× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Main » Cao Đài » Lời thuyết đạo

Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ-Pháp, Quyển I


19.- Tiếp về Tam Bửu

Đền-Thánh ngày rằm tháng 2 Nhuần năm Đinh-Hợi (1947).

Hôm nay Bần-Đạo giảng tiếp về Tam-Bửu, Bần-Đạo lần lượt giảng Tam-Bửu trước là vì Đức Chí-Tôn lấy Bông, Rượu, Trà mà tượng hình ba thể, tạo nên vạn loại.

Chơn-linh mới thiệt là ta, còn chơn-thần là do tinh ba của vật khí biến hình. Chơn linh ta mượn cơ-quan hửu hình thể thân-mật cùng cả cơ-quan tạo-đoạn võ trụ.

Ta đến mang mảnh hình-hài như thế nầy đặng chi ? Nguyên do nơi nào mà đến rồi Bần-Đạo lần lượt giảng vì sao mà ta phải Tu. Tu có ích gì, do nguyên-lý nào mà phải Tu.

Bần-Đạo sẽ giảng nguyên-do con người là gì, rồi mới tiếp giảng đến Cửu-Thiên Khai-Hoá, Đức Chí-Tôn tạo Bát-Quái-Đài là gì ?.

Bây giờ Bần-Đạo giảng về Tam-Bửu, ba cơ quan tạo nên hình thể con người, Chơn linh ta do nguyên khí mà có, nguyên-khí là Tiên-thiên-khí, chơn thần do Hậu-thiên-khí kết thành, còn xác thịt do vật chất mà nên.

Hỏi vậy ta muốn ...đây do cơ-quan nào ? Aáy là nhờ Chơn-linh mới có sự sống. Chơn linh có một quyền năng vô-đoán, chưa có khoa-học nào tra cứu rõ thấu được. Cái quyền-năng của nó là của Đức Chí-Tôn ban cho. Quyền-năng của chơn linh không giới hạn, nó là quyền-năng bảo trọng đường sống của vạn-loại, của xác hình. Chơn-thần là Hậu-thiên-khí nó bảo-trọng vật-chất-khí.

Trong ba khí chất ấy, tạo ra hình hài chúng ta, chơn-linh là nhứt điểm linh-quang do Chí-Tôn mà có để bảo-trọng cái sinh-mạng, cái sống của thi-hài. Đến ngày giờ nào niên kỹ đã định hết khối sinh quang rồi thì cái quyền năng ấy ra khỏi xác, thì xác phải hoại, chúng ta gọi là tử.

Ấy vậy, ta thử kiếm coi Tiên-thiên-khí, Hậu-thiên-khí và Vật-chất-khí là gì ? chúng ta sẽ thấy bất kỳ vật hửu hình nào cũng có ba thể chất:

Vật-chất thì mắt ta thấy,
Chơn-thần là Hậu thiên-khí.
Năng-lực là Tiên-thiên-khí.

Ba khí chất nầy tượng ra hình hài của con-người, vật chất có mùi vị, năng lực thế nào thì loài người thế ấy vì chúng ta thấy một một hột gạo, nấu ra cơm ăn vào để lấy cái tinh ba của nó là Hậu-Thiên khí phục nguyên khối sanh-quang của ta được tồn tại.

Tinh ba của vật-chất nó vào mình làm cho xác hài có năng-lực tráng-kiện. Ta thấy khi đói bủn rủn tay chơn là thiếu sanh khí có vậy.

Chơn-thần là hậu-thiên-khí, ta không thấy mà chớ nên tưởng rằng không có, ta ăn hột cơm vào bụng, lọc lấy cái tinh-ba làm huyết khí để nuôi lấy khối sanh vật nầy. Ta biết có mà không thấy được. Chơn thần chúng ta, thiên hạ kêu là phách, vía cả thảy đều có.

Người hay sợ ma là tại sao ? Vì họ thấy hình ảnh của khí chất biến hình, năng minh năng ẩn, mà sự ẩn hiện ấy lấy làm lạ và trái với mắt phàm thường thấy, nên làm cho họ sợ.

Một khi ta thấy một vong linh hiện hình mà ta có phước gần gủi đặng họ sẽ thương-yêu mình hơn kẻ phàm lắm vậy.

Kẻ phàm mang xác hài hay có thất tình lục dục, nên có sự phân cách về thể chất hữu-vi làm cho thiếu sự thương yêu vì ta sợ.

Ngày nào ta về cảnh vô nghĩa sống trong khối tạo đoan chừng đó ta mới biết Đạo là có phận sự bảo trọng chúng sanh, khuyên lơn dạy dỗ và giúc thúc cho các đẳng linh hồn tăng tiến trên đường tấn hóa. Ta chỉ đặng phép thương yêu binh vực chớ không ai đặng mưu hại giục hư.

Bần Đạo giảng cõi hư linh, nếu ta đạt pháp xuất ngoại xác thân, tương hội cùng các bậc cỏi vô hình thì ta thấy khác hẳn theo tánh chất phàm tâm tưởng tượng.

Cõi Hư-Linh các bậc cao trọng Thánh, Tiên, Phật chỉ có mơ ước thiết thực nhất một điều là làm thế nào giúp ích cho chúng sanh. Các đấng ấy rất may mắn gặp những dịp đẻ an ủi tâm hồn chúng sanh, hằng giờ hằng buổi không thiếu tình thương.

Chúng ta đến làm người, cốt yếu đạt cho được cơ tạo đoan trở nên Chí-Linh chí Thánh, một kiếp học thêm một bực, để ngày kia mong mỏi làm Trời.

Các bạn biết Phật Thích-Ca xưng là Bổn-Sư, người Tu gọi là Thầy, nếu các chơn linh ấy gặp được, thấy được gần được Phật thì đối với Phật không ngoài mức bạn thân ái.

Ơû thế nầy dầu một vị Phật cũng không chê ai, không hạng nào chê, hạng nào khen, vì Phật đã biết con đường đi trước kia, dầu ai phạm, dầu ai lạc hậu cũng tới sau, họ chỉ biết một điều là chỉ từ nẻo quanh co, vui vẻ chỉ cho bạn đi cùng đường đạt lên Phật vị.

Họ không dám chê ai, chẳng phải đối với loài người mà thôi mà đối với tất cả van-loại, chúng-sinh chỉ là anh em còn lạc-hậu đó vậy.

Con vật mà ta thấy bị giết được là vì nó vô cô không phương bảo-vệ, ngày nay giết nó mà ăn thịt, biết đâu sau nầy các bạn lạc-hậu ấy tiến-hóa đến phẩm người trở lên, rồi chúng ta sẽ gặp nó bên mình, khi ấy nó ngó ta mà cười và hỏi: "Xưa kia Đức-Phật có ăn tôi một lần ". Nghĩ tưởng chẳng gì sỉ hổ thẹn thuồng bằng. Thế nên ta phải ăn chay..

Chưa có ai nhẩn tâm giết người đặng ăn thịt, cũng không có ai đặng quyền giết các bạn lạc-hậu ấy đễ ăn.

Ta đến đây làm bạn cùng vạn-vật chúng sanh, vạn-vật giút ta học cho thấu đáo huyền-vi cơ Đạo, tạo chí linh nối nghiệp Đức Chí-Tôn.

Thầy có nói: Thầy dành sẵn gia nghiệp phẩm-vị cho chúng ta, Thầy không khi nào lấy lại, trừ ra kẻ nào từ bởi Đại Từ-Phụ mà không tin sao ? Ông cha phàm kia còn yêu ái con, trước buổi nhắm mắt còn tính để lại cho con một phần gia nghiệp hương hỏa.

Một điều là ông cha phàm làm với phạm vi nhỏ phương-pháp nhỏ theo phàm. Còn ông cha thiêng-liêng không lẽ thua ông cha phàm. Thầy nói: Thầy dành sẵn gia nghiệp ngôi vị thì Thầy không quyền cho kẻ khác, trừ khi mình bỏ. Bần-Đạo tưởng, nhứt là phái Nam, thanh-niên vũ-chức (có chức phận trong quân-đội) nếu mấy em biết cơ-quan ấy thì không hạnh phúc nào hơn là dám hủy mình vì Đức Chí-Tôn. Bần-Đạo dám chắc Thầy không hề chiïu thiếu ai và Thầy không hề quên mối nợ tình ái của con cái của Ngài. Nếu Thầy không thương món nợ ấy thì Hộ-Pháp hứa sẽ tái kiếp luân-hồi bồi thường cho đủ.

Vì những kẻ dám đem mình làm tế vật cho Thầy để lập nên một quốc gia ấy phải thành. Đức Chí-Tôn tạo cho con cái của Ngài một cửa nhỏ tuy khó đi mà Bầ Đạo chắc rằng, những hạng con cái dám chết vì Ngài thì chúng nó dám đạp văng cửa ra chúng nó đi sấn đến. Nếu chúng ta có con mắt thiêng-liêng, ngày nào họ đi ngang qua thì ta sẽ thấy các Đấng dầu chư Thần, Thánh, Tiên, Phập tức là các chơn-linh cao trọng cũng phải cúi đầu.

Thầy sẽ trả bao nhiêu món nợ tình ái của con cái của Ngài thì không biết, chớ không khi nào Đức Chí-Tôn trả cho một mà phải trả nhiều hơn là hẳn vậy. Xin cho toàn đạo nam nữ sao lục nguyên văn để phổ thông chơn-lý.

Xem dưới dạng văn bản thuần túy.
Lượt xem: 717 | Tác giả: Đức Hộ Pháp