× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Main » Chuyện tâm linh huyền bí » Con đường Thiêng Liêng hằng sống

Bài 26
Hôm nay chúng ta rủ nhau dục-tấn trên con đường Thiêng-Liêng Hằng-Sống.

Thưa cùng chư Chức-Sắc Thiên-Phong Cửu-Trùng-Đài và Hiệp-Thiên-Đài, Nam Nữ và mấy vị Lão thành. Bần-Đạo từ khi giảng Dục-Tấn trên con đường Thiêng-Liêng Hằng-Sống, cốt ý giảng cho mấy anh mấy chị để vào cân não. Từ hôm nào tới nay láp-giáp, nói nhiều quá cho anh chị được mở tinh-thần, dám chắc rằng sự nguy-ngập chưa đến nước đó.

Bần-Đạo chỉ có nắm tay các người dẫn đi vào cảnh ấy cho mấy người quan-sát tự mình hiểu lấy mình dễ hơn, thuyết-giáo e sợ mấy người không trọn thấu được, mình thấy để nhớ nhập trong cảnh ấy rồi mới có sự thật, mà Đức Chí-Tôn muốn cả con cái của Ngài thấy cả sự thật mà thôi, không muốn cho thấy ảo-ảnh, Chơn-Truyền của Đức-Chí-Tôn đại kỵ điều ấy. Nếu thoảng như nhà tịnh-thất chưa mở ra đặng, lỗi ấy không phải nơi Bần-Đạo, lo nội Thể-Pháp mà 24 năm trường nhọc-nhằn không biết bao nhiêu khổ tâm, khổ trí, từ tuổi xanh đến bạc đầu mà chưa rồi sáu bảy phần mười. Bần-Đạo xin thú thật rằng không có cái nạn làm nô-lệ nào một cách vô lối như Bần-Đạo đã làm.

Hỏi ra không phải phận-sự của Bần-Đạo mà Bần-Đạo phải làm nhiều khi ngồi buồn muốn phế hủy, ngặt dòm lại thấy con cái của Đức Chí-Tôn không người dìu-dắt, phế bỏ mà không phế bỏ được. Mặt đời là kiếp sanh tức nhiên phần xác còn chịu nhọc-nhằn không lẽ phần hồn mà phế bỏ.

Bần-Đạo xin giảng tiếp và dắt chúng ta ra khỏi Nam-Tào Bắc-Đẩu, khi thấy quyển Vô-Tự-Kinh rồi thì mình đã hiểu căn phần quả-kiếp của mình, mạng căn kiếp số đều hiểu nơi Cung ấy.

Bây giờ muốn thuyết-pháp cho trúng và có đề hẳn-hòi thì phải có Kinh, Điển, Luật. Kinh là Tứ-Kinh, Điển là Ngũ-Truyện; Luật là cả luật trị-thế từ cổ chí kim, đem ra làm cái niêm luật đặng tạo bài thuyết-pháp của mình, phải có niêm luật của mình, mình phải rán học, cần mẫn học, ấy là một điều chẳng phải dễ, nhưng phải làm cho đặng thay thế ngôn-ngữ cho Đức Chí-Tôn, đem chơn truyền của Ngài để vào tinh-thần của nhơn-loại, nếu mình làm không đặng cũng như mình làm cho Đức Chí-Tôn câm sao! Mình phải làm đặng thay thế ngôn-ngữ cho Ngài, nếu mình làm không đặng thì thay thế cho Ngài không đặng!(*)

Từ đây về sau Bần-Đạo siết chặt lại là ngồi nghe, hễ còn nói bậy nữa Bần-Đạo sẽ phạt nặng đa nghe, đã gần 2 năm rồi không dung thứ nữa được. Bần-Đạo cho hay trước có bị phạt đừng than đừng trách, nói khó khăn gì hết, đã cho hay trước rồi mới làm.(*)

Ngày nay Bần-Đạo giảng tiếp cái chánh-trị của Càn-Khôn Vũ-Trụ, từ trước Bần-Đạo đã có nói cái quyền của họ do nơi đâu mà có? Phương-pháp trị Càn-Khôn Vũ-Trụ xét ra là phương-pháp tự-trị, ta trị ta, cả nhơn-loại tự-trị lấy mình. Càn-Khôn Vũ-Trụ minh-mong đại hải, vô biên, vô giới nếu lập luật, định quyền, thì không có quyền nào cầm nổi. Cả sự sanh-hoạt của Càn-Khôn Vũ-Trụ cái hay hơn hết là cái bí-mật huyền-vi của mỗi cá-nhân đều tự-trị lấy mình, ấy là chúng ta đoạt được huyền-bí vô biên xử đoán của Đức Chí-Tôn đó vậy, là chính mình tự-trị lấy mình.

Bần-Đạo đã nói cái án không có chối, cái tội không có cãi, vì chính mình trị lấy mình, chính mình xử-đoán cho mình và chính mình định hình-phạt cho mình, thì ai đâu chối nữa được, còn miệng lưỡi nào mà chối cho mình, đó là quyền đã vững chắc đó vậy.

Cá-nhân tự-trị, chánh-trị của Càn-Khôn Vũ-Trụ không có gì khác, chỉ khác cái đó. Duy có huyền-bí vô biên của Đức Chí-Tôn là trường Quan-Lại của Ngài, đặng định cho Càn-Khôn Vũ-Trụ sanh-hoạt mà thôi, không có giá-trị gì hết, mỗi Chơn-Linh đều có quyền tự-trị lấy mình, bây giờ nền chánh-trị đã vững-vàng chắc-chắn vậy ( trong phương-pháp Thiêng-Liêng kia nó đã chắc-chắn không có gì ốp (?) được), chắc-chắn mạnh-mẽ oai-quyền làm sao! Bây giờ ta xét thấy nền chánh-trị đã vững chắc, cả tinh-thần của Càn-Khôn Vũ-Trụ hiệp làm một đặng mình trị lấy mình.

Bần-Đạo có nói rằng: Chúng ta chỉ sợ tôi lung hơn hết, khổ não hơn hết, là mình thấy Tông-Đường mình bị tội nơi cảnh Thiêng-Liêng Hằng-Sống, trụ số Tông-Tộc Thiêng-Liêng của mình trên cảnh Thiêng-Liêng Hằng-Sống kia họ chịu nhục-nhã về mình, chịu chê bai biếm nhẻ, vì mình mà bị từ bỏ, dọa nạt trên cảnh Thiêng-Liêng Hằng-Sống và mất giá-trị. Cái đó mới đáng sợ. Vì cớ cho nên Bần-Đạo chỉ vẽ cái thiệt-tướng của Càn-Khôn Vũ-Trụ, tức nhiên cái chơn-lý của Càn-Khôn Vũ-Trụ, chơn-lý ấy hỏi nơi thế-gian này có đoạt được chăng? Có chớ!

Bần-Đạo chỉ nói cho cả thảy đều ngó thấy Việt-Chủng của chúng ta, tức nhiên văn-minh của Trung-Hoa đoạt được trước hết, đoạt được cơ-quan võ-khí. Bần-Đạo đã nói trái địa-cầu này chuyển kiếp lụng lại, nó đi đã ba chuyển kiếp rồi. Kiếp trước nó đi đến Thất-Chuyển, đã bị tiêu-diệt cái hình-hài của nó, nó biến hình của nó, trái địa-cầu này nó đã đi đến Tam-Chuyển của nó rồi, chừng tới Thất-Chuyển nó sẽ tiêu-diệt nữa, hay biến-tướng trở lại Tam Chuyển nữa. Bốn chuyển đầu tạo-đoan ra Dã-nhơn và Hắc-chủng.

Nhứt-Chuyển thì họ duy có tự-vệ mà thôi, hoặc rủ một vài người với phương-pháp tự-vệ mà thôi, vì buổi ấy thú mạnh hơn người, cho nên xã-hội thời-kỳ ấy tự-vệ mà thôi. Tới Đệ Nhị-Chuyển là thời-kỳ nghệ-thuật, tức nhiên kiếm phương-thế để tự-lập mình, bày ra binh khí hiệp nhau. Mường Mán này hiệp với Mường Mán khác, đặng chống-chọi với thú dữ, cơ trời buổi ấy không được hiền từ như bây giờ. Đệ Nhị-Chuyển thiên-hạ bất định nhiều bịnh chướng, nhiều cơ-quan tiêu diệt loài người nên phải tự-vệ. Muốn tự-vệ được mạnh-mẽ thì họ phải tự kiếm ra cho có binh khí, thứ này thứ kia đặng họ tự-vệ họ kêu là nghệ-thuật.

Đệ Tam-Chuyển xã-hội hiệp chủng, khởi có chủng-tộc và xã-hội, mà xã-hội là gì? Là hình ảnh chánh-trị Thiêng-Liêng kia, suy xét chơn-lý kiếm lại coi, giờ phút này đã mãn Tam-Chuyển bắt đầu Thượng-Ngươn Tứ-Chuyển là hồi nhơn-loại tương hợp với nhau, cả thảy nơi mặt địa-cầu này, tức là thuyết Đại-Đồng. Nhơn-loại đem để nơi mặt địa-cầu này một nền chánh-trị cho vững chắc mới hiệp đặng, tức nhiên khởi mầm để tạo ra chánh-trị Hiệp-Chủng Đại-Đồng cho nhơn-loại. Ấy vậy nước Tàu đã đoạt được Bí-Pháp ấy, các Tông-Đường như họ này qua họ kia: Họ Lưu, họ Trần, họ Lê, họ Lý mỗi họ đều có Tông-Đường để trị lấy họ, bởi cớ cho nên nhà Vua không bao giờ khó trị, phần tử trong Tông-Đường nào mà phạm vào tội gì, thì cả Tông-Đường phải chịu trách-nhiệm với Triều-Chánh. Vì cớ cho nên, nền chánh-trị của nước Trung-Hoa tối cổ vững chắc mạnh-mẽ phi thường, nếu có nghiêng đổ là tại họ phế cổ tùng kim, làm cho hủy-hoại nền chánh-trị tối cổ quí báu mạnh-mẽ xưa kia vậy. Phương-pháp chánh-trị Càn-Khôn Vũ-Trụ cũng vậy. Còn nước Việt-Nam là nòi giống Trung-Hoa, của người Tàu, thì chúng ta đã có nền chánh-trị về Tông-Đường đó muốn cho thiên-hạ hiệp lại đại-đồng thì ít ra các Tông-Đường phải hiệp trước đã, phải đi từ cái nhỏ mà đến cái lớn.

Cái mầm Tông-Đường hiệp nhau là vậy, cho nên Bần-Đạo khuyên nhủ Phước-Thiện tạo dựng Tông-Đường trở lại như xưa vậy là cái Bí-Pháp ấy muốn Đại-Đồng, là cơ-quan chánh-trị của nước Việt-Nam, là bổn-nguyên quí hóa, bổn-nguyên chắn-chắn hơn xưa vậy./.
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
Lượt xem: 1344