× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Main » Cao Đài » Giáo Lý

Đời người


Thiên Nhãn

    Biểu tượng thờ phượng trong Đạo Cao Đài là Thiên Nhãn, ý nghĩa tóm tắt trong lời dạy của Đức Chí Tôn như sau :

      Nhãn thị chủ tâm.
      Lưỡng quang chủ tể.
      Quang thị thần.
      Thần thị Thiên.
      Thiên giã ngã giã.

    Mỗi con người đều có một Chơn linh theo gìn giữ chơn mạng sanh tồn, người đời thường gọi lộn lương tâm cũng là đó. Tâm của con người vốn không hình ảnh nhưng qua ánh mắt người ta có thể đoán biết được tâm trạng của kẻ ấy ra sao. Những điều sâu kín trong tinh thần có thể che giấu, ngụy trang được bằng những cử chỉ lời nói không thật, nhưng ánh mắt là một biểu lộ nội tâm không sao che giấu được.Vì vậy nên nói rằng :

    "Nhãn thị chủ tâm."
    Hai lằn yến sáng tức là thị giác của hai con mắt là chính vì nó giúp cho tinh thần con người thấy biết được thế giới ngoại cảnh.

    "Lưỡng quang chủ tể." Và cái thấy tức sự sáng ấy gọi là Thần.

    " Quang thị Thần." Thần là Trời, Trời là ta vậy.

    " Thần thị Thiên, Thiên giã Ngã giã." Vì vậy có thể kết luận rằng : Thờ Thiên Nhãn là thờ Trời vậy.

    Ý nghĩa thứ hai : " Thần cư tại nhãn." Tóm tắt trong lời dạy của Đức Chí Tôn có liên quan đến việc công phu luyện Đạo :

      " Thần là khiếm khuyết của cơ mầu nhiệm từ ngày Đạo bị bế. Lập Tam Kỳ Phổ Độ nầy, duy Thầy cho Thần hiệp Tinh Khí đặng hiệp đủ Tam Bửu là cơ mầu nhiệm siêu phàm nhập Thánh.

      Thầy đến đặng huờn nguyên Chơn Thần cho các con đắc Đạo.

      Con hiểu Thần cư tại nhãn, bố trí cho chư đạo hữu con hiểu rõ. Nguồn cội Tiên Phật do yếu nhiệm là tại đó." ( TNHT. TG 25-2-1926 ) 



Xem dưới dạng văn bản thuần túy.
Lượt xem: 886 | Tác giả: Nguyễn Long Thành