2.PHẨM THỈNH NHƯ LAI:
Khi ấy A Nậu Ðạt tự mình cùng với các quyến thuộc, cúi lại đức Thế Tôn, quỳ gối chắp tay bạch đức Phật:
–Cúi mong Thiên Tôn, hạ cố oai thần, đi đến A Nậu Ðạt trí nơi ao lớn Vô Nhiệt, ba tháng để chúng con cúng dường Thánh Tôn, cùng các Bồ tát biện quả Thần thông với đệ tử Thượng Tôn, mong đức Phật thương xót chấp nhận sự thỉnh cầu của con.
–Vì sao vậy?
–Vì sự cúng dường của chúng con hướng đến bậc chí chơn Chánh giác, có thể phù hợp nghi thức của Như Lai chăng? Cúi mong được nghe đấng tịch tịnh thượng hóa dạy. Chúng con dùng pháp này để cúng dường. Chúng con suy nghĩ rằng được nghe lại tượng pháp như vậy, khiến tâm thường oan duyệt. Ðó mới là phụng thờ Tam bảo chăng?
Bấy giờ đức Thế Tôn không nhận sự thỉnh cầu ấy.
Long Vương lại thỉnh hai tháng, nhưng đức Như Lai vẫn không nhận. Long Vương lại thỉnh nữa tháng, đức Thế Tôn im lặng nhận lời.
Khi ấy Long Vương cùng với quyến thuộc tùy tùng, thấy đức Thế Tôn nhận lời, nên hân hoan sung sướng, liền sanh thiện tâm, nhiễu quanh Phật ba vòng, nổi mây, ùn sấm chớp, mưa phùng khắp mặt đất, bỏng nhiên trong khoảng khắc, họ đều bay về cung điện của mình.
Khi A Nậu Ðạt đến ngồi nơi chánh điện của mình, liền gọi năm trăm trưởng tử. Tên các trưởng tử là Thiện Nha, Thiện Thí, Thiện Ý, Thiện Minh, Năng Diệt, Tịch Tưởng, Cảm Ðộng, đại Oai, Cam Oai, Cam Quyền, Cam Ðúc, Phổ Xưng, Oai Dũng, Trì Mật, Nhãn Lực, Hành Tường...
Năm trăm trưởng tử như vậy thuở xưa đã trồng đạo Vô thượng chánh chơn rồi. Long Vương bảo họ rằng:
–Này các con, nay ta đã thỉnh đức Như Lai, bậc Vô Trước bình đẳng, Chánh giác và chúng Bồ tát, các để tử của ngài suốt trong nữa tháng. Ðức Thế Tôn Chánh giác đã duỗi lòng đại bi thương xót khởi lòng thương rộng lớn chấp nhận lời thỉnh cầu của ta. Vậy các ngươi nên một lòng, cùng nhau siêng năng, hết lòng cung kính đức Thế Tôn, Như Lai Chí Chơn, siêng nhớ Vô thường, mỗi người phải tịch tịnh, khiêm nhường, cung kính, ở đây chờ đợi đức Như Lai, cần phải xả bỏ tâm ý dâm dục và sự dục lạc của loài rồng, trừ bỏ tham, nộ, hại, lìa dục, sắc, thinh, hương, vị, vật trơn mịn.
–Vì sao vậy?
–Vì đức Thế Tôn nhờ vô dục mà được An lạc, tốt đẹp, nhân từ, tao nhã, suy xét rõ ràng, tùy thuận điều phục, tịch tịnh, hiển lộ đầy đủ các đức, có thị tùng vây quanh, vô lượng nghi dung, đều nhờ giới yếu chân chính của chư Phật mà có. Vì vậy, các ngươi trong nữa tháng này không vào được cung điện, phải trừ bỏ ý niệm dâm, nhuế, ngu si.
Lại nữa, khi đức Như Lai tuyên giảng chánh pháp, chắc chắn có Bồ tát Thần thông, Thích, Phạm, Thiên tử trì thế túc tịnh ở các phương khác đồng đến dự hội.
Các ngươi phải siêng nhớ nghĩ, tập hợp các hiền thần, nghiêm túc rực rỡ, chớ có làm biếng, để các hội chúng, thấy xong vui mừng nhảy nhót. Ðó mới là chánh chơn cúng dường đức Như Lai.
Khi A Nậu Ðạt đã ra lệnh xong, liền vì đức Như Lai, trong ao Vô Nhiệt, dưới núi Tuyết sơn, hóa làm một tòa tịnh lưu ly, thật hoàn hảo, cao rộng đến tám trăm do tuần, rất đặc thù, kỳ lạ, chung quanh cao đẹp, đặt tám vạn bốn ngàn tạp bảo, cây báo, xen kẻ, dùng các vật trân bảo để trang sức, có ánh sáng đẹp, trăm sắc tinh vi rực rỡ, tỏ ra hương thơm, ở giữa các cây hóa làm tám vạn bốn ngàn nhà bảy báu, các ngọc báu chiếu sáng thật đẹp, không có gì sánh bằng, đặt mười vạn giao lộ, trướng thêu, xâu các ngọc xích trân châu đẹp lạ lùng thòng xuống. Ở trên các điện thượng có tòa sư tử gồm cả thảy tám vạn bốn ngàn, đều rộng lớn, trải lên trên sàng tọa những tấm dạ đủ màu, tuyệt đẹp vô giá. Ðặt các giao lộ, xen kẻ các báu. Ở trên điện đường có hai ngàn thể nữ loài rồng, hình sắc tuyệt diệu, dáng vẻ đẹp vô cùng, sắc mặt đẹp như hoa, miệng tỏa mùi hương thơm, tay cầm tạp hoa, hương bột hương xoa, tấu các kỹ nhạc, ca vịnh công đức của Phật, làm cho chúng hội vui vẻ. Ở trên hư không, hóa làm lọng báu, bao trùm cả ngàn do tuần. Châu ngọc chạm trổ trong lọng báu ấy có vô số màu sắc, treo phướn làm bằng lụa đẹp, giữa phướn lụa ấy treo các linh báu, phong cảnh điều hòa, âm nhạc du dương.
Khi Long Vương đã dọn món ăn trăm vị, chuẩn bị đã đầy đủ, thần biến đã xong, cùng với quến thuộc, cung kính vòng tay, hướng về đức Phật, quỳ gối, từ xa thưa đức Thế Tôn, với ý cung thỉnh, dùng bài tụng để ngợi khen:
Kho huệ, trí lớn, tích lũy đức.
Huệ đạt, không đắm, khéo dãn chúng
Huệ lớn lan khắp không chướng ngại.
Huệ thượng tối lực giáng thần quang
Huệ rõ tâm hành chỉ đại nhân
Nếu quán chúng sanh loại mười phương
Thần tôn tối thượng nhận con thỉnh
Nhớ nghĩ xót thương, đúng thời đến
Tri túc không tham, sống giản dị
Phước tốt, thảm xét Thánh đạo sư
Hành thiện, tin thật, biết ý chúng
Thời tiết đã đến xin hạ cố
Ðức ngài vang khắp hạnh bằng vua
Làm bạn không thỉnh cùng niệm khắp
Chí nhân, thanh tịnh như hư không
Con chuẩn bị xong, chờ thần tôn.
Oai ngụ mười phương, cứu giúp đời.
Phật sự mười tám đều đồng có
Ðộ chúng đứng đầu, hạnh từ bi
Nguyện ngài cùng chúng, thời đã đến
Sắc diệu đoan chánh, thân tướng đẹp
Ngọc đẹp các thứ, hoa trăm màu
Tâm ngài hoan hỷ huệ thí pháp
Ðại nhân đạo sư xin biết thời
Tiếng phạm thanh tịnh như sấm xét
Loan phụng reo mừng sư tử bước
Ðầy đủ diệu âm ai cũng thích
Mọi người hy vọng được nhìn thấy
Ba ngàn cõi pháp không đâu bằng
Không ai biết được tâm Như Lai
Thánh tôn thấy rõ hạnh chúng sanh
Việc tu, thường đúng thời mới dạy
Biết lúc phổ độ, ngài quyền hóa
Rõ biết chúng sanh có Thánh thệ
Xét rõ hành động bằng mắt sáng
Thần oai đầy đủ nguyện chiếu soi
Chúng sanh thảy đều rất khát ngưỡng
Thập lực, sức mạnh, oai, không mạn
Ðức đại nhân hùng dũng như thế
Tánh Thánh xót thương hơn thế nữa
Hổ thẹn, đầy đủ đức tối thượng
Nến cứu vướt chúng sanh vô biên
Thầy bạn vô song cùng cứu đời
Lòng thương giáo hóa vô số rồng
Ở đời, oai đức rộng cứu tế
Biết rõ các hành nên như ý
Khai mở chỉ đường, chỉ Thiên Tôn
Thần túc nhẹ nhàng xin đến dự.
Bấy giờ đức Thế Tôn biết A Nậu Ðạt thỉnh nguyện, vì thời gian đã đến, ngài liền bảo các Tỳ kheo, đắp y, ôm bát đi phó hội.
Long Vương Vô Nhiệt quỳ gối từ xa thưa rằng:
–Chư tôn đã chấp nhận con cúng dường nửa tháng, vậy Bây giờ xin chư vị quang lâm.
Bấy giờ tám vạn bốn ngài Bồ tát, đều là những bậc đại thần thông, đức đầy, quả mãn, hai ngàn đệ tử cũng là bậc thần túc tối thượng, tùy tùng, nhiều quanh đức Thế Tôn rồi ra đi.
Ðức Như Lai chí chơn từ đảnh Thứu Sơn, bỗng nhiên bay lên hư không, dùng thần lực mà đi, như sắc tượng ngài, thân phóng ra vô số trăm ngài ánh sáng, chiếu khắp ba ngàn đại thiên cảnh giới, chỗ nào cũng rực sáng.
Chư thiên của dục giới và sắc giới đều thấy đức Thế Tôn, phát ra vô số áh sáng, bay lên hư không tự bảo nhau rằng:
–Ðức thần tôn đi đến chỗ vua Vô Nhiệt, sắp đem pháp giáo hóa, diễn nói pháp sâu xa rốt ráo. Vì vậy nên mới có đại chúng vây quanh.
Ngay trong nữa tháng ấy, nhiều chúng chư Thiên, số đến trăm ngàn, được thấy đức Thế Tôn và được nghe thuyết pháp. Họ lại được xem thấy sự cảm biến trang nghiêm do vua vua Vô Nhiệt tạo ra, nên khiến đức Thế Tôn du hóa.
Khi ấy các Thiên tử ai cũng phát sanh ý nghĩ cúng dường đức Như Lai, hoặc muốn rải hoa, hoặc mưa danh hương, hoặc tấu nhạc trời để ca ngợi đức Phật, hoặc lại cầm tràng phan dù lọng, lụa năm nàu đi theo đức Như Lai. Tthan đức Thế Tôn chiếu sáng rực rỡ, hơn cả mặt trời, mặt trăng, tinh tú tịnh sắc và ánh sáng của chư thiên, oai thần của đức Thánh Phật chiếu sáng vô lượng, căn, định tịch tịnh, du hóa A Nậu Ðạt tường Thích, Phạm, Tứ Thiên, các thứ oai biến, phụng kính, hầu hạ theo sau đức Như Lai.
Bấy giờ Thánh tôn đến dưới Tuyết Sơn, đứng phía bên hữu, liền bảo hiền giả Ðại Mục Kiền Liên:
–Ngươi hãy đến cung điện chỗ ở của vua Vô Nhiệt, bảo rằng: đức Như Lai đã đến, đúng lúc mời ngài vào. Khi ấy hiền giả Ðại Mục Kiền Liên vâng theo thánh chỉ, bỗng bay vào ao lớn Vô Nhiệt hiện nơi hư không, các mặt đất bảy tượng, hóa thân giống như vua Kim Sí Ðiểu, đứng trên cung điện Long Vương A Nậu Ðạt, liền bảo Long Vương rằng: đức Như Lai đã đến.
Các Long chúng và các thể nữ... không ai mà không ngạc nhiên hoảng sợ, lông trong người dựng đứng, chạy trốn bốn hướng, cùng bảo nhau rằng:
–Ao này từ xưa không có chim Kim Sí Ðiểu, vậy chim này từ đâu đến?
Khi ấy A Nậu Ðạt bảo các người trong cung, thái tử, quyến thuộc, an ủi rằng:
–Các ngươi hãy A Nậu Ðạt tâm, đừng hoảng đừng sợ, đó là hiền giải Ðại Mục Kiền Liên vâng lời đức Như Lai nên hiện thần biến ấy. Hiền giải Mục Kiền Liên đến đó bảo xong, trở về chỗ đức Thế Tôn.
Khi ấy, A Nậu Ðạt cùng với các người con, thần dân, phu nhân, thể nữ, toàn thể người lớn nhỏ trong cung cùng vây quanh, họ đều dâng hoa đẹp và hương bột thơm và các thứ hương thoa, phướn, lọng, tràng phan, các thứ xướng kỵ, hòa điệu nhịp nhàng, đi đến nghinh rước đức Chánh giác.
Bấy giờ đức Thế Tôn với các Bồ tát và các đệ tử, thiên, Long, tôn thần vây quanh, cùng đi đến cung điện Vô Nhiệt, nơi đặt sẵn các tòa cao rộng. Ðức Như Lai đến ngồi, liền ngồi vào tòa sư tử cao rộng ấy. Tiếp theo là các Bồ tát , sau đó là các chúng đệ tử đều ngồi an tọa.
Khi ấy Long Vương xem thấy đức Thế Tôn và các Bồ tát, chúng hội đệ tử an tọa xong, trong lòngg hân hoan vui sướng vô cùng, liền cùng mọi người trong cung, tự tay bưng dọn những món ngon bổ hơn thế gian, mời dâng trăm thứ hào soạn có hương vị trời,dùng để cúng Phật. Ðệ tử và các chúng hội, để mọi người đều no đủ.
Khi đức Thế Tôn Bồ tát và các đệ tử đã thọ trai xong, liền rửa bát, mọi việc hoàn tất, lúc ấy A Nậu Ðạt liền thưa đức Như Lai xin ngài thuyết pháp.
Bấy giờ đức Thế Tôn, sau giờ ngọ, liền thiền định dậy, ngồi ngay thẳng thuyết pháp. Các chúng hội đến dự ngót cả ngàn do tuần, từ khắp nơi đến, đứng đầy hư không, không có kẻ hở, trời, rồng, quỷ thần, và người chẳng phải người, vây quanh đức Thế Tôn Chí Chơn Chánh giác. Mọi người trong hội thảy đều vui muèng.
5.PHẨM HẠNH VÔ DỤC.
Bấy giờ Long Vương với nhan sắc hân hoan đến phía trước quỳ gối lại bạch đức Phật:
–Cúi mong đức Thế Tôn thuyết pháp cho chúng hội này được nghe, khiến cho tất cả thoát khỏi sanh tử, vĩnh viễn trù bỏ các khổ do sự chấp vào tướng năm ấm, hành vi trần lao, mê mờ cấu uế, khiến cho chúng con mãi mãi không còn ý tam độc trói buộc và các chúng loài rồng vứt bỏ sự tà vạy u tối ẩn nấp trong tâm ý họ, đạt đến chí thiện, khiến cho ai nấy đều vui mừng, tu hạnh Bồ tát sâu xa, sau này đức Như Lai hoặc còn tại thế hay đã diệt độ mất, hãy khiến cho chúng con ở tại đất nước mình, hộ trú chánh pháp.
Bấy giờ đức Thế Tôn khen ngợi Long Vương:
–Lành thay! Lành thay! Này A Nậu Ðạt! Hãy lắng nghe nghĩa này cho kỹ, siêng năng nhớ nghĩ, để tuyên bố chỉ bày mọi người, ta sẽ nói cho, khiến chúng hội này nhiều người thoát khỏi tội khổ, nhổ gốc tập tưởng, nghi ngờ trong tâm, khiến cho họ hiểu được Phổ Trí để thoát khỏi ba cõi.
Khi ấy Long Vương thưa rằng:
–Lành thay! Thưa Thế Tôn! Mong ngài thuyết giảng, chúng con xin cúi đầu thọ lãnh.
Bấy giờ đức Thế Tôn bảo Long Vương:
–Có một pháp hạnh Bồ tát nên làm thì trời, người hết sức cung kính. Pháp đó là gì? Ðó là chí tu phát sâu xa để thực hành vô dục.
–Sao gọi là tu pháp sâu xa để thực hành vô dục?
Như vậy, Long Vương, Bồ tát y thuận vào nhân duyên, không lìa ranh giới của hai kiến, người biết có và không, thấy được các pháp, vì chấp vào nhân duyên, không thấy có pháp, không do duyên sanh, kẻ ấy nghĩ rằng: Pháp tựa nhân duyên, vì không nương vào duyên, nên không nương vào ma. Người nương vào duyên, kẻ ấy không nói “Tôi” cũng không nói “Ta”.
Vã lại, pháp dựa vào trong duyên nên không có “ngã” và “ngã sở”, cái dựa vào duyên thì không có chủ, cũng không chấp thủ. Ai theo thuận duyên, hiểu rõ sanh khởi, mau đạt được ý niệm bốn y.
–Sao gọi là bốn?
–Ðó là y vào nghĩa cùng tột, không còn y vào văn, y vào huệ hành, y vào thức niệm, khi kinh thuận nghĩa, không y vào phàm duyên, y niệm vào pháp mà không y vào người.
–Sao gọi là nghĩa? Những gì là huệ? Sao là thuận nghĩa? Sao là niệm pháp?
Nghĩa tức là nghĩa của không, không nhận vọng tướng là nghĩa của vô tướng, không chấp vào niệm thức, là nghĩa vônguyện, không chấp vào ba cõi là nghĩa vô số. Không chấp vào pháp số.
Vã lại nghĩa ấy, đối với pháp, phi pháp vốn không có hai, âm thanh là vô đắc, niệm tưởng là vô niệm, với pháp xứ thì vô trụ. Vì vô nhân nên thọ mạng, âm thanh ngôn ngữ là vô sở hữu.
Vã lại, là nghĩa, pháp nghĩa ấy là nghĩa vô dục.
–Sao gọi là Bồ tát hành pháp nghĩa?
Ðó là nghĩa không có sắc của con mắt, tiếng của lỗ tai, hương của mũi, vị của lưỡi, xúc của thân, pháp của tâm. Không sanh sắc nghĩa, không giảm sắc nghĩa, không vì nghĩa của thống, tưởng, hành, thức, cũng không có nghĩa hành thức sanh diệt, cũng không có nghĩa muốn sắc vô sắc, cũng không có nghĩa muốn về sắc và vô sắc sanh diệt, cũng không có nghĩa của ngã, cũng không có nghĩa ngã kiến, nhập kiến, không có nghĩa nhập, cũng không có nghĩa chấp vào nhân kiến nhập, cũng không chấp vào nghĩa có thân Phật, cũng không có nghĩa chấp vào chữ Pháp. Không tính số thực hữu chấp vào nghĩa, cũng lại không có nghĩa chấp thí, giới, nhãn, tấn, định, trí, hiểu nghĩa nhập tất cả các pháp. Ðó gọi là Bồ tát làm pháp nghĩa, nhờ theo nghĩa này mà không thối chuyển. Ðó gọi là nghĩa.
–Sao gọi là Huệ?
Ðó là: Khổ không sanh huệ, tập không niệm huệ, tận hết các huệ, Ðạo không chí huệ, nơi huyễn pháp của ấm, các tánh pháp tánh mà không hủy hoại huệ. Ðói với các tình, không thủ là huệ, hiểu nhập các pháp, rõ biết chúng sanh, căn đầy huệ đủ, chí niệm không quên, với các chánh ý, bất ý vô niệm, với các đoạn ý là thiện và bất thiện, với các thần túc, thân tâm phát huệ.
Lại nữa, với các căn rõ biết huệ nặng, nhẹ, đối với các ý, biết các pháp huệ, nhưng đối với các lực, đã điều phục huệ, nhưng đối với các lực đã điều phục huệ. Ðạo là vô số đối với huệ diệt tịch, quán huệ biện pháp khởi thảy không sanh huệ, đến không chí huệ, ở giữa không trụ huệ, với thân là giống như huệ.
Nói dùng huệ hưởng là, tâm huệ pháp huyễn. Ðó là Bồ tát rõ biết huệ trí.
Lại nữa, sao gọi là thuận đạo nghĩa kinh?
–Nhờ nhân duyên này pháp sanh, mà hành giả diệt được ngu si, diệt được lão tử, vô ngã. Nhưng đối với vô ngã, nhân và thọ mạng, hiểu rõ về các vật. Nếu Như Lai có ngã đều chẳng phải là chơn pháp. Song đối với ba giải thoát môn, bình đẳng với ba đời, cầu ba vô trước. Ðó là các pháp thấy nó hoàn toàn vô sanh. Quán rõ, người hiểu biết được diệt ly hết tình cảm thế tục.
Bồ tát đạt đến trí huệ cứu cánh nên đối với các ý niệm mà không nghi hoặc, nhận được hạnh này gọi là thuận nghĩa.
–Sao gọi là như pháp?
Nếu các đức Như Lai xuất hiện hay không xuất hiện thì pháp thân vẫn thường trú. Ðó gọi là Như Lai. Như như vốn không, mà không tăng giảm, bất nhị, vô nhị, chơn tế pháp tánh, gọi là như pháp. Không hủy hành báo, không hành pháp báo, gọi là như pháp.
Người đại thừa nhờ lục độ được vô cực (Ba la mật). Duyên Nhất Giác Thừa nhờ nhân duyên mà giải thoát. Thanh văn thừa nhờ âm thanh mà giải thoát. Ðó gọi là như pháp. Bố thí được đại phước, giữ giới được sanh thiên, nghe nhiều được trí nhiều, định niệm được giải thoát. Ðó gọi là như pháp.
Vì không tu hạnh đó nên có sanh tử, tu hành thuần thục thì được vô vi. Ðó là như pháp.
Kẻ ngu dùng sức mạnh của dục, kẻ trí dùng sức mạnh của huệ. Ðó gọi là như pháp.
Tất cả pháp ấy đều nương pháp tánh. Như vậy, này Long Vương! Chúng nương nhân duyên mà sanh khởi. Như vậy cần phải có được ý nghĩ về bốn chỗ nương tựa.
Vì y vào nhân duyên, nên mới không y đoạn chấp hữu vô. Ðó gọi là người nào thấy nhân duyên khởi là người ấy thấy các pháp, ai thấy Pháp, người ấy thấy Như Lai.
–Sao gọi là nhân duyên?
Này Long Vương! Bình đẳng khởi, vô khởi đối với pháp và phi pháp. Bình đẳng mà không đắm trước, vã lại Như Lai cũng không chấp vào pháp duyên khởi, cũng không có khởi, pháp bất khả đắc. Người biết được pháp ấy gọi là Như Lai.
Với nhân duyên khởi, dùng huệ nhãn thấy được, huệ nhãn thấy được gọi là thấy các pháp. Người thấy các pháp, đó là Như Lai. Ðó gọi là ai thấy được nhân duyên khởi thì thấy pháp, ai thấy pháp thì thấy Như Lai.
Lại nữa, Như Lai nhờ pháp thấy pháp.
Như vậy, này Long Vương! Nếu dùng pháp này hành ứng này để giải thoát người đó gòila Bồ tát không có dục hạnh.
Này Long Vương! Vã lại, Bồ tát vô dục không làm theo thói quen của dục, vui thích việc hiền thánh, bỏ điều không phải hiền thánh, siêng năng, ưa thích chứng vào dòng hiền thánh, rộng khiến các huệ, vì pháp tác chứng, tu sự nghe nhiều, chí nhớ không quên, không xả giới thân, trí thân không nghiên ngữa, định thân bất động, đối với huệ thân được pháp kiên trụ, giải thoát huệ kiến, thân kiên cố khó chuyển. Nhờ đó giải thoát huệ kiến vậy.
Lại nữa, này Long Vương! Bồ tát vô dục, được vô số chánh pháp độ nghĩa của Phật, cũng có đầy đủ vô số yếu nghĩa của chư Phật, lại được quả biện tài của chư Phật, được thông vô lượng thần túc của chư Phật. Nhân đó đưa đến vô số quyền giải (hiểu biết quyền xảo) của chư Phật vào khắp vô lượng hạnh của chúng sanh, vượt qua vô số quốc độ chư Phật, nhờ đó thấy rõ vô số trăm ngàn đức Như Lai, nghe được vô số các pháp, được vô số nghĩa, đạt vô số trí, hiểu vô số hạnh, độ vô số chúng.
Như vậy, này Long Vương! Bồ tát vô dục thường nên thanh tịnh để tiêu hết các ô uế, công đức vô lượng, tự do không có đắm trước đối với ba cõi. Vì sao vậy? Vì vô dục ấy từ tâm sanh ra. Có ba việc từ tâm sanh ra. Những gì là ba? Ðó là từ tâm dục sanh ra, từ tâm ái sanh ra, từ tâm sanh khởi.
Lại có ba thứ sanh: quán nơi sanh khởi. Lại quán sự sanh khởi. Lại quán sở hành, quán tâm vô xứ.
Lại có ba sanh: diệt tịch chuyên nhất, hiểu rõ nơi quán như pháp tùy hành.
Lại có ba sanh: Ðức đủ nhân điều, dùng làm tịch tịnh, từ hạnh chuyên cần sanh.
Lại có ba việc: Từ nơi hạnh ngay thẳng, không có dua nịnh, nhân từ điều nhẫn.
Lại có ba việc: không đắùm chìm nghi ngờ, thuận theo thiện, không thô tháo, chỉ đủ sống đơn giản.
Lại có ba sự: Từ không sanh, lại từ vô tướng, cũng từ vô nguyện.
Lại có ba việc: từ tâm sảnh ra các pháp Vô thường, từ tâm sanh ra, các pháp đều khổ cũng do tâm sanh.
Lại có ba việc từ tâm sanh ra: các pháp vô thường, các pháp vô ngã, diệt tận vô vi, đều từ tâm sanh ra.
Như vậy này Long Vương! Bồ tát đẳng diệt, cũng do tâm sanh. Ðó là các vị ấy không bỏ Phổ Trí tâm, thức hành bình đẳng với tất cả. Vì lòng đại từ, nên không bỏ chúng sanh, vì lòng đại bi nên không nhàm chán sanh tử. Vì lòng đại hỷ nên bình đẳng xa lìa sự mừng, giận. Vì lòng đại hộ nên có huệ thí mà không mong báo đáp, vì các giới học, hạnh, đức nghĩa đầy đủ, nên bên trong tránh được lỗi của mình, không nói chuyện dở kẻ khác. Hay nhẫn chịu các hạnh bất thiện của chúng sanh. Muốn khiến cho người khác kiên cố như kim cương, hiện tập các điều thiện là gốc của các đức hạnh, không tiếc thân mạng, được đạt đến tất cả định chánh thọ, tâm không mệt mõi, không vì chánh thọ mà có sở sanh, hiển trí, dùng quyền xảo tùy thuận chúng sanh, dùng huệ chơn thật, độ các chí thoát. Người muốn đạt được Thanh văn thừa. Duyên giác thừa thì niệm rõ Phật pháp, cầu các Phật pháp. Vì hay nhẫn khổ, nên rộng thuyết pháp, với các lợi dưỡng, cung kính mà khinh thường vất bỏ, chí đủ, không nhàm chán các tướng đức hạnh, đầy đủ trí huệ, học rộng nghe nhiều. Vì học tập theo thiện hữu, nên gặp thiện tri thức, vì khiêm kính nên được hạnh khiêm cung, vì hàng phục tâm tự tại nên chế ngự được tâm tự tại. Vì chí hạnh đầy đủ, nên ý hạnh đầy đủ. Vì không có dua nịnh nên xa lìa dua nịnh. Vì nói và làm phù hợp nhau, nên không khinh thường. Vì tu hành thành tín nên nói lời chơn thật. Vì lìa các sự lừa dối nên diệt trừ lời nói dối, vì để sanh tâm thành tín, nên tâm phải thành tín.
Như vậy, này Long Vương! Nếu có Bồ tát nào sanh tâm này, gọi đó là vô dục.
Lại nữa, này Long Vương! Bồ tát vô dục thì mà không thể tự tiện hạn chế, vì sao? Vì Bồ tát ấy tương đương với sự vô hạn, cũng không làm pháp hữu hạn.
Sao gọi là pháp hữu hạn?
–Dục, dâm, nhuế, si là pháp hữu hạn. Bồ tát đối với chúng không có đắm trước. Vì vậy mà gọi Bồ tát là vô hạn. Thanh văn thừa, Duyên giác thừa đều là hữu hạn. Bồ tát trụ nới Phổ trí tâm, nên ma hoàn toàn không thể hạn chế tiện lợi.
Như vậy này Long Vương! Có hai việc ma, Bồ tát cần phải biết rõ, cũng phải xa lìa.
–Sao gọi là hai việc?
Ðó là đối với thầy bạn không có tâm kính trọng, mà tự đại, cống cao, khinh người. Ðó là hai việc.
Lại có hai việc của ma: đó là bỏ tạng lục độ ba la mật của Bồ tát, tâm trở lại ưa thích làm việc của Thanh văn và Duyên giác.
Lại có hai việc. Sao gọi là hai? Ðó là không có trí tuệ mà muốn làm việc quyền xảo, cùng các chúng sanh đạo lạc, vọng kiến, ưa thíh sống gần.
Lại có hai việc: nghe ít, trí kém mà tự cho là đạt đến trí huệ. Tuy có thông hiểu rộng rãi mà lại tự đại.
Lại có hai việc: đức độ ít ỏi, mà mong được tôn quý. Hoặc tu đức hạnh lại thích tiểu thữa.
Lại có hai việc: không hộ chánh pháp, không độ chúng sanh.
Lại có hai việc: chí không thích học tập theo các Bồ tát và cu hội với chúng có trí sáng thông đạt. Chuyên làm việc bài báng các Bồ tát thanh cao, chủ tâm nhiều lần khởi tâm ngăn che, trở ngại pháp sư, lại làm sự chướng ngại sự giáo huấn của thầy, lại nhiều dua nịnh.
Lại có hai việc của ma: bỏ các gốc đức, tâmcó điều vô đức.
Lại có hai việc: tuy ở chỗ A Nậu Ðạt nhàn nhưng vẫn hoài tưởng ba độc, tâm thường náo loạn, nếu du hành trong thôn ấy, có tâm tham lợi.
Lại có hai việc: vì loại phi nhân, nói pháp thâm yếu, với người cần thuyết pháp thì lại không thuyết.
Lại có hai việc: không biết việc của ma, xa lìa Phổ trí ý thường thác loạn.
Như vậy, này Long Vương! Sắc tướng các việc của ma là như vậy. Bồ tát vô dục vĩnh viễn không có các việc ấy.
Lại nữa, này Long Vương! Nếu có Bồ tát tu hành thanh tịnh thì phải vô dục, phát đạt đến mười sáu đại lực của Bồ tát. Nhờ các lực này, nên hàng phục, chế ngự chí mình, để hóa độ chúng sanh.
Sao gọi là mười sáu đại lực của Bồ tát?
–Ðó là chí lực, ý lực, hành lực, tàm lực, cường lực, trì lực, huệ lực, đức lực, biện lực, sắc lực, thân lực, tài lực, tâm, lực, thần lực, hoằng pháp lực, hàng phục chư ma lực, Bồ tát vô dục được mười sáu đại lực này.
Sao gọi Bồ tát là chí lực?
–Như vậy, nầy Long Vương! Bồ tát chí lực có thể quán sát tất cả tổng trì do chư Phật nói ra. Ðó gọi là Chí lực.
Ý của Bồ tát này tương ưng với hành của chư Phật, đối với các chúng sanh mà không bị hoại trừ chướng ngại, đó là ý lực.
Có thể đạt đượ âm thanh nói ra, hiểu rõ các nghĩa. Ðó gọi là hành lực.
Lìa các việc ác, khởi các pháp đức. Ðó gọi là tàm lực.
Gặp tất cả những tai nạn, vẫn không làm điều phi pháp. Ðó gọi là cường lực.
Dù có ức ngàn ma binh chúng vẫn không dám làm chống lại. Ðó là trí lực.
Thông đạt trì pháp,tuyên thị đẳng học, mà không làm cho quên. Ðó là trì lực.
Không chấp trước, không quên đối với trăm ngàn kiếp những điều nói ra không ngại, không đoạn, tùy ý hiểu các pháp. Ðó là biện lực.
Nếu các Thích, Phạm và Tứ thiên vương đi đến Bồ tát vẫn im lặng, không đổi sắc. Ðó là đoạn chánh lực.
Nếu có mong ước vật báu trên đầu, mới nghĩ liền có. Ðó là tài lực.
Hơn các ngoại đạo, tộc tôn giữa mọi người. Ðó là thân lực.
Với tâm chúng sanh, hay được nhất tâm. Biết tâm chúng sanh, thuận hành hóa độ. Ðó là tâm lực.
Nếu chúng sanh cần dùng thần túc để hóa độ, thì hiện thần biến để cho chúng thấy. Ðó là thần túc lực.
Nếu có thuyết pháp để mọi người nghe, thì không nói nữa chừng. Họ nghe và làm theo nên trừ hết các khổ. Ðó là hoằng pháp lực.
Nếu khi thiền định, chánh thọ, thì vâng theo pháp chỉ, được pháp hạnh Hiền Thánh. Ðó là hàng ma lực.
Ðó gọi là mười sáu đại lực của Bồ tát.
Nếu có hành giả, tâm chí mong ước mười sáu lực này mà muốn thành tựu, phải tu vô dục.
Thí như, này Long Vương! Tất cả dòng nước đều chảy về biển cả. Các hạnh của đạo pháp, ba mươi bảy phẩm đều trở về vô dục.
Lại nữa, này Long Vương! Các cây cỏ thuốc đều sống trên đất. Các pháp thiện hạnh đều nhờ vô dục.
Thí như, này Long Vương! Chúng sanh yêu thích Chuyển Luân Thánh Vương; Nếu có Bồ tát vô dục thì chư Thiên, loài rồng, quỷ, người thế gian đều ưa thích.
Bấy giờ đức Thế Tôn vì A Nậu Ðạt và các thái tử, nới bài kệ tụng:
Dục là huệ Bồ tát
Chí mong cầu Phật đạo
Phải nên lìa pháp uế
Thường siêng hành vô dục
Huệ biết pháp nhân duyên
Không dựa vào cái thấy
Thấy pháp do nhân duyên
không duyên không có pháp
Duyên sanh cái không sanh
Nên chẳng phải tự nhiên
Thiện duyên ấy cũng không
Biết không nên vô dục
Chấp duyên mà vô tướng
Thoát nguyện, tịch lại tịch
Ðạm bạc như ngu dại
Nơi ấy ma không hại
Thấy pháp không chấp duyên
Với mình không vô ngã
Nếu không có ngã nhân
Biết đó là vô dục
Không chủ không gìn giữ
Không thấy cũng không bỏ
Giải thoát không thủ, xả
Lìa dục thường hiểu pháp
Quán nghĩa, không trang sức,
Huệ hành thoát khỏi thức.
Hiểu rõ thuận nghĩa kinh
Y pháp không y nhân
Nghĩa không là pháp Phật
Giải thoát không chướng
Không dựa vào thấy nghĩ
Nghĩa ấy là vô dục
Nơi ấy không có hai
Âm thanh không thể được
Dùng pháp khó lay động
Không nhập nghĩa, vô dục.
Nghĩa pháp, nghĩa vô dục.
Mắt tai không sắc, thinh
Mũi miệng lìa hương vị
Thân tâm không cánh (xúc) pháp,
Không sắc sanh oai nghi
Cũng không lìa thống tưởng.
Cũng nghĩa thức trụ
Ðược vậy hợp nghĩa pháp.
Không trụ nghĩa ba cõi
Cũng không nghĩa vô ngã,
Thế Tôn không sắc thân
Không chữ, nghĩa pháp thuyết,
Chấp số nghĩa phi pháp
Chữ yếu không nên làm,
Không giới nhãn, tấn, định
Huệ vô ngã Thế Tôn.
Chư pháp, hiểu vô nghĩa
Trí bảo là pháp yếu
Với nghĩa, khác phi nghĩa
Vô dục là Phật pháp
Vô sanh biết trí huệ
Không khởi diệt hữu, vô
Không sanh cũng không diệt
Như vậy cần phải tập
Biết tiếng ta như huyễn
Biết nó như pháp tánh
Hiểu bên tronbg như không
Rõ vậy là vô dục
Biết pháp đi về đâu
Biết rõ tâm chúng sanh
Dứt niệm để chánh ý
Vô dục được huệ này
Ý đoạn không có hai
Thần túc tâm bay cao
Nhờ lực nên không nạn,
Biết ngăn chận các căn
Giác định hiểu nhờ trí
Biết rõ ở trực đạo
Huệ quán nơi diệt hành
Biết pháp đi về đâu
Pháp vốn không có sanh
Tương lai thì chưa đến
Pháp hiện tại không dừng
Không dục, biết như vậy
Thân vốn không kiên cố
Nói không như tiếng vang
Tâm huyễn, giống như gió
Vô dục hiểu như vậy
Biết nói thuận nghĩa kink
Hiểu rõ nới nhân duyên
Diệt gốc si sanh tử
Vô dục là nghĩa huệ
Không ngã, nhân, mạng thọ
Hiểu rõ pháp, phi pháp
Nhờ thoát khỏi ba môn
Ðã nói không, đừng chấp
Vô sanh thấy diệt đạo
Tập huệ như hạnh tục
Không do tâm ý sanh
Vô dục biết hạnh này
Pháp tánh thường như tục
Phật sanh và diệt độ
Không hai giác, bất giác.
Vô dục biết pháp này
Nó lâu như bổn tế
Nó tích tụ các pháp
Không tích và nhân tế
Vô dục đưọc trí này
Pháp tánh thường an trụ
Biết khởi, như diệt độ
Không biết, cho là hai
Pháp Vô dục như vậy
Không kẹt thiện, bất thiện.
Biết pháp không tội báo
Phật pháp không từ ngoài
Từ hạnh vượt vô cực (rốt ráo)
Nhờ lìa nhân duyên giác
Tiếng giải thoát Thanh văn
Huệ trí được giàu lớn
Giữ giới được sanh thiên
Nghe nhiều được trí huệ
Giữ ý, độ chúng sanh
Chí thành đều giữ ý
Pháp Vô dục như vậy
Lực thường chuyển các dục
Trí huệ, chí nơi pháp
Ðẳng niệm các pháp này
Pháp thường vô đắc
Biết rõ nhân duyên khởi
Nên đạt bốn đức hạnh
Biết nghĩa cùng với pháp
Thuận nghĩa biết Vô dục
Quán duyên nên thấy pháp
Nhờ pháp thấy Thế Tôn
Bình đẳng pháp khởi, diệt
Vô dục hiểu tôn pháp
Dấu nhân duyên không có
Pháp âm thanh không chữ
Pháp ấy thấy không có
Thánh gọi là Như Lai
Dùng huệ thấy nhân duyên
Không thấy, chẳng thấy pháp
Huệ sáng rõ nhân duyên
Gọi là thấy Thế Tôn
Nếu cầu hạnh Vô dục
Yêu thích các Hiền Thánh
Pháp tánh hoại, không bỏ
Vẫn giữ giống Hiền Thánh
Thường hộ chánh pháp Phật
Vô dục, nghe không quên
Không lìa bỏ gốc giới
Với định được bất động
Biết thân, huệ không động
Thường trụ thân giải thoát
Huệ giải thoát sở kiến
Vô dục thường an trụ
Người hiểu các Phật pháp
Vô lượng các thánh đạo
Ðược đủ thần túc Phật
Hiểu đạt tất cả hạnh
Biết hạnh tình ý chúng
Bỗng nhiên đạo các cõi
Ðược thấy các Như Lai
Nghe các ngài thuyết pháp
Nghe rồi hiểu rõ nghĩa
Tuyên nói vô lượng người
Biết ức số hạnh chúng
Chí được hướng vô số
Vô dục thường tự tại
Hàng tâm được công đức
Phục ý kiến Vô dục
Trọn chẳng đổi đời này
Tâm đã thoát các ấm
Biết rõ chỗ khởi diệt
Quán diệt là không có
Sở tập cũng là không
Tánh nghe do tâm hành
Không dối, thường đoan chánh
Không nịnh, được nhân thiện
Ðức Vô dục như thế
Giảithoát,Không,Tướng,Nguyện
Hiểu khổ, biết sanh tử
Pháp vô ngã thường tịch
Vô dục từ tâm hạnh
Phổ trí tâm đẳng trì
Dùng bi độ chúng sanh
Hỷ không chán sanh tử
Hành hộ thật vô biên
Ðã thí không mong báo
Tự tỉnh, lập các hạnh
Nhẫn nại thiện, bất thiện
Mong cứu thoát chúng sanh
Siêng năng cần tu đức
Không chấp có thân mạng
Tiếp theo biết các định
Cũng không tùy theo định
Huệ định, đại tinh tấn
Nơi số không rối rắm
Tứ đế độ Thanh văn
Trí không chí diệt độ
Vô dục đời gặp Phật
Họ có các pháp này
Ma không biết được họ
An trụ pháp biết vậy
Vô dục thật vô cùng
Hiểu là gốc tham cấu
Lìa dục không có tưởng
Ma không có nơi nào
Nếu có tưởng vô ngã
Họ tự khởi việc ma
Như vậy vượt các hành
Các ma không thể biết
Vô dục, chí không quên
Việc làm thường thanh tịnh
Vô dục, không ý chí
Hạnh hổ thẹn không hoại
Nhờ nghe hạnh Vô dục
Duyệt huệ kính Như Lai
Họ trụ như pháp trụ
Kia giống như Thế Tôn
Chư Phật, bậc thập lực
Bồ tát muốn phụng thờ
Nghe hạnh Vô dục này
Ý siêng thường thọ trì
Người nghe Vô dục này
Tin, Thích rộng phụng hành
Họ thường được Vô dục
Ðược quả Phật không lâu
Thánh nhờ Vô dục này
Mà được tối thanh tịnh
Vô dục được thànhg Phật
Hóa độ vô biên chúng
Phật khứ, lại, hiện tại
Ðã được các tướng đẹp
Cũng từ vô dục này
Và thực hành pháp ấy.
Khi ấy đức Thế Tôn thuyết pháp phẩm Vô Dục này rồi, bốn vạn hai ngàn Thiên, Long, quỉ thần, và gười và phi nhân ở trong hội đều phát đạo ý Vô thượng chánh chơn. Một vạn hai ngàn người được Nhẫn Bất Khởi, lại có tám ngàn người được nhẫn nhu thuận, ba vạn hai ngàn Thiên, Nhân, Thần Long được lìa trần cấu, đều sanh pháp nhẫn. Lại có tám ngàn người được hạnh ly dục. Tám ngàn Tỳ kheo được sạch hết lậu. Ngay lúc ấy, ba ngàn đại thiên thế giới, có sáu thứ chấn động, cùng khắp mười phương bỗng nhiên rực sáng. Trong ao Vô Nhiệt, dưới núi Tuyết Sơn, chung quanh đều hiện những điều chưa từng nghe thấy. Diệu hoa rực sáng đến tận đầu gối. Ở trong ao nước đều sanh ra sự dị thường, hoa sen tươi đẹp, lớn như bánh xe, ngồi trong hoa ấy thấy có hương thơm, vô số sắc hoa trăm ngàn các loại. Tất cả đều do oai thần của Phật hiện ra. Cũng vì pháp này khởi tâm cúng dường, để làm vui lòng Long Vương Vô Nhiệt vậy.
PHẬT NÓI KINH HOẰNG ÐẠO QUẢNG HIỂN TAM MUỘI
Quyển hai – hết
--- o0o ---
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
|