9. PHẨM PHÁP NHẪN KHÔNG KHỞI Bấy giờ A Nậu Ðạt hỏi Nhuyến Thủ:
–Làm sao để được Pháp Nhẫn Không Khởi?
Nhuyến Thủ đáp:
–Nhẫn không sanh nơi Sắc, thống, tưởng, hành, thức. Ðó gọi là Bồ tát được nhẫn không khởi.
Lại nữa, này Long Vương! Bồ tát đã được Pháp Nhẫn Không Khởi, thấy chúng sanh bình đẳng, nên được nhẫn này. Bình đẳng thấy các chúng sanh kia như nó sanh ra. Bình đẳng thấy chúng sanh, cũng không có sanh. Bình đẳng thấy chúng sanh như tự nhiên. Bình đẳng nhìn thấy tất cả như tướng của chúng, cũng không cùng chúng mà thấy bình đẳng. Ðó gọi Bồ tát thấy nhẫn không.
–Sao gọi là không?
–Mắt để biết sắc, tai để biết tiếng, mũi biết hương, miệng biết vị, thân biết cảnh (xúc), tâm biết pháp, nếu như các tình không, thì các nhẫn cũng không, nhẫn quá khứ cũng không, nhẫn hiện tại cũng không. Như sự nhẫn không, chúng sanh cũng không.
–Sao gọi là không?
–Vì dục là không, nhuế, nộ, si là không. Như chúng sanh không thì sự điên đảo cũng không, dục cấu khởi và diệt cũng đều Lúc bấy giờ à không. Làm trí hạnh ấy, gọi là Bồ tát hạnh.
Nếu ai không khởi pháp nhẫn, thì đối với các chúng sanh đã hướng đến giải thoát. Vì sao như vậy? Vì Bồ tát kia nghĩ rằng:
–Nếu nó đã không, cho đến ngã cấu, và các chúng sanh là không, vô sở hữu, chế ngự dục như vậy, dục ấy đã giải thoát ngay cả bản tự không có tất cả chúng sanh, nhẫn như vậy, tự yại đối với dục, đã thoát khỏi dục, căn tịch không nơi chốn, nó vĩnh viễn không diệt, không giải thoát, chẳng giải thoát, cũng không chứng đắc để được giải thoát vậy.
Nếu người ấy vĩnh viễn giải thoát, nên trụ xứ được tự nhiên.
Lại nữa, này Long Vương! Nếu có Bồ tát, thực hành nhẫn nhục, cứu độ tất cả, không thấy khó nhọc.
Vì sao vậy:
–Vì thấy các chúng sanh hoàn toàn vốn không trói buộc, ngay căn bản đã tự giải thoát.
Vị ấy nghĩ như vầy:
–Các chúng sanh này đều đắm trước vào một dục. Hành giả không đắm trước nên Giải thoát bổn, tất cả chúng sanh đắm trước, suy nghĩ vọng tưởng không thật, Bồ tát hiểu nó nên hoàn toàn không đắm trước, đã giải thoát pháp bổn.
Lại nữa, này Long Vương! Nếu bồ tát được pháp nhẫn không khởi, tuy chưa đạt được chổ yếu hạnh của phật, nhưng bồ tát ấy không trụ nơi học và vô học của phàm phu, khắp nhập các chỗ, tập độ không mõi, không ở chỗ dục, mà có hạnh dâm, ở chỗ sân hận, không sân hận, ở chỗ si mê, không si mê. Không ở những chỗ ấy, trụ nơi vô dục lìa bỏ các dục lạc, chế ngự tâm tánh, để dẫn hóa chúng sanh. Nhờ tự mình không có dục cấu, không tham trước hạnh ô uế, nên đối với cõi ma hay cỏi phật, đều có tướng tự nhiên mà không nghi hoặc. Cũng không niệm chỗ pháp tánh, khắp hiện các cõi chúng sanh, rõ biết các chỗ, pháp, hiểu nhập hành xứ, dùng huệ để quán, đối với chỗ của hành và chỗ sanh tử, cũng không sanh tử, nhập theo sanh tử, các chỗ sở tại, đều tạo gốc đức, giữ sự thanh tịnh không hề mệt mõi, hiểu rõ sanh tử, nhưng không sanh tử, không nương vào Hiền thánh, tự tu giải thoát.
Bấy giờ A Nậu Ðạt bảo Nhuyến Thủ:
–Nhưng lời nhuyến thủ đã nói:-Bồ tát không đùng tu mà hướng tới giải thoát. Người biết rõ sự học này, đó là Bồ tát tu để giải thoát.
–Sao gọi là Bồ tát tu để hướng tới giải thoát?
Nhuyến Thủ đáp rằng:
–Nhờ được bất thối chuyển, nên gọi là bồ tát tu để hướng tới giải thoát.
Lại nữa, này Long Vương! Bồ tát hiểu biết “Có niệm là chưa giải thoát, vì các chúng sanh tùy niệm, nên kiến lập sự tinh tấn để chuyển hóa vô niệm. Lời nói có sự ngô ngã cũng là chưa giải thoát”.
Lại nữa, này Long Vương! Vì bồ tát ấy đã không ngô ngã hướng đến các loại chúng sanh bị trói buộc nhằm khởi lòng đại bi để độ thoát họ, vị ấy thấy sự sanh tử, hoàn toàn không có sanh tử. Sanh các sở sanh, chính nó vô sanh. Chúng sanh không sanh, nhưng đều thắy hết, vì các chúng sanh đắm trước ỷ lại, nên hiện sanh ra có thân, nhưng vĩnh viễn không có sanh ra cũng không có kết thúc. Ðó là bồ tát trí huệ cần tu để hướng tới giải thoát, nắm sự quyền biến mà chở lại trụ nơi sanh tử, hiện tại đã sanh ra chỗ thọ thân, tế độ sự ngu tối, dẫn đường bằng trí tuệ tuệ, để được thoát khỏi tội khổ.
Bồ tát nhờ dùng không, nên phù hợp với sự vắng lặng, hướng đến giải thoát, dùng quyền xảo mà chở lại sanh tử. Vì các chúng sanh nên hưng phát lòng đại bi. Bồ tát nhờ vô tướng, tu hành hướng đến giải thoát, quyền biến rộng rãi. Mà tuần hoàn rong chơi sanh tử, hướng đến các chúng sinh tùy niệm mà khởi lòng từ bi. Bồ tát vô nguyện tu hành hướng đến giải thoát, giữ sự quyền biến mà tuần hoàn, trở lại trụ nơi sanh tử, vì các loại chúng sanh tùy nguyện, hướng đến sự pháp tâm đại bi, hóa hành về nguyện để giải thoát chăng?
Này Long Vương! Bồ tát hiểu nhập pháp vô hữu, không bỏ chúng sanh, nhập nơi vô ngã, và nhận thọ mạng, không mất đạo tràng, hiểu nhập vô lượng qủa, đạt được ba mươi tướng của đại nhân, hoàn toàn tịch tịnh, cũng không náo loạn, vượt qua các hành, không có tâm, ý, thức, không trái bổn nguyện, vượt lên Phổ Trí tâm bình đẳng xa lìa các niệm, phương tiện hiểu các thứ ý hạnh của chúng sanh được bậc hiền thánh và chẳng phải hiền thánh. Siêng năng tinh tấn, lập chánh thánh pháp, không có hạnh dâm dật, lập chí không bỏ với người tịch tịnh hay không tịch tịnh thảy đều tế độ, vô niệm, chẳng niệm, với người không ngay thẳng, dùng sự trang sức, nghiêm chỉnh Phật độ để an lập họ, vượt qua thế tục, hướng đến giải thoát, giải thoát mà không lìa thế tục.
Như vậy, này Long Vương! Nhờ dùng trí quyền xảo mà có định của Hiền thánh. Ðó là Bồ tát tu hành cần hướng đến giải thoát.
Này Long Vương! Thí như hạnh của thanh văn, tu hành cần hướng đến giải thoát gọi là Vãng Hoàn (qua lại), để thành đạo nghiệp, không thể tiến tới để phát tâm Vô thượng, kiến lập đại bi, hóa độ chúng sanh. Như thế bồ tát cũng phải tu hành giải thoát không còn lay động, thành bất thối chuyển, vậy có Vãng Hoàn (qua lại) chăng?
Này Long Vương! Tu hành cần hướng tới giải thoát, không còn nghi ngờ, sẽ được qủa chí đạo. Lại như Bồ tát tu hành cần hướng đến giải thoát hoàn toàn không quên qủa vị của Thanh văn, để thọ đạo bồ tát, vì Thanh văn này tu hành cần hướng đến giải thoát là có giới hạn. Như vị Bồ tát hoàn toàn không có giới hạn.
Này Long Vương! Thí như có hai người(Thất phu) dân thường ở trên đảnh núi cao mà tự nhảy xuống. Trong đó một người thì sức khỏe hùng dũng, quyền xảo, sách lược thông thạo, luyện tập cơ nghi từ trước, hiểu rõ các sự biến hóa, không việc gì mà không thông suốt. Từ trên đảnh núi mà tự nhảy xuống, bỗng nhiên lại qua đứng ngọn núi khác. Nhờ có thế lực dũng mãnh tráng kiện nên thân người ấy bay cao, hết sức nhanh nhẹn, nhẹ nhàng kết quả do sức mạnh mà được nên khiến cho người ấy không rớt, cũng không có đứng nguyên chỗ. Còn người thứ hai, vì ý chí khiếp nhược, cũng không có quyền mưu, ở trên đảnh núi, tự mình không thể nhảy xuống được.
Như vậy, này Long Vương! Vị bồ tát ấy đối với không, vô tướng, nguyện, quán thấy các pháp, không sanh ý nghĩ. Quán như vậy xong, lại hay dùng năng lực của trí tuệ quyền xảo, vì các chúng sanh, trụ Phổ Trí tâm.
Người trên đảnh núi cao đó gọi là người có vô số trí huệ rộng lớn, hiển đạt đại lực. Ví dụ cho Bồ tát thực hành trí huệ quyền xảo vậy.
Vị Bồ tát hành giả tu trí huệ quyền xảo, không có sanh tử, không trụ vô vi. Ðó là Bồ tát mặc áo giáp Phổ Trí, như vào sanh tử cứu độ chúng sanh, khiến họ phát hạnh đại thừa của bồ tát. Còn người yếu kém đứng trên đỉnh núi kia không thể nhảy xuống. Thí như hành Thanh văn, vì không vào sanh tử nên vô ích đối với chúng sanh.
Như vậy, này Long Vương! Nếu có Bồ tát nghe phẩm yếu hạnh huệ giải thoát này, thì họ đối với đức thế tôn đều được kiên cố, đối với đạo ý Vô Thượng Chánh Chơn, mau chứng qủa Phật, tế độ ba cõi.
Khi đức Phật nói pháp này rồi, các Bồ tát ở trong hội là bảy ngàn người, được bất thối chuyển,
10.-PHẨM CÁC PHÁP YẾU.
Khi ấy thái tử của long vương A Nậu Ðạt tên là cảm. Ðộng đến trước bạch đức Phật:
-Bạch Thế Tôn! Nay con dùng tâm vô tham, tự quy Tam Tôn, con muốn khiến cho kinh này được tồn tại lâu dài ở đời để hộ trì chánh pháp.
Thưa Thế Tôn! Tâm chí con phát đạo Vô Thượng Chánh Chơn, nguyện tạo hạnh này là muốn được thành tựu, được rõ bổn tâm, hiểu rõ gốc đạo và các gốc pháp, nhờ đó được thành Chánh giác tối cao của phật, rồi con sẽ tuyên giảng đạo rộng rãi để hóa độ chúng sanh.
Lại nữa, thưa Thế Tôn ! Nếu các Bồ tát nghe phẩm pháp đại đạo thanh tịnh này mà không tinh thích, không phụng hành, nên biết các Bồ tát ấy bị ma sai khiến, họ cũng không mau gần được hạnh tâm Phổ Trí.
Vì sao vậy?
-Vì trì phẩm pháp yếu nghĩa nầy của Thế Tôn, xuất sanh ra bồ tát. Nhờ đó được thành Phật và hàng phục ma, ngoại đạo. Các đức Phật ở quá khứ, vị lai và hiện tại đều như pháp này mà thành.
Bấy giờ, hiền giả Tu Bồ Ðề bảo thái tử Cảm Ðộng:
–Ðúng như vậy! Nhân hiền giả hiểu rõ bổn tâm, sáng tỏ suốt gốc đạo và các gốc pháp. Nếu để thành người giác ngộ các pháp, vậy phải dùng tâm bổn gì để được biết rõ?
Ðáp rằng:
–Bổn ấy, thưa Tu Bồ Ðề, là các gốc, lấy tâm làmm gốc.
Tu Bồ Ðề hỏi:
–Tâm là gốc của cái gì?
Ðáp:
–Tâm là gốc của dâm, nộ, si.
–Dâm, nộ, si là gốc của cái gì?
–Lấy niệm, vô niệm làm gốc.
Tu Bồ Ðề hỏi:
–Thế nào, này hiền giả, gốc của dâm nộ, si là từ niệm, khởi sanh sao?
–Thưa Tu bồ đề! Gốc của Dâm, nộ, si không phải từ niệm, vô niệm khởi, nó cũng vô sanh.
Lại nữa, cái gốc ấy lấy không khởi làm gốc.
–Lại nữa, thưa tu bồ đề! Ðiều có thể nói, đó là gốc của tâm gì? Vì gốc của tâm nó vốn thanh tịnh, gọi đó là gốc tâm. Như vốn thanh tịnh, nó không có dâm dục, nhuế nộ và si cấu?
Ðáp rằng:
–Này tộc tánh tử: dục sanh khởi, cái sanh ấy từ đâu sanh, mà thường sanh mãi, không gián đoạn sao?
–Thưa Tu bồ đề, cái dục sẽ sanh, nên đã được sanh, đối với bổn tâm, không có đắm trước sanh. Thưa tu bồ đề! Nếu bổn tâm gốc ấy có sự đắm trước thì hoàn toàn không đạt đến sự không tịnh. Cho nên gốc của tâm hoàn toàn không có đắm trước. Do đó biết rằng dục cũng là thanh tịnh.
Tu bồ Ðề nói:
–Này tộc tánh tử! Làm sao để biết rõ dục?
–Do sự khởi sanh của nhân duyên. Nếu không có nhân duyên thì không có sanh khởi. Thưa Tu bồ Ðề! Người tu tịnh niệm biết rõ dục không có.
Tu Bồ Ðề hỏi:
–Lại nữa, này tộc tánh tử! Vì sao bồ tát phải tu tịnh niệm?
–Thưa Tu Bồ Ðề! Bồ tát đối với hành mà tu các hạnh. Ðó là Bồ tát tu tịnh hạnh vậy. Thưa Tu Bồ Ðề! Nếu có bồ tát hoàn toàn vì chúng sanh, mặc áo giáp đại đức, hóa độ đến Nê Hoàn, đó là bồ tát tu hạnh tịnh niệm.
–Thưa Tu Bồ Ðề! Bồ tát ấy vì các Thanh Văn Duyên Nhất Giác tùy thuận, thuyết pháp, nhưng không theo sự hóa độ. Ðó là Bồ Tát tu hạnh tịnh niệm.
–Thưa Tu Bồ Ðề! Lại nữa, Bồ Tát ấy tự mình vắng bặc các dục, làm cho dục của chúng sanh được thanh tịnh. Ðó gọi là Bồ Tát tu tịnh hạnh.
Lại nữa, Thưa tôn giả Tu Bồ Ðề! Bồ Tát ấy tại nơi tịnh niệm mà thấy không tu. Lại đối với bất tịnh mà thấy tu tịnh. Ðó gọi là bồ tát tu tịnh hạnh.
Bấy giờ tôn giả Tu Bồ Ðề nói với thái tử của Long Vương cảm động rằng:
Lại nữa, này tộc tánh tử, thế nào là bồ tát đối với tịnh mà thấy không tu? Với người không tu mà thấy tu niệm thanh tịnh?
Ðáp rằng:
–Thưa tôn giả tu Bồ Ðề! Người tu tịnh niệm là tu con mắt đối với sắc, lỗ tai với tiếng, mũi với hương, lưỡi với vị. Thân đối với cánh(xúc) tâm đối với pháp kiến sở thọ, thảy đều không tu, không đắm trước ba cỏi, gọi là Bồ Tát trụ, trụ nơi phương tiện thiện xão , gọi đó là tu niệm. Bồ Tát làm hạnh này thưa tôn giả tu Bồ Ðề, gọi là tu hạnh tịnh niệm.
Bấy giờ đức thế tôn khen ngợi thái tử rằng:
–Lành thay, Lành thay! Như lời chánh sĩ cảm động gã nói, tu sự thanh tịnh là như vậy. Ðó là Bồ Tát cần phải tu tịnh hạnh, Nay như lời thái tử đã nói, đều nhờ oai thần của phật. Nếu có Bồ Tát tu hành như vậy, mới là hưng khởi hạnh của đại thừa. Nên biết những vị ấy có phổ trí kiên cố.
Khi ấy thái tử cảm động bạch đức phật:
–Bạch thế tôn! Thế nào là Bồ Tát được tâm vô dục, cần phải tự quy y phật?
Ðức Phật bảo:
–Này tộc tánh tử! Nếu có Bồ tát biết rõ các pháp vô ngã, nhân, thọ, mạng, không sắc, không tưởng, cũng không pháp tướng, nến không đối với pháp tánh mà thấy Như Lai. Bồ tát như vậy là tương ương với vô dục, tự quy y Phật. Như pháp của Như Lai, ấy là pháp tánh, như pháp tánh ấy, là phổ biến cùng khắp. Nếu ai đật được pháp tánh ấy, thì biết các pháp. Ðó gọi là Bồ tát nhờ tâm vô dục tương ưng với sự quy y pháp.
Cái pháp tánh ấy, nó là vô tập, cái vô số ấy chính là Thanh văn. Lại như Bồ tát đều thấy vô số, ở nơi vô số mà không có vô số, nó cùng là bất nhị. Ðó gọi là Bồ tát dùng tâm vô dục tương ưng với tự quy y chúng.
Khi đức Phật nói lời ấy, thái tử cảm động được nhẫn nhu thuận. Những người đến dự hội, Chư Thiên sắc giới, dục giới, loài rồng, người, nghe phẩm pháp này là hai vạn chúng, thảy đều pháp đạo ý Vô Thượng Chánh Chơn.
11.PHẨM THỌ PHONG BÁI:
Bấy giờ Long Vương A Nậu Ðạt cùng với phu nhân, thái tử, quyến thuộc ở trong cung, đồng vây quanh, tự quy y Tam tôn, họ đồng lấy cung thất với vật sở hữu trong ao của mình đem cúng dường đức Thế Tôn và Tỳ kheo Tăng để làm Tinh xá, họ lại nói rằng:
–Nay con đối trước đức Thế Tôn phát khởi nguyện này:
–Từ ao lớn này chảy ra bốn sông, đầy khắp bốn biển. Thưa Thế Tôn! Từ dòng nước của bốn biển, nếu có rồng, quỷ, người, chim bay, thú chạy, loài hai chân, bốn chân, có sanh mạng, khi uống nước này nguyện cho tất cả đều pháp đạo ý Càn thát bà, Chánh chơn. Nếu ai trước đây chưa phát tâm thì khi uống nước này rồi, khiến thành tựu hạnh, mau ngồi tòa Phật, hàng phục ma chúng, và các ngoại đạo.
Khi ấy đức Thế Tôn mĩm cười, pháp của chư Phật khi mĩm cười thì từ miệng phóng ra ánh sáng năm màu, sáng lạng chiếu diệu cô số ánh sáng, chiếu khắp mười phương, vô số lượng cõi Phật. Ánh sáng ấy hơn cả mặt trời, mặt trăng, ngộc báu, tu di, Chư Thiên, cung ma và cung điện của Thích Phạm, tất cả ánh sáng của Trời đều bị mờ, không sáng.
Bấy giờ vô số ức ngàn Thiên chúng không ai mà không hoan hỷ, phát nguyện được Thánh giác. Ánh sáng ấy chiếu tới A Tỳ, các địa ngục lớn. Ai Thấy được ánh sáng ấy liền thoát khỏi các khổ, đều được đạo ý Vô thượng Chánh chơn. Ánh sáng ấy trở lại vay quanh đức Thế Tôn đến vô số lần, bỗng nhập vào đảnh của Ngài.
Bấy giờ Hiền giả Phi Kỳ (đời tấn gọi là Biện Kỳ) thấy ánh sáng ấy, liền từ tào đứng dậy, sửa lại y phục, trịch áo vai bên hữu, hướng về đức Phật, quỳ gối cung kính, khen ngợi đức Thế Tôn bằng bài kệ:
Sắc ngài Vô lượng, thấy liền vui
Người hùng tối cao, là Thế Tôn
Diệt trừ tăm tối, khởi đại minh
Chấp trì oai thần, nói nghĩa cười?
Trăm trước ca ngợi, được bảy báu
Ðược Trí quang minh, diễn huệ hành
Vì pháp trên giảng, chỉ pháp vương
Nay Thế Tôn cười, điềm lành gì?
Thấy rõ, chơn thật thường thích tin
Căn định, tịch tịnh, người cung kính
Hóa độ tất cả nhờ tịch nhiên
Ðức Ngài vô cùng, Vì sao cười?
Tiếng phạm trong suốt rất êm dịu
Âm diệu tao nhã hơn các nhạc
Âm thanh đầy đủ không khuyết giảm
Giải thích vì sao Ngài mĩm cười?
Biết minh giải thoát , nên huệ độ
Thường hành thanh tịnh, ưa đạm bạc
Khéo hiểu các hành, đủ phổ trí
Ðạo vương hiến thánh nói nghĩa cười?
Trí hiện thông đạt, huệ vô cùng
Hiện lực vô lượng, thần túc đủ
Thập lực đã đầy, người cảm động
Vì sao Thiên sư hiện mĩm cười?
Thân sáng vô số, chiếu nơi tốt
Ánh sáng đại thiên không thể che
Hơn cả trời trăng và ngọc sáng
Hào quang oai thánh không ai bằng
Ðầy đủ công đức như biển cả
Thuận hóa Bồ Tát dùng trí sáng
Quyền huệ vô cùng giải các nghi
Xin nói vì sao Ngài mĩm cười?
Ngài độ ba cõi, không cùng tận
Khéo dẫn chúng sanh trừ các uế
Hay sạch dục cấu, thành vô dục.
Thiên nhan mĩm cười là vì ai?
Như lai làm cho người cảm động
Chấn động trời, rồng, các quỷ thần
Cúi đầu đảnh lễ đấng pháp vương.
Mong nói ý cười, giải các nghi?
Bấy giờ đức phật bảo hiền giả hiện từ, bậc kỳ túc:
–Ngươi thấy A Nậu Ðạt, vì cúng dường đức Như Lai, nên tạo ra sự nghiêm sức này chăng?
Thưa rằng:
–Vị Long vương này đối với chín mươi sáu ức các đức Phật đã gieo trồng gốc đức, nay được phong bái. Như đời trước của ta, được đức Thế Tôn Ðịnh Quang thọ ký: Ðời đương lai, ngươi sẽ được thành Phật, hiệu là Như Lai Năng Nhân, bậc Vô Trước, bình đẳng, Chánh giác, thông hạnh đầy đủ, là chúng Hựu tối cao, Vô thượng pháp ngự, Thiên nhân sư, hiệu là Phật Thế Tôn”.
Bấy giờ Long Vương vì người con của trưởng giả tên Tỷ Thủ Ðà Lai (Ðời Tấn gọi là Tịnh ý) nghe ta được thọ ký nên liền phát nguyện: “Hãy khiến cho con đời sau được thọ ký như phạm chí này, được Phật Ðịnh Quang thọ ký”. Trưởng giả tử Tịnh Ý lúc đó chính là A Nậu Ðạt vậy.
Lại giống như trước, Phật Câu Lâu Tần, Văn Ni Ca Diếp, đồng ngồi ở tòa sư tử này, và lúc sau cùng đức Như Lai Lâu Chí, cũng sẽ chuyển nói yếu nghĩa của phẩm pháp này. Long Vương Vô Nhiệt sẽ cúng dường một ngàn đức Phật ở thời hiền kiếp, để theo nghe pháp này. Chúng hội của chư Phật cũng giống như bây giờ.
Long vương A Nậu Ðạt về sau vô số đời, phụng thờ các đức Như Lai, cung kính các vị Chánh giác, tu hành phạm hạnh, thường hộ chánh pháp, khuyến tấn bồ tát.
Sau đó, bảy trăm vô số kiếp sẽ được thành Phật hiệu là Như Lai A Nậu Ðạt, bậc vô trước bình đẳng, Chánh giác, Thông hạnh đầy đủ, Vô thượng pháp ngự, Thiên nhân sư, là Phật Thế Tôn.
Như vậy, này hiền Giả! Khi Như Lai Vô Nhiệt được thành Phật, nhân dân ở đó đều không tham dâm, nhuế nộ, ngu si, hoàn toàn không xâm lấn nhau, không nói xấu nhau.Vì sau Vậy? Vì các chúng sanh ấy, chí hạnh đầy đủ.
Như vậy, này hiền Giả! Phật A Nậu Ðạt, bậc Như Lai chí chơn, sẽ thọ tám mươi ức năm. Chúng đệ tử của ngài cũng thọ tám mươi ức năm. Như hội đầu tiên của ngài đều là thanh tịnh. Từ đầu đến cuối giống nhau, không bị khuyến giảm. Tỷ số trăm ngàn hội như vậy, sẽ có Thông Biện Thọ Quyết Bồ Tát bốn mươi ức ngàn người thảy đều tập hội. Lại nữa, các Bồ Tát hành giả phát tâm, không thể tính được.
Khi Như Lai vô Nhiệt sắp thành phật, đất đai thanh tịnh lưu ly xanh sậm làm đất, vàng cõi trời sen kẻ, trang sức bằng các báu, dùng các minh châu để làm lầu gác và chỗ kinh hành. Chúng sanh cõi đó nếu nghĩ đến ăn, liền có món ăn trăm vị họ đều được ngũ thông. Nhân dân sống ở cỏi ấy, chỉ dùng châu báu kỳ lạ, y phục, ẩm thực tự do, vui thích, đều như trên cõi trời Ðâu Thuật thứ tư. Họ không có nhị niệm, lại không có tâm tham dục, hạnh dâm. Các chúng sanh này dùng pháp để tự vui. Nhân dân đất đai đều không có dục cấu.
Nếu Ðức Như Lai ấy mở trận mưa pháp thì họ không có ý tưởng mệt mõi, thần biến vô số để diễn thuyết, hóa độ rộng lớn, tuyên thị kinh pháp, hoàn toàn không khó khăn. Ngài vừa mới thuyết pháp thì chúng sanh liền được độ thoát.
–Vì sao Vậy?
–Vì tất cả chúng sanh ấy tâm chí đã được thuần thục.
Lại nữa, nếu khi đức Như Lai ấy tự mình đối với ba ngàn đại thiên thế giới, chỉ cùng một pháp để giáo hóa, không có đạo khác.
Lại nữa, nếu khi các Như Lai muốn hội chúng Ngài liền phóng hào quang nơi thân, làm cả cõi đều rực sáng. Nhân dân cõi đó, liền có ý nghĩ : “Ðức Thế Tôn Thánh Giác, sắp diễn pháp hóa, cho nên mới phóng hào quang như vậy”. Họ đều nương theo thần túc của phật thánh, bay đến chổ phật để nghe pháp.
Lại nữa, đức Như Lai ấy hoàn toàn không có sự bất định, nương theo thần lực của đại thánh,bỗng bay lên không trung cách mặt đất bảy trượng, tự nhiên ngồi trên tòa sư tử, rộng gì chúng hội diễn giảng pháp màu, mọi người đều thấy ngài thí như khi xem thấy cung điện, mặt trời, mặt trăng ánh sáng lan khắp chúng sanh nhờ trồng đức, cho nên sanh đến cõi đó.
Nhân dân nước ấy trông thấy tòa sư tử của đức Thế Tôn lơ lững trên hư không, liền hiểu các pháp cũng không, vô trước. Ngay lúc đó tất cả đều được pháp nhẫn.
Ðức Như Lai ấy chỉ nói pháp môn nhập vào Kim Cang Ðịnh, vì không có lời lẽ tạp nhạp của Thanh văn, Duyên giác, cho nên Ngài chỉ diễn Kim Cang Ðịnh. Thí như Kim Cang có thể chạm bất cứ nơi nào, không vật gì mà không bị hàng phục. Những điều thuyết pháp của đức Như Lai ấy cũng như Kim Cang, đập nát các nghi ngờ do trụ trước các kiến.
Như vậy, này Hiền giả! Ðức Phật A Nậu Ðạt nếu hiện diệt độ, thế giới ấy có Bồ tát đáng kính tên là Trì Nguyện, được ngài thọ ký, sau đó ngài mới diệt độ. Khi đức Phật mới diệt độ, Bồ tát Trì Nguyện liền được Tối Chánh Giác Vô Thượng, làm Phật bổ xứ, hiện là Như Lai Ðẳng Thế, bậc Vô Trước, Bình đẳng, Chánh giác, cõi ngài có Bồ tát Thần thông và đệ tử Thượng tôn, chúng hội nhiều hay ít giống như Phật A Nậu Ðạt.
Bấy giờ thái tử của Long Vương A Nậu Ðạt, tên là Ðương Tín với tâm cung kính, hân hoan, dùng ngọc báu minh châu, giao lộ, bảo cái, dâng lên đức Như Lai, lại chắp tay bạch Phật:
–Lúc đó ai là Bồ tát Trì Nguyện?
Bấy giờ đức Thế Tôn biết được ý của thái tử Ðương Tín, con của Long Vương, ngài bảo tôn giả A Nan rằng:
–Bồ tát đại sĩ Trì Nguyện lúc ấy sẽ là Phật Bổ Xứ, nay chính là Ðương Tín, con của Long Vương vậy.
Khi đức Như Lai A Nậu Ðạt mới diệt độ, Bồ tát Trì Nguyện liền thay ngôi Phật.
Lại nữa đức Như Lai Ðẳng Thế, bậc Vô Trước, bình đẳng, Chánh giác vừa mới thành Phật, cũng liền chuyển nói điểm chánh yếu của phẩm pháp này.
Ngay khi đức Phật nói phẩm Phong Bái (thọ ký) này, bốn vạn Bồ tát được nhẫn không từ đâu sanh, các Bồ tát, Thích Phạm, Trì Thế, Thiên, Long, quỉ thần, từ mười phương thế giới đến dự hội, nghe đức Phật nói pháp Phong Bái (thọ ký) này rồi, thảy đều hoan hỷ, trong lòng hân hoan, liền sanh tâm tin thích, năm vóc cúi lạy đức Phật, trở về cung điện của mình, Long Vương A Nậu Ðạt, cùng với các thái tử quyến thuộc vay quanh ra lệnh cho Long Tượng Vương Y La Man:
–Hãy vì đức Như Lai, tạo ra giao lộ, xe báu trần kỳ, làm cho rộng lớn, hết sức đẹp đẽ, nên đem dâng lên đức Chánh giác Chí Chơn.
Long Tượng Vương liền vâng lệnh, liền vì đức Như Lai hóa làm xe giao lộ ngọc bảy báu, rất cao rộng, trang nghiêm.
Ðức Thế Tôn, Bồ tát và các đệ tử đều ngồi lên xe. Long Vương Vô Nhiệt thái tử, quyến thuộc, trong lòng cung kính, cùng nhau ra tay đẩy xe từ trong cung điện ra ao lớn.
Ðức Như Lai dùng thần chỉ bỗng nhiên bay lên núi Thứu.
12.6 PHẨM CHÚC LỤY PHÁP TẠNG:
Bấy giờ đức Như Lai đến núi Thứu rồi, liền bảo Bồ tát Từ Thị, đồng tử Nhuyến Thủ và chúng Bồ tát:
–Này các Tộc Tánh tử! Nên đem đạo phẩm thưa hỏi của A Nậu Ðạt này trùng tuyên rộng rãi, khiến cho người chưa nghe thì được nghe.
Bồ tát Từ Thị và Nhuyến Thủ đồng bạch đức Phật:
–Cúi mong đức Như Lai dũ lòng từ bi nói cho.
Bấy giờ đức Thế Tôn liền phóng ra hào quang, sắc của hào quang vô số màu, đất trời chấn động, cho đến sáu lần. Hào quang chói sáng khắp cả mười phương, các vị Bồ tát đáng kính, đầy đủ Thần thông ở mười phương cõi Phật liền tìm ánh sáng bay đến. Họ đều cúi lạy đức Phật rồi ngồi vào tòa.
Vua A Xà Thế, phu nhân, thể nữ, thái tử và quyến thuộc, thần dân, trưởng giả, cư sĩ, phạm chí, học giả cả nước, thấy ánh sáng này, lại nghe đức Như Lai từ ao Vô Nhiệt trở về, họ đều bỏ công việc đang làm đến núi Thứu. Họ đến trước đức Thế Tôn nghiêm túc cung kính, chắp tay đảnh lễ, thăm hỏi đức Như Lai sức khỏe có dồi dào chăng? Họ liền thối lui, ngồi nhìn đức Phật mà không thấy chán. Thân ánh sáng của đức Như Lai, đều chiếu sáng khắp vô số thế giới, chư thiên, địa ngục, chúng sanh nơi tăm tối, không đâu mà không chiếu đến, tại các địa ngục đều rực ánh sáng.
Lại nữa, hào quang ấy phát ra tiếng nói:
–Ðức Như Lai Năng Nhân ở tại ao Vô Nhiệt, rông nói yếu pháp đạo Phẩm Thanh Tịnh. Nay ngài trở về Thứu Sơn lại tuyên hóa tiếp.
Lại nữa, tiếng nói ấy thấu đến các địa ngục. Các loại chúng sanh ở địa ngục trong mười phương, đã bị thống khổ, tức thì được thoát khổ. Họ từ xa đều thấy đức Phật và các chúng hội, nên tự xót thương than thở rằng:
–Than ôi! Ðức Thế Tôn! Chúng con chụi sự khổ thống này, bị sự thương xót trong vô số địa ngục. Lửa bốc cháy sáu bề, thiêu đốt khổ não, dao nhọn cắt thân thành vạn mảnh, bị nạn nước đồng sôi, các thứ biến hóa, các khổ thay nhau bức bách chẳng thấy mặt trời mặt trăng đâu cả. Lành thay! Thưa đức Thế Tôn được kính thờ đức Như Lai được nhờ đạo hóa của Phật nên được thoát ba khổ. Chúng con đời trước, tuy gặp chư Phật, không thọ pháp hóa, nên mới bị các khổ này. Mong nhờ Như Lai đã thuyết pháp phẩm khiến cho các tội ương của chúng con trở thành nhẹ nhành.
Ngay khi ấy tất cả chúng sanh ở địa ngục trong mười phương có đến một vạn ức ngàn người, đều phát đạo ý Vô thượng chánh chơn. Từ xa, vâng theo lời Phật Thánh, đồng nói rằng:
–Tất cả khổ thống vốn là thanh tịnh. Ai hiểu nguồn gốc thì không điên đảo, chúng con chỉ ngồi mà không hiểu rõ, cho nên mới chịu vô số các khổ trong các địa ngục. Mong ngài khiến cho tất cả chúng sanh mau hiểu chánh chơn.
Bấy giờ đức Phật bảo Bồ tát Từ Thị, đồng tử Nhuyến Thủ và tôn giả A Nan:
Này các Tộc Tánh Tử! Nên siêng năng thọ trì yếu thuyết của kinh này, gìn giữ đọc tụng, để lưu bố rộng rãi. Vì người học hỏi diễn nói pháp này, bảo cho tứ chúng gia tâm tu tập. Ðây là yếu hạnh của huệ, là sự tích biện của câu nghĩa.
Nếu Tộc Tánh Tử và tộc tánh tử nữ phát tâm hoan hỷ, ưa thích kinh này, nên vì họ giải thích sự thâm áo, tàng chứa, các nghĩa sâu kính của nó. Ðây là ngôi nhà đầu tiên của đạo, là chổ quay về của các kinh, là sự tích yếu của chư phật, vi diệu vô lượng. Nếu như truyền trao kinh naỳ hãy khiến cho câu, chữ rõ ràng, phân minh không thêm bớt.
Lại nữa, tùy theo tộc tánh ! Hoặc là hiền nam hay nữ, ở thời quá khứ, hằng sa chư phật đã làm công đức, thi hành các thức công đức, trì tụng những điều thuyết pháp của chư Phật, phải chuyên tập luôn luôn, siêng năng phụng hành. Hoặc lại có người Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Thực hành lục độ này trãi qua qua ức trăm ngàn kiếp, phụng thờ chư Phật và các đệ tử của các ngài bằng y phục, ẩm thực, giường nằm, thuốc men, hương hoa, kỷ nhạc, dâng cúng các nhu cầu. Lại tạo tịnh xá chỗ kinh hành. Phụng thờ cung kính như vậy không thể kể xiết, cho đến lúc các đức Thế Tôn đã Bát Nê Hoàn. Vì các đức Như Lai đựng tháp bảy báu cúng dường tháp của các đức Như Lai bằng hương hoa, kỹ nhạc, đãi lụa màu, phướn lọng, lại thêm đốt hương thắp đèn. Lại treo các ngọc báu dạ quang, minh nguyệt. Cúng dường như vậy nhiều vô số kể. Người đã làm, tập hội các đức hạnh như đã kể, nhưng cũng hoàn toàn không bằng tộc tánh nam hay nữ đã được một lần nghe Long Vương A Nậu Ðạt hỏi về ý nghĩa phẩm pháp để giải quyết các hồ nghi.
–Vì Sao vậy?
–Vì pháp tạng này xuất sanh ra trí tuệ cùng tột là yếu hạnh của chư Phật và Bồ tát. Huống chi vị ấy lại phụng trì, tụng và đọc. Nhờ không có tâm hồ nghi nên hiểu rõ sự thâm diệu. Lại đem điều nghe được tuyên thị lưu bố, các công đức của người ấy không thể so lường được.
Bấy giờ Bồ tát Từ Thị, đồng tử Nhuyến Thủ và Hiền giả A Nan đều bạch đức Phật:
–Thật là chưa từng có! Ðúng vậy, thưa Thế Tôn! Nếu đức Như Lai đem lòng từ đến tất cả, làm họ phát khởi lòng đại bi, vì quá khứ, vị lai, hiện tại các Bồ tát, hành giả, Thiên, Long, Quỷ thần, các chúng sanh trong mười phương, rộng nói ý nghĩa của đạo phẩm vô cùng thanh tịnh của pháp này.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu tộc tánh tử và tộc tánh nữ nghe kinh Long Vương A Nậu Ðạt thưa hỏi để giả quyết hồ nghi này, mà không liền thọ trì luyện tập, đọc tụng, lại không tuyên bố rộng rãi cho các người tập học, cũng không khởi tâm khuyến trợ họ, nên biết tộc tánh nam và tộc tánh nữ ấy bị chúng ma, quyến thuộc của ma, và tà ngoại đạo sai khiến, thường ở trong lưới hồ nghi trói buộc.
Khi ấy đức Phật khen ngợi:
–Vui thay lời nói ấy, các ngươi hãy khuyến dụ, khích lệ tất cả, khiến cho họ tập pháp này, làm cho họ thực hành tương ưng.
Ðức Như Lai lại nói:
–Nên lấy kinh này, thường vì bốn chúng tuyên bố rộng rãi.
Bấy giờ Bồ tát Từ Thị, đồng tử Nhuyến Thủ, Hiền giả A Nan bạch đức Phật:
–Thưa vâng! Bạch Thế Tôn! Chúng con sẽ thọ trì, tuyên bố, diễn giảng pháp này.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Kinh này tên gọi là gì? Làm sao để phụng hành?
Ðức Thế Tôn bảo rằng:
–Này các tộc tánh! Kinh này tên gọi là Long Vương A Nậu Ðạt thưa hỏi để giải quyết các hồ nghi, phẩm pháp thanh tịnh. Cũng có tên Hoằng Ðạo Quảng Hiển Ðịnh Ý. Phải siêng năng thọ trì yếu nghĩa của kinh này.
Lại nữa, này các tộc tánh tử! Ðạo phẩm này là trân bảo vì nó hộ trì biển sâu thẩm của các pháp.
Bồ tát Từ Thị đồngg tử Nhuyến Thủ, và các Bồ tát Thần thông đến dự hội, Thích, Phạm. Trì Thế, Thiên, Long, Quỷ, Thần, đồng thinh bạch đức Phật:
–Thật hay! Thưa Như Lai! Chúng con rất thích nói pháp này. Bạch Thế Tôn! Chúng con sẽ ở tại tụ lạc, cõi nước, huyện ấp, nếu có người thực hành pháp này, chúng con sẽ cùng nhau suốt đời hộ trì họ. Nếu có ai nghe pháp này, chúng con sẽ làm cho họ không bị tà sai sử. Chúng con cũng sẽ hộ trì kinh này, khiến cho kinh được lưu bố rộng rãi, thường không gián đoạn.
Ðức Phật khen ngợi Bồ tát Từ Thị, đồng tử Nhuyến Thủ, và các Bồ tát:
–Lành thay! Này các tộc tánh tử! Các ngươi đã nói là sẽ khuyến trợ các Bồ tát hữu học ở thời đương lai, thật là hết sức tốt đẹp.
Ðức Phật nói như vậy xong, mười phương các Bồ tát Thần thông đến dự hội, bảy vạn hai ngàn người đều được Hiển Ðịnh. Năm vạn bốn ngàn Thiên, Long, Quỷ và người đều phát đạo ý Chánh Chơn Vô Thượng, năm ngàn trời, người được sanh pháp nhẫn. Long Vương A Nậu Ðạt Bồ tát Từ Thị, đồng tử Nhuyến Thủ, tất cả Bồ tát, Hiền giả A Nan, bốn chúng đến dự hội, và các Thiên, Long, các loại quỷ thần, người và chẳng phải người, nghe đức Phật thuyết như vậy, ai cũng hoan hỷ, cúi lạy dưới chân đức Phật, rồi ra về.
PHẬT NÓI KINH HOẰNG ÐẠO QUẢNG HIỂN TAM MUỘI
Quyển bốn – hết.
--- o0o ---
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
|