Trang chủ » Cao Đài » Lời thuyết đạo » Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ-Pháp, Quyển I
48.- Thiên-tài và Nhơn-tài

Đền-Thánh ngày rằm tháng 11 năm Đinh-hợi (1947)

Hôm nay Bần Đạo giảng về "Thiên-tài và nhơn-tài" Nhưng trước khi giảng thuyết ấy , nên mở một lối để cả thảy hiểu nguyên-do nào mình đạt được thiên-tài hay chỉ nhắm nhơn-tài mà thôi.

Bần-Đạo đã giảng nhiều phen giảng hình-trạng Tam-Bửu , đã cho cả thảy biết trong mình ta có tam thân , thất phách, chúng ta gọi theo Đạo-giáo là Tinh, Khí, Thần.

Thứ nhứt: Thân thể hửu-hình của chúng ta đây gọi là phàm-thân.
Thứ nhì: Thân-thể khí-chất vô-hình, mắt không nhìn thấy được, nếu thấy được là đạt Đạo, gọi là Pháp-thân.
Thứ ba: Gọi là Linh-thân tức là linh-hồn. Ba món báu ấy chung hiệp nhau lại tạo nên hình ảnh con người.

Nếu ta thấy được thì thân-thể hửu-hình nầy đồâng-thể với vật loại tức là thú vậ. Pháp-thân tương-liên với càn-khôn thế-giới đồng thể với Khí, cả Khí chất Tạo-đoan ra nguyên-do loài người, lấy nguyên-do đó làm thành hình-ảnh của linh-thân chúng ta, còn sự sáng-suốt linh-thiêng là do nơi lòng Đức Đại Từ-Phu. Vậy chia làm ba người trong ta nuôi-nấng xác hình hửu-hình nầy. Pháp thân một mặt giữ-gìn xác thân châu-toàn kiếp sống, một mặt tương-liên với quyền-năng sở-định của các đấng Thiêng-Liêng với Chí-Tôn. Vậy nó chia ra hai lập-trường ;

1.-Lập-trường đối với vật loại.
2.- Lập-trường đối với Chí-Tôn , Pháp-thân phải có tinh-thần trí-thức bổn-năng xu-hướng quyền năng vô-hình, tìm nguyên-căn mình xu-hướng theo Đấng Tạo-Đoan , hiểu hình-thể, biết đi, biết về, gọi bằng huệ tức linh-tâm. Thảng không biết, chỉ lo bảo-tồn sự sanh sống của vật-loại thôi, thì trở nên giác-tánh. Một đàng linh-tâm, một đàng giác tánh, nó ở giữa.

Bây giờ đã hiểu rồi, Bần-Đạo xin thuyết về "Thiên-tài và Nhơn-tài".

Trí-giác Pháp-thân chúng ta có hai điều xu-hướng, hể xu hướng theo thiên-tư thì đạt được thiên-lương là một khối tài-tình đạt kiếp sống vi-chủ cùng tận hình-thể, việc nầy không gì khác hơn là cái kho ta đựng quyền-năng ta đạt được . Trong phép luân-chuyển kiếp sanh lập kho chất chứa cả tài-vật của chúng ta đạt đặng trong kiếp sanh , nhờ đào-luyện bởi bài học khổ của Tạo-Đoan , năng chịu khổ , giỏi chịu hành hạ khổ não chất chứa . Kho đó còn. Trí vẫn còn.

Trở lại giác tánh , ta thấy gì ? biết bảo-trọng mạng sống như muôn loài, như trâu ăn cỏ , khỉ ăn trái cây , giác-tánh tạo hình xu-hướng theo vật loại thì đè pháp-thân xuống, muốn tìm hạnh-phúc mà thôi, mà tiềm-tàng hạnh-phúc ta tưởng thế-gian nầy nhiều tướng hình , tương-đối với càn-khôn , xác thịt yếu-ớt tìm phương để bảo-vệ không có phương nào không làm, so-sánh với vạn-vật thì con người thua nhiều con vật khác , thua công-khai , như con cọp mà mình kêu ông cọp. Muốn thắng nó đặng thì tìm phương quyết thắng, tạo ra súng ống đặng tự-vệ lấy mình, nên làm chủ nó được . Giác-tánh tìm phương tự-vệ phải xu-hướng theo đường duy-vật.

Nhơn tài ta thấy gì ? Có một kho sách ở thành New-York có 2.000 triệu quyển sách học mưu hay chước khéo, cả thảy tài-tình nhơn-loại cộng thành khối lớn, nhưng chưa hề quyết đoán vận-mạng nhơn-loại được.

Nhơn-tài đã làm gì hạnh-phúc cho nhơn-loại , chúng ta đã thấy dầu cách vật, họ đi tới mức huệ qua không được , trở lại vật hình. Trên kia đã thấy gì ? Họ tìm phương-pháp tương-tàn tương-sát lẫn nhau, có gì khác hơn đâu , bởi duy-vật chỉ làm chúa vật-loại thôi, ấy là nhơn tài. Phương-pháp của con người tìm thế đem cả hình-thể của người lên làm chúa cả vạn-vật, ấy là thuyết duy-vật. Những mưu-chước hay khéo, họ thâu đoạt được để làm chúa vạn-vật thuộc nhơn-tài.

Bây giờ tới thuyết Thiên-tài . Thiên-tài là khi nào Pháp-thân xu-hướng theo nguyên-do căn-bản, tâm-linh của nó. Tự hỏi mình cũng như con vật, sao khôn ngoan hơn vật, sao có linh-tâm, có căn-bản vì đâu ? Tìm kiếm ra căn-bản ấy là Tu. Tu để tìm nguyên-do linh-tâm chúng ta là thiên-lương ta đó, hay khéo hơn hết là ngày giờ nào để trí-thức tinh-thần theo thiên-lương thì mở-mang một cách lạ lùng.

Tại sao khiếu vật-hình không làm trở-ngại vật mà phải cùng ta tự tìm kiếm , tự luyện tinh-thần ấy là Pháp-thân thì đạt huệ, mà đạt-huệ đặng thì đóng khối trong kho vô tận từ thử đến giờ , nếu mở cửa ra được là lấy được , kiếp nầy mang thi-hài xác- thịt có một bài học mà thô, còn các bài học kia nếu chúng ta dở quyển sách vĩnh-sanh ra thì không có gì khuất-lấp được.

Thiên-tài quy-tụ nơi trí ta đặng , không có năng-lực nào nơi mặt thế nầy đối-phó mà ta không thắng. Không nói Thiên-tài ấy đủ quyền-năng tạo hạnh-phúc thi-hài chúng ta mà thôi, lại còn tạo hanh-phúc cho thiên-hạ nữa mà chớ ! Aáy là cơ-quan đạt Đạo. Các Giáo-chủ tại thế nắm Thiên-tài, bảo trọng tinh-thần loài người tức-nhiên cứu người đó, bởi chúng ta thắng vật hình hửu-vi, hửu-hoại nầy . Đêm ngày 24 giờ, thấy chết sống trước mắt, thiệt tướng. Chẳng phải ở cái sống nầy mà ở trong buổi chết, biết bao kẻ khi khổ não cực nhọc thi-hài quá lẽ, chạy theo phương cứu-khổ, tìm không được phải thống-khổ tinh-thần. Muốn an-ủi chúng nó phải đi con đường nào ? Sự thống-khổ có thể an-ủi được trong giấc ngủ, khi thức, mở mắt ra thấy kiếp sống nầy đương đau thảm, ta tìm được phương an-ủi, làm cho binh-tỉnh tâm-hồn, định được thiên-lương chúng ta trong giấc ngủ , khi thức chúng ta đã thấy trường đời đau thảm.

Đã giải rõ hai thuyết Nhơn-tài và Thiên-tài, xem coi bên nào hơn bên nào kém. Hại thay ! những kẻ biết vật không biết hình bóng của vật, chỉ biết vật không biết thiên-lương, bởi cớ, trường đời ta thấy trí-lự nhơn-tài tìm phương tranh-đáu sanh sống, hạnh-phúc hơn người, cả nhơn-tài hiện tướng dữ-dội lần đẹp đẻ có mùi vị quyền-năng trục cả tinh-thần con người theo nó, chưa biết tồn-tại chăng ? Hình ảnh trước mắt cả trương đời đi đến con đường tự diệt , chớ không phải con đường vĩnh-sanh . Nếu chúng ta muốn muốn đạt được quyền vĩnh-sanh thì lấy Thiên-tài làm căn-bản.

Muốn đoạt Thiên-tài không theo ai , không xin ai được hơn là đi theo Đại Từ-Phụ, dầu ta ngu-ngốc thế nào, xin một ngày không đặng thì hai ngày đến một tháng, một năm , nếu theo hoài dầu cho có nhiều xin mà ông cha không thể cho đặng , chúng ta cứ cương-quyết chìu-lòn phục-luỵ, kiên-nhẫn theo hoài, dầu khó cũng phải cho, bởi không nở nào không cho, mà hể Đấng ấy cho rồi không có cái gì ở thế gian này đối với của ấy được.

Lời Bần-Đạo căn-dặn : Mặc ai sang trọng ở trường đời , ta cứ quyết theo Chí-Tôn thì đại-nghiệp không mất, quả quyết đứa con nào của Ngài trọn trung, trọn hiếu với Người và với Hội-Thánh là hình thể của Người tại thế gian nầy, thì không bao giờ thất nghiệp và thất phận.

« Xem chương trước | Xem chương tiếp theo »
Tác giả: Đức Hộ Pháp