× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Main » Cao Đài » Lời thuyết đạo

Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ-Pháp, Quyển I


45.- Cứu-khổ về tinh-thần

Đền Thánh thời tý rằm tháng 10 năm Đinh-Hợi ( 1947 ).

Hôm qua Bần-Đạo đa giảng về phương-pháp cứu khổ của Chí-Tôn đem đến cho con cái của Ngài về hình thể tức nhiên về xác thịt.

Hôm nay Bần-Đạo tiếp, giảng phương pháp cứu-khổ của Chí-Tôn về tinh-thần, tức-nhiên về tâm-hồn.

Cái khổ tâm-hồn của loài người nó thốâng thiết nặng nề, nguy hiểm nhiệt-liệt hơn cái khổ xác thịt muôn phần. Cái khổ tâm-hồn ta thấy nhiều người chụi không nổi phải chịu quyên-sinh, họ tưởng đau thảm của họ hễ diệt tiêu thi-hài là hết, nguyên-do quyên-sinh là vậy. Họ lầm ! Sự thống khổ tinh-thần hay tâm-hồn, dầu xác thịt nầy huỷ hoại, cũng không an-ủi được tâm-hồn vẫn đau thảm như thường. Quyên sinh họ tưởng khỏi việc đau khổ phần xác, trái lại sự đau khổ tinh-thần ấy vẫn sống mãi nơi Hư-Linh lại còn dữ-dội ghê-tợn hơn nữa.

Aáy vậy, sự đau thảm nơi thế nầy bao nhiêu, nếu không dùng an-ủi, nó sẽ cong khỗ não thêm gia bội lúc cõi trần. Tại sao có sự khỗ não tâm-hồn ? Loài người, chúng ta lấy hết khối tinh anh xét căn nguyên, do đâu mà xuất-hiện? Ta thấy trong đời, các bậc nhơn sanh vô-ngần đẳng cấp, nếu làm thống-kê định-phẩm giá thì con số vô cùng tận, bao nhiêu người, bao nhiêu tâm-lý, khác hẵn cùng nhau, tại sao? Nếu ta biết rõ chơn-lý của Đạo thì do địa-vị toạ-hoá các chơn-hồn, định phẩm hình thể mình chẳng phải sản xuất do quyết-định của mình mà do tiến-triển phẩm-vị tinh-thần trí-não nơi Chí-Tôn định-vị. Điều ấy không cần luận vì biết phần tâm-lý, trí-não mà hành-tàng, sanh-hoạt, mọi sự đều biệt phân, nên vì cớ mà Đạo pháp Chí-Tôn đã giãi rõ: Toàn cơ-quan thống khỗ cốt đễ làm bài học hay, đặng tinh-thần giục tiến tới nơi cao-trọng cuối cùng là làm Chí-Tôn trong vật-loại. Chúng ta không cần luận.

Phần xác ta thấy gì? Thấy dường như bất công hiển-nhiên trước mắt , nếu không biết Đạo thì chỉ-trích cơ Toạ-Đoan bất công là phải. Tại sao chúng ta thấy dưới thế nầy thì ai cũng là người như ai , sao có kẻ tài nưòi dở, kẻ trí người ngu , kẻ hiền người dữ . Cả thảy sự phân cách đặc-biệt tâm-lý cá nhân , ta thấy trường tranh-đấu sinh-hoạt tương-liên , tỷ như học trò đến trương cùng đồng bạn với nhau , thấy mình sao tối tăm ngu-muội , còn bạn mình sao sáng-láng thông-minh , ngu đến nỗi phải bỏ trường không học đặng nữa về làm tên dân hèn, bạn mình khôn ngoan hơn , lập phẩm-vị cao-trọng làm quan-quyền cần vận mạng dân-chúng , sửa-trị phong-hoá ,làm lãnh-đạo cho đời , sao có sự phân-biệt lạ-lùng như thế ấy ? Học trò nào cũng quyết-tâm ráng học , mà học không nổi là do đâu ? Rán tranh, tranh không lại phải khổ tâm-hồn. Đó là một lý.

Còn lớn lên rồi trường đời chán mắt, nghề hay nghiệp giỏi tài tình đủ bảo-thủ gia-đình, với nghề hay khéo, kẻ khác kia thâu sự đắc lợi, sanh sống hạnh-phúc , muốn học làm theo mà học không nổi, bắt chước lại hư, là tại mình ngu-muội hơn mới vậy. Tức mình hổ-thẹn , phải đau-khổ tâm-hồn , người ta làm được sao mình lai không, người lập danh-vị đời đủ mực quyên-hành, ta cả đời hiểu biết , có lẽ cũng như người , mà vẫn làm tôi-towscho người ra thân mai một. Uất-ức tinh-thần , người ta sao lại được thế mà mình như vầy ? Thấy hiển-nhiên trường đời bất-công, tức mình đó là khổ nảo tinh thần , tức là khổ não tâm-hồn đó vậy.

Lại nữa kẻ đi buôn kia cũng buôn như ai, với phương-pháp như họ, sao họ lai được nhiều lời, lập lầu-cát nguy-nga , vợ con đầy-đủ sang-trọng vinh-hoa , còn mình dấn thân làm con buôn thì lỗ-lã thất-bại tiêu-tan, tức mình quá sức tức-nhiên phải thống khổ tâm-hồn.

Mấy lẽ bất-công ấy thiên-hạ tìm phương thuốc , có người theo huyền-vi mà tìm mãi, kiếm mãi , chờ có người đủ phương cứu-khổ tâm-hồn mà cũng tìm chưa gặp đặng . Mang xác thịt phải chịu một phen thống-khổ , đàu-óc tinh-toán, tại sao mình tài-tình hoạt-đông có hơn thiên-hạ , làm thì thất-bại , tục gọi không thời buồn-bực tức-tối đủ thứ, rồi đành an-ủi lấy mình bằng câu : "tài mạng tương đố " mà thật ra không biết quyền-ăng do đâu mình phải chịu thống-khổ như thế.

Các sự thống-khổ Bần-Đạo luận từ nảy đến giờ, thiên-hạ tìm thuốc cứu-khổ, chạy mãi không tìm đặng cho nên không một người nào sống ở đời được thoả-mãn . Kẻ hèn, người sang, kẻ trí người ngu , thất công tìm phương an-ủi . Nhuwhai vợ chồng anh nhà nghèo kia , thấy thiên-hạ giàu , mình nghèo, mảnh áo chưa lành , ăn bửa mơi lo buổi chiều, đau-khổ, không hiểu duyên-cớ nào người ta sang trọng , hêtsuwcs khóc than rồi cungxtuwj mình an-ủi lấy nhau , ngồi ngâm-nga hát ru tâm-hồn :

" Người ta giàu cái quần cũng đũi, cái áo cũng đũi,
Đôi đứa mình nghèo đốt củi đốt than.
Nghèo hèn xin bậu chớ than.
Rảnh đồng công mối nợ, anh mua lụa hang may cho "


Hát như vậy rồi có lẽ vợ bớt khóc . mà anh ta cũng buồn cười. Còn trí Khổng-Minh, hồi đốt Tư-Mã-Ý đặng bảo-thủ cơ-nghiệp của Lưu-Bị sợ có ngay sẽ vào tay Tư-Mã-Ý . Đốt nũa chừng trời mưa tắt lửa, cứu Tư-Mã-Ý khỏi chết. Tức quá không biết an-ủi làm sao , ngước mặt lên trời than : Mưu sự tại nhơn, thành sự tại thiên , nhơn nguyện như thử, như thử !!! thiên-lý vị nhiên, vị nhiên !!! nếu không an-ủi như vậy ắt ông phải điên lên mà chớ !!!

Ông Hồ-Địch thấy Nhạc-Phi bị Tần-Cối giết một cách tàn-nhẫn vì tại ngu trung , nghe Phiên đem binh phạt Tống , ngồi xem kết-quả bên nào ăn thua , nhứt là đợi cho quả báo nhà Tống , nhưng Trời định Tống không thua , Phiên phải thối binh về nước , tức mình than rằng : " Thiên địa hửu tư, thần minh bất công " đó là an ủi một cách hung-bạo.

Ngày giờ nào nhơn-sanh tìm phương an ủi cho bớt thống-khổ, phương an-ủi tìm cũng đáo-để như tìm gió theo mây. chạy đến gỏ cửa Khổng Phu-tử :
- "Ông có thuốc gì an-ủi nỗi thống-khổ tâm-hồn của tôi chăng ? "
Thì Khổng-Tử trả lời :
- " Phương chuyển thế không cùng , dầu đạt được bí-pháp trung-dung, cũng chưa thoả mãn".

Sang gỏ cửa Phật Thích-Ca :
- "Phật có thuốc gì chữa nổi thống-khổ tâm-hồn tôi chăng ? " Phật đem chơn-lý tứ-khổ trước mắt là sinh, lão, bịnh , tử , ấy là chơn-lý . Người mới tự xét : Tôi không muốn sanh , mà ai sanh ra tôi chi để tôi chịu khổ thế nầy. Sống tôi tôi không muốn sống , vì sống là gốc sản-xuất tứ khổ. Cái khổ ấy chẳng phải của tôi mà ai làm cho tôi khổ, cũng không thoả mãn tâm-hồn. Tìm nơi Phật không thấy đặng gì.

Đến gỏ cửa Lão-Tử :
- " Bạch Ngài ! Có món thuốc gì an-ủi tâm-hồn tôi chăng ? "
- " Bảo cứ gìn-giữ đạo-đức làm căn-bản, thoát mình ra khỏi thúc-phược của thế-tình, lên non phủi kiếp oan-khiên , nơi tiạch-mịch u-nhàn thân tự-tại, nếu không thêù thì đừng mơ mộng gì thoát khổ được".

Nghe lời lên núi ở mà ngặt nỗi hễ mỗi lần đem gạo lên ăn thì khó nhọc trần-ai khổ-nhộng. Đói tuột xuống, thất chí nữa, thành phương an-ủi cũng ăn trớt. Rồi đến gỏ cửa Chúa Jésus de Nazareth hỏi:
- "Đấng Cứu thế có phương thuốc nào trị thống-khổ tâm-hồn tôi chăng ?"
Trả lời:
- " Nếu các ngươi quả quyết nhìn nhận mình là con cái Đức Chúa Trời , tức là Đức Chí-Tôn làm như Người làm, mới mong an ủi tâm-hồn được ".

Trong khuôn-khổ phương-pháp làm con-cái của Chí-Tôn thì lắm kẻ nói được mà làm không được , cũng như tuồng hát viết hay mà không có kép tài đặng hát.

Cả thảy không chối : Cũng có kẻ an-ủi được nhờ đức-tin vững-vàng , còn phần nhiều ngược dòng đạo-lý khác, không ở trong lòng Chí-Tôn một chút nào tất cả. Thất chí nữa nên hết thế tìm ai.

Bây giờ Chí-Tôn làm phương nào trong thế-kỷ XX nầy đặng an-ủi tâm hồn nhơn-loại , Ngài đến cùng con cái của Ngài quả-quyết rằng : Nếu các con-cái của Ngài tức là Thánh-thể của Ngài lập Đạo không thành, thì Ngài phải tái-kiếp. Trọng hệ gì dữ vậy ? Ngài đến thế lập Đạo , từ tạo thiên lập địa không cơ-quan nào rời khỏi tay Ngài, Ngự-Mã-Quân tái kiếp lập Đạo thay thế cho Ngài. Tại sao vậy ? Nói thật, không ai có quyền-năng nào hơn mẹ ru con, không ai có quyên-năng bằng cha yêu-ái, khi con đau-đớn, con đương khóc, mẹ bồng thì liền nín, còn cha hôn một cái, hết thảm hết buồn.

Chí-Tôn sai các Vị Giáo-Chủ đại-diện Ngài đến lập Đạo do danh thể Ngài, vâng mạng-lịnh nơi Ngài, đến thay thế giáo-hoá con cái Ngài . Chưa vị nào an-ủi được sự đau thảm cho trọn vẹn cái khổ của đời . Khối đau thảm ấy từ buổi có loài người chất chồng vô số kể .

Ngài đến bồng nhơn-loại trong tay, ru rằng : Khối đau khổ tâm-hồn của các con là tại các con đào-tạo ra chớ không phải của Thầy, khổ là do quả kiếp mỗi đứa dục khổ cho nhau. Muốn giải-khổ không gì khác hơn đập đổ các đẳng cấp tâm-hồn, thông-nhất nhân-loại, nhìn nhau là anh em đồng máu thịt, cùng một căn-bản cội nguồn, hầu chia vui sớt nhọc, biết tôn-trọng nhau, kẻ trên không ép chế người dưới , trí không hiếp ngu, hèn sang không phân-biệt, mực thước tâm-hồn nhân-loại phải đồng phẩm-giá, đồng quyền-năng.

Ngày giờ nào, nhơn-loại biết tôn-trọng nhau , dầu sang hèn nhìn nhau là anh em cốt nhục, ngày ấy phương giải-khổ không khó. Các con nghe Thầy mà làm y lời Thầy thì khổ ấy tự tiêu-diệt. Nếu các con còn đau thảm, thì đấm ngực nói: "Khổ nầy do các con tạo ra, không phải do Thầy định tội đa nghe !!!".

Thầy đến chỉnh đốn tâm-lý loài người , tránh tranh-đấu , tiêu-diệt lẫn nhau, thì không còn hổn loạn với nhau , thì tứ-nhiên diệt khổ chớ có chi đâu lạ.

Cơ-quan giải khổ tâm-hồn của Ngài là đó.

Xem dưới dạng văn bản thuần túy.
Lượt xem: 596 | Tác giả: Đức Hộ Pháp