Tôi nghe như vầy:
Một thời Bà Già Bà ở tại núi Kỳ xà quật, thành Vương xá, cùng với đại chúng Tỳ kheo là năm ngàn người và tám mươi na do tha Bồ tát, đều là những vị Nhất sanh bổ xứ, trong đó Bồ tát ma ha tát A Thị (Dật) Ða là đứng đầu. Vua Tứ thiên, vua Thích thiên, vua Ðại Phạm thiên, là chủ của thế giới Ta bà cùng với chư thiên tăng thượng phước đức, A tu la tăng thượng oai thế, Long vương, Dạ xoa, Càn thát bà, Khẩn na la, Ma hầu la già, người và phi nhân... trước sau vây quanh chiêm ngưỡng đức Như Lai.
Khi ấy trong chúng Bồ tát có một vị Bồ tát tên là Ðồng tử Nguyệt quang, quá khứ đã từng cúng dường chư Phật, trồng các căn lành , tự biết được kiếp trước, tin thích Ðại thừa, an trụ Ðại thừa tương ưng với lòng đại bi, từ tòa đứng dậy trạch áo vai mặt, quỳ gối mặt xuống đất, bạch đức Phật:
–Bạch Thế Tôn! Nay con có điều muốn hỏi, cúi mong ngài cho phép, để con trừ bỏ nghi kết trong lòng.
Ðức Phật bảo:
–Này đồng tử! Tùy ý ngươi muốn hỏi bất cứ điều gì ta sẽ giải thích cho để ngươi được hoan hỷ. Ta là bậc Nhất thiết trí, Nhất thiết tri kiến, đối vơi tất cả pháp có sức lực, không sợ hãi, được tự tại, cùng tương ưng với tri kiến giải thoát, không chướng ngại.
Này đồng tử! Như Lai không có điều gì mà không biết, không có điều gì mà không thấy, không có điều gì mà không chứng, luôn luôn lựa chọn, biết được vô lượng vô biên thế giới.
Này đồng tử! Chư Phật Thế Tôn đối với tất cả các câu hỏi đều có thể tùy thuận giải đáp, đều khiến mọi người được hoan hỷ.
Bấy giờ đồng tử dùng kệ để hỏi rằng: Các đức Phật làm những hạnh gì?
Vì hay thương đời làm ánh sáng
Hay được trí bất khả tư nghị
Cúi mong cứu độ giải thích cho.
Hạnh gì nói được pháp cao này?
Ngưu vương giữa người trời cung kính
Trí tối thượng không thể đo lường
Mong ngài vì con khéo phân biệt
Vì con thâm tín nên thưa hỏi
Chân thật không có tâm quanh co
Không ai có thể chứng biết con
Chỉ có Nhân tôn mới thấy rõ
Con có tâm thắng lạc rộng lớn
Sư tử họ Thích biết hạnh con
Tâm con không vì ngôn ngữ vậy
Mong ngài vì con nói về đạo
Pháp gì hay đưa chư Phật đến
Mà được tăng trưởng trí vô biên
Ðể đạt đến được tất cả pháp
Mong ngài vì con khéo tuyên no í?
Mong nói pháp hạnh con trưởng dưỡng
Khiến được thành tựu trí minh lợi
Quyết lòng trì giới không hủy phạm
Xa lìa tất cả các sợ hãi
Làm sao với giới mà không bỏ?
Làm sao với huệ mà không giảm?
Làm sao an trụ A lan nhã?
Làm sao để được tăng trí huệ?
Làm sao hay vào thắng diệu pháp?
Thích giữ cấm giới không hối hận?
Làm sao với giới không khuyết tổn?
Làm sao để được ba nghiệp tịnh?
Làm sao biết được tánh hữu vi?
Tâm không nhiễm uế, đến Phật đạo?
Làm sao để được thân nghiệp tịnh?
Làm sao trừ được miệng ý ác?
Làm sao lìa được tâm tạp nhiễm?
Cúi mong Thế Tôn nói cho con. Bấy giờ, đức Phật bảo đồng tử Nguyệt Quang:
–Nếu Bồ tát Ma ha tát cùng tương ưng với một pháp thì mau được A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề, như vậy các pháp đều được thành tựu tức khắc. Thế nào là một pháp? Nếu Bồ tát Ma ha tát đối với chúng sanh khởi tâm bình đẳng, tâm cứu hộ, tâm vô ngại, tâm không độc. Ðó là tương ưng với một pháp mau thành A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề, có thể đạt được sự lợi ích của công đức như vậy.
Khi ấy đức Thế Tôn nói bài kệ:
Nếu ai thọ trì một pháp này
Hay thuận Bồ tát chanh tu hành
Nhờ có công đức của pháp này
Mau được thành tựu đạo vô thượng
Với tất cả xứ, tâm vô ngại
Bồ tát dõng mãnh mới làm được
Không hề khởi tư tưởng yêu ghét
Như vậy sẽ được diệu công đức
Nếu hay tu với tâm bình đẳng
Thì sẽ chứng được quả bình đẳng
Pháp hạnh như vậy cũng bình đẳng
Sẽ được tướng dưới chân bằng phẳng
Người tu bình đẳng lìa tâm sân
Hay trừ tất cả phiền não chướng
Do nhân duyên ấy bàn chân bằng
Nên được màu bông sen dưới chân
Ai hay chỉ hiện ở mười phương
Phước đức sáng ngời khắp cõi Phật
Thì được bước lên Tịch diệt địa
Ðiều phục vô lượng các chúng sanh.
Này đồng tử! Bồ tát Ma ha tát đối với tất cả chúng sanh khởi tâm bình đẳng, tâm cứu hộ, tâm vô ngại, tâm không độc, làm con mắt cho thế gian, chứng được tam muội, gọi là tam muội thể tánh các pháp bình đẳng, không hý luận. Nhờ tam muội ấy thành tựu mười pháp. Nhưng gì là mười? Ðó là:
1. Thân giới 2. Khẩu giới 3. Ý giới 4. Nghiệp thanh tịnh 5. Vượt qua các nhân duyên 6. Hiểu rõ các ấm 7. Ðược cõi nước bình đẳng 8. Trừ các nhập tướng 9. Ðoạn diệt các ái 10. Chứng được vô sanh.
Lại có mười pháp:
1. Nhập các pháp tánh 2. Hiển thị các nhân 3. Không hoại các quả 4. Hiện thấy các pháp 5. Tu tập chánh đạo 6. Cùng Phật đồng sanh 7. Trí huệ sáng suốt lanh lợi 8. Ðạt được trí ưa thích của chúng sanh. 9. Ðạt được Pháp trí 10. Nhập trí huệ vô ngại.
Lại có mười pháp:
1. Khéo biết trí văn tự 2. Ðã vượt qua các sự việc 3. Ðược tứ âm thanh 4. Bình đẳng đối với cõi nước 5. Ðược cõi nước bình đẳng, tâm sanh vui thích. 6. Ðược một phần hỷ 7. Ðược tâm không quanh co 8. Ðiều phục oai nghi 9. Ðược tâm thành thật, ngay thẳng 10. Nhan sắc không sân hận.
Lại có mười pháp:
1. Mặt thường vui vẻ 2. Lời nói hòa nhã 3. Trước tiên luôn thăm hỏi 4. Thường không làm biếng 5. Cung kính bậc tôn trưởng 6. Cúng dường bậc tôn trưởng 7. Ðời sống tri túc 8. Tu điều thiện không chán 9. Thanh tịnh sự tà mạng 10. An trụ nơi thanh vắng.
Lại có mười pháp:
1. Trí an trụ khắp nơi 2. Chánh niệm không quên. 3. Ðược trí ấm phương tiện. 4. Trí giới phương tiện. 5. Trí nhập phương tiện. 6. Chứng các thần thông 7. Diệt các phiền não 8. Ðoạn trừ tập khí 9. Tâm thường dõng mãnh 10. Trụ nơi quán bất tịnh.
Lại có mười pháp:
1. Biết phương tiện để phạm. 2. Diệt các dòng hữu 3. Ðoạn các kiết sử. 4. Ðã độ các hữu. 5. Khéo biết kiếp trước. 6. Không nghi nghiệp quả. 7. Tư duy đối vơi pháp. 8. Mong cầu đa văn. 9. Ðược trí lanh lợi. 10. Ðược bậc điều phục.
Lại có mười pháp:
1. Không ỷ lại sự trì giới. 2. Không vọng tưởng phân biệt. 3. Không có khinh tháo. 4. Trụ nơi bất thối. 5. Xuất sanh pháp lành. 6. Nhàm chán pháp ác 7. Không tạo phiền não. 8. Không xả bỏ sự học. 9. Phân biệt các thiền định. 10. Ðược trí ưa thích của tất cả chúng sanh.
Lại có mười pháp:
1. Khéo phân biệt sanh xứ. 2. Ðược trí cùng tận. 3. Khéo biết trí ngôn ngữ 4. Vứt bỏ duyên tục. 5. Nhàm chán ba cõi. 6. Không khởi tâm hạ liệt. 7. Không đắm trước các pháp. 8. Nhiếp thọ chánh pháp. 9. Thủ hộ chánh pháp. 10. Biết luật phương tiện.
Lại có mười pháp:
1. Diệt trừ các sự tranh cãi. 2. Không chống trái. 3. Không tranh tụng, đánh nhau. 4. Nhẫn bình đẳng. 5. Ðược bậc nhẫn. 6. Tự nhiếp nơi nhẫn. 7. Khéo chọn các pháp 8. Tâm thích giới đầy đủ. 9. Quyết định phương tiện, khéo hỏi và đáp. 10. Trí khéo phân biệt nghĩa của câu.
Lại có mười pháp:
1. Trí phương tiện đối với pháp xuất sanh. 2. Phát sanh trí khéo biết nghĩa và phi nghĩa. 3. Trí về đời trước. 4. Trí về đời sau. 5. Trí hiện tại. 6. Trí ba đời bình đẳng. 7. Trí khéo biết tam luân. 8. Tâm an trụ. 9. Thân an trụ 10. Khéo gìn giữ oai nghi.
Lại có mười pháp:
1. Không hủy hoại oai nghi. 2. Phân biệt oai nghi. 3. Oai nghi đoan nghiêm, tao nhã. 4. Khéo hiểu, nói về nghĩa. 5. Ðược thế trí 6. Thích bố thí, không xan tham 7. Tự tay bố thí. 8. Thường cho không ngừng. 9. Cho tất cả. 10. Có tâm xấu hổ.
Lại có mười pháp:
1. Có tâm biết thẹn. 2. Xả bỏ tâm ác. 3. Không bỏ hạnh đầu đà. 4. Ðối vơi đức tin không hề sai lầm. 5. Thường thực hành hạnh vui. 6. Ðem chỗ mình ngồi dâng cho các bậc tôn trưởng. 7. Bỏ tâm kiêu mạn. 8. Khéo nhiếp tâm. 9. Khéo biết tâm tương ưng. 10. Khéo biết tâm khởi.
Lại có mười pháp:
1. Trí khéo biết nghĩa. 2. Trí khéo biết pháp. 3. Xa lìa vô trí. 4. Khéo nhập vào tâm vi tế. 5. Biết tự tánh của tâm. 6. Khéo biết pháp khứ lai phương tiện. 7. Trí khéo biết tất cả ngôn ngữ. 8. Khéo biết từ ngữ sai biệt không trở ngại. 9. Trí phương tiện quyết định được nghĩa. 10. Xả bỏ sự phi nghĩa.
Lại có mười pháp:
1. Thân cận người lành. 2. Cùng làm việc với họ. 3. Nghe theo lời dạy của họ 4. Xa lìa người ác. 5. Thông suốt việc tu thiện. 6. Không đắm trước thiền vị. 7. Du hý thần thông. 8. Ðạt được trí thế gian. 9. Xa lìa sự phô trương giả danh. 10. Không nhàm chán hữu vi.
Lại có mười pháp:
1. Ðược lợi không mừng. 2. Bị suy thối không buồn 3. Ðược khen không vui. 4. Bị chê không lo. 5. Ðược tôn vinh vẫn không thích. 6. Bị hủy báng vãn không nản. 7. Không khổ. 8. Không vui. 9. Không thân cận người tại gia. 10. Không ở trong tăng chúng.
Lại có mười pháp:
1. Bỏ sự không cung kính. 2. Thực hành sự cung kính. 3. Ðầy đủ lễ nghi. 4. Bỏ tâm không lễ nghi. 5. Không nhiễm ô nhà thế tục. 6. Gìn giữ Phật pháp. 7. Thích im lặng, ít nói. 8. Lời nói, hành động không t hô tháo. 9. Cung người đàm luận, khéo dùng phương tiện. 10. Hàng phục các oán thù.
Lại có mười pháp:
1. Khéo biết thời tiết 2. Ðối với các người phàm phu. 3. Không khởi tâm khinh người nghèo hèn. 4. Có người xin liền cho. 5. Với các người nghèo khổ cứ để họ xin, đừng gây chướng ngại. 6. Không khởi tâm ghen ghét người phá giới. 7. Có ý nghĩ muốn cứu người khác. 8. Khéo biết việc mình làm. 9. Nhiếp thọ chánh pháp. 10. Xả bỏ của cải.
Lại có mười pháp:
1. Không kinh doanh tích tụ. 2. Khen ngợi người trì giới. 3. Chê trách người phạm giới. 4. Cung kính sự phụng trì giới, không có tâm dối láo. 5. Tất cả vật sở hữu đều có thể đem cho. 6. Thành tâm khuyên thỉnh. 7. Nói thế nào làm thế ấy. 8. Tôn thờ người trí. 9. Ðối với các pháp quyết định tu hành, hết lòng ưa thích. 10. Ðược trí thí dụ.
Lại có mười pháp:
1. Phương tiện đối với đời trước.
2. Tu điều thuận trước nhất.
3. Có các phương tiện.
4. Ðoạn trừ các tướng
5. Xả bỏ các tưởng.
6. Khéo biết sự tướng.
7. Hay diễn nói các kinh.
8. Khéo biết phương tiện đối với các sự thuận, nghịch.
9. Quyết định đối với chân lý.
10. Chứng được giải thoát.
Lại có mười pháp:
1. Lời nói chân thật, ngay thẳng. 2. Hiển lộ trí của tự tánh. 3. Lời nói không nghi ngờ 4. Buộc tư tưởng nơi “không”. 5. Tu sự vô tướng. 6. Biết tánh vô nguyện. 7. Ðược bốn vô úy. 8. Kiên cố đối với giới. 9. Nhập vào chánh đạo đầy đủ. 10. Ðạt được trí tuệ.
Lại có mười pháp:
1. Buộc tư tưởng vào một duyên. 2. Ít bận tâm về người thân. 3. Không khởi tấm ô trược. 4. Xả bỏ các kiến. 5. Ðược Ðà la ni. 6. Ðược trí. 7. Ðược sự sáng suốt. 8. An trụ. 9. Trụ trì. 10. Chánh cần.
Này đồng tử, đó gọi là Bồ tát ma ha tát từ Tam muội Vô hý luận, thể tánh bình đẳng của các pháp ấy, thành tựu các công đức lọi như vậy.
Này đồng tử, tam muội như vậy gọi là nhân, gọi là tương ưng, gọi là giáo huấn, gọi là pháp môn, gọi là động tác, gọi là đạo hạnh, gọi là không nghi, gọi là đạo sư, gọi là hành thuận nhẫn, gọi là nhẫn địa, gọi là trừ khử sự không nhẫn, gọi là trí địa, gọi là xa lìa vô tri, gọi là kiến lập nơi trí, gọi là phương tiện địa, gọi là Bồ tát du hành, gọi là thần cận thắng trượng phu, gọi là xa lìa kẻ ác, gọi là Như Lai nói về Phật địa, gọi là người trí tùy hỷ, gọi là kẻ ngu vứt bỏ, gọi là Thanh văn khó biết, gọi là không phải địa vị của ngoại đạo, gọi là nhiếp về Như Lai, gọi là điều hiểu biết của đấng Thập lực, gọi là chư thiên cúng dường, gọi là Phạm vương lễ bái, gọi là Ðế Thích đi theo sau, gọi là rồng, thần cúi lạy, gọi là Dạ xoa tùy hỷ, gọi là Khẩn đà la khen ngợi, gọi là Ma hầu la già xưng dương, gọi là sự tu của Bồ tát, gọi là chỗ mong cầu của bậc trí, gọi là được đạo vô thượng, gọi là chẳng phải thí tài vật, gọi là thuốc trừ bệnh phiền não của chúng sanh, gọi là kho trí, gọi là Biện tài vô tận, gọi là xuất sanh các lời dạy, gọi là trừ các bệnh khổ, gọi là biết ba cõi, gọi là thuyền bè đưa người, gọi là che chở qua bốn dòng nước, gọi là phát sanh danh dự, gọi là Như Lai tán thán, gọi là sự lợi ích của Như Lai, gọi là khen ngợi hào quang của đấng thập lực, gọi là xuất sanh đạo đức của Bồ tát, gọi là lòng từ diệt trừ sự bực tức, gọi là lòng từ bi trừ bỏ não hại, gọi là tâm hoan hỷ tịch tịnh, gọi là người xả bỏ buồn rầu, gọi là hơi thở sống động của người đại thừa, gọi là có thể rống tiếng sư tử, gọi là Phật đạo, gọi là tất cả Pháp ấn, gọi là dẫn đạo Nhất thiết trí, gọi là khu vườn du hý của Bồ tát, gọi là sự phá tan ma quân, gọi là đường an toàn, gọi là thành các nghĩa tốt, gọi là ngăn chận kẻ thù địch, gọi là dùng pháp hàng phục oán thù, gọi là sự vô úy chân thật, gọi là sức mạnh không vọng cầu như thật, gọi là cội gốc của mười tám Bất cộng pháp, gọi là trang nghiêm pháp thân, gọi là oai lực của các hành, gọi là trang nghiêm Phật huệ, gọi là bỏ các trói buộc của ái, gọi là trưởng tử của Phật vui mừng, gọi là trí Phật đầy đủ, gọi là không phải địa vị của Bích chi Phật, gọi là tâm thanh tịnh, gọi là thân thanh tịnh, gọi là thành tựu giải thoát, gọi là không có các tạp dục, gọi là không có các tạp nhuế, gọi là không phải địa vị ngu si, gọi là trí A hàm, gọi là hay khởi các kỹ thuật, gọi là trừ các vô minh, gọi là đầy đủ giải thoát, gọi là sự vui mừng của người thiền định, gọi là con mắt cần thiết để người thấy, gọi là du hý thần thông, gọi là hay hiện thần túc, gọi là Văn trì đà la ni, gọi là nhớ nghĩ, thọ trì không quên, gọi là sự gia bị của chư Phật, gọi là phương tiện của đạo sư, gọi là sự không tương ưng, vi tế khó biết, gọi là xả bỏ văn tự, gọi là biết sâu nghĩa trí, gọi là trí của tri kiến, gọi là trí phân biệt, gọi là trí bất khả ngôn thuyết, gọi là trí có thể điều phục sự sai, gọi là trí chất trực, gọi là trí thiểu dục, gọi là nhiếp trì tinh tấn, gọi là hay gìn giữ không quên, gọi là hay tiêu các khổ, gọi là pháp vô sanh, gọi là một lời diễn thuyết có thể biết được sự sanh diệt trong các loài. Ðó gọi là Tam muội không hý luận, thể tánh bình đẳng của tất cả pháp.
Khi đức Phật nơi pháp môn này, trong hội có tám mươi na do tha người, trời được Vô sanh pháp nhẫn, chín mươi hai na do tha trời, người được nhẫn tùy âm thanh, bảy mươi sáu na do tha người, trời được thuận nhẫn, sáu vạn người, trời được xa lìa trần cấu, được pháp nhãn thanh tịnh, một ngàn Tỳ kheo hết các hữu lậu, tâm được giải thoát, hai trăm năm mươi Tỳ kheo ni hết các hữu lậu, tâm được giải thoát, năm trăm Ưu bà tắc được quả A na hàm, tám trăm Ưu bà di được quả Tư dà hàm.
Bấy giờ ba ngàn đại thiên thế giới có sáu thứ chấn động, đó là:
1. Ðộng biến động, đẳng biến động.
2. Dũng biến dũng, đẳng biến dũng.
3. Khởi biến khởi, đẳng biến khởi.
4. Hống biến hống, đẳng biến hống.
5. Chấn biến chấn, đẳng biến chấn.
6. Giác biến giác, đẳng biến giác.
Vọt lên ở Ðông thì mất ở Tây. Vọt lên ở Tây thì mất ở Ðông. Vọt lên ở Nam thì mất ở Bắc. Vọt lên ở Bắc thì mất ở Nam. Vọt lên ở giữa thì mất ở một bên. Vọt lên ở một bên thì mất ở giữa. Nhờ pháp lực nên bỗng nhiên khởi lên ánh sáng chưa từng có, có thể chiếu sáng ở những nơi tăm tối xa xôi, cho đến địa ngục A tỳ, không chỗ nào không rực sáng.
Lúc ấy, khoảng giữa núi Thiết vi của thế giới, chúng sanh tăm tối lại được thấy nhau, thảy đều kinh ngạc nói rằng:
–Tại sao ở đây bỗng nhiên có những người này?
Bấy giờ đức Thế Tôn nói bài kệ:
Ta nhớ kiếp xưa sáu vạn Phật
Vốn sống ở tại núi Kỳ xà
Khi ta cầu đạo thời quá khứ
Theo các Thế Tôn nghe định này
Lúc đó sáu ức Phật sau cùng
Vì thế gian nên làm ánh sáng
Tên là Phật Ta la Thọ Vương
Ta theo vị ấy hỏi định này
Lúc ấy ta sanh dòng Sát lợi
Là bậc tối tôn giữa các vua
Có đến năm trăm các người con
Ðầy đủ tất cả các tài nghệ
Với họ, ta là Vô thượng tôn
Tạo dựng Già lam đến cả ức
Toàn dùng đại chiên đàn thắng diệu
Xen lẫn vàng bạc và các báu
Lúc ta làm vua, người kính yêu
Tên là vua Tỳ Sa Mô Ðạt
Rông bày các cúng dường lên Phật
Ngót cả vạn tám trăm ức năm
Lúc đó Lưỡng túc tôn tối thắng
Tên là ngài Ta La Thọ Vương
Trong suốt bảy ức sáu vạn năm
Sống ở thế gian hoằng hóa đạo
Có tám mươi ức các Thanh văn
Ba minh, sáu thông thường tại định
Ðã sạch hết lậu, thân cuối cùng
Thánh chúng như vậy không gièm pha
Ta dâng các thứ thật tối thắng
Cúng dường bậc độ các ác thú
Vì muốn lợi ích các người, trời
Cho nên mới cầu tam muội này
Ta và vợ con đồng xuất gia
Giữ lời Phật dạy không ai bằng
Trong một ngàn bốn vạn ức năm
Ta thường thưa hỏi Tam muội này
Tám vạn na do kệ xưng tán
Kệ tụng khác nhau tám vạn triệu
Ðức Phật đem ra dạy cho ta
Một phẩm duy nhất luận định này
Ðầu, mắt, tay chân cùng vợ con
Các thứ trân bảo và ẩm thực
Tất cả của cải đều bỏ hết
Vì để cầu tam muội như vậy
Nhớ xưa trăm ức các Như Lai
Lại có hằng hà sa số Phật
Các ngài sống tại núi Kỳ xà
Tuyên thuyết định thắng tịch như vậy
Cũng đồng một tên là Thích Ca
Con Phật đồng tên La Hầu La
Thị giả đồng tên là Khánh Hỷ
Thành vua đồng tên Ca Tỳ La
Bậc trí tuệ đệ nhất ở đời
Ðồng tên Mục Liên, Xá Lợi Phất
Thế giới đồng tên là Ta Bà
Các ngài đều sanh đời ác trược
Ta dùng phẩm vật dâng Thế Tôn
Vì muốn thực hành hạnh Bồ đề
Các vật cúng dường đều dâng lên
Vì muốn trì tụng chánh định này
Phát tu thắng hạnh được định này
Ðược hạnh định này vô lượng thứ
An trụ tất cả các đức hạnh
Ðược tam muội này chẳng khó khăn
Không đắm các vị, lìa náo động
Không gần thế tục, không ganh ghét
An trụ Ðại bi, lìa sân hận
Ðược tam muội này chẳng khó khăn.
Xa tục không sợ mất thế lợi
Thanh tịnh tà mạng không phiền não
Với giới trong sáng không sợ hãi
Ðược tam muội này đâu khó khăn
Tinh tấn, dõng mãnh thường không nghỉ
Ưa thích nhàn tịnh hành đầu đà
An trụ vô ngã diệu pháp nhẫn
Ðược tam muội này đâu khó khăn
Khéo điều phục tâm không hý luận
An trụ oai nghi tất cả hạnh
Thích làm bố thí không keo kiết
Ðược tam muội này đâu khó khăn
Các tướng tốt đẹp của Như Lai
Cùng với mười tám pháp bất cộng
Lực, vô úy thảy được không khó
Bởi hay thọ trì định này vậy
Mắt Phật nhìn thấy các chúng sanh
Giả sử một lúc đều thành Phật
Mỗi đức Phật ấy có thọ mạng
Ngàn vạn ức kiếp khó nghĩ được
Mỗi Phật đều có vô lượng đầu
Giống như số cát trong biển cả
Mỗi đầu đều có vô lượng lưỡi
Số lượng cũng như cát đại hải
Cứ mỗi một lưỡi đều xưng dương
Công đức giữ đinh một bài kệ
Vẫn nói phần nhỏ không hết được
Huống chi biên chép và thọ trì
Nếu có thuận định, đức đầu đà
Thiên, A tu la, quỷ hộ trì
Và các vị vua thường theo hầu
Thọ trì tịch định khó thấy này
Vì có vô biên vô ngại biện
Tuyên thuyết vô lượng trăm ngàn kinh
Trong mọi thời gian thường không đoạn
Vì trì kinh này, nghe tạng này
Nếu muốn được thấy Phật Di Ðà
Cùng với thế giới an lạc kia
Sau này đời ác rất đáng sợ
Cần phải nghe trì tam muội này
Ta nay vì ngươi mà phó chúc:
Ta, Nhân trung tôn tự khuyên ngươi
Sau ta Niết bàn, lúc mạt thế
Phải nên nghe, trì tam muội này
Tất cả chư Phật ở mười phương
Trong đời quá khứ và hiện tại
Các ngài đều học tam muội này
Ðược đến vô vi, Phật Bồ đề.
Này đồng tử! Vì nghĩa này nên nếu có Bồ tát ma ha tát, muốn nói với công đức chân thật của Như Lai, khai thị biện thuyết ý nghĩa của danh hiệu thì không thể cùng tận. Tất cả những điều được Phật nói ra, nay ngươi phải nên đọc tụng thọ trì, nói rộng tam muội như vậy cho người khác nghe.
Này đồng tử! Sao gọi là danh hiệu thật đức của Như Lai? Nếu Bồ tát ma ha tát trụ nơi thanh vắng, hoặc dưới gốc cây, nhàn hạ, ngồi im lặng một mình, phải học như vầy: Ðức Như Lai, bậc Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Ðiều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật Thế Tôn, tích tập công đức thắng diệu của Như Lai, tu các thiện căn mà không hoại mất, dùng đại nhẫn lực, được các tướng tốt, và các vẻ đẹp để tự trang nghiêm thân, là sắc khả ái thuộc loại bậc nhất, người xem không chán, kính tin, ái lạc, với các trí huệ không ai có thể hơn được, năng lực bất khả hoại, hóa độ các chúng sanh, là cha của Bồ tát, vua của Hiền thánh, là Ðạo sư hướng tới Niết bàn, trí huệ vô biên, biện tài vô lượng, Phạm âm thanh nhã, âm thinh lời lẽ thông suốt, tướng tốt hy hữu, người có mắt chiêm ngưỡng, tùy theo chỗ quán sát, muốn không xem nữa nhưng vẫn không được. Ðược thân không ai bằng, không bị dục nhiễm, không bị sắc nhiễm, hơn cả vô sắc giới, xa lìa các khổ, vất bỏ các pháp, giải thoát các cõi, chẳng nhập tương ưng, đoạn trừ các trói buộc, sạch hết khát ái, vượt qua bốn dòng sông, đầy đủ trí huệ, an xử Niết bàn, trụ nơi thật tế.
Này đồng tử! Ðó là ta nói rõ công đức chân thật của Như Lai. Nếu nói rộng về danh nghĩa của nó thì không bao giờ cùng tận tất cả những điều chư Phật nói ra.
Bấy giờ đức Thế Tôn nói bài kệ:
Với vô lượng số trong ngàn kiếp
Không thể nói hết đức Như Lai
Tập lâu tất cả diệu thiện căn
Ðể cầu được thắng định như vậy
Thân mỹ nữ trang nghiêm vi diệu
Sắc đáng yêu tối thượng lạ lùng
Ta quyết tâm thí, lòng không dối
Ðể cầu được thắng định như vậy
Bỏ cả tài sản và tôi tớ
Ma ni đại bảo và vàng bạc
Dùng tâm thắng thượng mà bố thí
Vì để cầu tam muội như vậy
Dùng ngọc báu ma ni, anh lạc
Mão trời, ấn tay và dây vàng
Xưa từng dâng thí các đạo sư
Ðể cầu được thắng đinh như vậy
Các diệu hương hoa, vô lượng quả
Ðều là hương Kiền Ðà Bà Sư
Ta dùng hoa ấy rải tháp Phật
Tâm thắng diệu thuần chí tăng thượng
Ta dùng vô lượng các pháp thí
Hoan hỷ khai đạo các chúng sanh
Với các danh văn và lợi dưỡng
Trước ta không khởi tâm như vậy
Ta vốn thực tập đức đầu đà
Riêng ở dưới cây, im không nói
Từ bi vô lượng thương chúng sanh
Ðể cầu quả Bồ đề Vô thượng
Với người đồng giới không cạnh tranh
Thường ái ngữ, lời êm ái
Ngôn từ nhỏ nhẹ, người thích nghe
Mọi người nhìn thấy không nhàm chán
Sống ở Tha Xá Ly Gia Xan
Vô lượng ức đời không ganh ghét
Hoan hỷ, thường tự đi khất thực
Các nơi mời thỉnh đều vất bỏ
Nếu ai nghe nhiều, hay thọ trì
Bốn câu kệ của tam muội này
Như vậy tức là cúng dường ta
Nhờ tâm thù thắng thường tôn kính
Xưa ta thực hành các thứ thí
Với giới mãi mãi không vi phạm
Dùng vô lượng thứ cúng dường Phật
Ðể cầu mong tịch định như vậy
Ta ở trong vô lượng thế giới
Ðầy ngọc ma ni đem thí khắp
Nghe tam muội này trì bài kệ
Phước ấy lớn hơn không thể lường
Nếu có tất cả các loại hoa
Và các diệu hương rất hy hữu
Cúng dường tất cả các đức Như Lai
Thích tu thiện căn vô lượng kiếp
Các kỹ nhạc có trên thế gian
Aåm thực ngon bổ và y báu
Tâm tăng thượng trong vô lượng kiếp
Thường đem cúng dường các Thập lực
Nếu ai hưng khởi nguyện Bồ đề
Sẽ được Ðại Pháp vương vô thượng
Nếu ai với kinh Tam muội này
Nghe một bài kệ, phước hơn kia
Trong sông Hằng hà bao nhiêu cát
Bao nhiêu kiếp số nói sự lợi
Phô diễn đức ấy không cùng tận
Nhờ giữ phước định vô lượng vậy.
Này đồng tử! Chính vì nghĩa này nên Bồ tát ma ha tát cần phải chí tâm thọ trì, đọc tụng, diễn thuyết cho người khác, phân biệt hiển thị, giáo hóa rộng rãi cho chúng sanh tu tam muội này.
Bấy giờ đức Thế Tôn liền nói bài kệ:
Chỗ Phật kia ta nghe như vầy
Ðược lợi ích vô thượng thắng diệu
Cho nên nay ta nói cho ngươi
Thắng tam muội chư Phật đã nói
Chỗ bảy ức ba ngàn vạn Phật
Thời quá khứ ta từng cúng dường
Tất cả các đức Như Lai ấy
Cũng nói Tu đa la như vậy
Nhờ đó mới vào tâm đại bi
Cho nên nói rõ tam muội này
Nếu có người tập học, nghe nhiều
Ðược trí Như Lai sẽ không khó
Nếu có thể vào thời mạt thế
Ðạo sư thế gian đã diệt độ
Có kẻ báng pháp, Tỳ kheo ác
Với người nghe nhiều, không ưa thích
Tuy nói giới pháp để mưu sinh
Nhưng mình không thích hành giới pháp
Tuy nói thiền định để mưu sinh
Nhưng mình không thích hành thiền định
Tuy nói trí tuệ để mưu sinh
Nhưng mình không thích hành trí tuệ
Tuy nói giải thoát để mưu sinh
Nhưng mình không thích hành giải thoát
Tuy nói tri kiến để mưu sinh
Nhưng mình không thích hành tri kiến
Như người miệng nói hương chiên đàn
Là hương tối thượng trong các hương
Có người hỏi kẻ nói hương ấy:
“Ông biết thứ hương ông đã nói?”
Ðáp rằng: “Tôi thật không nghe hương
Chỉ nhờ nói hương để mưu sống”.
Sau Phật diệt độ, đời ác thế
Có các Tỳ kheo không giữ giới
Chỉ nói giới pháp để mưu sinh
Tự mình không thể hành giới pháp
Sau Phật diệt độ, đời ác thế
Có các Tỳ kheo không thiền định
Tuy nói pháp định để mưu sinh
Tự mình không thể hành pháp định
Sau Phật diệt độ, đời ác thế
Có các Tỳ kheo không pháp huệ
Tuy nói pháp huệ để mưu sinh
Tự mình không thể hành pháp huệ
Sau Phật diệt độ, đời ác thế
Có các Tỳ kheo không giải thoát
Tuy nói giải thoát để mưu sinh
Tự mình không thể hành pháp giải thoát
Sau Phật diệt độ, đời ác thế
Có các Tỳ kheo không tri kiến
Tuy nói tri kiến để mưu sinh
Tự mình không thể hành pháp tri kiến
Thí như kẻ nghèo bị người khinh
Sau đó phú quý người cung kính
Người, trời, rồng, quỷ, Cưu bàn trà
Quyết không cúng dường người không định
Nếu được tam muội vi diệu địa
Bậc trí liền được kho trí rộng
Ðược các hàng nhân thiên cung kính
Hay dùng thượng thí cho chúng sanh
Ta nghe được lợi ích như vậy
Hết sức cao tột, Phật nói ra.
Thân thuộc, tài sản đều xả hết
Vì muốn nghe nói tam muội này.
Ðồng tử Nguyệt Quang tâm hoan hỷ
Chấp tay hướng Phật nói lời rằng:
“Sau khi Phật tiên đã diệt độ
Con xin hộ trì thắng pháp Phật
Với thân mạng mình hay thí xả
Cùng các thú vui ở thế gian
Sau này đời ác thật hãi hùng
Con hộ trì thắng diệu định này
Con thấy thế gian khổ vô lượng
Khởi tâm đại bi mà cứu họ
Với họ, lại khởi tâm đại bi
Nói họ nghe thắng tam muội này”.
Trong chúng năm trăm người đều đứng
Cũng xin hộ trì tam muội này
Khi ấy đồng tử là thượng thủ
Cũng hộ trì thắng tam muội này
Bấy giờ đồng tử Nguyệt Quang bạch đức Phật:
–Thưa Thế Tôn, gọi tam muội ấy thế nào cho đúng?
Ðức Phật bảo:
–Này đồng tử! Hãy lắng nghe, hãy lắng nghe. Ta sẽ nói cho. Ðó là:
1. Hay vắng lặng đối vơi tâm.
2. Tâm không khởi lên.
3. Trí không hòa hiệp
4. Bỏ gánh nặng xuống
5. Ðược trí Như Lai.
6. Thành oai lực của Phật
7. Ðối trị sự đắm trước dục.
8. Diệt trừ sân nhuế.
9. Ðoạn trừ ngu si.
10. Trụ tâm tương ưng.
11. Xả tâm không trụ
12. Ưa thích thiện pháp.
13. Tước đoạt hữu vi.
14. An trụ chánh tín.
15. Ðêm vẫn tỉnh thức.
16. Không bỏ thiền định.
17. Tăng trưởng thiện căn.
18. Không thích sự sanh.
19. Không tạo các nghiệp.
20. Không chấp nội nhập.
21. Không chấp ngoại nhập.
22. Không khen thân mình.
23. Không chê người
24. Không ở nhà thế tục.
25. Giới hạnh thuần thục.
26. Không khinh chê ai.
27. Có đại phước đức.
28. Tự tri.
29. Không khinh tháo.
30. An trụ oai nghi.
31. Bỏ lời nói thô ác.
32. Không co tâm sân hận.
33. Cứu hộ mọi người.
34. Che chở thiện tri thức.
35. Hộ trì lời bí mật.
36. Không sanh tâm độc hại đối với các chúng sanh.
37. Không não loạn người trì giới.
38. Luôn nói lời êm dịu.
39. Không nương vào ba cõi.
40. Thuận nhẫn đối với tất cả trí.
Bấy giờ đức Thế Tôn nói bài kệ:
Ta đã mở cửa cam lồ này
Ta đã nói tự tánh các pháp
Ta đã chỉ lỗi lầm sanh tử
Ta mở bày lợi ích Niết bàn
Ta đã dạy lìa ác tri thức
Phải thường thân cận thiện tri thức
Lìa các huyên náo ở tịch tịnh
Thường tu tâm từ không gián đoạn
Phải thường hộ trì giới thanh tịnh
Hoan hỷ ưa thích hạnh đầu đà
Nếu hay thường tập sự xả huệ
Ðược tam muội này sẽ không có
Người ấy hay được tịch diệt địa
Quyết không rơi vào hàng Thanh văn
Nhất định sẽ chứng trí huệ Phật
Liền được vô lượng đức chư Phật
Thấy các chúng sanh có trí huệ
Dùng trí huệ Phật nói cho họ
Nếu ai hay cầu trí vô thượng
Ðược tam muội này đâu có khó
Hoặc vì ăn, khởi tâm ganh ghét
Nên biết ăn rồi thành bất tịnh
Dụng công vô lượng mới được thành
Nếu quán thật sau mới đắc định
Không vật nào đem định này tới
Chỉ do tịnh giới mới sanh ra
Thể tánh chư pháp thường tịch diệt
Phàm phu vô trí không thể hiểu
Nếu ai trụ tâm nơi tịch định
Người ấy luôn luôn thường có Phật
Nhân tôn hằng thấy các chúng sanh
Thường tu định tịch diệt như vậy
Nhớ tướng tốt và đức hạnh Phật
Hay khiến các căn không loạn động
Tâm không mê loạn hợp với pháp
Ðược nghe được trí như biển cả
Bậc trí trụ nơi tam muội này
Nhiếp niệm hành nơi chỗ kinh hành
Hay thấy ngàn ức chư Như Lai
Cũng gặp vô lượng hằng sa Phật
Nếu người trong tâm có mê hoặc
Ơû trong Phật pháp bị hạn lượng
Ơû trong vô lượng không hữu lượng
Như Lai các đức bất tư nghì
Tất cả thế gian không ai bằng
Huống lại có người hơn Ngài được
Các trí các đức đều tương ưng
Với Ngài không nghi sẽ thành Phật
Ðược thân Như Lai sắc vàng tía
Tất cả đoan trang để gần đời
Nhờ duyên như vậy tâm an trụ
Mới gọi là Bồ tát đắc định
Nhờ nương tướng Phật là hữu tác
Hay trừ tất cả tưởng hữu tướng
Sau đó an trụ nơi vô tướng
Mới hay đạt được các pháp không
Hay được an trụ nơi pháp thân
Biết tất cả hữu nhưng vô hữu
Ðã tu tập tướng vô hữu rồi
Sau đó quán Phật không sắc thân
Nay ta vì ngươi nên khéo nói
Người người đến được chỗ như vậy
Mới gọi hay biết các sự duyên
Vô lượng suy nghĩ thường không đoạn
Nếu ai hay sanh tâm như vậy
Nhớ tướng tốt và trí huệ Phật
Người kia hay tu niệm như vậy
Một lòng hướng về không thối chuyển
Hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc kinh hành
Không nghi hoặc với trí chư Phật
Ðược không nghi rồi phát nguyện rằng:
“Khiến con được Phật Tam giới tôn
Chắc sẽ thấy được các Như Lai
Vào trong Phật pháp hay tuyển chọn
Nơi tam muội này mà khởi lên
Cúi đầu đảnh lễ mười phương Phật
Thân, miệng và ý đều thanh tịnh
Tán thán chư Phật thường không dứt”.
Thường tu như vậy nhớ tướng Phật
Ngày đêm hằng thấy các Như Lai
Gặp lúc sắp chết, bệnh ngặt nghèo
Bệnh đau bức bách không chịu nổi
Niệm tam muội Phật thường không xả
Không để khổ thống đoạt nhất tâm
Người ấy vì tự biết pháp này
Nên biết tất cả các pháp không
Nhờ trụ các giáo môn như vậy
Với Bồ tát hạnh không chán ghét
Ðược nghe lợi ích như vậy rồi
Cầu trí vô đẳng của Như Lai
Sau đó không sanh tâm hối tiếc
Bồ đề tối thượng không đạt được
Nay ta vì ngươi nói các thứ
Ngươi đói pháp này nếu không thành
Như người tuy giữ thuốc thật hay
Tự thân mình bệnh không thể trị
Cho nên cần phải biết lựa chọn
Gọi là cầu nơi thắng tam muội
Giới, văn, bố thí thường tu tập
Ðược tam muội này sẽ không khó.
KINH NGUYỆT ÐĂNG TAM MUỘI
Hết quyển 1
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
|