× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Main » Cao Đài » Lời thuyết đạo

Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ-Pháp, Quyển I


26.- Cơ-quan Đại-đồng thế-giới

Đền Thánh đêm 24 tháng 06 năm Đinh-hợi (1947)

Hôm nay Bần-đạo giảng về các cơ-quan Đại-đồng thế-giới, Bần-đạo có giải nghĩa cuối Hạ ngươn Tam-chuyển bắt đầu Ngươn Tứ chuyển. Khởi đầu thường thiên-hạ phải nhập trường chung cuộc khảo thí. Thi đậu thì ra khỏi cảnh đau thảm khổ nầy, nếu rớt thì ở lại làm Thần-Thông-Nhơn (Race Lucide).
Bởi vậy cho nên từ trước năm Bính-dân (1926) Chí-Tôn đến than-thở trước để thông-tri mỗi lương-sanh nam nữ khi chưa lập Đền Thánh . Thầy than rẳng : Đến tạo nền Tôn-giáo để cứu khổ cho toàn thiên-hạ . Đạo mở sớm một ngày thì cứu nhơn-sanh sớm một ngày.

Hại thay ! Buổi ấy chúng ta nghe lời thánh-giáo của Người, chẳng ai để trọn tâm quan-sát tìm tòi cho ra minh-lý , chúng ta lại đoán rằng : Sự tạo Càn Khôn Thế-Giới là thời-gian của Ngài chớ không phải của mình. Ai dè nó kết-liễu nơi chúng ta, lần tay tính lại thấy một hoàn-cảnh đau-khổ của nòi-giống quyết-liệt , đau-đớn thương-tâm không tả được, chúng ta để lời trách Đại Từ-Phụ và các Đấng Thiêng-Liêng, trách các bạn thân yêu của chúng ta nữa. Chúng ta đâu có dè các vị Giáo-chủ đang giáo-hoá chúng ta, đã thọ tội cùng Chí-Tôn và các Đấng Thiêng-Liêng , đó là huyền-vi bí mật của Chí Tôn, nên ngày nay mới có ảnh-hưởng . Hỏi , Chí-Tôn than tưởng tượng như Ông Cha kia thấy tình-cảnh nguy-ngập khổ-não làm hại con cái của Người mới đứng ra cậy mình đi đến đặng cứu dùm kẻ toan tuyệt-mạng , chúng ta lại chờ, viện lý rằng: Lộ-trình còn hoãn-huợt dầu có trễ một ít ngày cũng chẳng hề bao. Bất ngờ đi tới nơi, thì con cái Người dã kề bên vực tuyệt mạng.

Chúng ta có lương-tâm xét đoán 22 năm tình-cảnh đến nước nầy, tội-lỗi ấy của ai ? Xin hỏi thử rồi trả lời: chính chúng ta có tội vậy. Xem xét cho đúng lý thì Chí-Tôn đến lập nền Đạo Cao-Đài làm Cơ-quan Chuyển thế cứu mạng loài người. Toàn Đạo Nam Nữ lãnh một cái trách-nhiệm trọng-hệ dường ấy mà không có đủ tinh-thần nghị-lực làm tròn nhiệm-vụ, Chư Đạo-hửu làm chứng cái điều ấy, nếu một ngày kia hình tướng của Đạo quả-nhiên như vậy , Bần-Đạo chẳng hề nói đã làm nên cho Đạo cho Đời. Năm 1939 bằng chứng đem đến là giặc toàn-cầu đều sôi-nổi, lời tiên-tri chẳng đi sai, nước Việt-nam là Thánh-địa của Chí-Tôn mà tránh không khỏi cái nạn ta-thán, hồi-hợp, sợ-sệt. Mãi đến ngày 27-07-1941 Bần-Đạo bị đồ-lưu nơi hải-ngoại, chính mình làm đầu Thánh-thể mà tự nghĩ xét làm không tròn phận-sự đối với Đời với Đạo, trong tâm có nuôi hám-vọng là vui chịu bắt lưu-đày, để gánh khổ cho nước nhà thoát đoạ. Dường như đắc kế, nên cái thú-hưởng lạc của Bần-Đạo không thể tả được, chịu có một người mà cả nước hưởng. Không dè Đạo Cao-Đài có cái tương-lai gánh cả nhơn-quả của toàn nhân-loại trên mặt địa cầu nầy, chẳng riêng một nước Việt-nam mà thôi, cũng không phải riêng cho một giống nòi mình hưởng , chúng ta, con cái của Đúc Chí-Tôn mà bị đồ lưu tức là tội của loài người chưa trả đó.

Cả thảy đều thấy bởi Thiên-cơ, nhưng được hạnh-phúc cho kẻ nào đã đi đến Thiên-Thai kiến-diện nhận định trước sự hạn-định, chẳng phải giấc chiêm-bao mơ-mộng, ôn lại cả hành tàng của loài người, trên mặt địa-cầu nầy, hạn định chưa dứt, tức còn phải trả đến chừng nào hột giống lành của Chí-Tôn mọc lên đã thành cội hoà-bình tâm-lý, đơm bông sanh trái nơi đất Việt-nam nầy, mà khắp địa-cầu toàn nhơn-loại được hưởng hạnh-phúc, bằng chẳng thì do tội-tình nầy mà phải chịu một phen thống-khổ hơn nữa, Thảng không đủ can-đảm cương-quyết thiệt dụng quyền-năng của Ngài thì dù cho Chức-sắc Thiêng-phong, Chức-việc, Đạo-hửu cho đến mấy con nhỏ cũng vậy, cái hoạ tương-lai không thể tránh, thì không lấy gì làm lạ, hết giặc-giả đao-binh đến bịnh-chướng sát-hại. Đã từng chịu phong-ba bảo-tố, bị chìm đắm mà chúng ta còn sống rốn nơi đây (rescapé) tức là Chí-Tôn dành để lại hôït giống lành để làm căn-bản cho cội hạnh-phúc hoà-bình đại-đồng thế-giới thì sự ưu-ái nhau rất nồng-nàn hơn tình cốt nhục.

Ngày nay cả toàn-cầu thiên-hạ đã chịu thống khổ nên hằng xem chúng mình là giống lành Thiêng-liêng Chí-Tôn đã lựa chọn. Nhận-định là mầm chồi hạnh-phúc chung, thì khối thương-yêu vô-tận nầy, bằng ngòi viết không thêû tả được . Aûnh hưởng cao-trọng tuyệt-đối của sự thương-yêu là đó, mấy em tìm hiểu mà tạo lấy.

Xem dưới dạng văn bản thuần túy.
Lượt xem: 563 | Tác giả: Đức Hộ Pháp