× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Main » Cao Đài » Lời thuyết đạo

Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ-Pháp, Quyển I


23 .- Loài người do đâu mà đến

Đền -Thánh ngày 29 tháng 4 năm Đinh-Hợi ( 1947 )

Hôm nay Bần-Đạo giảng về loài người do đâu mà đến. Trước khi ta tìm chơn-lý ấy, ta nên biết trước Tạo-đoan là Cha cả vạn-vật hữu-hình và tìm nguyên-căn của Chí-Tôn đã.
Chúng ta đã nhìn trong kinh điển hồi trước để lại thấy cả cơ-quan hữu-vi nhãn tiền nầy làm cho ta biết và nhìn đến đến Tạo-đoan ấy là Đại-Từ-Phụ. Chẳng luận giống dân nào và các nhà triết-lý của các Tôn-Giáo cũng vậy, đều nhìn Đấng Tạo-đoan Càn-Khôn thế-giới sanh-hoá vạn-vật và loài người, là đấng Cha cả chúng sanh, ấy là các Tôn-giáo đã có từ thượng-cổ đến giờ. Các Tôn-giáo cho ta hiểu, có một Đấng quyền năng vô biên vô-đối không tả được, tạo ra vạn-vật Cà Khôn Vũ-trụ nầy. Đấng ấy đã có đến ở cùng loài người cũng thọ bao nhiêu thống khổ, đau-đớn, biết luân-luân chuyển-chuyển từ phẩm người đến Thánh, Thần, Tiên, Phật. Đấng ấy nắm cả quyền năng vô-đối huyền-vi mầu-nhiệm trong tay, tạo nên càn-khôn thế-giới định phép công-bình, lành có lành trả, ác có ác trả hiển nhiên, nên loài người tôn sùng Đấng ấy là Đấng Thượng-Đế, cầm quyền thống ngự vạn linh ấy hoàng-đế tối cao thượng của võ-trụ vậy.

Các Tôn-Giáo có nói Đức Thượng-Đế, là đấng không nhìn thấy được, vì không hình không ảnh, nhưng không việc nào mà Ngài không biết. Trong Đạo-Giáo có câu: "Thiên võng khôi-khôi, sơ nhi bất lậu", nghĩa là: Trời cao lồng lộng mà mảy hào nào cũng không qua khỏi tay Ngài và lưới mà mảy hào nào cũng không qua khỏi tay Ngài và lưới thiêng-liêng của Ngài, nên xưng tụng Ngài là Thiên-Tôn cầm quyền vạn-linh mực thước như một ông Toà trị thế.

Đấng tạo ra vạn-vật Càn-khôn vũ-trụ, sanh ra nuôi nấng tạo ra bảo bọc, hằng để trong mỗi thi-hài một tâm linh mới được khôn ngoan hiểu biết rằng: Có người có ta nên ta nhìn Đấng cho ta cái tâm-linh ấy là đấng tối linh, là Cha của ta. Ngoài Đấng ấy, thì không ai nữa làm Chúa tể của vạn-linh đặng, tôn sùng như thế là thấy Đấng Cha cao thượng hơn ông Cha phàm, vì thế mới xưng tụng Ngài là Đại-Từ-Phụ. Thật thế, chúng ta cho Ngài là Đại-Từ-phụ thì trúng hơn hết, vì nếu Đấng không cho một điểm linh-quang thì thế nào bảo-tồn sanh mạng đặng.

Loài thú, ta thấy hiển-nhiên mới sanh ra tuy mắt còn nhằm hiếp mà vẫn tìm vú mẹ để sống, để cỏ cây hể sanh ra thì biết trải lá hứng sương tuyết, hấp thụ cái sanh khí mà nuôi sự sống, một vật có điểm linh-quang ấy như thế khối linh-quang ấy là Cha vậy.

Đại-Từ-Phụ là Cha cả vạn-linh, chúng ta là con cái của Ngài, không phải chỉ hưởng phần hữu hình tại thế mà thôi, Ngài lại còn dành một phần quí trọng hơn là nhứt điểm linh-quang, nhờ đó mà từ vật-chất đến thú cầm nhơn-loại , mới tiến đến Phật vị mà ngang phẩm cùng Ngài. Đức Từ-phụ là Phật, Ngài muốn cho con cái cũng thành Phật, đặng đạt quyền-năng bí-mật như Ngài, rồi lập ra một Càn Khôn thế-giới khác. Luật Thiên-nhiên một ông Cha tạo nghiệp thì con theo nghiệp Cha mà tạo ra sự-nghiệp khác nữa.

Tuy trong buổi Tam-Kỳ Phổ-Độ, Bần-Đạo biết mở Đạo Cao-Đài đặng tuyển chọn trong hàng Phật đạt kiếp từ tạo Càn-Khôn thế-giới đến kế vị Ngài. Trong buổi Đại-Từ-Phụ mở Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ có treo bảng ở Ngọc-Hư-Cung lập một ông Trời kế vị Ngài, nhưng chúng ta thấy trong hàng Phật có ba người.

1.- Phật Thích-Ca.
2.- Phật Di-Lặc.
3.- Đức Chúa Christ

Thử hỏi ba người làm được, mà người đó chúng ta biết chắc có, tuy không quyết đoán trước đặng, chúng ta mơ màng ngó thấy nhưng không dám nói. Hễ Đấng nào đủ quyền-năng trị thế, tinh-thần cho cao-trọng thâu phục cả tâm-lý nhơ-sanh vào khuôn Đại-Đạo, gồm tinh-thần tư-tưởng loài người lại được, thì Đấng ấy sẽ kế nghiệp Đức Chí-Tôn.

Xem dưới dạng văn bản thuần túy.
Lượt xem: 495 | Tác giả: Đức Hộ Pháp