× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Kinh điển

Kinh Nguyệt Đăng Tam Muội



QUYỂN 5 (TIẾP THEO)

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát có bốn thứ ngôn luận không thể nghĩ bàn, và sự diễn thuyết cũng không thể nghĩ bàn. Khó đến cùng tận. Những gì là bốn?

1. Ngôn luận các hành không thể nghĩ bàn.

2. Ngôn luận quở trách hữu vi không thể nghĩ bàn.

3. Ngôn luận trợ giúp phiền não không thể nghĩ bàn.

4. Ngôn luận thanh tịnh không thể nghĩ bàn.

Này đồng tử! Ðó là bốn thứ ngôn luận không thể nghĩ bàn của Bồ tát và sự diễn thuyết cũng không thể nghĩ bàn, khó đến cùng tận.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn thứ pháp. Những gì là bốn?

1. Pháp các hành bất khả tư nghì.

2. Pháp quở trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Pháp phiền não bất khả tư nghì.

4. Pháp thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn pháp.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn thứ tương ưng. Những gì là bốn?

1. Tương ưng các hành bất khả tư nghì.

2. Tương ưng sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Tương ưng phiền não bất khả tư nghì.

4. Tương ưng thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn tương ưng.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn cửa. Những gì là bốn?

1. Cửa các hành bất khả tư nghì.

2. Cửa sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Cửa phiền não bất khả tư nghì.

4. Cửa thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn cửa.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn hành thuyết. Những gì là bốn?

1. Hành thuyết về các hành bất khả tư nghì.

2. Hành thuyết về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Hành thuyết về phiền não bất khả tư nghì.

4. Hành thuyết về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại hành thuyết.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn thứ âm thanh. Những gì là bốn?

1. Âm thanh về các hành bất khả tư nghì.

2. Âm thanh la trách về hữu vi bất khả tư nghì.

3. Âm thanh về phiền não bất khả tư nghì.

4. Âm thanh về sự thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại âm thanh.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn thứ tiếng. Những gì là bốn?

1. Tiếng về các hành bất khả tư nghì.

2. Tiếng la trách về hữu vi bất khả tư nghì.

3. Tiếng phiền não bất khả tư nghì.

4. Tiếng thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại tiếng.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại ngôn ngữ đạo. Những gì là bốn?

1. Ngôn ngữ đạo các hành bất khả tư nghì.

2. Ngôn ngữ đạo la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Ngôn ngữ về phiền não bất khả tư nghì.

4. Ngôn ngữ đạo về sự thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại ngôn ngữ đạo.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn thứ mật thuyết quyền xảo. Những gì là bốn?

1. Mật thuyết quyền xảo về các hành bất khả tư nghì.

2. Mật thuyết quyền xảo về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Mật thuyết quyền xảo về phiền não bất khả tư nghì.

4. Mật thuyết quyền xảo về sự thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại mật thuyết quyền xảo.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn thứ biết về chư Thiên. Những gì là bốn?

1. Biết các hành về chư Thiên bất khả tư nghì.

2. Biết sự la trách hữu vi về chư Thiên bất khả tư nghì.

3. Biết phiền não về chư Thiên bất khả tư nghì.

4. Biết sự thanh tịnh về chư Thiên bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại biết về chư Thiên.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn thứ thấy biết đối với người. Những gì là bốn?

1. Biết các hành của người bất khả tư nghì.

2. Biết la trách hữu vi đối với người bất khả tư nghì.

3. Biết phiền não đối với người bất khả tư nghì.

4. Biết sự thanh tịnh của người bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại biết đối với người.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn thứ biết về danh tự. Những gì là bốn?

1. Biết danh tự về các hành bất khả tư nghì.

2. Biết danh tự về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Biết danh tự về phiền não bất khả tư nghì.

4. Biết danh tự về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại biết về danh tự.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại biện tài. Những gì là bốn?

1. Biện tài về các hành bất khả tư nghì.

2. Biện tài về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Biện tài về phiền não bất khả tư nghì.

4. Biện tài về sự thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại biện tài.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn thứ quyết định. Những gì là bốn?

1. Quyết định các hành bất khả tư nghì.

2. Quyết định về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Quyết định về phiền não bất khả tư nghì.

4. Quyết định về sự thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại quyết định.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn thứ nhập. Những gì là bốn?

1. Nhập các hành bất khả tư nghì.

2. Nhập la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Nhập phiền não bất khả tư nghì.

4. Nhập thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn thứ nhập.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn độ. Những gì là bốn?

1. Ðộ các hành bất khả tư nghì.

2. Ðộ la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Ðộ phiền não bất khả tư nghì.

4. Ðộ thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn độ thoát.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại câu kim cang. Những gì là bốn?

1. Câu kim cang các hành bất khả tư nghì.

2. Câu kim cang sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Câu kim cang phiền não bất khả tư nghì.

4. Câu kim cang thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại câu kim cang.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn câu chú thuật. Những gì là bốn?

1. Câu chú thuật về các hành bất khả tư nghì.

2. Câu chú thuật về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Câu chú thuật về phiền não bất khả tư nghì.

4. Câu chú thuật về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại câu chú thuật.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn thứ ra khỏi. Những gì là bốn?

1. Ra khỏi các hành bất khả tư nghì.

2. Ra khỏi sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Ra khỏi phiền não bất khả tư nghì.

4. Ra khỏi thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn thứ ra khỏi.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn câu Tu đa la. Những gì là bốn?

1. Câu Tu đa la về các hành bất khả tư nghì.

2. Câu Tu đa la về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Câu Tu đa la về phiền não bất khả tư nghì.

4. Câu Tu đa la về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại câu Tu đa la.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn câu từ. Những gì là bốn?

1. Câu từ về các hành bất khả tư nghì.

2. Câu từ về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Câu từ về phiền não bất khả tư nghì.

4. Câu từ về sự thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại câu từ .

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn câu Thi thiết. Những gì là bốn?

1. Câu Thi thiết về các hành bất khả tư nghì.

2. Câu Thi thiết về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Câu Thi thiết về phiền não bất khả tư nghì.

4. Câu Thi thiết về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại câu Thi thiết.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại minh cú. Những gì là bốn?

1. Minh cú về các hành bất khả tư nghì.

2. Minh cú về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Minh cú về phiền não bất khả tư nghì.

4. Minh cú về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại minh cú.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn câu Tín nghĩa. Những gì là bốn?

1. Câu Tín nghĩa về các hành bất khả tư nghì.

2. Câu Tín nghĩa la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Câu Tín nghĩa về phiền não bất khả tư nghì.

4. Câu Tín nghĩa về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại câu Tín nghĩa.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại câu hành. Những gì là bốn?

1. Câu hành các hành bất khả tư nghì.

2. Câu hành la trách về hữu vi bất khả tư nghì.

3. Câu hành về phiền não bất khả tư nghì.

4. Câu hành về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại câu hành.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại câu bất tư nghì. Những gì là bốn?

1. Câu bất tư nghì các hành bất khả tư nghì.

2. Câu bất tư nghì về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Câu bất tư nghì về phiền não bất khả tư nghì.

4. Câu bất tư nghì về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại câu bất tư nghì.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại câu vô biên. Những gì là bốn?

1. Câu vô biên các hành bất khả tư nghì.

2. Câu vô biên về la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Câu vô biên về phiền não bất khả tư nghì.

4. Câu vô biên thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại câu vô biên.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại câu vô hạn lượng. Những gì là bốn?

1. Câu vô hạn lượng về các hành bất khả tư nghì.

2. Câu vô hạn lượng về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Câu vô hạn lượng về phiền não bất khả tư nghì.

4. Câu vô hạn lượng về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại cửa.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại câu vô cùng. Những gì là bốn?

1. Câu vô cùng về các hành bất khả tư nghì.

2. Câu vô cùng về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Câu vô cùng về phiền não bất khả tư nghì.

4. Câu vô cùng về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại câu vô cùng.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại câu không thể xưng tán. Những gì là bốn?

1. Câu không thể xưng tán về các hành bất khả tư nghì.

2. Câu không thể xưng tán về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Câu không thể xưng tán về phiền não bất khả tư nghì.

4. Câu không thể xưng tán về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại câu không thể xưng tán.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại câu A tăng kỳ. Những gì là bốn?

1. Câu A tăng kỳ về các hành bất khả tư nghì.

2. Câu A tăng kỳ về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Câu A tăng kỳ về phiền não bất khả tư nghì.

4. Câu A tăng kỳ về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại câu A tăng kỳ.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại câu vô lượng. Những gì là bốn?

1. Câu vô lượng về các hành bất khả tư nghì.

2. Câu vô lượng về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Câu vô lượng về phiền não bất khả tư nghì.

4. Câu vô lượng về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại câu vô lượng.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại câu không thể trắc lường. Những gì là bốn?

1. Câu không thể trắc lường về các hành bất khả tư nghì.

2. Câu không thể trắc lường về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Câu không thể trắc lường về phiền não bất khả tư nghì.

4. Câu không thể trắc lường về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại câu không thể trắc lường.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại câu không hành. Những gì là bốn?

1. Câu không hành về các hành bất khả tư nghì.

2. Câu không hành về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Câu không hành về phiền não bất khả tư nghì.

4. Câu không hành về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại câu không hành.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại câu trí. Những gì là bốn?

1. Câu trí về các hành bất khả tư nghì.

2. Câu trí về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Câu trí về phiền não bất khả tư nghì.

4. Câu trí về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại câu trí.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại trí tụ. Những gì là bốn?

1. Trí tụ về các hành bất khả tư nghì.

2. Trí tụ về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Trí tụ về phiền não bất khả tư nghì.

4. Trí tụ về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại trí tụ.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại trí tánh. Những gì là bốn?

1. Trí tánh về các hành bất khả tư nghì.

2. Trí tánh về la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Trí tánh về phiền não bất khả tư nghì.

4. Trí tánh về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại trí tánh.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại biện tụ. Những gì là bốn?

1. Biện tụ về các hành bất khả tư nghì.

2. Biện tụ về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Biện tụ về phiền não bất khả tư nghì.

4. Biện tụ về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại biện tụ.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại biện tánh. Những gì là bốn?

1. Biện tánh về các hành bất khả tư nghì.

2. Biện tánh về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Biện tánh về phiền não bất khả tư nghì.

4. Biện tánh về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại biện tánh.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại Tu đa la. Những gì là bốn?

1. Tu đa la về các hành bất khả tư nghì.

2. Tu đa la về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Tu đa la về phiền não bất khả tư nghì.

4. Tu đa la về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại Tu đa la.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại Tu đa la tụ. Những gì là bốn?

1. Tu đa la tụ về các hành bất khả tư nghì.

2. Tu đa la tụ về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Tu đa la tụ về phiền não bất khả tư nghì.

4. Tu đa la tụ về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại Tu đa la tụ.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn thứ Ða văn. Những gì là bốn?

1. Ða văn về các hành bất khả tư nghì.

2. Ða văn về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Ða văn về phiền não bất khả tư nghì.

4. Ða văn về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại Ða văn.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn thứ tài sản. Những gì là bốn?

1. Tài sản về các hành bất khả tư nghì.

2. Tài sản về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Tài sản về phiền não bất khả tư nghì.

4. Tài sản về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại tài sản.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn thứ học. Những gì là bốn?

1. Học về các hành bất khả tư nghì.

2. Học về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Học về phiền não bất khả tư nghì.

4. Học về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại học.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn thứ cảnh giới. Những gì là bốn?

1. Cảnh giới các hành bất khả tư nghì.

2. Cảnh giới sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Cảnh giới phiền não bất khả tư nghì.

4. Cảnh giới thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại cảnh giới.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn thứ nghiệp. Những gì là bốn?

1. Nghiệp về các hành bất khả tư nghì.

2. Nghiệp về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Nghiệp về phiền não bất khả tư nghì.

4. Nghiệp về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại nghiệp.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn thứ an trụ. Những gì là bốn?

1. An trụ các hành bất khả tư nghì.

2. An trụ sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. An trụ phiền não bất khả tư nghì.

4. An trụ sự thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại an trụ.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn thứ tu đạo. Những gì là bốn?

1. Tu đạo về các hành bất khả tư nghì.

2. Tu đạo về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Tu đạo về phiền não bất khả tư nghì.

4. Tu đạo về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại tu đạo.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại trí đoạn phiền não. Những gì là bốn?

1. Trí đoạn phiền não về các hành bất khả tư nghì.

2. Trí đoạn phiền não về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Trí đoạn phiền não về phiền não bất khả tư nghì.

4. Trí đoạn phiền não về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại trí đoạn phiền não.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn thứ trí phiền não. Những gì là bốn?

1. Trí phiền não về các hành bất khả tư nghì.

2. Trí phiền não về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Trí phiền não về phiền não bất khả tư nghì.

4. Trí phiền não về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại trí phiền não.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại trí ác đạo. Những gì là bốn?

1. Trí ác đạo về các hành bất khả tư nghì.

2. Trí ác đạo về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Trí ác đạo về phiền não bất khả tư nghì.

4. Trí ác đạo về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại trí ác đạo.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại trí phi trí. Những gì là bốn?

1. Trí chẳng phải trí về các hành bất khả tư nghì.

2. Trí chẳng phải trí về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Trí chẳng phải trí về phiền não bất khả tư nghì.

4. Trí chẳng phải trí về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại trí chẳng phải trí.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn thứ trí tất định. Những gì là bốn?

1. Trí tất định về các hành bất khả tư nghì.

2. Trí tất định về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Trí tất định về phiền não bất khả tư nghì.

4. Trí tất định về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại trí tất định.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại trí không sai mất. Những gì là bốn?

1. Trí không sai mất về các hành bất khả tư nghì.

2. Trí không sai mất về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Trí không sai mất về phiền não bất khả tư nghì.

4. Trí không sai mất về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại trí không sai mất.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại trí vô minh. Những gì là bốn?

1. Trí vô minh về các hành bất khả tư nghì.

2. Trí vô minh về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Trí vô minh về phiền não bất khả tư nghì.

4. Trí vô minh về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại trí vô minh.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại khổ trí. Những gì là bốn?

1. Khổ trí về các hành bất khả tư nghì.

2. Khổ trí về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Khổ trí về phiền não bất khả tư nghì.

4. Khổ trí về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại khổ trí.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại trí lo buồn. Những gì là bốn?

1. Trí lo buồn về các hành bất khả tư nghì.

2. Trí lo buồn về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Trí lo buồn về phiền não bất khả tư nghì.

4. Trí lo buồn về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại trí lo buồn.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại trí về nghèo khổ. Những gì là bốn?

1. Trí nghèo khổ về các hành bất khả tư nghì.

2. Trí nghèo khổ về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Trí nghèo khổ về phiền não bất khả tư nghì.

4. Trí nghèo khổ về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại trí nghèo khổ.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại trí về sanh bất khả tư nghì. Những gì là bốn?

1. Trí sanh về các hành bất khả tư nghì.

2. Trí sanh về la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Trí sanh về phiền não bất khả tư nghì.

4. Trí sanh về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại trí sanh.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại trí bên trong. Những gì là bốn?

1. Trí bên trong về các hành bất khả tư nghì.

2. Trí bên trong về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Trí bên trong về phiền não bất khả tư nghì.

4. Trí bên trong về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại trí bên trong.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại trí bên ngoài. Những gì là bốn?

1. Trí bên ngoài về các hành bất khả tư nghì.

2. Trí bên ngoài về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Trí bên ngoài về phiền não bất khả tư nghì.

4. Trí bên ngoài về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại trí bên ngoài.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại trí về xấu hổ. Những gì là bốn?

1. Trí xấu hổ về các hành bất khả tư nghì.

2. Trí xấu hổ về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Trí xấu hổ về phiền não bất khả tư nghì.

4. Trí xấu hổ về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại trí xấu hổ.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại trí về thẹn thùng. Những gì là bốn?

1. Trí thẹn thùng về các hành bất khả tư nghì.

2. Trí thẹn thùng về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Trí thẹn thùng về phiền não bất khả tư nghì.

4. Trí thẹn thùng về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại trí thẹn thùng.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại thật trí bất khả tư nghì. Những gì là bốn?

1. Thật trí về các hành bất khả tư nghì.

2. Thật trí về la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Thật trí về phiền não bất khả tư nghì.

4. Thật trí về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại thật trí.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại trí tu tập. Những gì là bốn?

1. Trí tu tập về các hành bất khả tư nghì.

2. Trí tu tập về la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Trí tu tập về phiền não bất khả tư nghì.

4. Trí tu tập về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại trí tu tập.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn thứ sự trí. Những gì là bốn?

1. Sự trí về các hành bất khả tư nghì.

2. Sự trí về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Sự trí về phiền não bất khả tư nghì.

4. Sự trí về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại sự trí.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại trí về Phú già la (Bổ đặc già la). Những gì là bốn?

1. Trí Phú già la về các hành bất khả tư nghì.

2. Trí Phú già la về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Trí Phú già la về phiền não bất khả tư nghì.

4. Trí Phú già la về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại trí Phú già la.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn thứ trí thủ trước. Những gì là bốn?

1. Trí thủ trước về các hành bất khả tư nghì.

2. Trí thủ trước về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Trí thủ trước về phiền não bất khả tư nghì.

4. Trí thủ trước về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Này đồng tử! Ðó là bốn loại trí thủ trước bất khả tư nghì và sự diễn thuyết cũng bất khả tư nghì, không thể nói hết.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại trí lìa ác đạo. Những gì là bốn?

1. Trí lìa ác đạo về các hành bất khả tư nghì.

2. Trí lìa ác đạo về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Trí lìa ác đạo về phiền não bất khả tư nghì.

4. Trí lìa ác đạo về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại trí lìa ác đạo.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại trí đoạn trừ vô minh. Những gì là bốn?

1. Trí đoạn trừ vô minh về các hành bất khả tư nghì.

2. Trí đoạn trừ vô minh về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì.

3. Trí đoạn trừ vô minh về phiền não bất khả tư nghì.

4. Trí đoạn trừ vô minh về thanh tịnh bất khả tư nghì.

Ðó là bốn loại trí đoạn trừ vô minh.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn thứ Ðà la ni bất khả tư nghì, và sự diễn thuyết cũng bất khả tư nghì, nói không bao giờ hết. Những gì là bốn?

1. Ngôn thuyết về các hành bất khả tư nghì, trí ở trong đó, gọi là Ðà la ni thứ nhất.

2. Ngôn thuyết về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì, trí ở trong đó, gọi là Ðà la ni thứ hai.

3. Ngôn thuyết hổ trợ phiền não bất khả tư nghì, trí ở trong đó, gọi là Ðà la ni thứ ba.

4. Ngôn thuyết hổ trợ thanh tịnh bất khả tư nghì, trí ở trong đó, gọi là Ðà la ni thứ tư.

Ðó là bốn loại bất khả tư nghì, cùng với sự diễn thuyết cũng bất khả tư nghì, nói không bao giờ hết.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại pháp Ðà la ni. Những gì là bốn?

1. Pháp các hành bất khả tư nghì, trí ở trong đó gọi là Ðà la ni thứ nhất.

2. Pháp la trách hữu vi bất khả tư nghì, trí ở trong đó gọi là Ðà la ni thứ hai.

3. Pháp phiền não bất khả tư nghì, trí ở trong đó gọi là Ðà la ni thứ ba.

4. Pháp thanh tịnh bất khả tư nghì, trí ở trong đó gọi là Ðà la ni thứ tư.

Này đồng tử! Ðó là bốn loại Ðà la ni bất khả tư nghì, cùng với sự diễn thuyết cũng bất khả tư nghì, nói không sao hết.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại tương ưng Ðà la ni. Những gì là bốn?

1. Tương ưng các hành bất khả tư nghì, trí ở trong đó gọi là Ðà la ni thứ nhất.

2. Tương ưng sự la trách hữu vi bất khả tư nghì, trí ở trong đó gọi là Ðà la ni thứ hai.

3. Tương ưng phiền não bất khả tư nghì, trí ở trong đó gọi là Ðà la ni thứ ba.

4. Tương ưng thanh tịnh bất khả tư nghì, trí ở trong đó gọi là Ðà la ni thứ tư.

Này đồng tử! Ðó là bốn thứ Ðà la ni bất khả tư nghì, cùng với sự giảng thuyết bất khả tư nghì, nói không bao giờ hết.

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát lại có bốn loại Ðà la ni môn. Những gì là bốn?

1. Môn về các hành bất khả tư nghì, trí ở trong đó gọi là Ðà la ni thứ nhất.

2. Môn về sự la trách hữu vi bất khả tư nghì, trí ở trong đó gọi là Ðà la ni thứ hai.

3. Môn về phiền não bất khả tư nghì, trí ở trong đó gọi là Ðà la ni thứ ba.

4. Môn về thanh tịnh bất khả tư nghì, trí ở trong đó gọi là Ðà la ni thứ tư.

Này đồng tử! Ðó là bốn loại Ðà la ni môn bất khả tư nghì, và sự diễn thuyết cũng bất khả tư nghì, nói không bao giờ hết, cho đến trí đoạn trừ vô minh, đều có bốn loại Ðà la ni, bất khả tư nghì, cùng với sự diễn thuyết cũng bất khả tư nghì, nói không bao giờ hết, giống như đã nói ở trên.

Này đồng tử! Ðà la ni này chính là trí huệ. Trí huệ như vậy có thể biết rõ tất cả các pháp, chỉ có danh tự, cho nên gọi là pháp trí vô ngại. Pháp trí như vậy, hay biết ngôn từ sai biệt của các pháp, nên gọi là Từ vô ngại, hoặc nói văn tự ấy, hoặc hiển thị, hoặc thi thiết, hoặc thứ lớp không đoạn, hoặc khai hiểu, hoặc rộng phân biệt, hoặc khai thị làm cho đơn giản, hoặc bình đẳng chỉ khắp, lời lẽ không bị nuốt, không rít rắm, không ú ớ, không khiếp nhược, lời nói không đắm trước ngôn từ phóng khoáng, vượt trên sự phóng khoáng, gọi là nhạo thuyết vô ngại

Bấy giờ đức Thế Tôn liền nói bài kệ:

Lời tiếng đã nói ra


Phát thanh cũng như vậy

Như sự xuất âm thanh


Trí Phật cũng như vậy

Tất cả trí chư Phật


Tiếng nói ra cũng thế

Sự thi thiết như vậy


Ánh sáng tiếng cũng thế

Ánh sáng tiếng như vậy


Tên giới cũng như thế

Danh tự giới như thế


Tên Phật cũng như thế

Danh hiệu Phật như thế


Công đức Phật cũng vậy

Ta biết một chúng sanh


Biết họ bao tên gọi

Vô lượng ngữ ngôn Phật


Trước ta đã tuyên thuyết

Tên giới cùng tên Phật


Tên chúng sanh cũng vậy

Hữu vi nhiều tai hoạn


Ðức Niết bàn cũng thế

Phật lợi ích như vậy


Thí dụ để hiển thị

Một sợi lông đạo sư


Phát ánh sáng cũng vậy

Tất cả các chúng sanh


Danh hiệu và tín dục

Như Lai vượt trên chúng


Với tiếng, thân thuyết pháp

Tên tất cả chúng sanh


Hiển thị một chúng sanh

Như vậy tên một người


Hiển thị các chúng sanh

Tất cả bình đẳng nhập


Chánh giác dạy như vậy.

Nói vô lượng danh tự


Vì các Bồ tát vậy

Nay ta vì sao hay


Nói ức vô số kinh

Thọ trì kinh điển này


Hiển thị không khiếp nhược

Với chúng vô ngại biện


Diễn thuyết ức kinh điển

Như hư không vô biên


Biện tài cũng như vậy

Công đức Bồ tát này


Thanh tịnh dẫn chúng sanh

Thọ trì kinh điển này


Thành được trí vô tận

Luôn luôn hiển thị nói


Với pháp hay tín thọ

Họ tăng trưởng trí huệ


Giống như cây núi Tuyết.

Này đồng tử! Bồ tát này hành pháp vô ngại, đối với pháp, thấy pháp nên được an trụ.

Này đồng tử! Sao gọi là Bồ tát ma ha tát hành pháp vô ngại, đối với pháp, thấy pháp nên được an trụ?

Này đồng tử! Bồ tát ma ha tát này biết sắc của năm không khác với sắc, nên nói pháp, biết chẳng phải sắc, chẳng khác sắc mà hay tu hành, biết chẳng phải sắc, chẳng khác sắc mà cầu Bồ đề, biết chẳng phải sắc, chẳng khác sắc nên giáo hóa chúng sanh, biết chẳng phải sắc, chẳng khác sắc mà thấy Như Lai, chỉ không hoại nơi sắc mà thấy Như Lai. Chẳng phải khác sắc, chẳng phải khác tánh sắc mà thấy Như Lai, sắc và tánh sắc cùng với Như Lai bằng nhau, không có hai. Nếu ai có thể thấy các pháp như vậy, gọi là hành pháp vô ngại, thức, tưởng, thọ, hành cũng lại như vậy. Bấy giờ đức Thế Tôn liền nói bài kệ:

Nhờ sắc hiển Bồ đề


Nhờ Bồ đề hiển sắc

Thì không có tương tợ


Tối thắng đã nói rõ

Ngài nói sắc tướng thô


Tánh sắc rất thâm áo

Sắc ngang với Bồ đề


Sai biệt không thể được

Như Niết bàn thậm thâm


Nhờ tiếng mà tuyên thuyết

Âm thanh và lời nói


Cả hai đều không được

Như vậy trong pháp không


Niết bàn không thể được

Nói năng cũng như vậy


Âm thanh và lời nói

Cả hai không thể được


Trong pháp không như vậy

Niết bàn không thể được


Nói Niết bàn tịch diệt

Tịch diệt không thể được


Tất cả pháp không sanh

Như trước sau cũng vậy


Thể tánh tất cả pháp

Niết bàn cùng tương tợ


Người biết chơn xuất gia

Cùng tương ưng Phật pháp


Nếu thấy sắc thân Phật

Nói đã thấy Như Lai


Thân ta chẳng sắc tướng

Không thể thấy ngài được


Biết được tự tánh sắc

Sắc tướng ấy như vậy


Ai biết được tánh sắc

Là hiển thị thân lớn


Các ngủ ấm như vậy

Ta đã biết tướng mạo


Ðạt tự thể tánh pháp

An trụ nơi pháp thân


An trụ pháp thân rồi

Thuyết pháp cho chúng sanh


Pháp vi diệu Như Lai

Không thể dùng lời nói


Lý sâu không thể biết

Nghe bậc chánh giác nói


Chỉ âm thanh ngôn ngữ

Ta đã được sơ quả


Nếu trừ tất cả tưởng

Xa lìa việc hý luận


Nếu ai hay biết “không”

Liền biết được sắc tướng


Không có khác, không thuyết

Riêng có tự tánh sắc


Nếu ai biết được sắc

Thì có thể biết “Không”


Nếu ai ngộ được “Không”

Thì biết được tịch diệt


Nếu ai biết được sắc

Là sắc tướng như vậy


Không bị ức ma loạn

Thối động quả Bồ đề


Ai không biết đạo này

Ðắm trước nên thối bước


Phi vật thủ vật tưởng

Vật giữ, chẳng phải vật


Vì dối, gần tài lợi

Ở trong pháp bị mất


Chẳng quả, giữ tưởng quả

Ðánh mất lợi Sa môn


Giải đãi, ít tinh tấn

Mà không trụ giới tụ


Không đúng người hành pháp

Gọi đó, Phật chẳng nói


Hoặc lại có người nói:

Tôi hành nơi Bồ đề


Người không huệ, khó dạy

Chẳng cung kính lẫn nhau


Mong cầu danh tiếng tốt

Không khéo trụ giới cấm


Mãi nghĩ lúc nào được

Danh tiếng lan khắp noi


Chỉ vì cầu lợi dưỡng

Tụ tập thật nhiều người


Ngạo mạn, cùng phóng dật

Chuyên tâm tìm cầu lợi


Ưa sống nhà bạch y

Vì cung kính lợi dưỡng


Tạo chùa và tháp miếu.

Họ đều vì danh lợi


Dựa vào tâm thủ trước

Thường thèm khát ái dục


Chuyên tạo nghiệp thế tục

Sống trong cảnh giới ma,


Nói với người bạch y:

“Ái dục như lửa cháy”


Nếu vào nhà thế tục

Thường ô uế người nữ


Bạch y đối người này

Thường nghĩ là Ðại sư


Rình mò việc người chồng

Cùng phụ nữ nhiễm hợp


Nhà ấy dùng đồ ngon

Cung cấp Tỳ kheo này


Lại ở chỗ vợ người

Tưởng như vợ của mình


Bạch y ở chỗ vợ

Còn không sanh ganh ghét


Mà tỳ kheo xuất gia

Sanh ganh ghét vợ người


Người tục ở nhà mình

Khéo gìn giữ năm giới


Huống đã được xuất gia

Bỏ tất cả giới cấm


Trống, đủ các âm nhạc

Dùng để cúng dường ta


Là cúng dường tối thắng

Mạt thế cũng khó thành


Tự phá các cấm giới

Thấy người trì giới luật


Nói với người thế gian

Người ấy nào khác ta


Nghe khen người giữ giới,

Phá giới, làm việc ác


Nghe nói chơn Phật pháp

Bảo: chẳng phải Phật nói


Tâm không có hổ thẹn

Ðánh mất của Sa môn


Nếu khuyên lời chân thật

Bài báng lời ta nói


Giới không được trọn vẹn

Vứt bỏ đạo giáo ta


Hủy báng nơi chánh pháp

Ngục A Tỳ là nhà


ta chưa từng thấy nghe

Tu tập hạnh như vậy


Ngu si sống kẻ ác

Hay đạt được trí Phật


Các người dèm pha ấy

Nhiều quanh co dối trá


Ta biết rõ người ấy

Trí biết hằng không dứt


Nếu ta trong một kiếp

Nói các lỗi lầm họ


Tự cho là Bồ tát

Chỉ nói được phần nhỏ


Ðồng tử! Ngươi nên biết

Ác nào họ cũng làm


Về sau đời mạt thế

Cẩn thận chớ làm bạn


Dùng tâm không loạn, trược

Tiếp dẫn cùng nói chuyện


Vâng thờ mà cúng dường

Vì để cầu Phật đạo


Nên hỏi sự buồn lo.

Nếu là bậc Kỳ Túc


Nên cúng dường cung kính

Ðầu mặt lạy dưới chân


Chớ xem lỗi của người

Họ sẽ đến đạo tràng


Chớ sanh ý sân hận

Thường khởi tâm từ bi


Nếu thấy lỗi vị ấy

Ðừng đối mặt nói lỗi


Thường nghĩ việc đã làm

Sẽ được quả như thế


Nếu ở chỗ trẻ già

Lúc nói thường mỉm cười


Phát ngôn, trước thăm hỏi

Diệt trừ tâm ngạo mạn


Y phục và ẩm thực

Thường đem dâng cúng dường


Làm tâm thí như vậy

Tất cả sẽ thành Phật


Nếu bậc trưởng túc hỏi

Vì mong cầu pháp thí


Trước nên nói như vầy:

“Tôi học tập ít ỏi”


Rồi lại nói như vầy:

Các ngài bậc trí huệ


Ở trước bậc đại nhân

Tôi đâu dám tuyên thuyết


Khi nói chớ vội vàng

Xem pháp khí hay không


Ðã thấy căn khí rồi

Không hỏi cũng cứ nói


Nếu ở trong đại chúng

Thấy người phá giới cấm


Chớ khen đức trì giới

Nên khen hạnh bố thí


Nếu thấy người thiểu dục

Cùng trì giới tương ưng


Nên khởi tâm đại từ

Khen thiểu dục trì giới


Nếu phá ít cấm giới

Người trì tịnh giới nhiều


Ðược bè bạn tối thắng

Liền khen ngợi trì giới


Trước quán sát đại chúng

Ðều ưa các pháp lành


Có bao nhiêu thiện pháp

Nên khen ngợi trì giới


Trước quán sát đại chúng

Ðều ưa các pháp lành


Có bao nhiêu thiện pháp

Nên khen ngợi tất cả


Thí, Giới, Ða văn, nhẫn

Tinh tấn và thiểu dục


Tri túc, hạnh viễn ly

Hiển thị pháp như vậy


Tán thán pháp như vậy

Nói rõ đạo thế tục


Các việc không xót thương

Lòng từ chớ sân hận


Ở chỗ không thiền lạc

Xa lìa chúng huyên náo


Ngươi nên khen đức ấy

Tên gọi môn tổng trì


Thường thích chỗ không nhàn

Chớ chuyên làm nghiệp thí


Một lòng tu an tọa

Chớ bảo giới tối thắng


Ðã trụ tịnh giới rồi

Hay tập giữ đa văn


Vì cầu Tam muội này

Thường cúng dường xá lợi


Hay dùng lọng tràng phan

Vòng hoa, hương xoa, bột


Vì cầu tịch định này

Nên cúng dường chư Phật


Dùng kỹ nhạc tuyệt diệu

Ca hay cùng hòa tấu


Ðể cúng xá lợi Phật

Tâm dũng kiện oai mãnh


Tất cả các vòng hoa

Tất cả hương, y phục


Ðều đem cúng dường Phật

Ðể cầu trí Phật vậy


Chúng sanh các phước phần

Bình đẳng thí tất cả


Ðể cầu trí vô ngại

Là chư Phật vô thượng


Ta từng ở trước Phật

Ðặt bày cúng vô số


Dùng tâm không thiên lệch

Ðể cầu tịch định này


Phật ra đời khó gặp

Ðược thân người cũng khó


Tín Phật pháp cũng khó

Xuất gia đủ giới khó


Nay ngươi được gặp Phật

Ðã phát tâm Bồ Ðề


Chớ bỏ nguyện kiên cố

An trụ nơi hạnh lành


Nếu thọ trì kinh này

Vào thời sau mạt thế


Mau được vô ngại biện

Thọ trì không quên mất


Nếu hay giữ một kệ

Phước tụ khó nghĩ nghì


Huống lại thọ trì hết

Như nghĩa thọ đầy đủ


Chúng sanh đều thành Phật

Dũng mãnh đều cúng dường


Cung kính và tôn trọng

Hết số kiếp chúng sanh


Nếu ở Tam muội này

Hay thọ trì một kệ


So với công đức trước

Mười sáu không bằng một


Ta biết trí huệ Phật

Lợi ích, bất tư nghì


Thọ trì Tam muội này

Tất cả Phật đã làm.

KINH NGUYỆT ÐĂNG TAM MUỘI

HẾT QUYỂN 5

Xem dưới dạng văn bản thuần túy