× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Main » Cao Đài » Lời thuyết đạo

Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ-Pháp, Quyển I


22.- Tam bửu nguyên thuỷ của càn khôn thế giới

Đền Thánh đêm 29 tháng 3 năm Đinh-hợi (1947)

Hôm nay Bần-Đạo giảng về Tam-bửu nguyên-thuỷ tạo thành càn khôn thế giới.

Từ trước đến giờ thiên-hạ thường nói là có Đạo, tin Đạo, nhưng Bần-Đạo tưởng chắc chưa có ai hiểu Đạo là gì cả, nên Bần-Đạo lần-lượt giảng cái chơn nghĩa của chữ Đạo, giải rõ cái liên-quan giữa Đạo và con người cùng vạn vật do nơi đâu nà có, rồi sẽ giảng về nguyên-căn của Tam-bửu là một nguyên-căn, là một bổn nguyên Tinh, Khí, Thần. Đức Chí-Tôn là Đắng tự hửu hằng hửu, mà từ thử đến giờ bất kỳ một Đấng Thiêng-Liêng nào cũng không hiểu rõ nguyên căn của Người đặng.

Theo lời Đức Nguyệt-Tâm Chơn-Nhơn nói thì chính Ngài cũng không hiễu rõ nguyên-căn của Chí-Tôn, chỉ biết cái quyền-năng vô đối của người mà thôi. Bần-Đạo đã vấn nạn Đức Chưởng-Đạo Nguyệt-Tâm Chơn-Nhơn một vấn đề khó giải mà từ xưa đến nay chắc chưa có vị Giáo Chủ nào đả hỏi như Bần-Đạo. Bần-Đạo hỏi nguyên-căn của Đức Chí-Tôn và quyền năng của Người, thì Đức Chưởng-Đạo có tả một bài văn chữ Pháp dịch ra Quốc-ngữ; nhưng chính Đức Nguyệt-Tâm cũng đã thú thật rằng: không biết nguyên do của Chí-Tôn là thể nào, chỉ biết quyền năng vô đối của Người mà thôi.

Nay thuyết về vấn-đề ấy, Bần-Đạo chỉ nói đấng Chí-Linh hằng hửu ấy là Đức Chí-Tôn , là Cha cả chơn-linh vạn-vật mà nhứt là chúng ta đây đã biết với một cách thâm thúy khối linh ấy thế nào hơn hết, biết bao nhiêu Đấng, biết bao nhiêu người từ xưa đến nay thường tự xét, tự hỏi, vì cớ nào ta có một cái linh-tâm cao trọng hơn cả van-vật ? Tìm tòi với chẳng biết bao nhiêu sự khôn ngoan hiểu biết, và cũng vì tại nơi ấy mà buổi nào loài người cũng chẵng hề quên Đạo. Nhìn biết và hiểu hay không hiểu, dầu muốn từ chối hay không, chúng ta cũng tự xót có vật tối linh trong thân thể ta, mà vật ấy là gì, từ trước đến giờ loài người tìm kiếm mãi nguyên do của nó.

Tiếp khai các nền Tôn-Giáo hiện-hữu không một nền Tôn-Giáo nào nói mực thước và có một chơn lý cao-siêu hơn là Phật-Giáo, nhưng cũng chưa giải rõ. Ta chẳng cần tìm đâu xa-xuôi làm chi, chúng ta thấy hiểu con người có tâm-linh chúng ta có quan-sát cả nhơn-lý của Phật-Giáo từ buổi sơ khai, nên chúng ta dám nói chắc rằng : chúng ta có một Tôn-Giáo do Đấng Chúa-Tể cuả các nền Tôn-Giáo khác lập thành, vì bởi đó là nguyên-căn và chính đó là một Tôn-Giáo tự hữu, từ buổi Trời đất biến-sanh đã có, cái khối nhơn-linh ấy là Cha của chơn-linh, Cha của nhứt điểm linh quang, làm sao chúng ta hiểu linh-quang ấy, vì ta xét từ trước Đức Chí-Tôn dùng cái thanh khí ấy mà tạo ra loài người với đất do thanh-khí ấy mà biến thành van-vật. Loài người đến nay nhờ tấn hóa mà khôn ngoan, cũng như vạn vật nhờ tấn-hóa mà được toàn năng toàn tri vậy. Các nhà triết-học luận bàn đã nhiều, nhưng xét ra cũng chưa hiểu rõ cái nguyên-căn ấy. Phật-Giáo nói cái khối linh ấy phân tánh của mình ban-bố ra cả vạn-vật, khối linh ấy trước khi phân tánh thì gọi thì gọi là Brama là Phật, đến khi phân tánh rồi thì Đấng thứ nhì là Civa chủ về Pháp, Đức Chí-Linh cầm quyền-năng biến chuyển chớ không cầm quyền năng tạo-đoan. Pháp vận hành mà sanh khí nên ta thấy mênh mông trước mắt ta ấy là khí, vậy khí là gì? Khí là khối sanh-quang vạn-vật thở khí ấy mà sống, cho nên chữ Khí là sự-sống của vạn-vật, do khí là pháp biến tướng ra vạn-vật. Nên Đấng thứ nhì chưởng-quản cái sanh khí thường gọi là "2è LOGOS" thuộc âm ấy là Phật-Mẫu chưởng-quản cả cơ quan toa-đoan nầy vậy.

Như chúng ta thấy cơ-quan sanh-hóa vạn-vật và loài người là do âm-dương phối hợp mà biến tướng, Phật chiết-tánh biến ra Pháp là ngôi thứ nhì thuộc Aâm, là Phật-Mẫu, nhưng chúng ta không biết cái bí-mật ấy là khí âm-dương phối hiệp biến hình, mà Phật-Mẫu dùng gì để tạo nên cơ-quan hữu vi nầy, vì bởi Phật-Mẫu dùng khối sanh-quang có năng-lực vận-hành trong không khí, chúng ta không thể thấy được. Khí biến ra hữu tướng là nước, lửa, gió, rồi nước, lửa gió vận hành biến ra vạn vật, đi từ Hổn-ngươn-khí, Hư-vô-khí đến. Huyền-ảnh-khí rồi mới biến ra vạn-vật, tức là Huyền-ảnh-khí biến ra nhơn-hình vậy. Khi mà khoa-học gọi là Nguyên-tử-khí (Atome) Nguyên-tử-khí có năng lực vô biên mà loài người đã đoạt được để dùng, chớ không biết nguyên-căn và nguyên-tánh của nó đi đến mức nào. Kể từ ngày loài người tìm được nguyên-tử-chất và dùng được cái nguyên-tử-khí ấy là cái khí sanh của vũ trụ, mà họ có biết đâu một ngày kia phàm thế sẽ nương nhờ nguyên-tử-khí ấy mà qui nguyên Thánh-Thể. Thử hỏi Đức Chí-Tôn cho nhơn-loại đoạt nguyên-tử-khí ấy để làm chi? Chúng ta cũng nên tìm hiểu cái huyền-vi bí-mật ấy, mà dầu cho Đạo-giáo nào cũng vẫn còn đương mơ tưởng để kiếm hiểu. Ngày hôm nay Nguyên-Tử-khí dùng để giết người, thì biết đâu sau nầy nó sẽ là phương cứu tử hườn sanh cho người, và nó sẽ đem loài người đến địa-vị trường-sanh bất-tử.

Vì bởi nguyên-tử-khí là căn-nguyên sự sống của vạn loại, nếu nó đã làm chết được thì nó cũng sẽ làm sống được. Cái khí ấy sanh trước hết là nước, lửa, gió vận hành tạo ra hữu hình là vạn vật, vì cớ mà con người đối với vũ trụ hình ảnh thế nào thì tạo đoan cũng thế ấy, nên mới lấy Càn-Khôn làm Đại-Thiên-Địa và lấy con người mà làm Tiểu-Thiên-Địa. Mạng sanh của con người đồng thể cùng Càn-Khôn, tức là sự sống phải tương liên với Chí-Tôn mà Chí-Tôn lại cầm-quyền vô đối.

Hỏi vậy Chí Tôn tạo ra cái Đại nghiệp ấy để cho ai ? Để choVạn-Linh lại là loài người, mà loài người có hưởng được thì Đức Chí-Tôn mà dành cho, nếu chúng ta một ngày kia hoặc nam hay nữ chẳng hạn, cũng sẽ có một đứa hưởng được cái quyền năng ấy. Đức Chí-Tôn lập ra Đại-nghiệp thì Ngài cũng muốn chúng ta làm được như Ngài tức là đem Tiểu-Thiên-Địa đến Đại-Thiên-Địa.

Ấy vậy về cơ-quan đoạt lấy đại-nghiệp, Chí-Tôn chỉ dặn chúng ta có một tiếng Tu. Tu cho hiền mới hưởng được nhưng thế-gian lại chưa hiền, thế-gian còn dữ quá thì chừng nào mới đoạt đặng.

Xem dưới dạng văn bản thuần túy.
Lượt xem: 692 | Tác giả: Đức Hộ Pháp