× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Main » Cao Đài » Lời thuyết đạo

Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ-Pháp, Quyển I


25.- Nguyên do của loài người

Đêm 14 tháng 6 Đinh-Hợi ( 31-7-1947 )

Bần-Đạo hôm nay thuyết về triết lý nguyên-do của loài người. Triết-lý ấy là một vấn đe àtừ khi có loài người đến giờ, tìm tòi cho thấu đáo chơn lý hầu đi cho trúng con đường tức là Đạo vậy.
Từ Thượng-cổ loài người chỉ biết mình có một, nghĩa là đồng-sanh đồng-tử. Muốn biết nguyên-căn triết-lý các Đạo giáo, truy tầm vấn-đề trọng yếu ấy thì hỏi loài người do nơi nào mà đến ? Chịu phần tử sanh cùng vạn vật để làm gì ? và chết phải đi đâu?

Chẳng lạ gì? Tại thế-gian nầy từ thử các đạo giáo đều tìm nguyên-căn ấy tức là để trở lại nguyên-do căn-bản gọi là Đạo.

Cái thuyết tối trọng tối cao ấy phải viết sách, mới mong đủ nghĩa được. Bần-Đạo có nói triết-lý ấy nơi đây thì chắc chắn chư Hiền nghe cũng như không, nghĩa là không bổ ích chi cả bởi quá sức hiểu biết.

Nên Bần-Đạo hứa ngày rằm tháng 7 đến đây sẽ viết ra cái Chơn-lý ấy trong một bài diễn văn, nguyên-do cả đạo-đức triết-lý.

Hôm nay Bần-Đạo xin thuyết minh vấn đề đương sở dụng hiện thời là vấn đề đại đồng thế giới ( Fraternité universelle ). Tại sao nước nào, dân tộc nào trong thế giới chừ đương mơ mộng tìm phương-pháp đại-đồng thế-giới ? Nói thật ra kể từ có Thánh-Giáo Gia-Tô, vấn-đề ấy chấm một câu hỏi nguyên vẹn và thúc nhặt hơn hết. Thuyết đại đồng Phật giáo đeo đuổi mãi mới lập thành giáo, rồi mới lập cả tâm lý đại-đồng.

Loài người từ tạo thiên lập địa đồng một nguyên do một tánh chất, đồng một nguyên linh, thúc kết triết lý ấy hơn hết là từ Đức Chúa Jésus tạo nên Thánh-giáo Gia-Tô. Ngày nay Đạo Cao-Đài cũng đeo đuổi mục đích ấy. Trên mặt địa-cầu, người ta tìm hiểu loài người được hai ngàn bảy trăm triệu (2.700.000.000) vì nguyên căn tinh thần hình thể, chủng-tộc loài người là một nguyên do, một căn bản. Rồi đến thế nầy biến cải sắc da đen lên xám, lên xanh, lên đỏ, lên vàng cuối cùng là da trắng. Đương nhiên là mãn hạ-ngươn tam chuyển, lên thượng-ngươn tứ nhuyển (1er cyele du 4e manvantara) vì chuyển tiếp nên loài người phải chịu khảo đảo đặng vào trường thi hầu thoát khỏi mặt địa-cầu nầy mà làm thần thông nhơn (race lucide) do hai sắc da vàng và trắng hiệp lại xuất hiện.

Aáy vậy, thuyết đại-đồng thế-giới trong buổi nầy, Chí-Tôn lập Đạo Cao-Đài cốt-yếu để làm cho loài người biết mình do một nguyên-căn linh-hoat sản-xuất chung nhau, biết nhìn nhau là anh em đồng một căn-nguyên mà đến. Từ cổ chí kim các Tôn-giáo tìm đủ mọi phương làm cho loài người thức tỉnh tinh-thần , biết nhìn nhau là cốt nhục . Hại thay ! loài người chẳng biết nhìn chơn-lý của Đạo, những luống mơ hồ, nên Chí-Tôn buộc lòng phải đến tạo nền Đạo Cao-Đài, chủ-trương cho loài người một đại-nghiệp, hiệp một hoàn cảnh, chung sống nhau một tinh-thần, một căn-bản, qui tựu cho toàn sắc dân, hầu bảo trọng cái sống của nhau, sớt ngọt chia bùi, bảo tồn nhau cho qua sự khảo đảo đau-đớn nơi khổ cảnh nầy từ trước.

Luận xét đến các nước ở Aâu-châu, ở Á châu, đồng tìm chính-sách, vạch triết-lý ấy mà đưông hoạt động loài người hiệp nhau làm một. Bởi lý do đó mà các nhà thượng-đẳng nhơn-sanh chia nền chánh-trị ra mỗi quốc-gia, dụng tâm-lý chia đều quyền-lợi, cố ý tìm cách thống-nhất cả loài người làm một trong đường sinh-hoạt mà thôi, ấy là nước Mỹ đang thi-thố hiên-thời, còn nước Nga lại chia phân tài-sản, dung-hoà tâm-lý tạo cho loài người một phẩm-giá, một quyền-lực đồng nhau. Phương-pháp ấy khó đạt thành nguyện-vọng. Chúng ta sẽ thấy cái tư-tưởng rẻ-rúng ấy chẳng còn hiệu-lực cao-siêu trong thời gian ngắn ngủi, sau đây vì cái quyền-lực muốn hiệp tâm-lý cần phải yêu-ái, kỉnh trọng nhau, tôn-trọng sanh-mạng của nhau, chia buồn-rầu khổ-não, nhìn một Đạo với nhau, lấy tình cốt nhục đối đải với nhau, thì mới đầm ấm cả đại gia-đình xã-hội, tức là toàn cầu thiên-hạ vậy.

Muốn đoạt cho được mục đích ấy, duy lấy đạo-đức tinh-thần, muốn kỉnh nhau, hoà nhau nhìn nhau la ruột thịt, mà thấy nhà bạn mình có nhiều của lại ganh-ghét, đứa nầy dành của đứa kia, hỏi vậy có hoà được chăng ? Nếu còn giành ăn, ở, mặc, sang, giàu, cao-trọng thì không thể nào đi đến đại-đồng tâm-lý được.

Cái hiện tượng của chúng ta đã thấy trước mắt, nước nào tìm phương-pháp đại đồng thế-giới mà chẳng biết hiệp tâm-lý làm một, thì chỉ là chánh-sách vô hiệu-nghiệm đó thôi.

Vì cớ, Chí-Tôn đến tạo một gia đình nầy có một ý-nghĩa tối-cao tối-trọng, là muốn thế nào, dầu nam hay nữ thương-yêu mực thước hiệp tâm-lý cả loài người mà tạo thành khuôn mẫu, một thế-hệ mà gây tình anh em cốt nhục, vừa thi hài, vừa trí thức tinh-thần mà chung sống cùng nhau.

Thoảng ngày kia toàn đạo biết thương yêu nhau như ruột thịt, toàn quốc-dân Việt-nam hiệp một, thì hột giống đại-đồng thế-giới mới mong gieo-rắc khắp nơi, gầy dựng tạo thành nền móng vĩnh-cửu, bằng chẳng thì các phương-pháp khác chỉ sẽ là vô ý-thức mà thôi.

Xem dưới dạng văn bản thuần túy.
Lượt xem: 640 | Tác giả: Đức Hộ Pháp