× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Main » Cao Đài » Lời thuyết đạo

Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ-Pháp, Quyển I


44.- Cứu khổ về xác thịt

Đền Thánh ngày 13 tháng 10 năm Đinh-hợi (1947)
Vía Đức Quyền Giáo-Tông


Bần-Đạo nhắc lại một lần nữa , khi hiến Tam-Bửu thì về chánh tế, khi nào đưa lên tức nhiên trình cho mình biết của Lễ ấy là ý-nghĩa gì, đặng cầu-nguyện hiến lễ cho Chí-Tôn, khi ấy đưa lên mình cúi đầu dưng vật báu ấy là Tam-bửu cho Thầy.

Bí-pháp rất trọng hệ : Bông là xác (thân hình) khi nào hiến bông tức là hiến cả thi-hài cho Chí-Tôn làm vật tế-lễ cho Ngài, Hiến rượu tức là hiến cả tinh-thần, trí-não của mình. Hiến trà là đem linh-hồn mình trọn dâng cho Chí-Tôn, chính mình là thi-hài con vật, mà vị chánh tế đưa lên thiên-đàn Chí-Tôn của Lễ.

Ngày hôm nay là ngày lễ kỷ-niệm của Đức Quyền Giáo-Tông là vị chức-sắc cao-trọng của chúng ta. Bần-Đạo giảng tiếp thêm hai chữ cứu khổ . Luôn dịp Bần-Đạo tỏ cho toàn Hội-Thánh tức là Thánh-thể của Đức Chí-Tôn và toàn con cái của Ngài biết rằng: Người là một chơn-linh cao trọng , mặc dù hình thể đã mất , nhưng khối thiên-lương ấy vẫn còn mãi mãi chẳng hề hư hủ bao giờ, Bần-Đạo nói: Chí-Tôn đến tình-cờ làm cho trí nảo Bần-Đạo phải bị ngạc-nhiên , rồi Bần Đạo kiếm hiểu trong đôi ba năm sau , mới rõ đặng hai chữ cứu khổ của Chí-Tôn.

Lạ thay ! Đức Cao Thượng-Phẩm và Đức Quyền Giáo-Tông biết nỗi lòng Chí-Tôn khi Người nói hai chữ cứu-khổ. Cứu là giúp, khỏi có ám nghĩa đủ năng-lực định quyền nhứt đoán. Khổ là đau-đớn , đau-đớn về tâm-hồn, đau đớn về hình-thể . Biết người rồi mới thương người được , mới có thể nắm quyền người tu nơi cửa Đạo, đặng độ rỗi nhơn-sanh và chính mình yêu-thương sẽ làm môi giới cho chúng ta yêu-thương toàn thiên-hạ.

Ôi ! hai chữ cứu-khổ, nghe hai tiếng ấy không kẻ nào đã chịu những nỗi thống-khổ, đau đón về đạo-đức tinh-thần , làm ta khao khát tinh-thần việc chi trọng-yếu vậy. Chúng ta đương đói mà có người đem bát cơm lại cho ăn, nghe đến mùi vị nó thâm-thuý làm sao.

Ôi ! Hai chữ cứu-khổ , Đạo lấy hình-thể cho người đời trong Trời Nam dùng rồi tới thiên-hạ toàn-cầu nhơn-loại ngay người chưa biết tiến-hoá đến dặc-điểm văn-minh, vẫn còn trong vòng nô-lệ. Vậy sắc dân yếu hèn , vẫn còn dã-man , thô-kịch , dốt-nát là Việt-nam đã bị nạn , tỷ như người ta bắt ngưòi bán mọi buổi nọ . Bần-Đạo đã quan-sát cả lịch-sử loài người ở Á-Đông thấy như thế, mà Á-châu cũng thế, tự quyền-hành bán mọi là đặc sắc hơn hết của đế-quyền Romain coi con người không có giá-trị bằng con vật , được trọn quyền sinh-sát mà người chủ đã mua mạng sống của kẻ tôi mọi coi kẻ ấy như con vật. Đến nay cường quyền Romain phải chịu huỷ bỏ việc làm tôi-đòi nô-bộc . Vậy tôi-mọi do nơi mua đặng kẻ khốn-khó về làm nô-lệ mà thôi , khi ấy Maurice đến đứng lên đường đột đối đầu cùng Hoàng-đế Romain đặng giải thoát sự đau thảm ấy, sau buổi đó họ coi Maurice dường như Đức Chí-Tôn đến giáng-the, đặng giải-thoát cứu khổ cho nhơn-sanh. Ở Á-Đông nhứt là Trung-Hoa chẳng phải nước đặc-sắc và trọn yêu thương, nhưng làm nhiều dân-tộc hiệp thành một nước Trung-Hoa. Nhờ buổi thượng-cổ thâu các sắc dân lạc-hậu làm nô-lệ . Dân-tộc ta chịu không nổi phải phản-đối để tìm phương giải-khổ cho nhau. Bây-giờ sự khổ nọ đã tràn vậy. Không lạ chi trước mắt ta đã thấy chúng biết rủ nhau , không làm gì đặng , thì đời phải chịu mai-một làm tôi-tớ cho cho người khác phải chịu nghèo hèn không sang-trọng được.

Thế-tình chẳng lạ gì, hể tới chừng làm chi phi-thường thì có một mình độc chiết cô-quạnh không ai nâng đỡ.

Nhìn trong thế-gian nầy thấy những kẻ côi-cút đơn-cô bị áp-bức nên buồn, sự áp-bức ấy cột-trói vào vòng nô-lệ tinh-thần của họ, chừng ta ở trong vòng nô-lệ, mắt chúng ta đã chán thấy anh em ở chung một nhà, bạn tác với nhau chung chia đau khổ, nghèo hèn có nhau mà còn bị đè nén bằng cách gián-tiếp, thế thường cũng chung là nô-lệ thì còn ai có quyền hơn về hình-thể lẫn tinh-thần.

Phật Thích-Ca có giải: sanh lão, bịnh, tử là bốn cái khổ của con người, mà cả hoàn cầu để cả trí não tinh-thần tìm phương trừ diệt sao cho được bốn cái khổ ấy. Tìm phương thế làm cho nhơn-sanh sống mỹ-mãn. Hết sanh rồi lão, chúng ta thấy các nơi văn minh càng ngày càng tiến tới nữa, thì lo lập các dưỡng-lão-đường. Các nước trên mặt địa-cầu nầy không quốc-gia nào không nuôi kẻ già. Đến bịnh ở một địa cầu nầy, hễ bao nhiêu người là bao nhiêu nhà-thương chuyên chủ trị an thiên-hạ, nếu làm ra không đắc lực thì làm cho nhơn sanh phiến-loạn. Đến tử, các xã hôïi văn minh đang tìm phương cứu chữa làm cho cái chết con người không có thống-khổ quá lẽ và làm sao cho gia đình chủng-tộc qui tụ lại thành nước văn minh.

Thế nào làm giảm tứ-khổ đó? Duy chuyên-chú đặng cải sửa làm cho bớt khổ tinh-thần, ấy vậy khổ xác-thịt do đâu mà ra, là do nơi tại muốn sống cho hạnh-phúc hôn người, không có một mãnh-lực nào định phận mình nội công-tâm quyết-đoán. Bởi nhơn-sanh tự biết mình sang-trọng trên vạn-vật. Của-cải của Chí-Tôn để nơi thế nầy đảm-bảo sanh-mạng con-cái Người không đủ, nên có kẻ nghèo-hèn, người sang-trọng , kẻ ngu-tối , người minh-mẫn , có người cho là bất công , mà sự bất công đó do tại đâu ? do thiếu đạo-đức . Muốn trừ khổ ấy phải làm sao ? Hiện đương tại mặt địa-cầu nầy , các yếu nhơn đã làm gì đặng thâu tâm thiên-ha , định quyền chính-trị ? duy có đem mãnh thương-tâm trải yêu thương cho đời xem thấy. Lấy tâm trung-chánh thương-yêu đặng cứu vớt dân-sanh , giao sanh-mang trong tay làm chủ, làm người điều-khiển đặng trị. Hỏi tâm ái-truất thương-sanh thiên-hạ ai dám chắc có, tôi xin đặt một dấu hỏi (?) phải nhiều gia-đình , nếu quyền-năng ấy có tâm-lý đủ đều xuất-hiện chơn-thật có thể gieo thương vào lòn dân-sanh toàn một nước, kêu gọi dân-sanh đối đãi hoà-ái cùng nhau chia sống với nhau. Nước nào may-mắn được người chủ quyền sáng-suốt đoạt đến mục-đích, thì quốc-dân ấy được hưởng vô-cùng hạnh-phúc gia-đình. Quốc-gia xã hội cũng vậy, chỉ biết mình không biết người, tương-tàn tương-sát nhau. Vì cớ Đạo Cao-Đài xuất hiện. Hỏi tại sao có Đạo Cao-Đài? Khi nào trong gia đình thống khổ, thì có ông cha chung chịu cùng các con để giải khổ cho con. Trong nước nếu nhơn-sanh khổ thì vị chủ quyền là Vua hay Giám-đốc đứng lên cầm quyền nhiếp-chánh tìm phương giải khổ cho nhơn-sanh.

Hiện giờ đã qua quyền hạn quốc-gia xã-hội, đén vạn-quốc thì ai vì chủ đặng làm được phận-sự ấy? Vạn quốc đương thống-khổ ai có phận sự dùi-dắt họ ra khỏi cảnh khổ, nếu chẳng phải là Đức Chí-Tôn chưa ai vì chủ mặt địa-cầu nầy được.

Aáy vậy, trong gia-đình thì người Cha chịu khổ với con, các Quốc-gia và cả toàn dân ở mặt địa-cầu nầy chưa ai chia khổ được. Chí-Tôn đến đặng kêu gào lòng yêu-ái của toàn nhơn-loại biết nhìn nhau là anh em, biết thương yêu nhau, binh-vực nuôi-nấng và tôn trọng nhau, đem hoà-ái gieo truyền vào tâm lý loài người mà nói rằng: " Tao là Cha bây, đến đây làm cho bây biết tao, đặng bây biết bây, bao giờ anh em bây biết thương-yêu nhau, tức là ông cha bây giải khổ cho bây về phần hồn và phần xác đó vậy ".

Xem dưới dạng văn bản thuần túy.
Lượt xem: 551 | Tác giả: Đức Hộ Pháp