× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Main » Chuyện tâm linh huyền bí » Con đường Thiêng Liêng hằng sống

Bài 11
Trước khi giảng trên Cung Hiệp-Thiên Hành-Hóa, chúng ta còn một vấn-đề rắc rối giữa các cuộc thiệt chiến của các chơn-linh đã tạo thành Đạo, có một vấn-đề rắc rối hơn hết là vấn-đề con người trong "Tứ-Khổ". Các chơn-linh đến trần này, mang cái xác phàm, tức nhiên xác thú của họ, nương với cái hình-luật tấn-hóa của các chơn-linh để lập Thiêng-Liêng vị của mình, có một điều mâu-thuẩn hơn hết là muốn đoạt Thiêng-Liêng vị xứng đáng thì phải giải quyết vấn-đề "Tứ-Khổ". Đã đành sanh trong vòng Tứ Khổ, định lại cả tinh-thần, chúng ta không thể gì từ chối cái tinh-thần ấy đặng. Mang xác phàm phải chịu khổ với phàm, mới đoạt được Thiêng-Liêng vị. Ngài nói có một điều là tấn tuồng theo mặt luật tấn-hóa trong kiếp sanh, trong hành khổ, khổ thì ai cũng thế, kỳ dư các chơn-linh đoạt đến Tiên-Phật vị họ dám có can đảm, dám có nghị lực, dám có oai quyền, họ ngó ngay Tứ Khổ để quyết thắng.

Bởi vì họ có năng lực đủ tinh-thần, mà hại thay các Đấng Trọn Lành không đủ oai quyền, không đủ năng lực của họ, các Đấng Trọn Lành vì sợ hải. Bởi cớ muốn trọn lành thì họ phải tìm hạnh-phúc, họ tìm hạnh-phúc trong cảnh khổ ấy, chúng ta đều ngó thấy như vạn loại: Con cá bị nhốt trong chậu, con chim bị nhốt trong lồng, con người bị nhốt trong Tứ-Khổ, bao giờ cũng tìm kiếm phương thế đặng thoát ngục, thoát ngục nơi mặt Càn-Khôn Vũ-Trụ này. Thật tướng nó, ta là cái lồng, cái khám, nhốt cái chơn-linh, như con thú kia nó còn vùng-vẫy thoát cảnh khổ dầu thoát không đặng mà nó vẫn tìm thế vùng-vẫy để thoát cho đặng.

Cái chơn-linh đầu kiếp mang lấy xác phàm nơi Càn-Khôn Vũ-Trụ này, họ đã hiểu "Tứ Diệu-Đề Khổ", họ phải tìm phương thế đặng thoát khổ, nhưng Luật Thiêng-Liêng định vậy. Chúng ta ngó thấy đễ hiểu, nhứt là Bần-Đạo đã hiểu tấn tuồng ấy rồi.

Con người bị đầu kiếp trong cảnh khổ, trong ngục hình, bao giờ cũng tìm phương kế hoạt động để giải khổ, tìm phương thế giải khổ không đặng, cũng kiếm phương thế an-ủi lấy mình, tức nhiên tìm mảy may hạnh-phúc để gỡ khổ cho mình. Ngặt nổi muốn tìm phương thoát ngục ấy, nhưng than ôi!!! biết bao nhiêu là "khổ hải". Có nhiều khi chưa tìm đặng hạnh-phúc để giải khổ, nó làm cho mình thêm tội nữa mà chớ.

Ấy vậy một vấn-đề không đồng năng-lực với nhau, các chơn-linh cao siêu ấy cũng không dám đứng ra với Tứ-Diệu-Đề Khổ ấy, để kiếm phương thế tạo hạnh-phúc mảy may trong kiếp sống đặng đỡ khổ.

Bây giờ chúng ta cũng nên ngừng bước lại, đặng quan sát cái thiệt hạnh-phúc của loài người, có phương thế nào thắng cảnh khổ đặng chăng?

Hạnh-phúc trong cảnh trần họ là gì? Chúng ta nên kiếm hiểu, có kiếm hiểu đặng mới giải quyết vấn-đề thắng khổ đặng, chúng ta chỉ ngó thấy từ thử đến giờ thiên hạ chỉ mơ ước của mình. Bần-Đạo nhớ Đạo-Giáo của chúng ta có một triết-lý rất hữu hình, rất ngộ nghĩnh, rất cao siêu.

Có một chơn-linh đó đi xuống địa ngục đến chừng trả tội xong rồi ở dưới Diêm-Vương cho đi đầu kiếp, chơn-linh ấy cự nự lắm xin Diêm-Vương phải cho mấy điều xin thì chơn- linh mới chịu đi đầu kiếp.

Diêm-Vương hỏi: Ngươi muốn xin điều gì? Chơn-linh ấy nói: Cho tôi xin 4 điều, rồi đọc lên 4 câu thơ:

Cha Thượng-Thơ,
Con Trạng-Nguyên,
Quanh nhà ngàn khoảnh nhứt hạng điền,
Trai tơ gái lịch, vợ tốt hầu xinh thảy thảy đều.

Diêm-Vương nói chưa chắc nếu có cho người cũng chưa đủ hạnh-phúc, chưa đủ vinh- hiển đâu. Cha Thượng-Thơ, con Trạng-Nguyên tức nhiên linh-hồn ấy muốn làm Trạng-Nguyên con của vị Thượng-Thơ.

Chưa chắc gì vị Trạng-Nguyên ấy gặp được vị quan thanh-liêm, đủ đạo-đức, đủ cường lực, đủ hạnh-phúc để làm cha mẹ cho dân. Thoảng gặp vị Thượng-Thơ gian ác, gian tham, hối lộ, chung vô đầu-kiếp có nên hay chăng?

Chơn-linh ấy vẫn cầu xin cho mình được làm quan, nhứt định làm quan Trạng- Nguyên. Nếu thi đậu đặng Trạng-Nguyên rồi cũng chưa chắc gì có hạnh-phúc.

Làm quan Trạng như ông Tam-Phương ba kỳ thi đậu Trạng gặp ông Minh-Mạng làm ba khoa thi, ông Tam-Phương chiếm hết. Mới 14 tuổi mà đã ba lần đậu Trạng, nhưng tuổi còn nhỏ lắm không xuất-sĩ đặng, đợi tới 20 tuổi mới xuất-sĩ ra triều, nhưng đến 25 tuổi lại chết, thử hỏi ông Tam-Phương có hạnh-phúc hay chăng? Dám chắc chưa có.

Câu thứ ba: Quanh nhà ngàn mẫu nhứt hạng điền, nghĩa là, quanh nhà ấy ruộng nhứt hạng ngàn khoảnh đặng sau này làm giàu, mà thử hỏi có hạnh-phúc chăng? Bất quá tham của thôi, chớ chưa có hạnh-phúc.

Câu thứ tư: Trai tơ gái lịch, vợ tốt hầu xinh thảy thảy đều. Trai tơ gái lịch tức nhiên đệ nhứt trong thiên-hạ hết, mà sao, có tạo hạnh phúc đặng hay chăng? Chưa chắc.

Câu thứ năm: Vợ tốt hầu xinh thảy thảy đều. Vợ tốt hơn mình thì nó ăn hiếp mình, nó cậy sang, nó biết nó đẹp hơn mình, vì mình thương nó quá nên nó cậy thế nó đè đầu mình xuống nó dọi đầu mình. Duy có câu thảy thảy đều hơn hết thảy là câu chót, mà cũng chưa chắc tạo hạnh-phúc được.

Ấy vậy từ thử đến giờ cả thảy đều hiểu dầu cho bực Đế-Vương cũng chưa chắc kiếp sanh đoạt được hạnh-phúc. Các nhà Hiền-Triết của nước Việt-Nam ta, Nho-Tông của chúng ta có để 3 câu trọng yếu, muốn lập quốc, muốn tạo hạnh-phúc cho dân, quốc dân phải có 3 điều kiện: "Thiên-thời, địa-lợi, nhơn-hòa". Ấy vậy chúng ta kiếm thử coi trong ba điều kiện để tạo cho dân coi có phương thế gì giải khổ hay chăng? Thuận lợi, Thiên-Thời, Địa-Lợi, Nhơn-Hòa.

1- Thiên-thời tức nhiên theo mạng Trời, Trời đã định cho mình tức nhiên mình phải tùng mạng Trời, tùng mạng Trời tức nhiên tùng Đạo. Thiên-thời tức nhiên tùng Đạo, không thể gì chối được.

2- Địa-lợi là gì? Là cả thảy địa-dư toàn trong nước dân đều hiện, đất sung túc được hay chăng? Bực thượng-lưu, trí-thức cần nên tưởng lại câu ấy, mà câu ấy là của ai? Quốc- Vương, Thủy-Thổ, Địa-Lợi, dầu không đặng hưởng địa-lợi nó cũng biến địa-lợi, mà phải có đạo-đức có nhơn tài tạo mới được.

3- Nhơn-hòa đặng chi? Nếu cả thảy không có hòa thì loạn-lạc, hễ loạn-lạc thì có giặc giã chiến-tranh. Ấy vậy có ba điều từ thử đến giờ đặng tạo hạnh-phúc cho quốc dân, mà có phương-thế tạo đặng hay chăng? Tạo có thể đặng chớ, nhưng chúng ta thử nghĩ đương giờ phút này nhơn-loại bị dọa nạt trận giặc thứ ba. Đã hai phen rồi, hai trận chiến tranh thiên-hạ chết muôn trùng vạn điệp.

Nhơn-loại sắp bị dọa nạt trận giặc thứ ba nữa, nhơn-loại sống làm gì mà phải chịu nạn ấy, có phải nhơn-loại đeo đuổi tìm hạnh-phúc chăng?

Đây một bằng cớ hiển nhiên toàn cả quốc-dân Việt-Nam đương vì của, đương tìm hạnh phúc của họ ở trong lý-thuyết mơ-mộng mà thôi, như chánh-phủ Hồ-Chí-Minh đương tìm hạnh-phúc trong lý-thuyết chớ không có gì hết.

Cả toàn-cầu đương khởi chiến-tranh, tìm hạnh-phúc cho nhơn-loại, Bần-Đạo dám chắc là không có. Có là chỉ lòe-loẹt các yếu điểm để lên nạn chiến-tranh giết lẫn nhau, để hai phen thất bại cũng vì muốn tạo hòa-bình hạnh-phúc cho nhơn-loại.

Hại thay tinh-thần của nhơn-loại bây giờ đang thống khổ, dám chắc dầu không khổ nhơn-loại cũng không biết nghe theo tiếng Thánh, đặng tự-giác sửa mình, tìm hạnh- phúc chơn thật. Họ cứ nương theo cái hạnh-phúc giả dối, nên vị Thánh Gandhi bị chúng giết, mà vị Thánh Dalagadot cũng bị kẻ ác tâm ám-sát, để tranh sống. Đương nhiên bây giờ nhơn- loại bị thống khổ nhiều mà nó hiện-tượng ra, đặng kiếm thế giải quyết cơ-quan thống trị cả tinh-thần hạnh-phúc của loài người, họ lập Vạn-Quốc-Liên-Minh mà Hội-Quốc-Liên đã làm nên chưa? Cũng chưa gì hết. Bởi vì có nhiều nguyên căn cho nên Garry Davis anh đã tượng trưng tinh-thần của loài người được, phải có người đến giữa Hội-Quốc-Liên đặng hỏi: Có thể bảo trọng hòa-bình cứu nhơn-loại đặng chăng? "Garry Davis" chiến tướng biểu nhơn-loại theo anh, mà nhơn-loại nghe không? Chính mình Bần-Đạo cũng theo nữa.

Đúng theo lý-thuyết mờ ám theo lý-thuyết Cộng-Sản thuyết này thuyết nọ, đặng tìm hạnh-phúc cho loài người, mà càng tìm, càng đi sâu chừng nào thì càng đau khổ cho nhơn-loại chừng nấy, để cho thiên-hạ suy nghĩ, suy gẫm tìm thử hạnh-phúc chơn thật thế nào?

Kỳ tới Bần-Đạo sẽ giảng thêm./.
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
Lượt xem: 1349