× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Main » Chuyện tâm linh huyền bí » Con đường Thiêng Liêng hằng sống

Bài 10
Bần-Đạo giảng tiếp con đường Thiêng-Liêng Hằng-Sống, bởi vì có chơn-lý triết-lý bí yếu về phần hồn của chúng ta.

Buổi chúng ta đương hội đàm cùng Thần, Thánh, Tiên, Phật đã đoạt-vị trọn lành làm đại-diện bào chữa cho chúng ta nơi Ngọc-Hư Cung và Cực-Lạc Thế-Giái.

Bần-Đạo hôm nay giảng qua ảnh-hưởng với các triết-lý của nền Đạo, đặng mở con đường trí-thức cho cả toàn-thể theo bước, đặng thấu đáo chơn-truyền. Bần-Đạo nói, chúng ta đi tìm triết-lý này, hồi lúc chúng ta còn sanh tiền, tức nhiên chúng ta đi tìm con đường Thiêng-Liêng tối cao trước mắt, chúng ta không thể gì tìm học triết-lý đặng dạy dỗ chúng ta được, cho nên từ thử đến giờ, Bần-Đạo muốn dìu-dắt con cái của Ngài, đi trên con đường chơn thật; nếu cả thảy đều để tâm nghe và suy nghĩ tìm tàng, Bần-Đạo nói một cách chơn thật, cái triết-lý chơn thật nó không có giả dối. Bần-Đạo cần chỉ điều trọng yếu, nên tầm hiểu để ý, đặng vô Cung Diêu-Trì, đặng tìm hiểu chơn-lý của họ. Nền Chánh-Giáo của Đức Chí-Tôn, các bạn đã ngó thấy, nơi Kim-Bàn Bát-Quái-Đài xuất hiện ra Bát-Phẩm chơn hồn, chánh-thể của họ thể nào? Cái phách của họ thể nào? Bần-Đạo đã minh tả kỳ trước cái Chơn-Thần của chúng ta như xác thú chúng ta vậy.

Chơn-Thần ấy là gì? Bần-Đạo chỉ sơ qua đó thôi, nó là một khối linh-quang (bởi vì khối linh-quang tạo Chơn-Thần) thì hình-thể nó là xác thân, thọ linh-hồn chúng ta vậy, hình-thể chúng ta mang ngày nay là xác thú. Bần-Đạo đã có dắt các bạn ngoạn cảnh sanh-hoạt của hình-thể và thể-chất. Bần-Đạo đã dìu-dắt các bạn đi trên con đường mới sơ sanh, cái thể của con người tức nhiên là con thú hữu-hình chúng ta đương mang, đương lập là nhờ nơi khối thiên-lương Đức Diêu-Trì Kim-Mẫu đã tạo. Quyền năng chơn-linh chúng ta có hai con thú trong chơn-linh chúng ta, để bảo vệ tánh mạng chúng ta, ngày nay loài người còn tồn-tại nơi mặt thế này chẳng phải vì mạnh mẽ mà thắng cả vạn-vật nơi mặt địa-cầu này để bảo tồn mình đặng.

Nếu các bạn hiểu số cộng lịch-sử của trái đất, các bạn sẽ thấy, trái đất này từ mới phôi thai, duy trì cho đến ngày nay biết bao nhiêu thế-kỷ có thế lực, bảo sanh mạnh-mẽ, mà có phương thế nào bảo trọng cho đến ngày nay chăng? Nếu một kiếp, chúng ta tưởng-tượng được, thì thấy luật sanh hóa ngày nay, nó dữ tợn lắm, ngày nay các vật loại cầm thú, nó mạnh lụng lại, đặng bảo vệ cả sanh mạng của nó, còn loài người yếu ớt, bạc nhược. Muốn bảo-vệ sanh mạng mình được tồn tại, thì phải làm sao mới đặng? Chúng ta đến nhờ khối sanh-quang ấy tạo chơn-thần, ấy là nhứt điểm linh của Đức Chí-Tôn đó, mình nương nhứt điểm linh đó, nên con người mới bảo tồn sanh mạng cho được đến ngày nay, không thể gì mình diệt nhứt điểm linh-quang này đặng.

Bây giờ, chúng ta đã thấy giáp vòng Càn-Khôn Vũ-Trụ, phải chung vô Hiệp-Thiên Hành-Hóa, coi đại-diện mình bảo vệ mình về phương diện nào? Vả chăng, trong Càn-Khôn Vũ-Trụ, chư Hiền-Hữu, Hiền-Muội, Hiền-Tỷ, Hiền-Huynh đã ngó thấy, hằng hà sa số nhơn-loại, chớ không phải một số hệ-định mà hết trong Càn-Khôn Vũ-Trụ này.Trái đất này chúng ta sánh lại với Càn-Khôn Vũ-Trụ, dám chắc không có bằng hàng xóm láng giềng chớ đừng nói đến một thành-thị hay một xã-hội gì được. Bởi vậy cho nên, các Đấng Trọn Lành đại-diện chúng ta, đã tạo thành hình-thể, trong trái địa-cầu này, chưa biến tướng ra sao, vì nó còn định một ở trong như mặt trăng, nó đủ bảy phần của nó, nó biến thể này ra hằng-hà chơn-linh của trái địa-cầu.

Hồi nhứt kiếp của nó đoạt biết bao nhiêu vị Thần, Thánh, Tiên, Phật, các Đấng Trọn Lành đã tạo trước kia dám chắc danh-thể trái địa-cầu 68 này, Bần-Đạo nói quả quyết với các bạn, hình thể của nó cao trọng lắm, vì sao nó là một hạng địa-cầu chót hết trong 72 mà đứng vào hàng 68. Nói đến chót mà danh-thể nơi đó, nó đã tạo ra. Chúng ta có được đoạt phẩm-vị, là nơi cửa Hiệp-Thiên Hành-Hóa, Bần-Đạo nói quả quyết, các Đấng Đại-Diện cho chúng ta có một danh-thể đặc biệt, danh-thể cao trọng lắm đó vậy.(*)

Chúng ta vấn nạn, chúng ta vào nơi ấy ngó thấy các Đấng Thiêng-Liêng hằng hà sa số, đối phẩm một cách vinh-quang cao trọng. Bần-Đạo tưởng cả thảy lấy làm ngạc nhiên lắm. Nếu chúng ta tọc mạch tìm coi trái địa-cầu ở trước làm thế nào, mà tạo các Đấng Trọn-Lành được? Tạo vinh-quang cao trọng được? Chắc cả thảy đều tọc mạch như Bần-Đạo, cũng muốn biết như Bần-Đạo. Loài người do ai sanh ra thì Phật Kim-Cang trước kia đã có triết-lý buổi sơ sanh cái nguyên-căn tạo ra Tứ Khổ, mối khổ sanh kia còn tạo ra chúng ta ba cái khổ nữa. Tại sao phải sợ? Cái sợ phải hay quấy, chúng ta để ý theo dõi, chúng ta sợ khổ lắm, triết-lý các Đấng Trọn-Lành đại-diện chúng ta nơi cung Hiệp-Thiên Hành-Hóa sợ phải, sợ mà tránh khỏi, thì cái sợ ấy hữu lý, sợ mà tránh không khỏi, thì cái sợ ấy vô lý, lại còn khuôn mẫu, sửa ra tánh đức chơn thành, hồn phách còn hèn hạ tại sao ai cũng vậy. Hết thảy chúng ta quan-sát như thế này: Tại sao chúng ta phải làm? Phải ở đây? Tại sao chúng ta phải mang Tứ Khổ? Bằng cớ đã có hiển nhiên, chúng ta không thể gì chối cải được. Sự thật phải tìm cái sự thật chớ, tại sao sợ? Bần-Đạo đã thuyết: Dầu cho cá nhân, dầu cho thôn lân, dầu cho xã-hội, dầu cho toàn-thể thiên-hạ nơi mặt địa-cầu này cũng vậy, cũng đều có quả kiếp, quả kiếp ấy gầy dựng ra, sản-xuất ra do cơ sanh-hóa của nó, vì cớ cho nên Bần-Đạo dắt chư Hiền-Hữu đi trên con đường ấy.

Chúng ta sanh tại mặt thế này, vừa lọt lòng mẹ phải chịu mấy muôn quả kiếp rồi. Thánh-Giáo Gia-Tô đã gọi là: Tội Tổ-Tông chúng ta đó vậy, thì thân thể này mới làm sao đây? Bởi vì chúng ta vừa có thì khóc tu oa, cái tiếng ở trong lòng mẹ mới ra mà có tất cả các nợ, nợ trái chủ, nợ quả kiếp (*1) đủ thứ, không biết bao nhiêu món nợ. Cửa Hư-Linh các Đấng Trọn-Lành đại-diện chúng ta biết bao nhiêu Đấng đã gớm-ghiết quả kiếp ấy, vì sợ giựt giành quyết thắng không nổi phải chịu muôn triệu năm trong quả kiếp.

Họ mãi ngồi trong địa-vị họ thôi, không tấn thối được, phải chăng là mối nợ mình biết để tìm phương thế đặng mình trả, mà hễ trả rồi mình lại giàu thêm nữa mới là lạ chớ! Cái nợ nó thiết yếu nó trọng hệ, nó mắc mỏ lắm, chừng nào mình trả được mối nợ ấy, rồi thì nó sẽ vinh diệu cho mình lắm. Nếu chúng ta sợ, như người chiến-sĩ ra mặt trận mà sợ chết thì không có giá-trị gì hết, phải quyết thắng mới đáng mặt Tướng-Quân, Tướng Soái, đáng mặt anh-hùng, còn chiến-sĩ mà sợ chết, trốn lính thì có danh-vọng gì đâu?

Trái Địa-Cầu 68 này, nó có danh-thể đặc-biệt của nó nơi Thiêng-Liêng Hằng-Sống. Cũng nói sợ mà các Đấng Trọn-Lành đến cư ngụ, cũng do nơi đó mà ra, các Đấng ấy quyết thắng, lập vị mình một cách khó khăn, nhưng vinh-diệu lắm. Chơn-lý ấy, chúng ta không khi nào đặng mờ hồ, duy có một điều là những trái chủ, quả kiếp nặng-nề của chúng ta từ thử đến giờ, làm sao mà trả cái quả kiếp ấy cho rồi, đừng để nó theo ràng buộc cái khối Thiên-Lương của chúng ta, buộc nhứt điểm Linh-Quang của chúng ta, tức là nó ràng buộc lấy ta, chẳng khác nào mang theo một thây chết. Làm sao bỏ được cái thây chết thúi tha ấy, thì mới thong thả, nhẹ-nhàng, nhưng không thể bỏ được!

Cái tình trạng khổ não ấy, làm người ta ai cũng đều biết, không cần gì tả hình-tướng nó ra, cái sanh-hoạt của con thú này, Bần-Đạo tưởng Đạo Phật gọi nó là con kỵ vật, con thú cỡi của chúng ta, vì cớ nên triết-lý của Đạo Phật nói ví-dụ như: Đức Từ-Hàng cỡi con Kim-Mao-Hẩu, Đức Phật Kim-Cang cỡi con Đề-Thính giải kiếp họ một cách vinh diệu. Con vật này nó làm cho ta thiếu chịu kiếp sanh của nó, nó làm ta phải biểu nó trả cho đặng. Phương-pháp nó phải trả thế nào? Là nó phải nương theo cơ-quan hữu-vi này, mà nó sống nó tạo, nó gây ra quả kiếp tồn tại, nó mới nương theo xã-hội nhơn quần, nương theo mặt địa-cầu này mà sống, nó nương theo mối nợ riêng của nó, để nó trả nợ riêng cho nó. Nó có phần đoạt được cái triết-lý cao thượng rồi, nó không nương theo mặt địa-cầu xã-hội mà sống nữa. Nó quyết định làm tôi tớ cho xã-hội, làm tôi cho mặt địa-cầu này, để trả nợ tình của nó. Ngày giờ nào nó không làm tôi tớ cho cơ-quan hữu-hình này, thì mối nợ ấy vẫn còn vậy. Cái triết-lý cao thượng hơn hết là mình không sống cho mình, mình sống cho xã-hội nhơn quần, tức nhiên chung sống trên mặt địa-cầu này, thì cơ-quan giải khổ của chúng ta ngày nay, chắc-chắn không ai là không đoạt được đó vậy./.
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
Lượt xem: 1195