× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Main » Cao Đài » Giáo Lý

Giảng Đạo Chơn Ngôn


12. Tam-lập

Lập công - Lập đức - và Lập ngôn

 

1.- Lập công là: Lập công-nghiệp với Ðạo cho đầy-đủ, mới có thể thọ phong vào hàng Chức-Sắc, hay là đạt thành phẩm-vị thiêng-liêng, cao thấp là tùy theo công-nghiệp nhiều ít.

Ví như phần đời các bậc trung-thần tể-tướng, cũng do nơi lập công-nghiệp với Triều-đình, mà đặng chức trọng quyền cao lộc cả. Chưa từng thấy một người nào bình nhựt ở không chơi bời lười biếng, mà được giàu sang vinh hiển, lập nên danh thể lưu lại trên đời mà cũng chẳng thấy một nhà tu nào, không chịu khổ hạnh vì Ðạo mà đắc thành Thiên-vị phẩm tước cao siêu ấy là chơn-lý hiển nhiên từ thử.

2.- Lập đức là: Lập đức-hạnh cho được hoàn toàn ấy là một nấc thang tiến hóa đến cực phẩm Thiêng-liêng.

Ðức-hạnh đủ đầy ví như hai cái chơn mạnh-mẽ, có thể trèo lên tới đảnh thượng, vẹt ngút mây xanh, biết rõ cơ mầu nhiệm, thanh-nhàn vui-vẻ hơn mọi sự.

Có câu: "Ðức trọng quỉ thần kinh". Những người lập đức được cao trọng, thì dầu cho quỉ thần cũng phải kiêng nể hay là võ lực hùng oai cũng chẳng màng ...

Người có đức cũng như cây lớn có gốc rễ nhiều, dầu gặp giông tố bão-bùng cũng không khi nào xiêu ngã.

"Ðại đức đôn hóa, tiểu đức xuyên lưu". Ðức lớn thì ngưng tụ vững bền, còn đức nhỏ hay là khiếm đức, phải chịu trôi giạt không bờ bến dựa nương ... Ðức là căn bản nguồn cội trường tồn, còn tài-sản như sương đeo ngọn cỏ.

Những người cố tâm lập đức, thì hay thi-ân tế-chúng phổ hóa nhơn-sanh, mọi sự hành-vi đều có lợi ích chung cho đồng loại. Trên thuận tùng Thiên-lý, dưới phù hạp nhân tâm giá-trị quí hơn ngọc ngà châu báu.

Có câu: "Ðức thắng kim". Ðạo-đức là trọng hơn vàng bạc, ấy là lời của Thánh-nhơn dạy con người cần lập đức.

3.- Lập ngôn là: Kính cẩn thận trọng từ lời nói, những lời thốt ra phải có đạo-đức, nhơn-nghĩa, khiêm-cung, thì mọi người đều cảm hoài yêu chuộng.

Còn lời nói có tổn hại cho nhơn sanh là những điều bất nghĩa vô nhân, làm cho thiên-hạ vì lời nói của mình mà phải chịu thảm sầu đau khổ, thì tự nhiên phải mang câu thất đức.

Ðức Khổng-Tử nói: "Bán cú phi ngôn ngộ tổn bình sanh chi đức".

Ðức Thánh-nhân dạy rằng: "Xuất kỳ ngôn thiện, tắc thiên-lý chi ngoại ứng chi, xuất kỳ ngôn bất thiện, tắc thiên-lý chi ngoại vi chi". Nghĩa là nói ra một lời lành, thì chưng ngoài ngàn dặm thiên-hạ nghe mà cảm động hưởng ứng theo đó, còn nói ra những lời chẳng lành, thì chưng ngoài ngàn dặm thiên-hạ nghe mà nghịch đó.

"Xuất nhứt ngôn khả dĩ hưng bang, xuất nhứt ngôn khả dĩ tán bang". Một lời nói có thể làm cho lợi ích nước nhà, cũng một lời nói mà làm hư hoại tất cả giang-san sự nghiệp.

Vậy làm người cần phải biết cẩn ngôn là dè-dặt thận trọng từ lời nói.

Trước khi thốt ra những lời nói ta nên xét đoán suy nghĩ được 3 điều:

- Một là chơn chánh, - hai là hữu ích, - ba là dễ thương.

Nếu nói ra mà không đặng ba điều ấy, thì tốt hơn là làm thinh còn hay hơn nói.

"Nhứt ngôn trúng vạn ngôn dụng, nhứt ngôn bất trúng vạn sự bất thành".

Tóm lại vấn-đề Tam Lập:

Mỗi người trong Ðạo hay là ngoài đời, mà thật hành cho được vẹn toàn thì tư-cách phẩm-giá của con người sẽ trở nên tôn nghiêm cao trọng.



Xem dưới dạng văn bản thuần túy.
Lượt xem: 859