× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Main » Cao Đài » Lời thuyết đạo

Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ-Pháp, Quyển I


29.- Ý nghĩa Lễ, Nhạc

Đền Thánh đêm mồng 1 tháng 8 năm Đinh-Hợi (1947).

Hôm nay Bần-Đạo giảng về ý nghĩa Lễ, Nhạc.

Từ thử ai cũng cho âm-thanh, sắc-tướng là tà-mị, mà căn-bản của Đạo Nho là Lễ Nhạc, mà chính Đạo Tam-kỳ là Nho-Tông chuyển thế, thì phải truy-tầm nguyên-lý của nó mà xác nhận cho đúng nghĩa là thế nào? Đòi phen chúng ta không hiểu được cho uyên-thâm khi dâng lễ cho Chí-Tôn lúc Nhạc-tấu Huân-thiên, hết lớp trống, qua đến đờn bảy bài thì lâu quá, có khi phải chồn chân rồi nản chí, chính BaÀn-Đạo cũng vậy, vì nghĩ rằng : Chí-Tôn tư vị quốc dân Việt-nam nên tiền-định chi chi cũng làm gương mẫu cho toàn đại-đông thế-giới, mà có lễ nhạc nầy luôn luôn khi dâng lễ thì ý-nghĩa ấy ắt cho trọng lắm là phải. Bởi cớ nên khi mới khai Đạo, Bần-Đạo đến Thánh-thất Thủ-đức của Ông Thơ tạo lập, Bần-Đạo không tin nên hỏi Đức Lý GiáoTông, Ngài dạy rằng :

"Trên Ngọc Hư Cung có hai câu liễn:
- Phía hửu:
"Bát hồn vận chuyển ca Huỳnh Lão.
- Phía tả:
"Vạn-vật đồng thanh niệm Chiù-Tôn.


Bần-Đạo cũng không hiểu là gì. Lần lần Bần-Đạo hỏi nữa, Bần-Đạo được dạy mà hiểu rằng:

"Kể từ phôi-thai Càn Khôn vạn-vật nầy, Chí-Tôn là khối sanh-quang, biến thành hai khối sanh khí, hai khối ấy trụ lại thành một khối lớn tương-hiệp nhau mới nổ sanh tiếng "Âm", người ta gọi là nổ ầm, hay nghe tiếng Ni, Đạo Phật sửa lai thành Úùm (Úùm ma ni bát rị hồng) nhờ tiếng nổ ấy Bát-hồn mới vận-chuyển biến sanh vạn-vật và loài người. Tiếng ấy hay là nghe đến đâu thì khí sanh quang đến đó, tức là có sự sống đến, bằng chẳng nghe được thì nơi ấy bị tiêu-diệt nghĩa là chết mất mà thôi".

Bởi cớ nên dùng đến những vật bát âm, nó đã chết đi rồi như cái trống chẳng hạn, tấm da trâu ấy đã chết, mà với sự khôn ngoan loài người mà nó có tiếng kêu được, tức là làm cho nó sống lại được, nghĩa là bát hồn ấy vận chuyển sống lai mà đảnh lễ Đức Chí-Tôn, vì cớ nên khi nghe Nhạc-tấu Huân-thiên là có âm-thanh sắc-tướng, song hiểu xác lý:

"Khi dâng lễ Chí-Tôn quy pháp định, thấy và nghe cả Bát-hồn vận-chuyển dâng cái sống cho Ngài."

Nên chi từ đây khi Nhạc-tấu Huân-thiên, chúng ta xem quý hơn dùng Tam-Bửu, dầu phải lở đi nửa chừng trong Đền thờ, nghe đến đó phải dừng lại, cấm không được đi lộn-xộn, thì lễ ấy giảm điều kính trọng dâng cho Chí-Tôn mà không nên. Khi ấy là vận-chuyển Bát-hồn đảnh lễ Đức Chí-Tôn. Vì cơ,ù Lễ Nhạc hiểu rõ lại thì Chí-Tôn không phải tư-vị nước Việt-nam, mà chính nghĩa là làm cho sống lại Bát-hồn, và Ngài vẫn vui nhận lễ ấ. Aáy vậy mới có thể làm chủ và làm gương cho toàn nhơn-loại được, thì danh ấy không phải là quá đáng.

Xin khuyên toàn Đạo từ đây nên để trọn tâm mà kính trọng khi Nhac-tấu Huân-thiên.

Nói về 5 cây nhang, từ thử Bần-Đạo để cho các Nho-gia tự-do giảng nghĩa sao thì giảng, còn Bần-Đạo hiểu rõ là là ngũ khí, Chí-Tôn dùng ngũ-khí mà biến thành ngũ-hành vận chuyển cả Càn Khôn Thế-giới, tức Kim.Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Mỗi chất đều có mỗi sắc, mỗi sắc đều có mỗi khí. Mùi vị và sanh-quang của nó chúng ta không thể hưởng được, nghe được. Nên chi, khi làm lễ đót đốt đủ 5 cây hương là đúng theo phép tin-ngưỡng là quy pháp lại, mọi vật trong ngũ khí dâng lễ cho Chí-Tôn chỉ có người vui hưởng quy pháp ấy mà thôi,cắt nghĩa rõ-rệt là ngũ-khí đó vậy. Đúng hơn nữa là trong Bát-hồn vận-chuyển được phải nhờ đến ngũ-khí cùng một ý-nghĩa với : "Vạn-vật đồøng thanh niệm Chí-Tôn."

Đạo Cao-Đài là nền Đạo quy-pháp cả cái sống của Bát-hồn mà dâng lễ trả cái sống khi mới phôi-thai cnaf khôn do nơi hai khối sanh khí mà tạo thành, ngày nay lại dùng lễ trọng dâng cho Chí-Tôn tức là quy pháp cho khối sanh-khí ấy, tức là Chí-Tôn vui duy-nhứt là thấy sự sống trả lại cho Ngài. Toàn Đạo nên trọn tâm xét hiểu nhiệm-mầu Đạo-lý ấy mà lần lần đạt cho được chơn-pháp của Chí-Tôn.

Xem dưới dạng văn bản thuần túy.
Lượt xem: 568