× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Main » Chuyện tâm linh huyền bí » Con đường Thiêng Liêng hằng sống

Bài 22
Trước khi Bần-Đạo dắt cả thảy con cái Đức Chí-Tôn tấn bước trên con đường Thiêng-Liêng Hằng-Sống, nhứt là vào Cung Ngọc-Hư; có một điều trọng-yếu nếu không thuyết minh ra, trước khi vào nơi ấy chúng ta sẽ có nhiều điều khuyết-điểm. Toàn-thể con cái của Đức Chí-Tôn không có quyền đoán, triết-lý cao siêu trọng-yếu tấn-triển của phần hồn, nhứt là phương-pháp đoạt-vị của mình.

Còn một thuyết trọng-yếu nơi mặt thế này, làm cho các Đẳng Chơn-Hồn quả kiếp biết bao nhiêu thống khổ, nhứt là giục thúc chiến-đấu tấn triển từ thử đến giờ, đã gây biết bao nhiêu tội tình.

Văn-Minh. Hôm nay Bần-Đạo thuyết hai chữ Văn-Minh của thời-đại này, Văn-Minh là gì? Lấy theo chơn-tự Việt-Ngữ tức nhiên Nho-Tông của chúng ta. Văn: nghĩa là những lời lẽ, hoặc là văn-hóa hay văn-chương, những lời-lẽ mà chúng ta đã đoạt đặng của người khác, hay của mình đặt ra. Minh: nghĩa là minh-bạch rõ-ràng, sáng-suốt, lời lẽ minh-bạch rõ-ràng, đã giúp ta đoạt đặng những phương-pháp, để mà định quyết tương-lai, hay là giữ tồn tại sự tiến triển trong kiếp sống của mình, hoặc là chúng ta dùng phương-pháp về văn tự, để lưu truyền ngôn-ngữ của chúng ta, đặng định một sự tấn triển của phương sống, hay phương-pháp sống của xã-hội, chúng ta đã định, chúng ta đã đoạt được, tức nhiên sự tiến-hóa tồn tại, bảo thủ với một phương-pháp văn-chương, đủ lẽ hay là giải-nghĩa bao quát của chữ Văn-Minh là Civilization.

Chúng ta nên hiểu có ba nghĩa Civilization, có thể tưởng rằng:

1- Một là tổng-số của sự tiến-triển về tâm-lý tức nhiên về chính lý, về khuôn khổ, về hình thức của sự sinh-hoạt con người đã đoạt đặng, và lấy trí óc bảo thủ cho nó tấn triển thêm, tấn triển cho mỹ-mãn hơn nữa.

2- Thứ nhì là tổng-hợp các sự tấn triển của xã-hội, một quốc-gia mà họ đã đoạt đặng, họ muốn bảo thủ tồn tại, nhưng họ bị tư-tưởng mới mẻ hay là những điều mới mẻ do phương tiện của sự sanh-hoạt mới mẻ sản-xuất, giục thúc họ, dường như muốn khám phá những cơ nghiệp của họ, đào tạo về văn-hóa của họ, về phương diện hạnh-phúc cho họ. Tư-tưởng mới mẻ ấy, có thể bỏ ra, nếu cả đại-nghiệp của họ được, họ tìm phương bảo thủ cho còn tồn tại.

3- Thứ ba là phương-pháp của tinh-thần quyết thắng vật-chất, tức nhiên là những phương-pháp mà chúng ta không thể đè nén cả tinh-thần về thể-chất của hình thú ta, với cái trí óc ta vẫn biết Thiêng-Liêng do Thiên-Tánh, đặng làm cho người xứng đáng làm người, không hạ mình xuống tánh chất con thú.

Với ba nghĩa lý ấy, nghĩa lý nào chắc? Nếu nói ba thuyết ấy chắc cả thảy ba, thì chúng ta nên nhìn nhận nghĩa lý sau chót hết là chánh đáng, tại sao? Mà không có thể tưởng tượng rằng: Giúp cho loài người đến địa-điểm có thể tưởng là hạnh-phúc được. Con người bây giờ có thể bay giữa không trung, như con chim kia là máy bay, có thể lặn xuống biển được là nhờ máy móc, có thể không ở mặt đất mà lại ở trên mây, trên không khí Thiêng-Liêng, nó không cần đi mà nó có thể chạy trên mặt đất, nó không cần bay mà nó có thể ở giữa lưng trời được, nhưng chưa phải đó là hạnh-phúc; đó là theo cái văn-minh mà thiên hạ tưởng-tượng, có thể đào tạo hạnh-phúc cho nhơn-loại đặng, không phải theo ôm bó hay an ủi hoặc bợ đỡ đặng mảnh thi hài đầy-đủ sung-sướng hạnh-phúc, hay nó giúp cho mảnh thi hài này tưởng-tượng mình không còn một lực-lượng nào đối phó với mình, tưởng hạnh-phúc thực sự, nhưng chưa phải là thật hạnh-phúc của họ vậy, hạnh-phúc thiệt không phải là phần xác, hạnh-phúc thiệt của con người là phần hồn.

Chúng ta đã ngó thấy biết bao nhiêu vị vương-Đế đã tạo giang-san sự nghiệp, từ thượng-cổ đến giờ ai không tưởng đến: "Tứ Hải Vi Thiên Hạ Chi Giao", lấy hạnh-phúc của một Đấng làm Chúa cả các dân-tộc khác, mà so sánh dám chắc nếu chúng ta dở lịch-sử ra coi thì chúng ta để dấu hỏi mơ-hồ họ chưa có thể chắc hạnh-phúc được.

Trái lại chúng ta thấy một tấn tuồng: "Hễ càng cao danh-vọng lại càng dày gian-nan". Nếu họ không thỏa-mãn về tâm hồn thì không phải là hạnh-phúc. Dầu sang trọng, sung sướng cách nào cũng chưa gọi là hạnh-phúc được, không phải tâm hồn thỏa-mãn thì không phải là hạnh-phúc thật. Con người bao giờ cũng vậy, đi tìm hạnh-phúc chớ không phải tìm ăn, tìm sống, nhờ sống cho họ sang cả vinh-hiển phủ-phê thỏa-mãn, ấy là về phần xác của họ mà thôi. Dám chắc chúng ta đoạt được dầu hạnh-phúc ấy hiện hữu chúng ta thấy một vật vi hậu, con người bao giờ cũng vậy, thân-thể của họ sung sướng bao nhiêu đi nữa chỉ hai ba ngày đầu thôi, còn thú-vị đến năm ba ngày sau họ nhảm-nhí. Hễ họ đoạt được hạnh-phúc về phần xác, dầu cho họ đoạt được đến địa-vị bực nào đi nữa cũng không thỏa-mãn, cái hạnh-phúc không phải do nơi xác thịt này mà sung sướng hay vinh-hiển.

Ấy vậy, văn-minh tạo hạnh-phúc cho loài người về phần xác là đời, chẳng khác nào như ngọn cỏ đầu sương, bất quá là lòe con mắt cho thiên-hạ mà thôi, chớ chưa thỏa-mãn. Họ tạo dựng không phải tồn-tại, không phải vinh-hiển.

Cái thuyết của văn-minh là cái phương-pháp giúp cho con người biết duy-chủ con vật của mình, mà điều-độ sự sống còn tồn-tại nơi mặt thế này. Sống tạm tại mặt thế này làm cho họ thỏa-mãn đặng điều-độ mảnh thi-hài, hay thể-chất này thôi, duy có tinh-thần đạo đức mới đặng.

Một lần nữa, giải thật nghĩa hai chữ Văn-Minh: Văn là quyền hạn, Minh là sáng-sủa đạo-đức. Nếu Văn-Minh mà thiệt-tướng được, là thực-hiện một nền Tôn-Giáo cao siêu tại mặt thế-gian này mới thiệt hạnh-phúc. Về phương-pháp Đạo-Đức mới thật hạnh-phúc./.
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
Lượt xem: 1272