Trang chủ » Cao Đài » Luật Đạo » Quan Hôn Tang Lễ
Thọ tang

 

Thọ tang

Phàm người mất, thì quyến thuộc phải để tang, để ghi dấu đau thương với người mất. Tùy thân sơ, mà chia ra kỳ để tang lâu mau khác nhau.

Có năm (5) bậc để tang gọi là "Ngũ Phục":

1. Tang 3 năm (Trãm thôi, Tư thôi).
2. Tang 1 năm (Cơ niên).
3. Tang 9 tháng (Đại công).
4. Tang 5 tháng (Tiểu công).
5. Tang 3 tháng (Tư ma).

Trãm thôi, nghĩa là áo tang bỏ xủ xuống, không lên trôn quần, xổ lai, không khâu bằng phẳng.

Tư thôi, nghĩa là áo tang có lên trôn, khâu bằng phẳng, quần cũng lên lai bằng phẳng.

Lệ thường, ngoài Đời có tang 3 năm, kỳ thực là 24 tháng chẵn, tức là 2 năm và tang 1 năm là 12 tháng. Ít nghe có tang 9 tháng, 5 tháng và 3 tháng.

Trong Đạo, theo Tân Kinh, mãn tuần Cửu cửu tức là 81 ngày. Từ đó, đến 200 ngày là tới tuần Tiểu Tường, tính ra là 281 ngày. Từ Tiểu Tường, đến 300 ngày là tới tuần Đại Tường, là mãn Đại tang.

Đại Tường - Tiểu Tường

Chữ Tường nghĩa là lành, là kiết. Trong nhà có tang, cả nhà mang sự thương xót, đau buồn, tưởng đến người quá cố. Thời gian qua xoa dịu nỗi đau thương, cái buồn bớt lần lần, đem lại cái vui như điềm lành, điềm tốt trở lại. Vì vậy, mà Tiểu Tường cũng có nghĩa là Tiểu Kiết Tường; Đại Tường cũng có nghĩa là Đại Kiết Tường.

 

Cách thức để tang

1. Tang Cha Mẹ ruột

a) Về phần con Trai:

b) Về phần con Gái:

2. Đồng cư kế phụ

3. Bất đồng cư kế phụ

4. Giá mẫu

5. Xuất mẫu

6. Kế mẫu

7. Từ mẫu

8. Bác, Chú, Cô

9. Cậu, Dì

10. Ông Cố, Bà Cố

11. Ông Nội, Bà Nội

12. Ông Ngoại, Bà Ngoại

13. Tang Vợ Chồng

14. Anh Chị ruột

15. Anh Chị chung Mẹ khác Cha

16. Tang bên chồng

17. Ông Nội, Bà Nội của chồng

18. Tang bên vợ

19. Tang người thân tộc

 

Cách chế tang phục

Thọ tang Cha Mẹ, may áo cổ trịch như áo lễ, không lên trôn. Ở phía sau lưng, trên vai may kèm 1 tấm vải phụ bản, tỏ dấu mang sự đau xót trên lưng. Còn may quần thì sổ lai, không khâu bằng phẳng.

Tang Cha, con trai chống gậy trước (tre); tang Mẹ, chống gậy dong.

Cây gậy trước, nghĩa là Cha có tiết tháo bên ngoài, và là tiết tháo ngay chính. Cây gậy dong, có nghĩa là Mẹ có tiết hạnh bên trong, và đầy lòng từ ái. Gậy dài ngắn không chừng, tùy người cao thấp, nhưng mà phải từ dưới đất lên đến yếm tâm, có nghĩa là chủ tâm ai bi.

Cách thức chế dây rơm mũ bạc: Mũ bạc hay là Bức cân, dùng vải to xếp làm ba (3) lằn, hướng về bên hữu. Ba lằn xếp, tượng trưng Tam Cang, là ba giềng trọng trong đạo Nhơn luân.

Cùng trong một lễ ấy, sợi dây rơm buộc ngang lưng cũng phải đánh đậu 3 tao.

Con gái có chồng, mặc áo chẹt, quần lên lai.

Con gái chưa chồng, và con dâu mặc áo rộng, quần xổ lai.

Con Rễ và các cháu thành niên, thì bịt khăn trắng. Các cháu nhỏ bé, thì đội mấn.

Cháu đích tôn thừa trọng

Nếu người con Trưởng Nam chết trước Cha, Mẹ mà có sanh con Trai để lại, thì khi Ông Bà Nội chết, đứa con Trai của người con ấy (Trưởng Nam) phải thay Cha mình mà chống gậy tang để báo hiếu Ông Bà, gọi là cháu đích tôn thừa trọng. Tang phục cũng như con Trai vậy.

« Xem chương trước | Xem chương tiếp theo »