6.PHẨM DO LÒNG TIN TÍN GẶP PHÁP
Bấy giờ Long Vương A Nậu Ðạt trong lòng rất vui vẻ, cùng với năm trăm thái tử của Long Vương, nhờ đời tước phát ý đạo Chánh chơn, nghe đức Phật dạy như vậy, tất cả liền được pháp Nhẫn Nhu Nhuận, hân hoan vô lượng, đều thích cúng dường, vì liền đức Như Lai trang điểm lọng báu, che trên đức Thế Tôn, đồng thời bạch rằng:
–Ðức Thánh Sư Như Lai Chí Chơn Chánh Giác, vì chúng con nên xuất hiện ở đời.
–Vì sao vậy?
–vì khiến cho chúng con nghe đạo phẩm phổ Tín. Khi được nghe xong, ý không mệt mõi, không có dãi đãi thối bước, cũng không kinh sợ, nghe rồi, càng thêm chuyên tâm tập làm thích nghe. Không dám tượng pháp như vậy.
Lại nữa cúi mong đức Như Lai giải nói cho con: “Tại sao Bồ tát được gặp Thế Tôn”?
Ðức Như Lai đáp:
–Các hiền giả, hãy siêng nhớ nghĩ, lắng nghe, ta sẽ nói cho.
Các Thái tử thưa:
–Thưa vâng chúng con xin ưa thích lắng nghe.
Các thương sĩ ấy vâng theo lời dạy của đức Thế Tôn.
Ðức Như Lai bảo:
–Này hiền giả, thọ tín! Ai gieo trồng đức tin sẽ được gặp Phật.
–Sao gọi là tin? Tin là chánh sĩ tu theo các pháp sáng, phụng thờ trước nhất.
–Sao gọi là pháp sáng? Ðó là nương theo pháp hành, không lìa gốc đức, tập ưa thích người hiền, hâm mộ tùy thuận Thánh chúng, siêng năng thọ tín, chí không mệt mõi, suy tư siêng năng nghe pháp để bạt trừ sự ngăn che của ấm, thuận tập nơi đạo, được pháp lợi dưỡng, huệ thí cùng khắp cho người, có giới hay không có giới, bình đẳng tế độ các người nhuế nộ, nhưng thường ưa thích siêng cầu Phổ Trí, tâm không giãi đãi thối bước, tin Phật mãi mãi, chưa từng loạn pháp, ưa thích Thánh chúng, chí đạo siêng năng, cần khổ, vui thích chánh chơn, xa lìa cống cao, tự hạ thấp mình trước mọi người, thường có tâm bình đẳng, không có đắm trước các cảnh giới, trọn bỏ thân mạng, không tạo ác hạnh, tu tập đức tin chơn thật. Lời nói và việc làm tương ưng nhau, đều vượt qua chỗ đắm trước, tâm không cấu uế, hành động của thân khẩu ý tùy thuận thánh hóa, rõ biết mọi việc được sự thanh tịnh, tri túc không tham, việc làm trong sạch, hiểu nhập trí huyễn, tập cầu gốc huệ, y vào, tùy thuận thất(Thánh) tài, tu niệm thành tín, đã đầy đủ căn lực, mà hành chánh kiến, đã thọ giáo thầy bạn thì khiếm cung, lễ kính, sống đời giản dị, tri túc, thường đến pháp hội, tâm không nhàm chán thối bước đối với tai hoạn sanh tử, thị hiện đức vô vi, siêng năng tinh tấn, cầu được Phổ trí, để hoằng hóa đạo, đối với pháp của Như Lai, hết lòng ưa thích xuất gia, tu vô số các phạm hạnh thanh tịnh, tạo lập từ bi, cứu độ chúng sanh, chỉ mong báo đều. Nếu có người báo ân và không báo ân, đều bình đẳng đoán tiếp, che chở, tâm không thương, ghét, không tự nghĩ đều lợi, thường ưa cung kính kẻ khác, tu hạnh nhẫn nhục, chế ngự đầy đủ, tự thấy mình không có điều ác, không nói sau lưng người khác, nội tâm đã tịch tịnh, chí thích ở nhàn tịnh, tâm thường thích sự vắng vẻ, chuyên niệm tập pháp, vốn không tranh tụng, thấy lỗi của người tức là lỗi của mình, cầu giới đầy đủ, tập hợp định hạnh, siêng năng, kính cẩn đối với đạo. Ðó là hiền giả hành đọng thích ứng tục tín thọ tín như vậy. Ðó gọi là gặp Phật xuất thế.
Lại nữa, này các hiền giả! Nếu ở thế tục, tạo tín tâm không quên. Ðó gọi là khởi tâm, gặp Phật xuất thế.
Lại nữa, này các hiền giả! Sao gọi là tục tín?
–Người có tín tâm, tin các pháp không, để lìa vọng kiến. Tin biết các pháp chính là vô tướng, để lìa niệm tưởng, tin biết các pháp thảy đều vô nguyện, không có đến, đi. Tin biết các pháp vô thức, vô niệm, yên lặng thân miệng ý, vắng bặc hữu thức. Tin biết các pháp để ly dục. Không có ngã nhân, thọ mạng. Tin biết các pháp, tin biết vốn không có, khứ lại tự nhiên. Tin biết các pháp chơn tế, không dấu vết, như vốn không có dấu vết. Tin biết các pháp rrồi thảy đều tự nhiên, bình đẳng như hư không. Tin biết các pháp để vào pháp tánh. Tin biết các pháp bình đẳng ba đời. Tin biết các pháp, dục xứ, tà kiến thảy đều diệt tận. Tin pháp không đắm trước để lìa gốc si, vốn không thanh tịnh. Tin biết các pháp, tâm thường thanh tịnh, cũng không hưng khởi cấu uế khách dục, Tin biết các pháp không có quán kiến. Tin các pháp hộ... đoạn các hành. Tin pháp vô ngã để vượt qua vui mừng mê hoặc. Tin các pháp vô tâm, vô hình tướng, nên không bắt được. Tin các pháp hư ngụy như nắm tay không đem dụ trẻ con. Tin pháp không đối không có trên dưới, không chỗ lấy bỏ. Tin các pháp trống không, giống như cấy chuối, tin pháp tự do, như thường tịch tịnh. Tin pháp không thẩm xét, không trụ ba nơi, tin pháp hoàn toàn không, không có chỗ sanh ra. Tin pháp như hư không vì bình đẳng vô số.tin biết các pháp giống như Nê hoàn, thường tự tịch tịnh.
Như vậy, này hiền giả! Với người thế tục, hưng khởi lòng tin này. Ðó gọi là tạo niềm tin để gặp Phật pháp.
Lại nữa, này hiền giả! Người có niềm tin gặp được tên gọi Phật pháp. Ðó gọi là các pháp hoàn toàn không có sanh khởi.
Vì sao vậy?
–Vì không phải do sắc sanh ra, không sắc, không sanh, không tập hóa chuyển. Không phải thống tưởng, hành, thức, không phải thức khởi, không phải do mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Không khởi chuyển tập, không phải do thân khởi chuyển, không si mê hữu vô, không sanh lão tử. Vì có khởi hữu vô, như vậy gọi là gặp Phật xuất thế, không khởi có sanh, cũng không khởi có diệt.
Lại nữa, không khởi tập nơi không, diệt. Không nhờ chánh ý, không có tập chí ý mà gặp Phật xuất thế.
Nói tóm lại, cũng không nhờ ba mươi bảy đạo phẩm pháp, khởi hay không khởi tập, cũng không dùng tập vô sanh của đạo, không nhờ khởi huệ, cũng không diệt huệ. Chẳng huệ, không huệ, không có đối đãi mà gặp Phật xuất thế.
Ngay khi đức Phật nói về phẩm, nhờ đức tin mà gặp Phật xuất thế, Long Vương Vô Nhiệt, năm trăm thái tử đều được pháp Nhẫn Nhu Thuận. Bấy giờ đức Thế Tôn lại nói bài tụng:
Tín tâm được gặp Phật
Mà tập nơi bất sanh
Ai không phát tín tâm
Ðời không gặp được Phật
Tu tín là tối thượng
Ðạt đến Pháp thanh tịnh
Chất trực có báo ứng
Không chống trái việc tu
Tin tập các Hiền Thánh
Siêng tu, thường lễ kính
Tâm không có giãi đãi
Do tín này tạo ra
Siêng tu nghe ththuyết pháp
Ấm cái không thể động
Từ tín được đến đạo
Thực hành hạnh Nhu Thuận
Nhờ pháp được tiền của
Lại huệ thí tất cả
Giữ giới và phá giới
Hành tín nên thí đều
Hoan hỷ các người sân
Ðạo tâm không giãi đãi
Siêng cầu pháp đại thừa
Có tín, vui mọi nghười
Lìa hẳn đại cống cao
Chí thường tự khiêm hạ
Nơi ở không đắm trước
Lập tướng tín như vậy
Chí tín không tiếc thân
Trọn không tạo ác hạnh
Giữ thiện không nói dối
Ngôn, hành thường hợp nhau
Tin vui không giới hạn
Thích hành nơi vô tâm
Thân, miệng, ý thanh tịnh
Tập theo Thánh che chở
Có hạnh tín tâm tịnh
Thường được huệ dẫn dắt
Biết căn bản của thân
Cầu hỏi và nói ra
Ðẳng niệm nơi thất tài
Ðược lực, căn đầy đủ.
Lìa hẳn các tà kiến
Chí thường tập Ðẳng hạnh
Lễ bái có tâm vui
Kính thờ như thầy mình
Tâm chứa thiện, khiêm cung
Tri túc không thay đổi
Trong tâm thường vô niệm
Chí nguyện nơi đạo pháp
Có người chán sanh tử
Dẫn, chỉ đức vô vi
Giải thoát việc đang làm
Thường cầu tâm hoan hỷ
Mau lìa khởi đời này
Tu phạm hạnh không mõi
Nhớ nghĩ các chúng sanh
Cứu họ không mong lợi
Báo đáp ân đã thọ
Vui tín nên cần cầu
Không vui vì lợi mình
Không ghét người được cúng
Tâm nhân, nhẫn đầy đủ
Không nịnh, sống chất trực
Hành tín tự thấy được
Không nói lỗi sau lưng
Căn tịch tánh an nhiên
Chí ưa ở nhàn hạ
Trong tâm không huyên náo
Cố gắng làm (việc) ân hành
Nghịch ý mình không cãi
Chỉ biết, sửa lỗi mình
Cần cầu đủ giới hạnh
Chuyên tập nơi đạo định
Thích tín ưa hạnh vui
Tướng người tín như vậy
Ai vượt qua tục tín?
Thực hành và biết nó
Cùng pháp không tranh cãi
Ðiều Phật dạy thâm diệu
Thành tín, tin nơi không
Họ không có các kiến
Các pháp không có tướng
Không ý, lìa các niệm
Sẽ đoạn trừ các niệm
Hiểu rõ việt khứ, lai
Pháp vốn không chấp trước
Không có nơi thân tâm
Tín là pháp vô dục
Lìa ngã, nhân, thọ mạng
Người tin hiểu vốn không
Ðược đến chỗ bất nhị
Nó vốn không chứa nhóm
Thể vô như hư không
Chư pháp, tín cũng vậy
Liền đồng với pháp tánh
Bình đẳng qua ba đời
Chư Pháp không hữu lậu
Dục xứ cùng với tham
Ưa tin không thọ kiến
Các pháp không đắm trước
Nó vốn sáng thanh tịnh
Khách dục khó ngăn che
Tâm không hề đắm trước
Các pháp không thể thấy
Nhân duyên mà không khởi
Thường quán nơi hạnh cao
Không thọ chỗ sở đoạn
Không hiệp cũng không ly
Giải thoát, đồng không hiệp
Trạm nhiên, ý không khởi
Dối trá như cây chuối
Miệng nói vẫn tự nhiên
Không bỏ cũng không lấy
Các pháp không sở hữu
Cái thấy cũng không cần
Pháp thấy như hư không
Ðẳng duyên nhiều vô số
Các pháp như Nê hoàn.
Vốn không, không thể thấy
Tin thích mà thực hành
Hiểu rõ thân hư không
Ai có tín như vậy
Bồ tát và người phàm
Ðều sẽ được gặp Phật
Việc làm không có ác
Không vì tạo sắc hạnh
Ðược gặp Phật ra đời
Không sắc, không có chỗ
Không đến cũng không đi
Nơi sắc không sanh tâm
Không diệt cũng không trụ
Ðương lai không chỗ đến
Gặp Phật diễn thuyết pháp
Năm ấm cũng như vậy
Hóa tập, Chuyển vô sanh
Gặp Phật đang thuyết pháp
Huệ đạt các Bồ tát
Thân họ và hữu tình
Cũng tập nhờ vô sanh
Phật hiện nhờ vô sanh
Thường cứu kẻ đạo lạc
Si vốn không có sanh
Sanh tử cũng như thế
Duyên này như vốn không
Từ pháp mà có Phật
Không khởi không có sanh
Không diệt không có trụ
Nhờ đó, biết vô xứ
Xứ cũng không thể thấy
Nó cũng không tự sanh
Cùng Phật rộng thuyết pháp
Vô chí không có trụ
Ðó cũng do Phật chuyển
Các loài cũng như vậy
Phật chúng thuận như pháp
Loại ấy cũng khởi vô
Như Phật mà xuất hiện
Nếu ai làm như vậy
Phật hiện vì người ấy
Ưa tin đại chúng này
Thật không có hạn lượng.
7.PHẨM CHUYỂN PHÁP LUÂN:
Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các thái tử...
–Lại nữa, này các Hiền giả! Sao gọi là Bồ tát chuyển? Nếu có hiển bày tượng pháp như vậy, vị ấy thích nói câu nghĩa, thọ trì không quên để tu hành. Nếu các hữu tình không phát ý đại bi, vì hưng Phổ Trí, tùy thuận mong ước mọi người, nên mới thuyết pháp rộng rãi tuyên bố, chí không mệt mõi, vất bỏ lợi dưỡng, khuyến niệm thuận thời, thọ trì gìn giữ. Ðó gọi là Bồ tát chuyển pháp luân.
Lại nữa, nếu đức Như Lai đã chuyển pháp luân, nhưng pháp luân của ngài, hành tượng nhập đức, phân tích trình bày, không dùng khởi pháp cũng không diệt pháp, không dùng hành pháp của kẻ phàm phu hạ liệt, lại cũng không dùng pháp của Hiền Thánh để chuyển pháp luân.
Lại nữa, pháp luân ấy, không đoạn tuyệt nữa chừng, dứt hết thiện ác. Vị ấy nhờ vậy nên pháp luân không bị đoạn tuyệt.
Lại nữa, pháp luân ấy khởi lên do nhân duyên, chẳng khởi, không khởi, nhưng có sự chuyển vận. Vì lý do ấy nên pháp luân không sanh khởi.
Lại nữa, pháp luân ấy, không dùng mắt, sắc, tai, âm thanh, mũi, hương, lưỡi, vị, thân, cánh, tâm pháp, các tình mà chuyển, tùy theo hữu duyên chuyển, vì lý do ấy không có hai luân. Nếu có hai luân thì chẳng phải pháp luân.
Lại nữa, pháp luân ấy cũng không đắm trước. Quá khứ, đương lại, hiện tại mà chuyển. Ðó là không đắm trước luân.
Lại nữa, pháp luân ấy, không do ngã kiến chuyển, cũng không phải do nhân, mạng thọ nơi sở trụ, mà chuyển. Ðó gọi là không chuyển.
Lại nữa, pháp luân ấy, không do thức, hành tướng, diệt niệm mà chuyển. Ðó là Vô tướng chuyển.
Lại nữa, pháp luân ấy, không phải mong ước đối với dục giới, hình và vô hình giới mà chuyển. Ðó là Vô nguyện chuyển.
Lại nữa, pháp luân ấy, không chấp chúng sanh có sai khác mà chuyển.
Không trụ nơi hai pháp, đó là pháp phàm nhân và pháp Thánh giới. Là pháp Thanh văn, là pháp Duyên giác. Là pháp Bồ tát, là pháp của Phật. Vì vậy gọi vị ấy là vô dị (biệt) chuyển.
Lại nữa, pháp luân ấy không dùng pháp luân hữu trụ mà chuyển. Vì vậy, nên gọi là Vô Trụ Chuyển.
Tên của pháp luân thế nào?
–Này chư Hiền! Vì pháp luân chánh chơn chắc thật thường không hủy hoại vậy. Yếu nghĩa của chữ Luân bình đẳng ba đời, vì Luân không nơi chốn. Vì các tập kiến xứ do bình đẳng vượt qua, tịch mịch tịnh luân, thân tâm không đắm trước, không thể thấy luân. Vì ý thức xa lìa, nên không có khe hở của luân, không ở nơi ngũ đạo, xét kẻ về luân. Không có chân đế hiển hiện. Luân của sự thực hành tín tâm, bình đẳng giáo hóa chúng sanh, vì không lừa dối vậy. Luân bất khả tận, vì danh tự mà vô tự vậy. Luân của pháp tánh, bởi vì các pháp đều nương pháp tánh vậy. Luân chứa chân đế, vốn không chứa vậy. Luân hoàn toàn không, như bổn vô vậy. Không có luân làm ra, vì không có niệm lậu hoặc. Luân vô số vì dẫn đến chí Thánh. Luân như hư không, vì thấy rõ bên trong. Luân vô tướng, vì không niệm bên ngoài. Luân bất khả đắc, tu để vượt qua.
Lại nữa, này các Hiền giả! Ðức Như Lai dùng pháp luân này, chuyển vận các ý hành của chúng sanh. Chuyển mà không chuyển. Nó là bất khả đắc, vì pháp không có cái để xả.
Bấy giờ đức Thế Tôn khi thuyết phẩm Chuyển Pháp Luân này, Thiên, Long, Quỷ, người và các loại thần trong lòng hân hoan sung sướng, phát ra ánh sáng, tán dương pháp ấy của đức Như Lai. Ðồng thanh khen rằng: lành thay Thế Tôn! Thật là khó gặp, Như lai thị hiện, chuyển nói pháp luân này.
Người nghe phụng hành thì phù hợp với pháp luân. Pháp tên gọi là Chuyển Hư Không Luân. Các đức Phật quá khứ và đương lai cùng Phật hiện tại đều thờ pháp này mà thành. Nếu ai có lòng tin thì sẽ được độ thoát. Các ngươi thực hành pháp này, ta nói ngang bằng với Thế Tôn. Ta sẽ thay họ khuyến trợ cho các chúng sanh, để họ hưng khởi tâm này, muốn nghe phẩm Pháp Luân này. Người nghe nên cầu đạo yếu hạnh này, họ cũng không lâu được chuyển pháp luân.
Bấy giờ trong chúng nghe đức Phật thuyết như vậy, có một vạn thiên tử đều phát đạo ý Vô thượng chánh chơn, năm ngàn Bồ tát mau được pháp nhẫn.
Khi ấy đức Thế Tôn bảo các vị Hiền giả ấy rằng:
–Lại nữa này các Chánh Sĩ! Ai hộ chánh pháp, thọ trì chánh pháp, làm chánh pháp lớn mạnh, đó gọi là hộ pháp.
–Vì sao?
–Vì đối với vị hành giả ấy vĩnh viễn không bị hủy diệt, dù trời hay người đời, trọn không thể địch nổi vị ấy.
Bấy giờ Vô Ưu đến trước bạch đức Phật:
–Lại nữa, thưa Thế Tôn! Nếu vị chánh sĩ ấy dùng pháp như vậy mà được thành Tối Giác. Vậy vị vốn không có mê hoặc chăng? Lại nữa hình tượng các Chánh sĩ như vậy, nên cùng nhau ủng hộ. Sở dĩ ủng hộ là khiến cho các vị Chánh sĩ ấy mau phù hợp với pháp đại thừa này; các vị ấy đều hành như vậy được chuyển pháp luân. Lại hay có thể biết được pháp đại minh. Cho nên thưa Thế Tôn, ngài mới vì những người ấy dạy yếu pháp chính là ủng hộ họ, khiến cho họ phát đại thừa. Vì để hộ họ, khiến họ phát đại thừa. Vì để hộ hộ cho pháp sư an lạc, kính lễ, thuận nghe giới cấm.
Bấy giờ đức Thế Tôn khen ngợi con của Long Vương là Vô Ưu rằng:
–Lành thay! Lành thay! Này Chánh sĩ Vô Ưu! Các người phát đại thừa, vì các pháp sư, cho nên an tâm ủng hộ. Ðó gọi là hộ pháp. Vì các pháp sư làm chánh pháp lớn mạnh, hộ trì chánh pháp.
Lại nữa, này Vô Ưu! Người hộ chánh pháp có mười công đức. Những gì là mười?
Ðó là: Không có tự đại, hàng phục cống cao, thực hành cung kính, không có hạnh dối trá, siêng suy nghĩ, yêu thích pháp chí ưa tập theo pháp, chuyên ý tùy pháp, lành quán nơi pháp, ưa thích thuyết pháp, thích tu hành pháp, đến nơi nào cũng tùy thuận thuyết pháp. Ðó là mười hạnh nhờ hộ chánh pháp.
Lại nữa này Vô Ưu, có mười việc phụng sự để hộ chánh pháp. Những gì là mười?
–Nếu tộc tánh tử và tộc tánh nữ được nhe pháp sư đến, từ xa lễ bái, suy nghĩ ưa thích được phụng sự, pháp sư đến, liền kính yêu, cung cấp những nhu cầu ẩm thực, hộ trờ các việc, đi đến đâu cũng khiêm kính, thuận nghe theo lời pháp sư dạy để nói cho người đồng học, ngăn chặn người nói xấu, thường thích xưng tán, làm cho tiếng tốt của pháp sư được lan xa. Ðó là mười việc phụng sự để hộ chánh pháp.
Lại nữa, này Vô Ưu! Có bốn điều cần thi hành để hộ chánh pháp. Những gì là bốn?
–Dùng bút mực lụa trắng cung cấp cho pháp sư, dùng y phục ẩm thực, giường nằm thuốc mem cúng dường chúng Tăng, nếu theo pháp sư để nghe thuyết pháp, dùng tâm không dối trá để ngen ngợi, nghe rồi thọ trì, rộng nói cho người khác. Ðó là bốn việc cần thi hành để hộ trì chánh pháp.
Lại nữa, này Vô Ưu! Có bốn việc tinh tấn để hộ trì chánh pháp. Những gì là bốn?
–Ðó là cầu pháp tinh tấn, siêng rộng thuyết pháp, kính lễ pháp sư. Nếu có người hủy báng pháp, dùng chánh pháp và sự tinh tấn để hàng phục họ. Ðó là bốn sự tinh tấn để hộ trì chánh pháp.
Bấy giờ năm trăm thái tử của A Nậu Ðạt nghe đức Phật dạy như vậy, vui mừng hân hoan, ưa, thích vô lượng, đồng thinh thưa rằng:
–Những điều đức Như Lai đã dạy thất hay không gì bằng, đã giải trừ các hồ nghi của chúng con. Chúng con đều dùng cung điện và quan thuộc của mình dâng lên đức Phật, cung cấp những vật cần dùng, dùng tâm kính thuận để thưa lại rằng:
–Từ nay đức Thế Tôn, ân cần thọ hóa, mãi không mệt mõi, cho đến đức Như Lai sau khi đã nhập vô vi. Ðiều đức Phật đã dạy là biểu tượng của pháp báu. Chúng con phải cùng nhau kính thọ Phẩm Kinh quan trọng này, cầu mong thông đạt, khuyên nhau có gắng tu hành. Vì vậy thưa Thế Tôn! Chúng con xin hết lòng chí nguyện.
Lại nữa, nếu sau khi đức Như Lai đã nhập vô vi, chúng con đối với đức Thánh Tôn, ở tại đất nước mình, cùng nhau đồng tâm cúng dường xá lợi, hộ trì phụng thờ, lễ kính đến lúc không hiện hữu.
Bấy giờ Hiền giả Ca Diếp, bậc Kỳ túc, bảo các thái tử:
–Này các hiền giả, như chư vị nói là chỉ riêng mình quí vị muốn được cúng dường thân thần xá lợi của đức Như Lai. Những lời nói của qúi vị làm mất các gốc đức của chúng sanh, ngăn che sự thanh tịnh sáng suốt, làm mờ đạo chí hóa, nên mới nói như vậy.
–Vì sao?
–Vì đức Như Lai vốn đã phát nguyện, khiến lưu bố xá lợi giống như hát cải, vì các chúng sanh, rũ lòng đại bi, cao quí vị lại muốn cúng dường một mình?
Các chánh sĩ ấy liền trả lời hiền giả đại Ca Diếp:
–Thưa tôn giả Ca Diếp! Ngài đừng dùng trí hữu hạn của Thanh văn mà hạn chế trí huệ minh đạt vô cùng sâu xa của đức Như Lai.
–Vì sao vậy?
–Nếu đức Như Lai có Phổ Trí tâm, thấy tất cả nơi, ngài dùng thần túc, cảm động biến háo. Nếu ngià khởi niệm có thể khiến cho các cung điện của Thiên, Long, Quỉ thần ở ba ngàn đại thiên thế giới đều có thể hoàn toàn an trí xá lợi của Phật, khiến cho ai nấy cũng đều nghĩ rằng:
“Riêng ta cúng dường xá lợi của đức Như Lai, người khác thì không được”.
Lại nữa này tôn giả DiếpCa ! Nếu như đức Thế Tôn sau khi nhập vô vi, tùy tâm chúng sanh cung trí xá lợi.
Lại nữa, thưa tôn giả Ca Diếp! Nếu đức Như Lai ở nơi trời A Ca Nị Tra để lại xá lợi, giống như hạt cải, có thể làm cho ánh sáng chiếu khắp cõi trời ấy. Ðó là năng lượng cảm động, oai thần biến hóa của đức Thế Tôn vậy.
8.GIẢI QUYẾT CÁC NGHI NẠN:
Bấy giờ hiền giả Tu Bồ Ðề bảo rằng:
–Này các Tộc Tánh Tử! Vã lại đức Như Lai là có diệt độ chăng?
Thưa rằng:
–Thưa Tôn giả Tu Bồ Ðề! Ngay chỗ khởi sánh đã có sự diệt độ.
Tôn giả Tu Bồ Ðề hỏi:
–Này các Tộc Tánh Tử! Vậy đức Như Lai có sanh chăng?
Thưa rằng:
–Ðức Như Lai ngài vố không sanh, không sanh mà sanh.
Tôn giả Tu Bồ Ðề hỏi:
–Như như bổn vô, không sanh, chẳng sanh, hoàn toàn không sanh chăng?
Thưa rằng:
–Ðúng vậy, thưa tôn giả Tu Bồ Ðề! Sự sanh của đức Phật, như là bổn vô, nên không có sanh.
Tôn giả Tu Bồ Ðề nói:
–Sự sanh của đức Phật như vậy, thì sự việc thế nào?
Thưa rằng:
–Sự việc cũng lại như vậy, như như bổn vô. Sanh nơi vô sanh, vô vi diệt độ, cũng là bổn vô.
–Thưa tôn giả Tu Bồ Ðề! Không khởi mà sanh, diệt độ cũng vậy. Sự việc như vậy cũng là bổn vô.
Khi nói lời ấy, trong động, ao Vô Nhiệt hiện ra trong bông sen lớn, giốưng như bánh xe, số ấy vô lượng, có nhiều màu sắc dùng các báu ngọc danh tiếng để trng sức bằng ánh sáng. Ở giữa các hoa có một hoa sen lớn, màu sắc rực rỡ, hiện sự tốt đẹp lạ thường, bay vút lên cao.
Hiền giả A Na ở trong ao lớn Vô Nhiết thấy sự biến hóa lạ lùng như vậy, liền thưa hỏi đức Thế Tôn:
–Nay có sự biến hóa này, là ứng hiện điềm lành gì mà khởi lên sự cảm động như vậy?
Ðức Như Lai đáp rằng:
–Hãy thong thả, này A Na! Rồi sẽ tự thấy.
Ðức Phật mới nói xong, bõng từ phương dưới cho đến cõi Phật Bảo Sức, thế giới của đức Như Lai Bảo Anh, sáu vạn Bồ tát cùng Bồ tát Nhuyết Thủ bõng nhiên nhảy lên di chuyển cõi Năng nhân bay đến trong ao lớn Vô Nhiệt, tất cả đều hiện trên tòa sen lớn vi diệu.
Ðồng tử Nhuyến Thủ liện ngồi ở tào sen cao rộng.
Bấy giờ chúng hội thảy đều thấy rõ, ngạc nhiên, kinh hoàng, khi ấy A Nậu Ðạt và các Bồ tát Thích, Phạm, Trì Thế đều đến nhốm hợp, các chúng thảy đều chấp tay cúi đầu đảnh lễ. Ðồng tử Nhuyến Thủ lui ra, đứng trên hư không cùng cầm lọng giao lộ bằng ngọc báu.
Khi ấy đồng tử Nhuyến Thủ cùng các Bồ tát đều ngồi trên tòa sen cũng đồng thời nhảy lên hư không, cách mặt đất rất xa. Ở trên hư không ấy mưa những liên hoa tối diệu chưa từng thấy để cúng dường đức Như Lai. Từ trong pháp hoa có tiếng phát ra:
–Ðức Như Lai Bảo Anh thăm hỏi đức Thế Tôn, đi lại có được vô lượng tốt đẹp, cơ thể có được khẻo mạnh, thần lực có an toàn chăng?
Tiếng ấy lại nói rằng:
–Ðồng tử Nhuyến Thủ cùng các Bồ tát, sáu vạn người đòng đến Nhẫn Ðộ, đị đến ao sâu của Long Vương Vô Nhiệt để xem sự biến hóa cảm ứng ấy. Lại ưa thích nghe Long Vương hỏi về đạo Phẩm Trang sức để nhập vào sự nói pháp yếu, đã xin đức Thế Tôn rộng khuyến pháp ngôn, khiến cho mọi người có sự hoan hỷ.
Bấy giờ đòng tử Nhuyến Thủ và các Bồ tát từ hư không đi xuống, đều đến chỗ bậc Chánh giác, cúi đầu lạy đức Như Lai, hân hoan cung kính, đứng trước đức Thế Tôn.
Khi ấy bậc Thiện Sư bảo Nhuyến Thủ rằng:
–Ðồng tử đến đấy à? Vì mong ước điều gì mà cùng các Bồ tát lại đến đây?
Nhuyến Thủ bạch đức Phật:
–Thưa Thế Tôn! Chúng con ở yại thế giới Bảo Sức, cõi Phật Như Lai Bảo Anh, được nghe đức Như Lai Năng Nhân Chí Chân, rủ lòng thương xót đến mười phương chúng sanh, diễn nói pháp yếu này. Vì nghe pháp ấy, nên từ cõi kia, mới đi đến đây phụng sự lễ bái đức Thiên Sư, nhờ đó nên nghe được Như Lai giảng pháp.
Tôn giả Ca Diếp bạch đức Phật:
–Có phải các đại sĩ này ở gần cõi Phật Thế Tôn Bảo Anh thế giới Bảo Sức, rrồi bỗng nhiên đi đến đây chăng?
Nhuyến Thủ thưa rằng:
–Thưa vâng! Như tôn giả Ca Diếp khi nhập định, với năng lực thần túc phi hành cao điểm, cho đến lúc mạng chung, rồi diệt độ ở trong đó, nhưng vẫn không thể đến cõi ấy được. Vì cảnh giới của nước ấy rất xa vậy.
Ðức Phật bảo tôn giả Ca Diếp:
–Cõi ấy cách nơi đây trải qua sáu mươi hằng sa cõi Phật mới đến cõi Phật Như Lai Bảo Anh.
Tôn giả nói tiếp:
–Qúi vị từ cõi ấy đến đây thời gian bao lâu?
Ðáp rằng:
–Thật lâu như tôn giả tuổi cao, lậu tận, ý được giải thoát.
Tôn giả đại Ca Diếp nói:
–Thật chưa từng có. Quả vậy, này Nhuyến Thủ. Thần túc của các chánh sĩ đây là như vậy.
Nhuyến Thủ lại nói:
–Tôn giả tuổi cao, lậu tận, ý giải thoát thời gian lâu bao nhiêu?
Ðáp rằng:
Như trong khoảng khắc chuyển ý.
Lại nói:
–Tôn giả kỳ niên đã giải thoát chăng?
Ðáp rằng:
–Ðã giải thoát.
Nhuyến Thủ lại hỏi:
–Ai buộc tâm mình mà có sự giải thoát.
Ðáp rằng:
–Này Nhuyến Thủ, vì tâm có cột, mở, không phải sự giải thoát có mở, để đạt huệ kiến.
Hỏi rằng:
–Thưa tôn giả Ca Diếp, nếu tâm không cột cần gì phải mở?
Tôn giả Ca Diếp đáp:
–Biết tâm không cột thì đó là mở.
Hỏi:
–Thưa tôn giả Ca Diếp, dùng những tâm gì mà gọi là biết tâm? Dùng tâm quá khứ chăng? Hay dùng đương lai hay hiện tại? Tâm quá khứ đã diệt mất, tâm đương lai chưa đến, tâm hiện tại thì không dừng, vậy dùng những tâm gì mà biết tâm mình?
Ðáp rằng:
–Tâm đã diệt ấy, này Nhuyến Thủ, tức không có sự chấp trước của thân tâm.
–Này hiền giả! Tâm biết diệt chăng?
–Tâm diệt rrồi thì không thể biết được.
–Khi đạt đến đó hoàn toàn diệt hết tâm. Nó vĩnh viễn không có thân thức để được.
–Thất là bậc đại biện tài. Này đồng tử Nhuyến Thủ, chúng tôi thấp kém đâu có thể ứng đáp được những lời thượng biện.
Nhuyến Thủ lại nói:
–Vì sao, tôn giả Ca Diếp, tiếng vang há có ngôn từ chăng?
–Không, này đồng tử, nhân duyên khởi vậy.
–Không nói chăng? Thưa đại Ca Diếp, tất cả âm thanh giống như tiếng vang chăng?
–Ðúng vậy.
Nhuyến Thủ lại nói:
–Âm vang lời nói có thể đạt đến chăng?
–Không thể đạt đến.
Lại nói:
–Ðứng vậy, thưa đại Ca Diếp, Bồ tát xử dụng biện tài quyền xảo, không thể nghĩ bàn, cũng không đoạn tuyệt. Nếu trưởng lão hỏi từ kiếp này đến kiếp khác về cơ biện của Bồ tát thì khó mà cùng tận.
Bấy giờ tôn giả Ca Diếp bạch đức Phật:
–Cúi mong đức Thế Tôn gia bị cho Nhuyến Thủ, vì đại chúng này mà rộng giảng thuyết pháp, khiến cho các chúng hội mãi mãi được an ổn, khiến cho tất cả pháp yếu được rực sáng.
Khi ấy ở trong chúng có một đại Bồ tát tên là Trí Tích hỏi đồng tử Nhuyến Thủ rằng:
–Này đồng tử vì sao trưởng lão Ca Diếp tuổi cao, kỳ cựu mà lời nói khiếm nhược, thấp kếm như vậy? Sao gọi trưởng lão là kỳ niên?
Ðồng tử Nhuyến Thủ đáp:
–Vì trưởng lão là Thanh văn, cho nên biện luận không quả quyết.
Trí Tích lại hỏi:
–Có phải trưởng giả không biết phát tâm đại thừa chăng?
–Hoàn toàn không phải vậy. Chỉ vì trưởng lão chỉ dùng sự giải thoát của Thanh văn thừa.
Hỏi:
–Lại nữa, này Nhuyến Thủ, vì sao gọi là Thanh văn thữa?
Nhuyến Thủ đáp:
–Này tộc tánh tử, đức Thế Tôn tùy theo bậc Năng Nhân tùy theo các chúng sanh, lập ra ba thữa giáo, phu diễn thuyết pháp, có Thanh văn thừa, Duyên Nhất Giác thừa và đại Thừa Hạnh. Vì sao vậy? Do chúng sanh này, ý nhiều tham trước, chí khí hạ liệt, nên nói ba hạnh.
Trí Tích lại hỏi:
–Này Nhuyến Thủ, vì sao như không, vô tướng, nguyện, hoàn toàn không có hạn lượng. Sao lại giới hạn chỉ có ba thừa?
Ðáp rằng:
–Này Tộc Tánh Tử! Ðó àl các đức Như Lai xử dụng quyền xảo, nơi không, vô tướng, nguyện, không có hạn lượng. Vì các chúng sanh chấp trước giới hạn nên nói có hạn lượng, nhưng hoàn toàn không có giới hạn đối với người không giới hạn.
Hỏi:
–Lại nữa, này Nhuyến Thủ, chúng tôi có thể thối lui, để vĩnh viễn không còn chúng sanh tâm chí hạ liệt hội hợp.
Nhuyến Thủ đáp:
–Này các Tộc Tánh Tử, hãy kiên nhẫn, nên theo Long Vương Vô Nhiệt, để nghe trí huệ biện tài, và vô lượng pháp.
Kỳ lão Ca Diếp hỏi ngài Trí Tích:
Thế nào thưa Thánh sĩ, như cõi Phật Như Lai Bảo Anh, Ngài thuyết pháp thế nào?
Ngài Trí Tích đáp:
–Chỉ có một pháp vị, từ một pháp diễn xuất tiếng nói vô lượng pháp nghĩa, chỉ nói pháp bất thối chuyển của Bồ tát, luận về yếu hạnh thâm (tàng) áo của chư Phật. Từ đó giữ lấy giải thoát, không phải cách đúng xen tạp, nương nơi Phổ Trí, hoàn toàn không có sự giải thoát nào khác, hằng giải về lời nói thanh tịnh, thuần thục của Bồ tát. Những vị ấy hoàn toàn không có tâm khiếp nhược.
Bấy giờ A Nậu Ðạt hỏi Nhuyến Thủ:
–Nhân tôn Nhuyến Thủ đến đây để phụng sự Như Lai. Vậy có bao nhiêu hình tượng để quán đức Như Lai? Dùng sắc để quán chăng? Hay dùng Thống, tưởng, hành thức để quán đức Như Lai?
Ðáp rằng:
–Chẳng phải vậy. Lại hỏi: nói một cách tóm lược, đó là sắc khổ quán chăng? Hay Thống, tưởng, hành thức khổ quán chăng? Diệt sắc, thống tưởng hành thức để quán chăng? Dùng không, Vô Tướng Nguyện hành quán Như Lai chăng?
Trả lời:
–Chẳng phải vậy.
Lại hỏi:
–Có phải là dùng khứ, lai, hiện tại, tướng tốt, nhục nhãn, thiên nhãn, huệ nhãn để quán Như Lai chăng?
Ðáp rằng:
–Chẳng phải vậy.
Hỏi:
–Thế nào Nhuyến Thủ, dùng những tướng gì để quán Như Lai?
Ðáp:
–Này Long Vương! Quán đức Như Lai phải như đức Như Lai.
Lại hỏi:
–Này Nhuyến Thủ Như Lai là thế nào?
Ðáp:
–Như Lai là vô đẳng đẳng, sự bình đẳng bất khả kiến, vì ngài là vô song, không thể tỷ dụ, không trù lượng, không ai bằng, không thể so sánh, cũng không sắc tướng, ngài không có hình tượng, không hình, không ảnh, không danh, không tự, không nói, không thọ. Như Lai, Long Vương! Như Lai là như vậy. Nên quán như vậy để quán Như Lai. Cũng không dùng nhục nhãn, thiên nhãn, huệ nhãn để quán Như Lai.
–Vì sao vậy?
–Dùng nhục nhãn để thấy rõ. Nhưng Như Lai thì không tối, không sáng cho nên không thể dùng nhục nhãn để quán.
Lại nữa, thiên nhãn thì có tướng hữu tác, nhưng Như Lai thì bình đẳng vượt qua tất cả vô trụ, cho nên không thể dùng thiên nhãn để quán.
Lại nữa, huệ nhãn thì biết vốn vô tướng. Nhưng Như Lai thì đối với chúng hoàn toàn không có, cho nên không thể dùng huệ nhãn để quán.
Thế nào, Nhuyến Thủ là quán đức Như Lai để được thanh tịnh?
Ðáp rằng:
–Này Long Vương! Ai biết nhãn, thức, tâm không có khởi lại biết sắc, thức, tâm không khởi diệt. Ai quán như vậy là quán Như Lai, sẽ được thanh tịnh.
Bấy giờ các Bồ tát ở cõi Phật Bảo Sức của Như Lai Bảo Anh đến dự, được điều chưa từng có, thảy đều hoan hỷ, nói rằng:
–Thật là sự nhiệm mầu sung sướng. Các chúng sanh này khéo gặp đức Như Lai, nghe được Long Vương hỏi về Phẩm Giải quyết hồ nghi như vậy. Nghe rồi hoan hỷ tín thọ, không sợ, không hãi, không quái dị lại thêm thọ trì, đọc tụng, tuyên bố. Chánh sĩ như vậy, nên ở trong nhà huệ. Chúng tôi từ đức Thế Tôn Bất Không đến đây, được nghe về tượng pháp vô cực ách yếu này.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Pháp này nếu được lan đến tụ lạc, thôn ấp nào, nên biết nơi đó, đức Như Lai thường còn, trọn không diệt độ, chánh pháp không hủy hoại, đạo hóa thịnh vượng.
Vì sao vậy?
–Vì pháp phẩm này có thể hành phục ma quân, chế ngự các ngoại đạo.
Bấy giờ A Nậu Ðạt bảo Nhuyến Thủ:
–Ðồng tử Nhuyến Thủ là người khéo tu hành. Bồ tát này được nghe pháp ấy được thành Phật không khó, tự mình khuyết bộ, khuyến hóa người khác, chuyên cần với đạo không mệt mõi.
–Sao gọi là Bồ tát cần tu htiện hạnh?
Nhuyến Thủ đáp:
–Như vậy Long Vương! Như hạnh tham là không, hạnh thí cũng không, hiểu được như vậy gọi là Thiện hạnh. Nói tóm lại, không có giới cùng với giới, ôm lòng sân hận với lại nhẫn nhục, giải đãi, thối bước với tinh tấn, loạn ý với Nhất Tâm. Như sự ngu là không thì trí huệ cũng không. Ðối với những việc ấy bình đẳng, gọi là Thiện hạnh.
Lại nữa, này Long Vương! như sự dâm dục, nhuế nộ, ngu si là không. Sự không dâm dục, nhuế, si, cũng không. Như hạnh tham dự vào sự việc là không, sự không tạp loạn cũng không. Ðối với những hạnh ấy gọi là thiện hạnh.
Lại nữa, này Long Vương! Như tám vạn bốn ngàn là không, sự chánh chơn giải thoát của Hiền Thánh cũng không. Ðối vói những hạnh ấy gọi là Thiện hạnh.
Lại nữa, này Long Vương! Nếu có ba bậc minh. Hiền tu Bồ tát hạnh, không hành, không chẳng hành, cũng không thấy hành, không có hạnh mê hoặc, cũng không có niệm hành, lại không biết hành. Những hạnh như vậy gọi là Thiện hạnh.
Long Vương Vô Nhiệt hỏi Nhuyến Thủ rằng:
–Ðồøng tử Bồ tát hành thế nào đối với vô sở hành?
Ðáp rằng:
–Này Long Vương! Nếu lúc mới phát tâm hành Bồ tát đạo, đến lúc thành Phật, công đức đã làm, đều do việc làm đầu tiên, hạnh không sanh, hạnh không thọ xứ, hành không thủ xả, không có hạnh hiềm khích, lại nữa, hạnh không đắm trước, cững không hành chơn thật, không hành hữu hạn, cũng hành không mê hoặc, lại không hạnh dâm, hạnh vô sở tác, cũng không giũe hạnh, hành không suy xét, cũng không hạnh cùng tột. Ðó gọi là Bồ tát hành cái vô hành.
Nếu Bồ tát dùng hạnh bất sanh, vô hành, bất hành, được ba mươi bảy phẩm không có tạo tác, dùng trí huệ để giải thoát, vĩnh viễn giải thoát đối với sự giải thoát, không vượt qua hai bên, rõ biết bổn tế, mà vẫn không giữ sự chứng đắc. Bồ tát làm như vậy gọi là Bồ tát được nhẫn bất khởi. Hành như vậy gọi là Thiện hạnh. Khi nói lời ấy, ba vạn bốn ngàn Thiên, Long, Quỉ thần, Bồ tát hành giả được nhẫn vô tùng sanh pháp lạc.
PHẬT NÓI KLNH HOẰNG ÐẠO QUẢNG HIỂN TAM MUỘI
Quyển ba – hết.
--- o0o ---
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
|