× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Main » Cao Đài » Lời thuyết đạo

Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ-Pháp, Quyển I


34.- Lễ bãi trường Đạo-Đức Học-đường (1947)

Đạo-đức học đường ngày 16 tháng 8 năm Đinh-hợi (1947)

Mời mấy vị Giáo-viên và ân-nhân của trường Đạo-đức học-đường vào trước mặt Thầy.
Lời Tiên Nho chúng ta đã nói:"gia bần tri hiếu tử, quốc loạn thức trung thần" hoàn-cảnh khó-khăn làm cho Thầy khó định-tâm cảm-xúc vô-han, thấy tinh-thần mấy em đối với đoàn hậu-tấn tức là tương-lai vận-mạng nước nhà. Đạo ngày sau cũng nhờ đám nầy. Cả thảy thống-khổ của mấy em, Chí-Tôn và Hội-Thánh đều nhận thấy cả yếu-lý.

Hại thay ! gặp buổi loạn-lạc, khuôn-khổ phong hoá nước nhà bị tiêu-huỷ, đời xu-hướng theo vật hình bỏ rơi đạo-đức. Chúng ta có trước mắt kẻ thù, đối-phương có năng-lực khả-dĩ tiêu-diệt chúng ta là cọng-sản đệ-tam, đã làm cho tâm-lý loài người bải-hoải tiêu-tan, xu-hướng vật-hình là tranh-đấu. Hể tranh-đấu tất-nhiên là còn trường tiêu-diệt, có Cơ-quan tiêu-diệt tức có Cơ-quan bảo-tồn, chẳng phải mình ta là đủ. Chí-Tôn mở trường dạy con cái của Ngài, là lo làm sao bảo-tồn sanh-mạng cho nhơn-loại, chẳng phải kiếp nầy mà đời đời kiếp kiếp. Phận-sự tối-trọng Ngài giao cho Đạo, chúng ta chỉ mới vẽ một nét đầu mà thôi, kết quả không phải trong buổi nầy mà trong tương-lai đoàn hậu-tán. Mấy em nhận-định được điều ấy, chẳng hề vì danh-vị, chẳng kể hoàn cảnh khó nhọc, chẳng nài đói khó, khổ não chẳng tủi-hờn, cái cảnh mấy em chịu đói rách với Đạo, tạo đầu óc cho mấy em nhỏ, thì không ân nào trọng hơn nữa. Đài Tần, đảnh Hớn, từ thượng-cổ đến giờ còn ghi, đó là cơ-quan hửu-hình, cả khối tinh-thần chúng nó do mấy con tạo nên sẽ trường-cửu, không có năng-lực nào đối-phó đặng. .

Mấy em là "Kiến-trúc viên" vẽ từ nét coi từ điều, quan-sát tất-cả mọi hay dở mà sữa đổi cho tận thiện tận mỹ, cái thành-trí Chí-Tôn giao cho mấy em kiến trúc đó sẽ tạo lập thành quách tương-lai mà chớ. .

Bần-Đạo cám ơn và tin cậy mấy em. .

Xem dưới dạng văn bản thuần túy.
Lượt xem: 645 | Tác giả: Hộ Pháp Phạm Công Tắc