× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Main » Cao Đài » Giáo Lý

Giảng Đạo Yếu Ngôn


Cách lạy thể nào?

Lạy chấp hai tay ấn Tý tả thuộc dương, hữu thuộc âm. Ấn Tý đó là chỉ: Thiên khai ư Tý, Trời mở nơi đầu hội Tý. Sách gọi: Vô danh Thiên-Địa chi thỉ, là khi trước chưa có Trời, Đất gọi là "Hư không nhứt khí". Còn tay mặt thuộc phía âm, ắp ngoài bàn tay trái, là âm dương bào ắp. Khí âm ở ngoài, khí dương ở trong, âm-dương lưỡng-hiệp kêu Kiền-Khôn Định Vị. Còn ngón cái tay mặt chỉ ngôi Dần bên tay trái, tay âm chỉ qua tay dương là dấu tỏ: "Nhơn sanh ư Dần". Dương trung hữu chơn âm, trong bàn tay dương, có ngón phía âm ẩn trong, nên người bẩm khí âm dương mà sanh, mới có hậu thiên hình chất.

* Bởi Nhứt-kỳ Phổ-độ sơ Long-Huê Hội, Thái-Thượng lập Đạo dạy cách lạy hai bàn tay chấp nắm co lại, như cái bông búp.

* Qua Nhị-kỳ Phổ-độ nhị Long-Huê Hội, Thích-Ca lập Đạo dạy cách lạy hai bàn tay sè ra nhập sát lại một, như bông nở.

* Nay đến Tam-kỳ Long-Huê Hội, Đức Chí-Tôn lập Đạo dạy cách lạy chấp tay ấn Tý, kiết quả lại như trái cây có hột, kêu là kiết quả thâu viên, độ tận chúng sanh trở về cựu vị (ngôi cũ) là Hạ-ngươn thâu viên kiết quả, Tam-Kỳ Phổ-Độ, Tam-giáo qui nguyên phục nhứt.

Trước khi vào lạy đứng ngay thẳng rồi xá ba xá, chỉ tỏ dấu thành kỉnh, tam dương khai thới, Đạo lập lần thứ ba cho hiệp chơn-lý. Khi chấp tay đưa lên trán chỉ dấu kỉnh Thiên, xá xuống chí gối chỉ dấu kỉnh Địa, đem về để ngay ngực, chỉ dấu kỉnh Nhơn, cũng đều gom lại Tâm mà thành kỉnh Đức Chí-Tôn (1). Nên lạy cũng cho phù hợp theo ngươn hội mới nhằm Đạo, nên cách lạy phải như thế vậy.

 


(1) Khi quì lấy dấu niệm: Phật, Pháp, Tăng; Phật là Thần, Pháp là Khí, Tăng là Tinh: dấu niệm Thần là Trời, niệm khí là Đất, niệm Tinh là Người, nên bên Thánh-Giáo lấy dấu: Nhơn danh Cha và Con, và Thánh Thần, cũng là ba Ngôi ấy.



Xem dưới dạng văn bản thuần túy.
Lượt xem: 747