× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Main » Cao Đài » Lời thuyết đạo

Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ-Pháp, Quyển I


42.- Dạy phương-pháp giảng Đạo

Ngày 10 tháng10 năm Đinh-Hợi ( 1947 ) tại Hiệp-Thiên-Đài

Bài học văn-chương của Chí-Tôn (cours rhétorique) rất giản dị. Hành-tàng Pháp hay Việt, cũng chẳng khác nhau, nói nói hay viết cũng giống như một bài thi. Cách hành văn (tenue) chia ra từng đoạn;
Sujet đối với phá thừa.
Développment đối với trạng luận.
Dénouement đối với thúc.
Conclusion đối với kết.


Diễn văn phải giữ chặt niêm luật có mực thước như một bài viết, phải khép vào một khuôn luật nhứt định, nếu không nghẹt lối, không ngỏ ra. Trong các nền Tôn-Giáo, đó là sự rất trọng-hệ, như Đạo Gia-Tô ngày xưa mở ra, 12 vị Thánh-Tông-Đồ học ở trong nhà Bà Sainte Maria, nhờ có chơn linh giáng hạ giúp sức. Ngày kia Đức Chúa Jésus nói: Miệng của Ta, các Người phải đi truyền Tân-Ước (Nouveau Testament) 12 vị Tông-Đồ đều dốt, nhờ chơn-linh giáng-hạ nhập thể, hễ nhập thể thì phát huệ.

Lúc chưa biết đạo tôi cũng không tin điều ấy, đến lúc ở chùa Gò-kén trước mấy ngàn người tôi bước lên giảng đài đi qua đi lại đến 16 vòng mà hể ngước mặt lên thấy đầu người lố-nhố, sợ-hải không thuyết được. Kế phát sật-sừ như say rượu không còn thấy ai nữa hết. Say đáo-để, nói mà không biết nói những gì, chừng xuống đài thiên-hạ khen mới biết, may là trước tập nhiều rồi đó. Chí-Tôn dạy tôi và dạy anh Cao Thượng-Phẩm, hể người này thuyết thì người kia nghe, nhờ vậy, nhứt là nhờ anh Cao Thượng-Phẩm trêu-ngạo nên phải cố-gắng, vậy mà lúc lên đài còn quáng mắt.

Tôi buộc mấy anh em chị em, tập cho quen dạn, Đạo sau nầy muốm truyền ra thiên-hạ thì phải thuyết . Đó là vô tự kinh, viết sách truyền-bá không bằng thuyết-giảng, cần phải có niêm luật. Với ai thì sợ chớ với nòi giống Việt-nam mình đã có sẵn văn-hiến bốn ngàn năm làm bổn. Có ba môi-giới : Phú, Tỉ, Hứng;

- Phú là đọc thông sách vở đem nguyên-văn ra giải cho rõ nghĩa.
- Tỉ là lấy cổ soi kim dùng tích xưa giải hiện-tại.
- Hứng là đứng lên giảng đài rồi phát hứng chí mà nói.


Hậu-thuẩn cho ba môi giới nầy là : Kinh, Điển, Luật. Muốn phú phải thuộc Kinh mới Phú được. Tỉ thì phải lấy điển tích ra mà ví-dụ dặng so-sánh . Hứng không được ngoài khôn-luật, ngoài sự thật, không được nói bậy…nhớ ba chơn-tướng trước, ba hậu thuẩn sau. Một bài thi dủ cho mình thuyết-giáo rồi , với Chí-Tôn điều chi cũng không khó. Như là :

" Yến-Tử-Hà xưa lúc vận cùng,
Còn mang dép rách đến Quang-Trung.
Nay con chưa rõ thông đường Đạo,
Cứ ngóng theo chơn Lão tháp tùng".


Ngài dụ điển rồi lấy tích, như hai câu đầu hỏi tại sao Yến-Tử-Hà lại mang dép rách đến Quang-Trung ? Yến-Tử-Hà là tôi nước Hàn , nước Hàn mất đi tìm nơi cầu cứu hầu rửa nhục cho nước mình , Sở-Bá-Vương chê người Hàn không dùng, nên Yến phài lận-đận, nghèo khó phải mang dép rách đến Quan-trung tìm Hớn-Bái-Công. Hai câu sau các con cứ theo Thầy, con để bước của con lên dấu chơn Thầy thì không bao giờ lạc lối. Yến bị bạc-đãi, nước Hàn bị chiếm (Trương-Tử-Phòng là người Hàn cũng trong thời đó). Hỏi vậy, Chí-Tôn lấy tích gì ? Nước mình cũng mất như nước Hàn, Yến đi làm tôi cho Hớn đặng báo thù cho Hàn, Chí-Tôn muốn nói : Các con muốn báo thù nước thì làm như Yến vào Quang-Trung, muốn nước các con còn thì theo Thầy.

Thôi, thí-nghiệm thử xem, mấy anh em cho tôi một cái đề đi rồi tôi thuyết. Như bài thi :

" Phong Thần đừng tưởng chuyện mờ hồ,
Giữa biển ai từng gặp Lão Tô.

Chuyên Phong-thần đừng tưởng viết ra là bịa đặt, Lão Tô là Tô-Đông-Pha, Ông Tổ của nòi giống Phù-tang, ai dè ngoài biển có Tô-Đông-Pha nghĩa là có sắc dân bên Phù-tang. Ai từng gặp mà gặp là có đa.

"Mượn thế đặng toan phương giác thế",
Mượn thế, bày tàn ác vô đạo-đức đặng thức tỉnh cho bây.

"Cũng như mượn bút của chàng Hồ"


Ông Đổng-Hồ, anh cầm viết, viết sử của Vương-Kiệt là đắc-thắng, thấy Vương-Kiệt bị hại mà không sợ, vào đó lãnh, cũng như Thầy hiện giờ, đến đây nhơn loại đương tàn ác, mượn cái tàn ác đó dặng thức tỉnh chúng sanh, như Đổng-Hồ không sợ chết, thì Thầy sẽ thắng như ĐổngHồ vậy, đặng lập quyền cho các con cái của Ngài đặng thành tựu. Hồi đời đó có một người tướng tài của nhà Tần mà ngồi không, không chịu kháng-chiến, Đổng-HôÀ ghi: Tội thất quốc nầy là của anh chàn, hỏi tại sao ? Tại anh ngồi không, làm bại liệt tinh-thần tranh-đấu, nên tội ấy của anh gánh chịu đó. Bài nầy đầy đủ trong khuôn-luật.

Xem dưới dạng văn bản thuần túy.
Lượt xem: 685 | Tác giả: Đức Hộ Pháp