× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Kinh điển

Kinh Nguyệt Đăng Tam Muội



QUYỂN 10 (hết)

Này Ðồng Tử! Sao gọi họ là nghiệp thanh tịnh?

–Vì họ thấy ba cõi giống nhu mộng tưởng, nên họ nhàm chán ba cõi, không khởi tham ái. Ðó gọi là nghiệp thanh tịnh.

Sao gọi họ vượt qua phan duyên?

–Vì họ biết ấm, giới và nhập giống như huyễn, nên xa lìa chúng.

Sao gọi là biết rõ các ấm?

–Ðó là vì biết rõ các ấm giống như bóng nắng.

Sao gọi là được các giới bình đẳng?

–Ðó là vì biết giới v.v... như biến hóa, nên xả bỏ chúng.

Sao gọi là trừ bỏ các nhập?

–Ðó là vì các nhập như bóng ánh sáng nên trừ bỏ đi.

Sao gọi là đoạn trừ khát ái?

–Ðó là vì đối với tất cả pháp không có sự phan duyên.

Sao gọi là chứng vô sanh nhãn?

–Vì đối với tất cả pháp không có sở đắc.

Sao gọi là biết các nghiệp?

–Ðó là vì phát khởi tinh tấn, đoạn trừ các khổ.

Sao gọi là hiển thị các nhân?

–Ðó là ấm như tiếng vang, không có sanh vậy.

Sao gọi là không hoại đối với quả?

–Ðó là vì nghiệp quả giống như mộng nên không có hoại.

Sao gọi là hiện thấy các pháp?

–Ðó là vì trong các pháp được nhẫn vô sanh.

Sao gọi là tu tập nơi đạo?

–Ðó là đối với tất cả pháp không có cái để tu.

Sao gọi là gặp được chư Phật?

–Ðó là vì đầy đủ tất cả giới hạnh của chư Phật.

Sao gọi là trí huệ sáng suốt?

–Ðó là vì đối với tất cả pháp, được nhẫn vô sanh.

Sao gọi là vào các dục lạc của chúng sanh?

–Ðó là vì biết các chúng sanh căn tánh trước sau sai biệt.

Sao gọi là dược pháp trí?

–Ðó là ta đối với tất cả pháp vô sở đắc.

Sao gọi là trí vô ngại biện?

–Ðó là hay đạt được pháp thức như thật.

Sao gọi là trí sai biệt khéo biết văn tự?

–Ðó là nhờ biết ba thứ ngôn ngữ sai biệt.

Sao gọi là vượt qua các việc?

–Ðó là nhờ hiểu rõ vô sự.

Sao gọi là biết về âm thanh?

–Ðó là nhờ trí nhập vào âm thanh như tiếng vang.

Sao gọi là được hoan hỷ?

–Ðó là đối với tất cả pháp mà vô sở đắc, xa lìa khổ não vất bỏ gánh nặng mà được ra khỏi.

Sao gọi là được sự ái hỷ?

–Ðó là đối với kẻ đi xin khiến cho họ được hoan hỷ, biết lúc bố thí nên thấy được lợi ích.

Sao gọi là giữ tâm ngay thẳng?

–Ðó là hay hiểu rõ về tứ chân đế.

Sao gọi là oai nghi ngay thẳng?

–Ðó là kiềm chế giữ tâm ngay thẳng.

Sao gọi là xa lìa sắc tức giận?

–Ðó là đoạn trừ các lỗi sân hận.

Sao gọi là sắc mặt thường vui vẻ?

–Ðó là cùng ở chung an ổn với người khéo giữ giới.

Sao gọi là âm thanh mỹ diệu?

–Ðó là nói sự lợi ích cho người khác.

Sao gọi là trước tiên nói lời an ủi?

–Ðó là trước tiên nói: “Lành thay!”, liền đứng dậy để nghinh tiếp.

Sao gọi là không giải đãi?

–Ðó là không bỏ sự siêng năng.

Sao gọi là cung kính bậc tôn trưởng?

–Ðó là kính nể bậc tôn trưởng, tưởng như bậc thiện tri thức.

Sao gọi là cúng dường bậc tôn trưởng?

–Ðó là theo lời dạy bậc tôn trưởng mà hầu hạ cúng dường.

Sao gọi là sanh ra liền đầy đủ?

–Ðó là đối với tất cả nhu cầu sanh sống đều không đắm trước.

Sao gọi là cầu pháp thiện “bạch” không chán?

–Ðó là chứa nhóm các thiện pháp.

Sao gọi là đời sống thanh tịnh?

–Ðó là tùy nghi mà được, liền thấy đầy đủ, nếu không biết đủ liền sanh tâm quanh co, dua nịnh, khoa trương, dụ dỗ, xách động người khác, lấy lợi cầu lợi, những việc như vậy đều xả bỏ hết.

Sao gọi là không lìa việc sống ở A lan nhã?

–Ðó là không bỏ sự siêng năng, thích ở một cách nhàn hạ và ở tòng lâm, hang núi, khe suối, ưa thích đối với pháp, không giao du với người tại gia và xuất gia, không thích lợi dưỡng, đoạn trừ khát ái và cảm thọ sự hỷ lạc của thiền định vậy.

Sao gọi là trí trụ xứ từng địa vị, cấp bậc?

–Ðó là trí ở quả Thanh văn, trí ở qủa Bích chi Phật, trí trụ xứ Bồ tát địa vậy.

Sao gọi là nhớ mãi không quên?

–Ðó là nhớ vô thường, khổ, không và vô ngã.

Sao gọi là được trí xảo tiện về ấm?

–Ðó là biết sự sai biệt của ấm, giới, nhập là vô sở đắc.

Sao gọi là chứng thần thông?

–Ðó là được bốn thần túc, nên có thể biến hiện được.

Sao gọi là diệt các phiền não?

–Ðó là đoạn trừ tham, sân, si.

Sao gọi là đoạn trừ tập khí?

–Ðó là nhàm chán hành động ngu si quá khứ, không thích địa vị Thanh văn và Bích chi Phật.

Sao gọi là Chuyển Thắng hạnh?

–Ðó là hay khởi lên bốn vô ngại biện, năng lực vô úy của Như Lai.

Sao gọi là tu tập nhân?

–Ðó là đoạn trừ sự thương, ghét.

Sao gọi là biết phương tiện Phạm?

–Ðó là biết Ba la đề mộc xoa, biết tỳ ni, biết giới.

Sao gọi là đoạn trừ các sự hối hận ray rức?

–Ðó là đối với các tội lỗi, phải chí thành sám hối, không còn tạo tội nữa, tu các thiện pháp.

Sao gọi là đoạn trừ ái luyến?

–Ðó là nhổ sạch cành nhánh khát ái của ba cõi, phát sanh điều thiện chưa sanh với điều thiện đã sanh đừng cho tiêu mất.

Sao gọi là vượt qua các hữu?

–Ðó là đối với ba cõi mà không sở đắc, lại không hoài niệm, gọi là vượt qua các hữu.

Sao gọi là minh đạt túc mạng?

–Ðó là nhớ biết sự việc đời quá khứ.

Sao gọi là không nghi ngờ đối với nghiệp quả?

–Ðó là lìa các chấp thường, chấp đoạn.

Sao gọi là tư duy về pháp?

–Ðó là suy nghĩ về pháp như thật.

Sao gọi là tập nghe nhiều?

–Ðó là tu tập, thọ trì tạng Thanh văn, tạng Bích chi Phật, tạng Bồ tát.

Sao gọi là được trí huệ lanh lợi?

–Ðó là quán trí vô sanh giống như giấc mộng.

Sao gọi là ưa thích nơi trí?

–Ðó là thường thục tập trí huệ.

Sao gọi là trí huệ thông đạt?

–Ðó là nơi phát sinh ra A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề.

Sao gọi là được địa vị điều phục?

–Ðó là chỗ Bồ tát đã tu học.

Sao gọi là giống như núi?

–Ðó là không bỏ tâm Bồ đề.

Sao gọi là bất động?

–Ðó là vì không phân biệt nên không bị phiền não xâm đoạt.

Sao gọi là không lay động?

–Ðó là đối với tất cả tướng, không duyên nơi niệm.

Sao gọi là tướng bất thối?

–Ðó là đối với sáu ba la mật không bị tổn giảm, luôn luôn được thấy quốc độ các đức Phật.

Sao gọi là sanh ra pháp lành?

–Ðó là thân cận A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề.

Sao gọi là nhàm chán nghiệp ác?

–Ðó là kiên trì cấm giới, không còn khởi ra điều ác.

Sao gọi là không làm phiền não?

–Ðó là không khởi vô minh, hữu ái và sân hận.

Sao gọi là không xả bỏ giới?

–Ðó là nhờ tin nhân quả, nên cung kính đức Như Lai.

Sao gọi là phân biệt các thiền?

–Ðó là biết tâm nên thường dùng phương tiện thiện xảo để được nhất tâm.

Sao gọi là biết tất cả dục lạc của chúng sanh?

–Ðó là biết căn tánh sai biệt.

Sao gọi là trí khéo phân biệt chỗ sanh?

–Ðó là biết sự sai khác của năm đường.

Sao gọi là trí vô biên?

–Ðó là tự nhiên biết về pháp thế gian và xuất thế gian.

Sao gọi là trí thứ lớp về ngôn ngữ?

–Ðó là hay biết về ngôn thuyết quyền xảo bí mật của đức Như Lai.

Sao gọi là vất bỏ duyên tục?

–Ðó là thân tâm xa lìa mà xuất gia.

Sao gọi là không thích ba cõi?

–Ðó là đối với ba cõi, thấy sự khổ đau tại đó một cách như thật.

Sao gọi là không dùng tâm hạ liệt?

–Ðó là không vất bỏ tâm, cho dù lúc nhập chánh thọ, vẫn không bỏ tâm.

Sao gọi là đối với các pháp không chấp trước?

–Ðó là xả bỏ tâm ái dục đối với tất cả pháp.

Sao gọi là nhiếp thọ chánh pháp?

–Ðó là bảo vệ kinh điển của Phật thì gọi là nhiếp thọ chánh pháp.

Sao gọi là thủ hộ chánh pháp?

–Ðó là đối với những chúng sanh hủy báng chánh pháp thì dùng pháp để hàng phục họ, gọi là hộ pháp.

Sao gọi là tin nơi nghiệp báo?

–Ðó là đối với các nghiệp ác phải biết xấu hổ, xa lìa, tu tập thiện pháp.

Sao gọi là biết luật phương tiện?

–Ðó là biết tự tánh phạm hay không phạm, biết phạm tánh tội hay không phạm.

Sao gọi là diệt trừ các sự tranh cãi, chống trái?

–Ðó là vất bỏ các việc huyên náo.

Sao gọi là không chống trái?

–Ðó là không thích tất cả ngôn ngữ thế gian.

Sao gọi là nhẫn địa?

–Ðó là nhẫn chịu sự bức não của thân tâm.

Sao gọi là nhiếp thọ nơi nhẫn?

–Ðó là đối với những lời nói thô ác của kẻ khác thảy đều có thể nhẫn nhục, xả bỏ không nghĩ đến.

Sao gọi là lựa chọn nơi pháp?

–Ðó là biết sự sai biệt của ấm, giới, nhập, biết trợ đạo hữu lậu và trợ đạo thanh tịnh, vì đối với pháp ấy là vô sở đắc.

Sao gọi là đối với pháp quyết định thiện xảo?

–Ðó là đối với tất cả pháp, không có ngôn thuyết.

Sao gọi là trí khéo biết sự sai biệt của cú nghĩa?

–Ðó là thông đạt tất cả các pháp.

Sao gọi là trí thiện xảo xuất sanh pháp cú?

–Ðó là nói về pháp như thật.

Sao gọi là trí biết về sự sai biệt của nghĩa và phi nghĩa?

–Ðó là biết pháp tánh không tăng không giảm.

Sao gọi là trí tiền tế?

–Ðó là trí về nhân.

Sao gọi là trí hậu tế?

–Ðó là trí về duyên.

Sao gọi là trí bình đẳng ba đời?

–Ðó là đối với tất cả sự pháp, hiểu rõ không có sai biệt, an trụ pháp vô sự.

Sao gọi là trí sai biệt về ba đời?

–Ðó là đối với pháp ba đời, không sở đắc, cũng không nhớ nghĩ.

Sao gọi là tâm trụ?

–Ðó là đối với tâm mà không sở đắc.

Sao gọi là thân trụ?

–Ðó là đối với tâm mà không sở đắc.

Sao gọi là thân trụ?

–Ðó là niệm xứ về thân, gọi là thân trụ.

Sao gọi là gìn giữ oai nghi?

–Ðó là oai nghi không có thác loạn.

Sao gọi là không hoại oai nghi?

–Ðó là che dấu việc thiện.

Sao gọi là không phân biệt oai nghi?

–Ðó là lìa bỏ sự ưa thích tâm ác.

Sao gọi là các căn đoan nghiêm?

–Ðó là nhờ tư lương về hướng đi của pháp nên lời nói hợp lẽ, hay biết thời lúc thích nghi, đối với pháp nhu thật, diễn thuyết như thật.

Sao gọi là trí về thế đế?

–Ðó là khéo biết pháp quá khứ, vị lai, nên gọi là Thế trí.

Sao gọi là giải thoát xả?

–Ðó là tùy theo tài sản có được mà sử dụng, không che dấu, không keo kiết.

Sao gọi là thường đưa tay bố thí?

–Ðó là khéo sống với người cùng giới.

Sao gọi là không có tâm keo kiết?

–Ðó là với tâm tín tưởng, hết lòng bố thí.

Sao gọi là xấu hổ?

–Ðó là xấu hổ về các việc bạo ác.

Sao gọi là thẹn thùng?

–Ðó là hổ thẹn về các việc ngu si, độc hại.

Sao gọi là ghét bỏ tâm ác?

–Ðó là biết pháp ngu si thì vất bỏ, không tương ưng.

Sao gọi là không bỏ hạnh đầu đà?

–Ðó là cần phải kiên cố, không thoái chuyển.

Sao gọi là thọ trì tín nghĩa?

–Ðó là làm đúng như nói.

Sao gọi là khởi hạnh hoan hỷ?

–Ðó là nhớ nghĩ sự lợi ích của pháp thiện.

Sao gọi là sống gần bậc tôn trưởng?

–Ðó là vất bỏ sự kiêu mạn, xa lìa sự giải đãi.

Sao gọi là hàng phục tâm kiêu mạn?

–Ðó là vì không có ngã, nên không phan duyên.

Sao gọi là nhiếp phục tâm?

–Ðó là trí nhớ nghĩ đến tất cả pháp lành nên không mất lợi ích.

Sao gọi là tâm trí siêng năng?

–Ðó là trí biết quả báo của sự tinh tấn, không bao giờ mất.

Sao gọi là trí biết biện nghĩa?

–Ðó là trí thông đạt như thật.

Sao gọi là biết rõ về trí?

–Ðó là biết pháp thế gian, pháp xuất thế gian.

Sao gọi là trí xa lìa điều chẳng phải trí?

–Ðó là đối với pháp như thật, xa lìa sự chấp thủ.

Sao gọi là trí nhập tâm?

–Ðó là trí không sanh diệt.

Sao gọi là trí thiện xảo phân biệt từng bộ phận?

–Ðó là trí biết rõ lợi ích sai biệt.

Sao gọi là trí biết các tiếng nói?

–Ðó là trí chỉ rõ pháp như thật.

Sao gọi là trí biết xứ sở?

–Ðó là nhập vào trí như thật.

Sao gọi là trí phương tiện, quyết định nghĩa?

–Ðó là phụng sự tất cả chư Phật, Bồ tát và Thanh văn.

Sao gọi là vất bỏ sự phi nghĩa?

–Ðó là khéo vượt qua các hữu.

Sao gọi là thân cận người lành, cùng người lành làm việc?

–Ðó là thân cận chư Phật, Bồ tát và Thanh văn.

Sao gọi là xa lìa người ác?

–Ðó là xa lìa sự chấp ngã, giải đãi.

Sao gọi là tu thiền phát sanh thông suốt?

–Ðó là lìa gia ái dục, không bỏ sự vui của thiền.

Sao gọi là không đắm vào mùi vị thiền?

–Ðó là muốn lìa ba cõi.

Sao gọi là thần thông tự tại?

–Ðó là trụ vào năm thông khó biết của Phật pháp mà hiển thị cho người khác.

Sao gọi là hiểu giả danh?

–Ðó là hiểu rõ danh không có cứu cánh.

Sao gọi là biết rõ sự thi thiết ngôn thuyết?

–Ðó là biết danh số, văn tự của thế tục đế.

Sao gọi là vượt qua giả danh?

–Ðó là hiểu rõ trí không có ngôn thuyết.

Sao gọi là lìa thế gian?

–Ðó là trước hết phải quán sát sự xấu ác của thế gian.

Sao gọi là không thích danh lợi?

–Ðó là tự tánh thiểu dục.

Sao gọi là không đắm tham lợi dưỡng?

–Ðó là không có các tham lam, mong cầu, xa lìa dục ác.

Sao gọi là nghe người mắng chửi, không sanh tâm ghét giận?

–Ðó là biết bản thể các ấm và giới.

Sao gọi là nghe khen thật đức của mình không sanh tâm vui mừng?

–Ðó là che dấu công đức thiện pháp, biết sự tội lỗi của lợi dưỡng.

Sao gọi là không mong cung kính?

–Ðó là biết rõ bản thể nhân quả.

Sao gọi là không được cung kính, tâm không giận ghét?

–Ðó là không bỏ tâm thiền định.

Vì sao bị hủy nhục mà không giận?

–Ðó là quán sát thế gian, hiểu được nhân quả. Vì sao nghe khen ngợi mà không tự cao?

Vì cầu pháp lành mà xuất gia.

Sao gọi là không có các lợi dưỡng, tâm không buồn rầu?

–Ðó là quan sát nghiệp đã làm ở kiếp trước.

Sao gọi là không giao du với người đời?

–Ðó là không thích mưu sinh.

Sao gọi là không thích ở chung với người xuất gia làm điều phi pháp?

–Ðó là thân cận với người sống như pháp, chứ không thân cận với người phi pháp.

Sao gọi là xa lìa chỗ phi cảnh giới?

–Ðó là vất bỏ năm cái (năm sự ngăn che).

Sao gọi là trụ cảnh giới sở hành?

–Ðó là tu tứ niệm xứ.

Sao gọi là thành tựu pháp thức?

–Ðó là hộ trì pháp thức.

Sao gọi là xa lìa phi pháp?

–Ðó là tự hộ trì thiện pháp.

Sao gọi là không làm ô uế nhà người khác?

–Ðó là bỏ lỗi lầm do sự quen thân.

Sao gọi là hộ pháp?

–Ðó là đầy đủ sự cầu pháp, như pháp mà hành động.

Sao gọi là ngồi im lặng, ít nói?

–Ðó là được trí tịch diệt.

Sao gọi là thiện xảo việc hỏi và đáp?

–Ðó là trí huệ tùy theo sự hỏi đều có thể trả lời tất cả.

Sao gọi là hàng phục oán thù?

–Ðó là phân biệt hiển thị pháp như thật, xa lìa việc chấp trước.

Sao gọi là biết thời?

–Ðó là có thể phân biệt để biết năm tháng ngày giờ.

Vì sao không thân cận với kẻ phàm ngu?

–Ðó là vì thấy pháp phàm ngu là tội lỗi.

Vì sao không khinh chê kẻ bần tiện?

–Vì đối với tất cả chúng sanh, khởi tâm bình đẳng.

Vì sao phải dùng tiền của thí gấp cho kẻ nghèo khổ?

–Vì có người đến xin liền dùng tài thí và pháp thí.

Vì sao đối với người bần cùng có thể dùng thí vô ngại?

–Ðó là vì đối với các chúng sanh ấy, khởi lòng thương xót, theo ý người xin mà thí vật trong thân và ngoài thân.

Vì sao phải cứu giúp kẻ phá giới?

–Vì để họ trừ bỏ nghiệp phạm giới, an trụ trong tịnh giới.

Sao gọi là làm việc lợi ích?

–Vì hay trưởng dưỡng chúng sanh.

Sao gọi là bi trí?

–Vì hay thấy sự khổ não của chúng sanh ở đời vị lai.

Sao gọi là nhiếp thọ nơi pháp?

–Vì hay khiến chúng sanh nhập vào pháp như thật.

Sao gọi là xả bỏ tài sản?

–Ðó là xả bỏ các ấm vì tài sản làm lớn mạnh chúng.

Vì sao không kinh doanh tích tụ?

–Vì nhàm chán đời sống, thấy sự thủ hộ là tội lỗi.

Vì sao phải khen ngợi sự trì giới?

–Vì khéo biết quả báo của sự trì giới.

Vì sao lại chê trách sự phá giới?

–Vì hiểu rõ lỗi lầm của sự phạm giới.

Vì sao dùng tâm không gièm pha để phụng sự người trì giới?

–Vì đối với người trì giới phải sanh tư tưởng là khó gặp.

Sao gọi là xả bỏ tất cả?

–Vì khéo tín nhạo vậy.

Sao gọi là thành tâm khuyến thỉnh sự tăng thượng tín?

–Vì mong cầu sự lợi ích cho chúng sanh.

Vì sao gọi là làm đúng như nói?

–Vì đầy đủ sự tin nghe khéo léo, nên liền thực hành.

Sao gọi là phụng sự Tỳ kheo trí huệ?

–Vì để thưa hỏi việc thiện.

Vì sao cùng người bàn luận, có thể sanh ra sự ưa thích?

–Vì có chứng trí và giáo trí.

Sao gọi là trí thí dụ?

–Vì dùng thí dụ để hiểu rõ gốc ngọn của pháp tướng.

Sao gọi là thiện xảo về tiền tế?

–Vì tự biết được sự nghe nhiều của kiếp trước.

Sao gọi là lấy thiện căn làm đầu?

–Vì để khởi đức tin tăng thượng đối với Bồ đề, vì để khuyến khích người khác.

Sao gọi là thiện xảo phương tiện?

–Ðó là sám hối, tùy hỷ, khuyến khích những thiện căn đã tạo thảy đều hồi hướng.

Sao gọi là đoạn trừ hữu tướng?

–Ðó là quán sát các việc, thấy các pháp như mộng.

Sao gọi là đoạn trừ đối với tưởng?

–Ðó là xa lìa tưởng điên đảo.

Sao gọi là khéo quán sự tướng?

–Ðó là được trí vô tướng.

Sao gọi là khéo nói các kinh?

–Ðó là hay hiển thị, thí dụ việc ấy là pháp thiện hay chẳng phải thiện.

Sao gọi là phân biệt đối với đế?

–Ðó là đã diệt trừ vô minh rồi thì danh sắc không khởi lên.

Sao gọi là chứng sự giải thoát?

–Ðó là được Kim Cang Tam muội, bất động, không phân biệt.

Sao gọi là chỉ nói một lời?

–Ðó là nhàm chán ngoại đạo, chứng được trí vô sanh.

Sao gọi là được sự vô úy?

–Ðó là biết sức mạnh của Phật pháp.

Sao gọi là an trụ nơi giới?

–Ðó là giới Ba la đề mộc xoa ngăn cấm thân và miệng.

Sao gọi là nhập vào Tam muội?

–Ðó là không nhiễm ba cõi.

Sao gọi là được trí huệ?

–Ðó là khéo được trí vô công dụng.

Sao gọi là thích ở một mình chỗ thanh vắng?

–Ðó là xa lìa lỗi lầm của sự ồn ào, thường không xả bỏ sự không nhàn.

Sao gọi là thích ít bạn bè?

–Ðó là thiểu dục tri túc.

Sao gọi là tâm không ô trược?

–Ðó là nhờ nhập thiền định, trừ các ngăn che.

Sao gọi là xả bỏ các kiến?

–Ðó là xa lìa sự chấp thủ kiến.

Sao gọi là được Ðà la ni?

–Ðó là tùy theo pháp thấy được mà như thật hiển thị, không quên.

Sao gọi là được trí huệ sáng?

–Ðó là biết tự tánh mà vào.

Sao gọi là xứ?

–Ðó là chỗ ở của tâm.

Sao gọi là an trú?

–Ðó là chỗ ở của tín tâm.

Sao gọi là hạnh?

–Ðó là pháp trụ nơi tín hạnh.

Sao gọi là biện trí?

–Ðó là biết biện luận về đạo.

Sao gọi là nhân?

–Ðó là do vô minh sanh ra các hành.

Sao gọi là tương ưng?

–Ðó là pháp để giải thoát.

Sao gọi là pháp?

–Ðó là đoạn trừ sự khát ái.

Sao gọi là môn?

–Ðó là đoạn trừ các lỗi lầm.

Sao gọi là đạo?

–Ðó là trí về Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã.

Sao gọi là địa?

–Ðó là mười loại cấp bậc vô nguyện.

Sao gọi là xa lìa sự sanh?

–Ðó là pháp đoạn trừ sự sanh.

Sao gọi là trí địa?

–Ðó là trí không quên.

Sao gọi là xả bỏ sự vô tri?

–Ðó là đoạn trừ ngu si.

Sao gọi là an trụ nơi trí?

–Ðó là trí vô sở trụ.

Sao gọi là phương tiện địa?

–Ðó là pháp tu ba mươi bảy trợ Bô đề.

Sao gọi là cảnh giới của Bồ tát?

–Ðó là hành sáu ba la mật.

Sao gọi là thân cận người hành?

–Ðó là gần gũi chư Phật.

Sao gọi là xa lìa người ác?

–Ðó là xa lìa chấp kiến của ngoại đạo.

Sao gọi là Như Lai đã nói?

–Ðó là trụ nơi tự tánh giải thoát trí lực của Như Lai.

Sao gọi là Phật địa?

–Ðó là được tất cả pháp thiện.

Sao gọi là bậc trí tùy hỷ?

–Ðó là sự tùy hỷ của chư Phật, Thanh văn, Bích chi Phật ở qúa khứ, vị lai và hiện tại.

Sao gọi là kẻ ngu hủy báng?

–Ðó là tất cả kẻ ngu không thể biết được.

Sao gọi là Thanh văn không thể biết?

–Ðó là sự bất khả tư nghì của Phật pháp.

Sao gọi là cấp bậc ngoại đạo?

–Ðó là cái thấy phương tiện, ngã mạn của ngoại đạo.

Sao gọi là thu nhiếp về Như Lai?

–Ðó là điều khó có thể được của bậc đại y vương.

Sao gọi là mau được mười lực?

–Ðó là siêng tu phương tiện.

Sao gọi là tất cả chư thiên cúng dường?

–Ðó là khéo có thể sanh ra tất cả sự vui.

Sao gọi là Phạm vương lễ bái?

–Ðó là từ vị ấy sanh ra giải thoát.

Sao gọi là rồng lễ bái?

–Ðó là có thể đoạn trừ tất cả ác đạo và các kiến chấp.

Sao gọi là dạ xoa tùy hỷ?

–Ðó là ngăn che các đường ác.

Sao gọi là chân đà la tán thán?

–Ðó là hay đạt được sự hoan hỷ giải thoát.

Sao gọi là Ma hầu la khen hay?

–Ðó là đoạn trừ sự sanh tử.

Sao gọi là sự tu của Bồ tát?

–Ðó là hay đạt được Nhất thiết trí.

Sao gọi là bậc trí mong cầu?

–Vì mong được địa vị bất thối chuyển.

Sao gọi là được của cải vô thượng?

–Ðó là hay được quả báo của nhân thiên và sự giải thoát.

Sao gọi là chẳng phải tài thí?

–Ðó là hay trừ tất cả bận phiền não.

Sao gọi là thuốc hay để trị bệnh hoạn?

–Ðó là tiêu diệt tai hoạn tham sân si.

Sao gọi là kho tàng trí huệ?

–Ðó là thường thích tu tập trí huệ.

Sao gọi là vô tận biện?

–Ðó là thấy được trí như thật.

Sao gọi là xa lìa sự ưu sầu?

–Ðó là biết khổ là hư vọng, nên trừ bỏ, ngộ được vô ngã.

Sao gọi là biết ba cõi?

–Ðó là biết ba cõi như huyễn mộng.

Sao gọi là ghe thuyền đưa qua bờ bên kia?

–Ðó là trí ưa thích nhập Bát Niết bàn, tu Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã.

Sao gọi là vượt qua bốn dòng sông?

–Ðó là mau được Niết bàn.

Sao gọi là mong cầu danh tiếng?

–Ðó là được pháp rộng lớn.

Sao gọi là tán dương công đức của Như Lai?

–Ðó là khen ngợi bậc bố thí pháp được vô lượng công đức.

Sao gọi là khen ngợi danh xưng của đức Như Lai?

–Ðó là bậc thí chủ bố thí tất cả công đức, giải thoát, an vui.

Sao gọi là tán thán mười lực?

–Ðó là khen ngợi, bậc đại pháp bảo hay thí những pháp khó được.

Sao gọi là công đức của Bồ tát?

–Ðó là vị hay học pháp Tam muội của kinh này.

Sao gọi là lòng từ diệt sân hận?

–Vì đó là pháp đối trị sân hận.

Sao gọi là Bi?

–Ðó là pháp diệt trừ khổ não của tất cả chúng sanh.

Sao gọi là hoan hỷ?

–Ðó là đối với tất cả chúng sanh khởi sanh sự hoan hỷ.

Sao gọi là xả?

–Ðó là lòng bi vô duyên (không điều kiện), có thể làm được điều Phật làm.

Sao gọi là an ủi người đại thừa?

–Ðó là tùy theo sự mong cầu đối với tất cả Phật, pháp, thảy đều có thể ban bố đầy đủ.

Sao gọi là phát hạnh sư tử hống?

–Ðó là hay đạt được pháp tối thượng.

Sao gọi là con đường trí huệ của Phật?

–Ðó là không có chấp trước đối với tất cả pháp lành, mà vẫn được thiện pháp.

Sao gọi là giải thoát tất cả chúng sanh?

–Ðó là có thể biết từ bờ bên này đến bờ bên kia.

Sao gọi là đạt được nhất thiết trí?

–Ðó là đoạn trừ tất cả pháp bất thiện, tập hợp tất cả pháp thiện và tất cả pháp giải thoát.

Sao gọi là vườn hoa cua Bồ tát?

–Ðó là vị hay được sự hỷ lạc, tự thân an lạc, cũng khiến tất cả chúng sanh được an lạc.

Sao gọi là hàng phục ma quân?

–Ðó là bậc hay được tất cả lực, hay diệt trừ tất cả bậc phiền não.

Sao gọi là an ổn thực hành chú thuật?

–Ðó là hay dứt sạch tất cả khổ nạn.

Sao gọi là thành tựu sự tốt đẹp?

–Ðó là hay đạt được tất cả quả báo.

Sao gọi là ngăn ngừa oán địch?

–Ðó là đoạn trừ tất cả tà kiến và chấp thủ kiến.

Sao gọi là hàng phục oan gia?

–Ðó là dùng chánh pháp để hàng phục các ngoại đạo.

Sao gọi là được sự vô úy?

–Ðó là đối với tất cả pháp, hay khéo quán sát, ôn tập.

Sao gọi là cầu sức mạnh như thật?

–Ðó là cầu pháp lực không điên đảo.

Sao gọi là tướng đầu tiên của mười tám pháp bất cộng?

–Ðó là làm tất cả thiện pháp.

Sao gọi là trang nghiêm pháp thân?

–Ðó là được ba mươi hai tướng trang nghiêm.

Sao gọi là thích sự giải thoát?

–Ðó là được pháp thiện phần đầu, phần giữa và phần cuối.

Sao gọi là trưởng tử đáng yêu?

–Ðó là có thể đạt được các tài sản khác của chư Phật, đấng cha lành.

Sao gọi là đầy đủ Phật trí

–Ðó là chỉ nuôi lớn tất cả pháp thiện.

Sao gọi là chẳng phải địa vị Bích chi Phật

–Ðó là có thể đạt được Phật pháp vô biên, tối thượng.

Sao gọi là tâm thanh tịnh

–Ðó là hay đoạn trừ tất cả sự cấu uế.

Sao gọi là thân thanh tịnh

–Ðó là diệt trừ tất cả bệnh hoạn.

Sao gọi là thành tựu giải thoát môn

–Ðó là quán sát Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã và Tịch diệt.

Sao gọi là lìa các dục ô uế

–Ðó là hay được pháp cú cam lồ.

Sao gọi là lìa sự sân hận

–Ðó là đạt được Ðại từ đại bi.

Sao gọi là chẳng phải hạng ngu si

–Ðó là được sự sáng suốt như thật.

Sao gọi là trí A hàm

–Ðó là trí biết nghiệp đã tạo của tất cả thế gian và xuất thế gian.

Sao gọi là hay phát khởi sự sáng suốt

–Ðó là tư duy, nhớ nghĩ hướng đến tất cả đường lành.

Sao gọi là đoạn trừ vô minh

–Ðó là tất cả sự nhớ nghĩ đưa đến phi thiện.

Sao gọi là đầy đủ giải thoát

–Ðó là được pháp của bậc Ðại Thánh.

Sao gọi là người tu thiền hoan hỷ

–Ðó là có thể đạt được sự hỷ lạc nhất tâm.

Sao gọi là mắt thấy

–Ðó là thấy cái thật nghĩa không thể thấy.

Sao gọi là thần thông biến hiện

–Ðó là khéo tu pháp không chướng ngại.

Sao gọi là thần túc hiện tiền

–Ðó là hay được trí không phân biệt, không có chướng ngại của tất cả pháp.

Sao gọi là thích nghi Ðà la ni

–Ðó là hiểu rõ tất cả pháp, đối với tất cả pháp hay hướng đến Niết bàn bình đẳng.

Sao gọi là trì niệm

–Ðó là diệt trừ tất cả tự tánh của phan duyên...

Sao gọi là Như Lai trú trì

–Ðó là trí huệ sanh ra các công đức, không thể hủy hoại.

Sao gọi là đạo sư phương tiện quyền xảo

–Ðó là khiến cho người khác hướng đến thành lớn, an ổn khoái lạc.

Sao gọi là trí vi tế, giống như đầu sợi lông

–Ðó là khó có thể suy lường mà biết được.

Vì sao khó biết, khó có thể tương ưng

–Ðó là điều chưa từng có ở thời xưa.

Vì sao xa lìa văn tự?

–Vì con đường ngôn ngữ là bất khả đắc.

Sao gọi là âm thanh khó biết

–Ðó là tất cả pháp không thể nghĩ bàn.

Sao gọi là người trí mới có thể biết

–Ðó là biết pháp là bảo vật vô giá.

Sao gọi là đã biết điều phục, trí sở tri

–Ðó là nói đúng như làm.

Sao gọi là biết về thiểu dục?

–Vì biết lỗi của đa dục.

Sao gọi là dũng mãnh tinh tấn?

–Vì biết không xả bỏ thời gian cần thiết.

Sao gọi là ghi nhớ tổng trì?

–Vì tùy theo việc làm mà vẫn không mất.

Sao gọi là cùng tận sự khổ?

–Vì đoạn trừ tham, sân, si.

Sao gọi là tất cả pháp không sanh?

–Vì diệt hết tất cả thức, tất cả nguyện.

Sao gọi là một lời diễn thuyết có thể biết tất cả các đường sanh tử?

–Vì quán tất cả pháp giống như mộng huyễn, nên không chấp thủ.

Này đồng tử! Ðó gọi là giải thích nghĩa ba trăm cú pháp xong.

Này đồng tử! Ðó là Tam muội không hý luận, thể tánh bình đẳng của tất cả các pháp.

Bấy giờ đức Thế Tôn nói bài kệ:

Trí Phật pháp vô lượng


Diễn thuyết vô cùng tận

Nói rộng các pháp xong


Ðược tất cả công đức.

Rộng lớn như hư không


Pháp tướng ấy như vậy.

Là bảo vật cứu cánh


Nên gọi là Phương Quảng

Hạnh chúng sanh vô biên


Nên thuyết pháp cũng nhiều

Nghĩa A hàm vô tận


Nên gọi là phương tiện.

QUYỂN 10 HẾT

CHUNG


Sao y nguyên văn tuvienquangduc.com.au
Xem dưới dạng văn bản thuần túy