm-vương”.
[89]
Ngài trụ nơi định ấy, thân tâm không động.
Lúc đó, hết thảy Thiên-tử trên Vô-sắc-giới
[90],
rải vô-lượng thứ hoa hương vi-diệu, từ trong hư-không như mây sa xuống.
Mười tám Phạm-vương trên các cõi trời thuộc Sắc-giới,
[91]
rải vô số những thiên-hoa tạp sắc, cùng trăm nghìn vạn thứ diệu-hương
cõi Phạm-thiên
[92],
đầy khắp hư-không như mây sa xuống. Chư Thiên cùng Thiên-tử-chúng trên
sáu cõi trời thuộc Dục-giới
[93],
dùng phúc-lực cõi thiên, rải mọi thứ hoa, như: Hoa Ưu-đàm bát-la, hoa
Ba-đầu-ma, hoa Câu-vật-đầu, hoa Phân-đà-lỵ, hoa Chiêm-bặc-ca, hoa
A-đề-mục-đa, hoa Ba-lỵ-thi-ca, hoa Tô-ma-na, hoa Mạn-đà-la, hoa Ma-ha
Mạn-đà-la, hoa Mạn-thù-sa, hoa Ma-ha mạn-thù-sa
[94]
ở trong hư-không tần-vần rơi xuống, cúng-dàng Phật và chúng Pháp-bảo.
Lại rắc những bảo-hương vô giá trên cõi trời, bảo-hương ấy như mây, hóa
thành mầu sắc trăm báu và dùng thần-lực cõi thiên, làm cho hơi hương tỏa
khắp các thế-giới cõi này, để cúng-dàng đại-hội.
Khi đức Thế-Tôn từ trong thiền-định dậy,
ngay nơi bản-tọa Ngài lại nhập "Sư-tử phấn-tấn tam-muội”,
[95]
hiện đại thần-thông, khiến tam-thiên đại-thiên thế-giới
[96]
này có sáu thứ chấn-động. Là: động, động mạnh, động mạnh khắp; tóe ra,
tóe ra mạnh, tóe ra mạnh khắp; rung, rung mạnh, rung mạnh khắp: đánh,
đánh mạnh, đánh mạnh khắp; gầm, gầm mạnh, gầm mạnh khắp; nổ, nổ mạnh, nổ
mạnh khắp. Lại, thế-giới này, phương đông tóe ra, phương Tây tắt đi,
phương Tây tóe ra, phương Đông tắt đi, phương Nam tóe ra, phương Bắc tắt
đi, phương Bắc tóe ra, phương Nam tắt đi, ở giữa tóe ra, ở bên tắt đi, ở
bên tóe ra, ở giữa tắt đi. Đất của thế-giới này trang-nghiêm, trong sạch
và đều mềm nhũn, làm tốt, lớn cỏ cây, lợi-ích mọi loài. Do những
chấn-động ấy, làm cho trong tam thiên giới không còn có địa-ngục,
ngã-quỉ, súc-sinh
[97]
nữa và những chún-sinh trong ác-thú khác bị đau khổ không được rảnh-rang
cũng đều được khỏi khổ, xả thân này, được sinh vào đạo người và sáu cõi
trời thuộc Dục-giới. Họ đều biết mệnh kiếp trước, đều vui mừng hớn hở và
đồng đến nơi Phật, đem tâm ân-trọng, đỉnh lễ xuống chân Phật, mang các
thứ ngọc báu, cùng vô số chuỗi ngọc cúng-dàng lên Phật và giác-ngộ nghĩa
"tam luân không”
[98]
để báo ơn Phật.
Bấy giờ, ở nơi ngực và những lỗ chân lông
của Như-Lai phóng ra hào-quang sáng lớn gọi là "Chư Bồ-tát du-hí
thần-thông”, khiến các Bồ-tát không thoái-chuyển tâm vô thượng
chính-đẳng chính-giác. Sắc của hào-quang sáng ấy như sắc vàng của
Nam-diêm-phù-đề. Và, sắc hào-quang vàng ấy soi khắp tam thiên đại-thiên
thế-giới cùng các thế-giới khác. Cho đến trăm ức núi Diệu-cao-sơn vương,
hết thảy Tuyết-sơn, Hương-sơn, Hắc-sơn, Kim-sơn, Bảo-sơn, Di-lâu-sơn
[99],
Đại-di-lâu-sơn, Mục-chân-lân-đà-sơn
[100],
Đại mục-chân-lân-đà-sơn, Tiểu-thiết-vi-sơn, Đại thiết-vi-sơn, sông lớn,
sông con, bể cả, suối chảy, ao tắm và đến trăm ức thế-giới trong bốn
đại-châu
[101],
mặt trời, mặt trăng, sao, thiên-cung, long-cung, các tôn-thần-cung,
những quốc-ấp-vương-cung, làng xóm. Cùng nơi cõi Diêm-ma-la có những
tướng trạng của chúng-sinh tội nghiệp chịu khổ trong tám ngục hàn
[102]
tám ngục nhiệt
[103]
và các địa-ngục khác. Cả đến những tướng-trạng chịu khổ của súc-sinh,
ngã-quỷ trong mười phương
[104],
những tướng trạng chịu sướng, khổ của chúng-sinh thuộc năm thú
[105]
trong hết thảy thế-gian…, tất cả những tướng-trạng như thế đều hiện
trong hào-quang sáng lớn sắc vàng này.
Lại, trong hào-quang này
ảnh-hiện ra mọi tướng-mạo của các vị Bồ-tát tu-hành Phật-đạo. Như
Thích-Ca Bồ-tát trong thời xa xưa làm vua Quang-minh, khi tối-sơ phát
tâm vô thượng chính-đẳng, chính-giác, cho đến lúc thành Phật-đạo dưới
gốc Bồ-đề, nhập Niết-bàn trong rừng Sa-la. Và, trong khoảng giữa ba vô
số trăm vạn kiếp, có hết thảy những sự về từ, bi, hỷ, xả, cùng tám vạn
bốn nghìn Ba-la-mật cũng đều hiện đủ.
Như trong thời quá-khứ, Bồ-tát làm
Kim-luân-vương, cai trị bốn thiên-hạ cho đến tận cùng bể cả, Bồ-tát đem
chính-pháp giáo-hóa-thế-gian qua vô-lương kiếp, nhân-dân rất thịnh, đất
nước giầu vui, hết thảy của quý báu đầy dẫy quốc-giới. Khi ấy,
Kim-luân-vương kia, quán-sát thế-gian đều là vô-thường, chán năm
dục-lạc, bỏ ngôi Kim-luân, xuất-gia học đạo. Hoặc khi Bồ-tát làm ái-tử
của vị Đại-quốc-vương, xả thân-mệnh, gieo mình vào nơi hổ đói. Hoặc khi
Bồ-tát làm Thi-tỳ-vương cắt thịt mình cứu chim cáp. Hoặc khi Bồ-tát xả
thân lộc-vương (con hươu đầu đàn) cứu con hươu chửa. Hoặc khi Bồ-tát vì
cầu nửa bài kệ
[106]
mà xả toàn thân nơi núi Tuyết. Hoặc hiện thân thụ-sinh nơi nhà vua
Tịnh-Phạn
[107],
bỏ sáu vạn thể-nữ, cùng bỏ mọi thứ kỹ-nhạc tuyệt hay nơi hậu-cung mà
vượt thành xuất-gia; sáu năm tu khổ-hạnh, ngày ăn hạt vừng (mè), hạt
gạo, hàng được các ngoại-đạo; dưới gốc Bồ-đề phá ma-quân, được vô thượng
chính-đẳng chính-giác. Có hết thảy tướng-mạo của trăm nghìn hằng-sa
hành-nguyện khó nghĩ, bàn như thế, đều hiện rõ trong hào-quang sáng lớn
sắc vàng này .
Lại, trong hào-quang này ảnh-hiện ra tám
bảo tháp lớn không thể nghĩ, bàn được của Như-Lai là: bảo-tháp kỷ-niệm
nơi sinh trong cung vua Tịnh-Phạn nước Câu-sa-la (?); bảo-tháp kỷ-niệm
khi thành Phật dưới gốc cây Bồ-đề, bên thành Già-gia (Gaya) nước Ma-già
đà (Magadha); bảo-tháp kỷ-niệm khi Ngài bắt đầu chuyển-pháp-luân
[108]
độ-sinh trong vườn Lộc-giả (Mrgadàva) nước Ba-la-nại (Vàranasi,
Benares); bảo-tháp tại vườn của ông Cấp-cô-độc trong nước Xá-vệ
(Sràvasti) kỷ-niệm nơi Ngài cùng các ngoại-đạo luận-nghị sáu tháng mà
Ngài được thanh-danh là "Nhất-thiết-trí”
[109];
bảo tháp tại bên thành Khúc-nữ (Kanyakudja) nước An-đạt-la (?) kỷ-niệm
sự thần-dị
[110]
khi Ngài lên Đao-lỵ-thiên, thuyết-pháp cho thân-mẫu, cùng
Phạm-thiên-vương
[111],
Thiên-đế-thích
[112]
và mười hai vạn thính-chúng, từ Tam-thập tam-thiên hiện ra ba đường thềm
báu xuống cõi Diêm-phù; bảo tháp tại núi Kỳ-xà-quật (Grjjakùta) bên
thành Vương-xá (Ràjagrha) nước Ma-kiệt-đà (Magadha) kỷ-niệm khi Ngài nói
về các kinh Đại-thừa
[113]:
Đại-bát-nhã, Pháp-hoa Nhất-thừa tâm-địa kinh v.v…; bảo tháp tại rừng
An-la-vệ (?), nước Tỳ-xá-ly (Vaisàli) kỷ-niệm lúc ông Trưởng-giả
Duy-ma-cật (Vimalakirti) hiện bệnh trong sự bất-khả-tư-nghị; bảo-tháp
kỷ-niệm lúc sẽ viên-tịch
[114]
của Ngài trong rừng Sa-la, bên sông Bạt-đề (Hiranyavati) nước Câu-thi-na
(Kusinagara). Tám tháp như thế là hóa-nghi
[115]
của Đại-thánh, là chỗ quy-y, cúng-dàng cung-kính, làm nhân thành Phật
của hữu-tình trong cõi người và cõi trời.
Như thế các âm-thanh cùng các
ảnh-tượng là những sự khó nghĩ, bàn ở trong ba đời, đều ảnh-hiện trong
hào-quang sáng lớn cả.
Lại, chư Phật trong ba đời ở mười phương
thế-giới, cùng các Đại-bồ-tát chúng-hội nơi đạo-tràng
[116],
các sự thần-thông biến-hóa hiếm có và những tiếng nói pháp vi-diệu của
các Như-Lai nói ra, đều ghi rõ như vang ứng tiếng, trong hào-quang sáng
lớn sắc vàng này không có gì là không trông thấy, nghe thấy. Hết thảy
chúng-sinh gặp hào-quang sáng này, thấy thụy-tướng kia đều phát tâm vô
đẳng đẳng vô-thượng chính-đẳng chính-giác
[117].
Khi đại-chúng trông thấy
thần-lực bất khả tư-nghị của Phật ai cũng đều khen chưa từng có bao giờ
và đều bảo nhau rằng: "Ngày nay Như-Lai nhập chính-định, phóng ra
hào-quang sáng lớn soi khắp mười phương thế giới, được thấy Như-Lai
trong thuở xa xưa có-những sự khó nghĩ, bàn để điều-phục những
chúng-sinh tà-kiến trong đời ác-trọc, khiến họ sinh lòng tin, hiểu và
biết xu-hướng về đạo Bồ-đề. Đức Như-Lai là bậc hiếm có! Ngài là cha của
hết thảy thế-gian, trong vô-lượng kiếp khó thấy được Ngài. Chúng ta
nhiều kiếp tu các hành-nguyện, nên nay được gặp đức thầy của Nhân, Thiên
trong ba cõi. Kính mong đức Từ-Tôn thương xót thế-gian, từ thiền-định
dậy, Ngài nói pháp sâu xa, chỉ dạy cho chúng-sinh được những sự lợi-lạc,
vui-vẻ!” Hết thảy chúng-sinh nói lên lời ấy rồi đứng im, chiêm-ngưỡng
dung-nhan đức Từ-Tôn.
Bấy giờ, trong pháp-hội có một vị Bồ-tát
tên là Sư-tử-hống, trong ba vô-số kiếp, Bồ-tát đã tu-hành về phúc-đức,
trí-tuệ, trong Hiền-kiếp này Bồ-tát sẽ được bổ vào ngôi Phật, nhận ngôi
Quán-đỉnh
[118],
làm Đại-pháp-vương
[119].
Bồ-tát hướng về bốn phương xem xét đại-chúng trong hải-hội, cất giọng
tiếng to lớn nói rằng: "Trong vô-lượng kiếp xa xưa tôi đã phát tâm
vô-thượng chính-đẳng chính-giác đã phụng-sự Hằng-sa chư Phật, đã từng ở
nơi đệ-nhất chúng-hội đạo-tràng, được thấy những thần-thông biến-hóa bất
tư-nghị của chư Phật. Nhưng, tôi chưa từng trông thấy hào-quang sáng sắc
vàng này, ảnh-hiện hết thảy hành-nguyện của Bồ-tát, cùng hiện ra mọi
tướng mạo của Như-Lai, làm cho tôi được thấy những sự khó nghĩ, bàn
trong ba đời. Vậy, kính mong các Nhân-giả
[120]
nhất tâm, chắp tay, chiêm-ngưỡng Tôn-nhan, từ thiền-định dậy Ngài sẽ
trao cho chúng-sinh thuốc Cam-lộ, trừ những bệnh nhiệt-não, làm cho
chúng-sinh chứng được pháp-thân
[121]
thường, lạc, ngã, tịnh
[122].
Các đức Như-Lai có hai pháp mà các Ngài không ở lâu trong chính-định:
một là ĐẠI-TỪ, hai là ĐẠI-BI. Y vào ĐẠI-TỪ phải cho chúng-sinh được vui,
y vào ĐẠI-BI phải nhổ đau khổ cho chúng-sinh. Bởi hai pháp ấy, trong
vô-số kiếp các Ngài đã huân-tu nơi tâm các Ngài mà thành ngôi
chính-giác. Chúng-sinh trong thế-gian nhiều khổ-não quá, do nhân duyên
ấy, không bao-lâu nữa đức Như-Lai từ chính-định dậy, sẽ vì chúng-sinh
diễn-thuyết về diệu-pháp "TÂM-ĐỊA-QUÁN MÔN” của Đại-thừa. Tôi xin
kính-cáo đại-chúng: "Đại-chúng không nên cầu các phúc-lạc trong Nhân,
Thiên - mà nên cầu ngay đạo Vô-thượng chính-đẳng chính-giác
xuất-thế-gian. Sở dĩ thế là sao? Ngày nay Thế-Tôn từ nơi ngực phóng ra
hào-quang sắc vàng, những nơi bị soi tới cũng đều như sắc vàng cả, đó là
sự hiển-thị của Phật có ý-thú rất sâu mà hết thảy Thanh-Văn
[123],
Duyên-giác
[124]
ở thế-gian hết sức suy-nghĩ đo lường cũng không thể biết được. Các vị
còn trong phàm-phu địa, không quán tự-tâm, nên phải trôi-giạt trong bể
sinh-tử! Chư Phật, Bồ-tát vì quán được tâm, nên qua được bể sinh-tử, đến
bờ Niết-bàn. Pháp của Như-Lai trong ba đời đều như thế, các Ngài phóng
ra hào-quang sáng ấy, không phải là không có nhân-duyên!”.
Tất cả chúng-hội, nghe Đại-sĩ (Bồ-tát) nói,
trong tâm đều vui mừng hớn-hở, cho rằng gặp được sự chưa từng có bao giờ
[125].
Bấy giờ, Sư-tử-hống Bồ-tát
ma-ha-tát muốn tuyên lại nghĩa ấy bằng lời kệ sau này:
Kính lễ: Thiên, Nhân
Đại-giác-tôn,
Hằng-sa phúc-trí đều
viên-mãn;
Chúng-sinh trông thấy sinh
lòng mến,
Tướng Kim-quang trăm phúc
trang-nghiêm.
Mình ở ngôi tôn hơn ba cõi,
Công-đức tối-thắng gì sánh
kịp;
Dùng sức thần-thông tự-tại
khắp,
Tùy chỗ tạo-nghiệp, hiện
trước họ.
Tôi dùng thiên-nhãn quán
thế-gian,
Hết thảy không ai bằng được
Phật;
Hiếm có kim-dung như trăng
tròn;
Hiếm có còn hơn hoa Ưu-Đàm.
[126]
Vô biên phúc-trí lợi
quần-sinh,
Đại-quang soi như nghìn mặt
trời,
Chúng-sinh ngu-si khổ nhiều
kiếp,
Nhờ hào-quang soi trừ được
cả.
Tôi quán Như-Lai hành-nguyện
xưa,
Thân-cận cúng-dàng vô-số
Phật;
Trải qua vô-số, vô-lượng
kiếp,
Vì chúng-sinh rảo tới Bồ-đề.
Thường ở trong bể khổ
sinh-tử,
Làm đại-thuyền-sư vớt mọi
loài;
Diễn nói pháp chân-tịnh
Cam-lộ,
Khiến vào cửa vô-vi
[127]
giải-thoát.
Ba vô-số kiếp độ chúng-sinh,
Siêng tu tám muôn Ba-la-mật
[128];
Nhân tròn, quả đủ thành
chính-giác,
Trụ yên thọ-mệnh không đi,
lại.
Mỗi một tướng tốt khắp pháp-giới
[129],
Tướng thập phương Phật đều
thế cả;
Cảnh giới sâu xa khó nghĩ,
bàn,
Hết thảy Nhân, Thiên không
lường được.
Thể, dụng
[130]
chư Phật không sai khác,
Như nghìn đèn soi sáng càng
thêm;
Trí-tuệ như không, không
bờ-bến,
Ứng vật hiện-hình như trăng
nước.
Vô-biên pháp-giới thường
vẳng-lặng,
Như-như bất-động ví hư-không;
Như-Lai thanh-tịnh
diệu-pháp-thân,
Tự-nhiên đầy-đủ Hằng-sa đức.
Khắp cả pháp-giới không
cùng-tận,
Không sinh, không diệt không
đi, lại;
Pháp-vương thường ở
Diệu-pháp-cung,
Ánh sáng pháp-thân soi khắp
cả.
Pháp-tính Như-Lai không
vướng-ngại,
Tùy duyên ứng khắp, lợi
quần-sinh;
Chúng-sinh đều thấy ngay
trước mình,
Vì mình tuyên nói pháp
Cam-lộ.
Tùy tâm hay diệt các
phiền-não,
Mọi khổ Nhân, Thiên đều giũ
sạch;
Phá "có”, Pháp-vương rất
lạ-lùng,
Ánh sáng soi sáng như núi
vàng.
Vì độ chúng-sinh khỏi
thế-gian,
Hay đốt đuốc PHÁP phá
tăm-tối;
Chúng-sinh chìm trong bể
sinh-tử,
Vòng quanh năm thú không kỳ
ra.
Thiện-thệ
[131]
hằng làm diệu-pháp-thuyền,
Ngăn chặn dòng ái, tới ngàn
kia;
Đại-trí phương-tiện không thể
lường,
Thường cho chúng-sinh vui
vô-tận.
Ngài là Cha lành của
thế-gian,
Thương xót hết thảy
hữu-tình-loại;
Như-Lai ra đời rất khó gặp,
Vô-số ức kiếp một lần hiện.
Như hoa Ưu-đàm: hoa
"Diệu-thụy”,
Là hoa hiếm có trong người,
trời;
Trong vô-lượng kiếp một lần
hiện,
Thấy Phật ra đời cũng đồng
vậy.
Các chúng-sinh ấy không
phúc-tuệ,
Thường đắm-chìm trong bể
sinh-tử;
Ức kiếp không thấy các
Như-Lai,
Theo các nghiệp ác thường
chịu khổ.
Chúng ta vô-số trăm nghìn
kiếp,
Tu bốn vô-lượng,
[132]
ba giải-thoát;
Nay thấy Đại-thánh
Mưu-Ni-Tôn,
Cũng như rùa mù gặp gỗ nổi.
Nguyện trong Hằng-sa kiếp đời
sau,
Niệm niệm không bỏ
Thiên-Nhân-Sư;
Như bóng theo hình không rời
tạm,
Ngày đêm siêng tu về "Chủng-trí”
[133].
Kính mong Thế-Tôn thương xót
tôi,
Thường cho được thấy
Đại-từ-tôn;
Ba nghiệp
[134]
tinh-tiến thường phụng-trì,
Nguyện cùng chúng-sinh thành
chính-giác.
Nay Đại-đạo-sư trong ba cõi,
Xếp bằng trên tòa nhập
chính-định;
Một mình vẳng-lặng nhà
"không-tịch”,
Thân-tâm chẳng động như
Tu-di.
Thế-gian hết thảy
Phạm-thiên-ma,
Không thể cảnh-giác Như-Lai
định;
Phàm, Thánh cõi này và phương
khác,
Đều biết Điều-ngự
[135]
ở trong thiền.
Đặt nhiều đồ cúng rất
nhiệm-mầu,
Kính dâng Năng-nhân:
[136]
tối-thắng-đức;
Chư Thiên Lục-dục lại
cúng-dàng,
Hoa trời rơi rộn khắp
hư-không.
Nén hương vô-giá do thập-thiện,
[137]
Biến-hóa hương-vân màu bách
bảo;
Che khắp vô-lượng chúng Nhân,
Thiên,
Mưa lẫn diệu-bảo hiến
Như-Lai.
Hơi hương ngào-ngạt trước
Tam-bảo,
Trăm nghìn kỹ-nhạc ran
không-giới;
Không gảy tự kêu thành
diệu-khúc,
Cúng-dàng Thế-Tôn đủ
phúc-tuệ.
Mười tám cõi Phạm rải
thiên-hoa,
Và rải tạp-bảo nghìn muôn
thứ;
Chuỗi ngọc Ma-ni
[138]
cõi Phạm-Ma,
Mọi báu dát trong áo cõi
trời.
Chàng hoa đại-bảo treo phan
tốt,
Cầm đến cúng-dàng Mưu-Ni-Tôn;
Cõi trời Vô-sắc rải hoa báu,
Hoa ấy rộng lớn như vành xe.
Rải hương vi-tế đầy thế-giới,
Cúng-dàng chính-định khó bàn,
nghĩ;
Long-vương, Tu-la, nhân,
phi-nhân,
Dâng trân-diệu-bảo do
cảm-mến.
Đều đem cúng bậc
Thiên-trung-thiên,
Ưa nghe đạo Bồ-đề tối-thắng;
Khi đấng Thế-Tôn:
Đại-y-vương,
Khéo chữa phiền-não-khổ của
đời.
Đấng Sư-tử chuyển sức
Tam-muội,
Sáu thứ chấn-động khắp
tam-thiên;
Dùng đó giác-ngộ kẻ có duyên
Trong ấy vô duyên không biết
được
Tùy Nhân, Thiên kia có thể
độ,
Thấy các thần-thông của đức
Phật;
Chiêm-ngưỡng khuôn mặt
Mưu-Ni-Tôn,
Ba nghiệp sạch rồi đều vân-tập.
[139]
Như-Lai thường dùng vô-duyên
từ,
Lợi-ích chúng-sinh thành
thắng-đức;
Nơi ngực phóng đại-quang-minh
này,
Là: "Chư Bồ-tát
bất-thoái-chuyển”.
Như khi kiếp hết bảy mặt
trời,
Hiện, phóng nghìn tia sáng
chói-lọi;
Tất cả ánh sáng thế-gian có,
Không bằng tia sáng chân lông
Phật.
Vô lượng đại-thần-quang
vô-ngại
Soi khắp mười phương các cõi
Phật.
Phúc-trí Như-Lai đều viên-mãn
Chỗ phóng thần-quang cũng khó
lường.
Hào-quang rực-rỡ như sắc
vàng,
Soi khắp mười phương bao
quốc-độ;
Bóng hiện trong kim-quang của
Phật
Sắc tượng thế-gian đều thấy
rõ.
Tam thiên đại thiên thế-giới
này,
Trong có hết thảy các
sơn-vương;
Bốn báu tạo-thành núi
Diệu-cao
Tuyết-sơn, Hương-sơn,
Thất-kim-sơn.
Mục-chân-lân-đà, Di-lâu-sơn,
Đại-thiết-vi-sơn, và
Tiểu-sơn;
Bể cả, giang hà cùng ao tắm,
Vô-số trăm ức bốn đại-châu.
Mặt trời, trăng, sao mọi
bảo-cung;
Thiên-cung, Long-cung, các
thần-cung
Quốc-ấp, vương-cung, các làng
xóm,
Hào-quang đều hiển-hiện như
thế.
Lại hiện nhân xưa của
Như-Lai,
Tích công, góp đức cầu
Phật-đạo;
Như-Lai xưa ở nước Thi-tỳ,
Từng làm Nhân-vương trên
tôn-vị.
Ngọc báu đầy dẫy trong
quốc-giới,
Thường đem chính-pháp dạy răn
đời;
Từ-bi hỷ-xả thường không mỏi,
Bỏ sự khó bỏ lên Bồ-tát.
Cắt thân cứu chim cáp nào
hối,
Thâm tâm thương xót cứu
chúng-sinh.
Thuở xưa khi Phật tại
phàm-phu,
Vào trong non Tuyết cầu
Phật-đạo.
Nhiếp-tâm, dũng-mãnh chăm
tinh-tiến,
Vì cầu nửa kệ xả toàn thân;
Vì bởi nhân-duyên cầu
chính-pháp,
Trong mười hai kiếp vượt
sinh-tử.
Khi xưa Ngài là Ma-nạp-tiên,
Trải tóc cúng-dàng
Nhiên-Đăng-Phật;
Bởi vì nhân-duyên tinh-tiến
ấy,
Tám kiếp vượt qua bể sinh-tử.
Thuở xưa làm Tát-Đóa
vương-tử,
Bỏ thân yêu quý gieo miệng
hổ;
Vì bởi nhân-duyên lợi người,
mình,
Vượt nhân sinh-tử mười một
kiếp.
Lưu-thủy trưởng-giả:
đại-y-vương,
Bình-đẳng cứu-độ
chúng-sinh-loại;
Vớt-cả đều được sinh thiên
thượng,
Trời mưa chuỗi ngọc báo ơn
lại.
Bảy ngày kiễng chân tán
Như-Lai,
Bởi vì tinh-tiến vượt chín
kiếp.
Thuở trước làm voi trắng sáu
ngà,
Ngà đẹp lạ-lùng gì sánh kịp;
Bỏ thân mệnh mình cho người
săn,
Cầu vô-thượng bồ-đề của Phật.
Hoặc làm Viên-mãn
phúc-trí-vương,
Cho mắt tinh-tiến cầu
Phật-đạo.
Lại làm Kim-sắc
đại-lộc-vương,
Xả thân tinh-tiến cầu
Phật-đạo.
Làm vua Từ-lực nước Ca-thi,
Toàn thân thí cho năm Dạ-soa.
Lại làm Trang-nghiêm-vương
nước lớn,
Đem vợ con cho không sẻn
tiếc.
Hoặc làm Tối-thượng-thân
Bồ-tát,
Đầu, mắt, tủy, não, cho
chúng-sinh;
Từ-bi Bồ-tát làm như thế,
Đều nguyện cầu chứng
Bồ-đề-đạo.
Phật xưa từng làm
Chuyển-luân-vương,
Bốn châu ngọc báu đầy-đủ cả;
Đầy-đủ nghìn con cùng
quyến-thuộc,
Thập-thiện dạy người trăm
nghìn kiếp.
Đất nước yên-ổn như
thiên-cung,
Hưởng năm dục-lạc vô cùng
tận;
Khi Luân-vương kia hiểu thân
mình,
Và, cả thế-gian không bền
chắc.
Chư thiên Vô-tưởng tám muôn
tuổi,
Phúc hết trở về trong ác-đạo;
Như chiêm-bao dối cùng bọt,
bóng,
Như móc sớm mai và ánh chớp.
Thấu rõ ba cõi như nhà lửa,
Tám khổ
[140]
đầy dẫy khó ra được;
Chưa được giải-thoát lên ngàn
kia,
Ai người có chí thích
luân-hồi?
Chỉ có Như-Lai thân xuất-thế,
Không sinh, không diệt thường
an-lạc;
Những hạnh Bồ-tát khó làm ấy,
Hết thảy hiện trong hào-quang
vàng.
Trong hào-quang này hiện tám
tháp,
Là ruộng phúc tốt của
chúng-sinh;
Tháp cung Tịnh-Phạn nhớ nơi
sinh,
Tháp gốc Bồ-đề ghi thành
Phật.
Tháp trong vườn Lộc quay xe
pháp,
Tháp vườn Cô-độc ghi tiếng
khen;
Tháp báu dựng bên thành
Khúc-nữ,
Tháp nơi Linh-Thứu tuyên
Bát-nhã.
Tháp Duy-ma-Cật tại Am-la,
Tháp trong Sa-la ghi
viên-tịch;
Tám tháp của Phật ghi như
thế,
Chư thiên, long-thần thường
dâng cúng.
Kim-cương mật-tích bốn
Thiên-vương,
Ngày đêm giữ gìn không dời
bỏ.
Nếu xây tám tháp để
cúng-dàng,
Hiện thân phúc thọ được lâu
dài;
Trí-tuệ thêm lên, chúng
tôn-kính,
Nguyện thế, xuất-thế đều
viên-mãn.
Nếu ai lễ bái và tâm niệm,
Tám tháp như thế không nghĩ,
bàn;
Hai người được phúc như nhau
cả,
Chóng chứng đạo Bồ-đề vô
thượng.
Những sự lợi-ích ba đời ấy,
Ở trong hào-quang đều thấy
rõ.
Bồ tát trong mười phương cõi
Phật,
Các Linh-tiên đầy-đủ
thần-thông;
Chuyển-luân-vương trong muôn
ức cõi,
Theo hào-quang này đều
vân-tập.
Đều dùng thần-lực lại
cúng-dàng,
Rải ngọc Như-ý dâng Từ-tôn;
Kỹ-nhạc chư thiên trăm nghìn
thứ,
Không gảy tự ngân tiếng
vi-diệu.
Hoa trời rơi rộn đầy
hư-không,
Mọi hương xông khắp trong
đại-hội;
Chàng báu vô-số các chuỗi
ngọc,
Cầm đem cúng-dàng
Nhân-trung-tôn.
Kệ-tụng nhiệm-mầu tán
Như-Lai,
Quý thay thường nhập trong
chính-định!
Hiện đại-thần-lực chẳng nghĩ,
bàn,
Điều-phục chúng-sinh khó
hóa-độ.
Kính mong Thế-tôn từ định
dậy,
Vì mọi chúng-sinh
chuyển-pháp-luân.
Dứt hẳn hết thảy các
phiền-não,
Trụ nơi vô-trụ
[141]
Đại-Niết-Bàn!
Như hàng chúng tôi tâm
thanh-tịnh,
Từ muôn ức nước lại nghe
pháp.
Dùng sức chính-định thường
xét kỹ,
Vật mọn kính xin Ngài thương
nhận!
Người cho, bị cho và của cho,
Ở trong ba đời vô-sở-đắc
[142].
Chúng tôi an-trụ tâm
tối-thắng,
Cúng-dàng hết thảy mười
phương Phật.
Đời đời thân-cận Đại-bi-chủ,
Thường thường phụng-sự
Đại-từ-tôn;
Đem diệu-thiện-căn vô-sở-đắc,
Viên-dung pháp-giới về
chân-giác.
Quá-khứ Như-Lai vào
tịch-định,
Hiện đại-thần-thông quay xe
pháp;
Nay Phật Thế-Tôn cũng lại
thế,
Nhập-định, phóng quang đồng
chư Phật.
Vì vậy nghĩ rằng Thích-sư-tử,
Quyết-định muốn nói
Tâm-địa-môn.
Nếu muốn xa lìa sinh-tử-nhân,
Quyết hái quả chân-thường
tam-thế.
Các vị chắp tay nhất tâm đợi,
Sẽ vào cung An-lạc Như-Lai.
[143]