× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Main » Chuyện tâm linh huyền bí » Các chuyện tâm linh khác

DI HỒN VÀ MỘNG DU ĐẠI PHÁP
DI HỒN VÀ MỘNG DU ĐẠI PHÁP
CỦA MẬT TÔNG TÂY TẠNG

 


移 魂 & 梦游大法

Phương pháp Mộng Quán Thành Tựu là một trong Naropa Lục pháp ; Phương pháp nầy của Mật Tông Tây Tạng đem tâm lý , khí , mạch của con người và chú ngữ kết hợp lại ; đây là một phương pháp huấn luyện dùng để kết hợp tâm , sinh lý và linh lực của con người lại làm một ; trong quá trình huấn luyện phương pháp nầy sẻ mang ý thức của con người đi sâu vào trạng thái siêu thức ; và chỉ khi con người đi vào được trạng thái siêu thức , thì các loại siêu năng lực , siêu ý thức sẽ là cơ bản cho việc khai phóng năng lực tâm linh và những khả năng tiềm ẩn của con người .

Tuy nhiên , sự hoạch đắc siêu năng lực tâm linh xuyên qua mộng quán thành tựu không phải là mục đích cuối cùng ; mà khi con người đi sâu vào giấc ngũ , đưa tâm thức lên đến trạng thái siêu ý thức , để làm hiển lộ tự tính quang minh là bản lai diện mục của mình , từ đó sẻ hiểu thấu được sự bí mật của nhân sinh vũ trụ , nắm được con đường siêu xuất thoát ly sanh tử luân hồi , tự giác tiến hành cuộc biến hóa thăng hoa cho sanh mạng của mình , biến sự lưu chuyển của sanh tử , thay đổi những khổ nảo không viên mản của sanh mạng thành Thường – Lạc – Ngả – Tịnh , hưởng được hạnh phúc vĩnh hằng , một sanh mạng tự do tuyệt đối viên mản . Đó mới là mục đích cuối cùng trong quá trình phấn đấu và sự trở về cuối cùng của một sanh mạng được phát triển và được tiến hóa viên mản .

Nói đến Mộng Du , thì nhiều người liên tưởng đến một chứng bệnh mộng du . Chứng bệnh nầy được các nhà sinh lý học trong phòng thí nghiệm khám phá ra rằng , người đang trong cơn mộng du , thì thật ra là người nầy đang ở trạng thái ngũ mê rất sâu đến thời kỳ thứ 3- 4 trầm sâu trong giấc ngũ mê . Đối với chứng mộng du , Đông Y nhận rằng : Tâm chủ Huyết mà tàng Thần trí , Gan tàng Huyết và là nơi ngụ của Hồn ; tức tâm tàng Thần , Can tàng Hồn ; khi khí cơ của hai tạng Tâm và Can không điều hoà , thì Thần không chủ vị và hồn không có chổ dựa , nên Thần và hồn không an ; nên Hồn đi theo sự dẩn dụ của Thần trí trong lúc ngũ mà tạo nên chứng mộng du .

Nhưng chúng ta nói ở đây , không phải là chứng bệnh mộng du thường tình , mà chúng ta đang nói đến Mộng Quán Thành Tựu Pháp là một pháp môn tu trì cao cấp của Mật Tông Tây Tạng , còn gọi là Mộng Du Càn Khôn đại pháp .

Sinh mạng của con người do Thọ Mạng – Thân Nhiệt và Tâm Thức hợp thành , khi ba yếu tố nầy giải thể , thì con người bị chết . Trong thực tế , chỉ có sự phân ly của Ý thức và Thân Nhiệt ; do đó thân nhiệt nơi nào trên thân thể người chết cuối cùng biến mất , thì nơi đó là cửa ngỏ cuối cùng cho thần thức con người rời khỏi cơ thể . Theo đó , người ta nói rằng : Đỉnh Thánh , Nhản Thiên Sanh , Tâm Nhân , Phúc Tu La , Giang Quỷ , Tất Súc Sinh , Lưởng Túc Đọa Địa Ngục ;Trên đỉnh đầu là Thánh , mắt là sanh trên trời , ở tim là người , ở bụng là quỷ tu la , ở hậu môn là quỷ , ở đầu gối là súc sinh , ở hai chân là đọa địa ngục ; nếu Thần thức đi ra ở đỉnh đầu thì sẻ được siêu phàm nhập Thánh , được vãng sanh về Tịnh Độ Phật Quốc .

Mọi người đều có nghe Phật Sống tái sinh , khi một vị Phật sống viên tịch , linh hồn lìa khỏi xác , sẻ chuyển qua trong một cơ thể của một trẻ sơ sinh vừa mới chào đời ; đứa trẻ nầy là Phật sống được tái sinh , được xem là hóa thân của Phật , để tiếp tục hóa độ chúng sanh .

Linh hồn được nói đến ở đây , thực tế là đệ bát thức là A lại Da Thức của con người sau khi chết ; khi bảy thức đầu đả tan rả , thì thức thứ tám nầy là A lại Da Thức , sẻ do sự dẩn dắt của nghiệp lực Thiện Ác , đi thọ báo trong sáu nẻo luân hồi .

Khi có cơ hội nhân duyên hòa hợp , sẻ được tái sanh vào nhân đạo , và bản ngả sẻ được tạo nên do sự hòa hợp của ngũ uẩn , và ngũ uẩn là căn bản của sự tổ hợp và hình thành thế gian và cấu thành vũ trụ vạn hữu .

Ngũ uẩn gồm có Sắc – Thọ – Tưởng – Hành – Thức ; mà Sắc là chỉ nhục thân của con người , do tứ đại Đất – Nước – Gió – Lửa tạo thành : Đất là chỉ những vật rắn , cứng chắc trong thân con người như xương cốt , da thịt ; Nước chỉ máu huyết , các chất nội tiết , mồ hôi , các chất bài tiết ...., nói chung những chất lỏng trong cơ thể ; Lửa là chỉ thân nhiệt cùng sinh mạng lực chu lưu trong cơ thể con người ; Gió là chỉ khí hô hấp và các loại khí lực trong cơ thể .

Thọ – Tưởng – Hành – Thức là chỉ tinh thần tức là Tâm ; Thọ là do tiếp xúc với cảnh vật mà sinh ra trạng thái tâm lý của sự cảm thọ , tương đương với cảm tình trong môn Tâm lý Học . Tưởng là do sự thu nhận những hình tượng bên ngoài rồi từ đó hình thành ra những khái niệm về những hình tượng đó . Hành là đối cảnh mà sinh ra sự quyết định của nội tâm làm ngôn ngữ và hành vi được phát sanh ra ; Thức là chỉ sự phân biệt của ý thức , được gọi là sự nhận thức trong tâm lý học .

Trong ngũ uẩn thì Thức được xem như là Bản ngã của con người , nó có khả năng nhận thức được Sắc – Thọ – Tưởng – Hành là những sở thuộc của nó ; nói một cách khách quan , những đối tượng nhận thức gồm Thức và Danh Sắc ; Sự nhận thức đối tượng chủ quan hay khách quan không phải là hai vật khác nhau ; vì Thức là Thức trong Danh Sắc và Danh Sắc là Danh Sắc trong Thức ( Thí dụ như ta thấy bông hoa , thì cái ta thấy không phải là bông hoa thiệt , vì hình bông hoa được ta nhận thức chỉ do sự phản chiếu của ánh sáng đi vào mắt ta , và chuyển thành những tín hiệu sinh hóa điện trường sau đó hiện ra ở vùng hậu nảo , mà trở thành sự nhận thức về bông hoa mà thôi , chứ cái mà ta nhận thấy chỉ là thức của ta nhận thấy , chứ cái ta thấy không phải là bông hoa thật ) ; cho nên nói : Thức duyên Danh Sắc , Danh Sắc duyên Thức , cái nầy sanh thì cái kia sanh , cái nầy diệt thì cái kia diệt ; vạn pháp duy tâm tạo vậy .

Thức được phân chia ra thành bát thức : Mắt – Tai – Mủi – Miệng – Thân – Ý – Mạt Na – A Lại Da ; mà A Lại Da thông thường người ta cho là Linh hồn , còn gọi là Thần thức hay là Linh Thể , trong Duy Thức Học còn có thức thứ chín là Cưu Ma La Thức được dịch là Vô Cấu Thức – Bạch Tịnh Thức là căn bản của sự giải thoát để thành Phật ; Thức nầy có khả năng hội chứng được chân tâm của thực thể ; Thức nầy không sanh không diệt , thanh tịnh vô nhiểm ; thức nầy được gọi khác đi là Chân Tâm ; nhưng đa số công năng của nó lại được nhiếp vào A lại Da thức để sở tàng vô lậu chủng tử .

Vấn đề tu trì căn bản trong Phật Pháp là Tu trì cái “ Thức”, từ đó để thoát ly sanh tử , siêu xuất lục đạo luân hồi , minh tâm kiến tánh , tịnh hóa bát thức tâm điền , chuyển thức thành trí , thường lạc ngã tịnh vậy .



Trong Mật Tông Tây Tạng có Pháp Bổn Tôn , pháp nầy có thể tu tập trong một thời gian ngắn , dùng nội khí tu luyện có thể hình thành “ Thiên Thân ” đồng hình với Bổn Tôn của mình ; mà Vô Thượng Du Già gọi là “Ảo Thân ” .

Ngoài ra , Vô Thượng Du Già của Tạng Mật còn có một số pháp môn đặc thù có thể giúp con người siêu xuất sanh tử luân hồi như Pháp Phowa – Trung Ấm Thành Tựu Pháp – Hoán Thể Pháp – Tự Tại Chuyển Thân Pháp – Đoạt Xả Pháp .......

PHÁP PHOWA
  颇哇法


Pháp Phowa , được dịch ý là Chuyển Thức Pháp ; lợi dụng con người trong lúc chết , dùng Thần Thức hợp cùng Nội Khí đi ra khỏi cơ thể từ đỉnh đầu mà vảng sanh Phật quốc , đạt được sự giải thoát khỏi sanh tử . Trong lúc còn sống bình thường dùng quán tưởng phối hợp cùng phương pháp đề khí để đả thông con đường ở đỉnh môn , tức là Khai Đảnh , quán tưởng Phật A Di Đà đang ngồi trên đỉnh đầu ; khi tu tập được thành tựu ; có thể làm chủ được sanh tử ; sau khi thành tựu được pháp nầy , cần tu phối hợp với pháp Trường Thọ Phật ; Để khi lâm chung hay muốn vảng sinh sớm theo ý muốn của mình , có thể y theo pháp nầy , đem Thần Thức của mình đi theo con đường quen thuộc đã được thực tập thường ngày , đưa lên đỉnh đầu nhập vào trong tim của Bổn Tôn , tức thì có thể vảng sanh đến ngay nơi tịnh độ của Bổn Tôn . Pháp nầy có thể tu hành thành tựu ngay lập tức trong 7 đến 21 ngày , là một con đường ngắn và nhanh nhất để thành Phật .
Những hành giả đã từng tu Tạng Mật Đại Thủ Ấn , Đại Viên Mản ... đang ở trình độ trung cấp , nếu tập thêm pháp nầy , có thể giúp hành giả nhanh chóng đạt đến sự giải thoát sanh tử ngay .

TRUNG ẤM THÀNH TỰU PHÁP
中阴成就法


Trung Ấm Thành Tựu Pháp , còn gọi là Trung Ấm Thành Phật Pháp , Bí pháp nầy sẻ được xử dụng khi con người khi sắp chết , dùng Vọng Niệm Chỉ Tức , Bản Tính Quang minh tự hiển lộ , gọi là Tử Thời Quang Minh ( tức Ánh Sáng trong lúc chết ) – Thực Tướng Trung Hữu .

Hằng ngày trong tu tập , hành giả vào trong Thiền Định với trạng thái siêu giác , hành giả thường chú tâm để thể nhận sự hiển lộ của Lâm Tử Bát Tướng , tức tám hiện tượng của trạng thái cận tử ; từ đó thực tập lập lại quá trình nầy thường xuyên cho đến mức thuần thục ; đương nhiên trong lúc sống hành giả chưa thể kiến đạo thành Phật , nhưng khi đến lúc cận tử , hành giả tự nhiên sẻ chú ý thể nhận mà hòa nhập vào Bản Tính Quang Minh để tức thời có thể siêu thoát sanh tử .

HOÁN THỂ PHÁP
换体法


Là một phương pháp thành tựu bí mật của hành giả du già , khi cơ thể̀ đã xuy thối , hành giả có thể dùng phương pháp nầy để hoán đổi chuyển di , mà có thể còn được sinh hoạt tồn tại trên cỏi nhân gian ; Tại Ấn Độ và trong giới Đạo Gia cũng có nhiều người tu trì phương pháp nầy .
Phương pháp nầy , đầu tiên cần tìm một xác chết , không phải chết vì bệnh tật của một thanh niên khõe mạnh , sau đó dùng thuật Phowa , đem thần thức của hành giả xuất ra ngoài , rồi tiếp đến nhập vào xác chết nầy , như vậy xác chết của thanh niên nầy sẻ sống trở lại và thân xác củ của hành giả vừa rời khỏi sẻ bị chết đi , mặc dù thể xác củ của của hành giả đã bị chết đi , tướng mạo cùng danh tính bên ngoài nay đã bị thay đổi ; nhưng nhân cách cùng ý thức của hành giả lúc trước vẩn còn giử được đầy đủ .

TỰ TẠI CHUYỂN SANH PHÁP :
自在转生法


Do thành tựu của sự tu học , hành giả có thể dể dàng chuyển sanh tại trần thế để tiếp tục hoằng dương Phật pháp ; hành giả nhờ đã nắm chắc và nhận thức được các cảnh giới trung hữu cùng các ảo tướng của nó , thông qua đó hành giả có thể chọn đúng cha mẹ nào có duyên với mình ; hành giả dùng chỉ định nhập thai pháp , khởi đảo tưởng để nhập vào bào thai mới , như vậy hành giả đã tự tại chuyển sanh hay là đã hóa sanh rồi vậy . Đây là một phương pháp , mà đa số giới Phật giáo tại Tây Tạng thường dùng , mà người đời thường gọi những linh đồng chuyển thế nầy là Phật sống .

ĐOẠT XẢ PHÁP
夺舍法


Là đợi lúc đứa bé trong lúc mới sanh hay sau khi sanh , hành giả dùng oai lực phước đức thần thông của mình , thỉnh cầu thần thức của đứa bé rời khỏi , rồi sau đó hành giả đi vào trong nhục thể mới nầy , nhờ đó hành giả được sinh tồn trên cỏi trần mà vẩn còn bảo tồn được toàn bộ ký ức và ý thức củ .

Do đó , phương pháp đoạt xả nầy , là chiếm lấy nhục thể của người khác ; nhưng cơ hội nầy rất khó sở đắc , cùng phương pháp nầy rất ẩn mật , không dể gì mà truyền lại cho người khác ; nên có rất ít người nắm vững rỏ ràng về phương pháp nầy .

Trong pháp du già của Mật Tông Tây Tạng , hành giả có thể chuyển di thần thức của mình ra khỏi thân thể để đi đến một nơi nào đó và làm những việc , mà nhục thân của hành giả không thể đi đến đó làm được , sau khi hoàn tất công việc hành giả trở về nhục thân của mình như trước ; phương pháp nầy được gọi là Linh Thể Xuất Du hay Thần Thức Xuất Du ; còn bên Đạo Gia gọi là Nguyên Thần Xuất Khiếu .

Thần Thức Xuất Du Pháp
hay Mộng Du Đại Pháp


Sau đây là phương pháp tập Thần Thức Xuất Du Pháp tức Mộng Du Đại Pháp , mà Mộng Du Đại Pháp là một tiểu pháp môn , nằm trong Mộng Quán Thành Tựu Pháp của Naropa Lục Pháp :

Khi hành giã đã tu tập thành công đại pháp nầy rồi , hành giả có thể xuất thần thức du hành khắp mọi nơi và có thể trở về một cách an toàn .

Phương pháp tu tập :

Mổi đêm trước khi đi ngủ , hành giả dành thì giờ tương ứng thích hợp rộng rải cho bài tập . Trước tiên , Hành giả ngồi cho ngay ngắn , chắp hai tay lại trước ngực , dùng tưởng tượng đem trái tim của mình dời đến ngay giửa ngực , tức là Tâm Luân giữa trung mạch , tiếp đến hành giả tưởng tượng trái tim của mình biến thành một hoa sen trắng nằm trên một đài hoa màu xanh lá cây , sau đó hành giả tưởng tượng trong hoa sen đó hiện lên một chủng tử tự của Bổn Tôn đã ban cho , chủng tử tự nầy hiện ra thật tinh khiết và rỏ ràng .

Tiếp đến hành giả lại tưởng tượng , ở trên đỉnh đầu của mình có một hoa sen khác , trên hoa sen nầy có Bổn Tôn của mình đang ngồi ; trong tâm niệm của hành giả lúc nầy phải tưởng niệm tam vị nhất thể là Thượng Sư – Bổn Tôn – Đại Nhật Như Lai ; hành giả tưởng tượng trung mạch của Bổn Tôn tương thông cùng trung mạch của hành giả , đường tuyến dưới cuối cùng trung mạch của Bổn Tôn cùng cùng tuyến dưới cuối trung mạch của hành giả tương thông , hành giả tưởng tượng ở chính giửa hoa sen của Bổn Tôn cũng có một đóa chủng tử tự được hình thành bởi minh điểm màu trắng .

Sau đó hành giả niệm thỉnh văn sau đây :
Kính thỉnh chư Thượng Sư , thí cho đại gia trì
Mộng trung du càn khôn , phổ chúng chư chung thổ

Tiếp đến , hành giả tưởng tượng minh điểm của Bổn Tôn phát quang chiếu sáng cùng minh điểm của hành giả tương chiếu , như hút lấy lẩn nhau vậy ; tiếp đến hành giả tưởng tượng minh điểm chủng tử tự của hành giả bị minh điểm của Bổn Tôn hút lấy , kéo minh điểm chủng tử tự của hành giả lên trên và nhập làm một với minh điểm của Bổn Tôn thành nhất thể . Một lúc sau , hành giả tưởng tượng , đài hoa sen màu xanh lá cây có hoa sen trắng đang nằm ở tâm luân của hành giả , lúc nầy nó phát sanh ra một sức hút rất mạnh , nó hút lấy minh điểm chủng tử tự của hành giả đang nhập một với Bổn Tôn , phải tách rời ra và đi theo ánh sáng trong trung mạch mà đi lần xuống , trở lại nằm trong hoa sen trắng trên đài sen xanh nơi tâm luân của hành giả .

Hành giả cứ tiếp tục thực tập như thế mổi buổi tập 21 lần , một thăng một giáng là tính một lần .
Đến cuối cùng , hành giả tưởng tượng đức Bổn Tôn cùng hoa sen trên đỉnh đầu , đang chiếu sáng quang minh sáng ngời tủa ra khắp nơi và hình ảnh nầy từ từ đi hạ xuống nhập làm một vào trong minh điểm của hành giả , tức Đức Đại Nhật Như Lai – Bổn Tôn – Thượng Sư cùng minh điểm của hành giả hợp thành tứ vị nhất thể vậy .

Lúc nầy , hành giả có thể nằm xuống để ngủ , tốt nhất là nằm với tư thế của phương pháp Đại Thán Thi , tức hành giả nằm ngữa , hai tay để xuôi xuống hai bên thân mình , hai chân hơi dang ra , mời ngón chân hướng lên trời ; lúc nầy hành giả phải có quyết tâm và ý tưởng mạnh là muốn nguyên thần của mình xuất du ra ngoài trong khi hành giả đã ngủ , để nguyên thần của hành giả đi đến một nơi nào đó mà hành giả muốn đến .

Trước khi hành giả đi vào giấc ngũ , toàn thân của hành giả phải buông thả thư thái , hành giả tập tưởng tượng nguyên thần của mình đi ra khỏi thể xác từ nơi đỉnh đầu ; trong quá trình nguyên thần xuất ra khỏi thể xác , cơ thể lúc đó có thể bị rung động mạnh , hoặc xuyên qua sự rung động nầy có thể làm chiếc giường nằm cũng bị rung động theo ; hoặc có khi hành giả cảm thấy cơ thể của mình hình như bị xé nát ; một điều quan trọng là hành giả nên nhớ , hành giả thấy bất cứ điều gì có xảy ra , hành giả vẩn cứ bình tỉnh , đừng nên lo sợ mà cứ tiếp tục tu tập ; sau khi luyện tập được vài lần , hành giả có thể an nhiên đi vào giấc ngũ , đến một lúc nào đó hành giả sẻ đi đến một cảnh giới siêu giác nào đó trong giấc ngũ , tức nguyên thần xuất du . Trong lúc hành giả luyện tập , nếu lở hành giả có vô tình rơi vào giấc ngũ , thì cứ việc ngũ tự nhiên mà vô ngại , không sao cả .
Có một số người trong những giấc ngũ bình thường , cơ thể đột nhiên bị chấn động mảnh liệt và người nầy có một cảm giác như mình vừa bị rớt xuống từ trên cao ; thì đó là một hiện tượng nguyên thần của người nầy đang sắp xuất ra khỏi cơ thể , nhưng đã bị nhục thể của họ hút trở lại . Thông thường người nào , thường có những hiện tượng trên trong lúc ngũ , thì khi tập phương pháp nầy sẻ dể dàng xuất nguyên thần hơn .

Khi nguyên thần đã thực sự xuất khỏi cơ thể , thì có thể nhìn thấy nhục thể của mình vẩn còn nằm trên giường , và mình vẩn cảm thấy bình thường , không phải vừa đi ra và đang ở ngoài cơ thể , mà chỉ thấy là mình vẩn bình thường và cơ thể đang ở ngoài mình vậy . Khi nguyên thần thật sự xuất ra ngoài rồi , khi đi du hành đến đâu , thì hành giả sẻ có cảm giác bình thường như lúc đi du hành bằng nhục thân vậy .

Do đó , hành giả cần phân biệt các trạng thái của Linh Thể Xuất Du và trạng thái Nhập Định Mộng Trung Viển Thị hoặc trạng thái đi vào Siêu Giác , đem về những thông tin từ xa , có những khác biệt với những giấc mộng , có những cảnh mộng mị bình thường khác .

Bình thường hành giả đi dạo chơi đến một nơi nào đặc biệt và ưa thích , hành giả cần lưu tâm quan sát các chi tiết và tối về trước khi đi ngủ , hành giả thành khẩn phát tâm nguyện mảnh liệt , là trong giấc ngũ nguyên thần của hành giả sẻ đi đến dạo chơi nơi đó ; đây cũng là những bài tập bổ ích hổ trợ cho việc thành tựu Mộng Du Đại Pháp vậy .

Khi hành giả tập phương pháp nầy , cơ thể hành giả cần mặc quần áo rộng rải , nằm cho thoải mái , loại bỏ những mệt nhọc của cơ thể và những tình cảm căng thẳng , như vậy sẻ dể xuất nguyên thần hơn .

Trong lúc tập Mộng Du Đại Pháp , Linh Thể của hành giả lần đầu xuất ra ngoài , thì chỉ nên đi vòng vòng quanh nhà hay chỉ đi đến những nơi gần ; khi nào đã quen thuộc việc xuất nhập , thì lúc đó hành giả chỉ cần tâm niện muốn đến nơi nào thì hành giả sẻ hiện diện tại nơi đó ngay lập tức . Trong khi nguyên thần hành giả xuất du , thì có một sợi dây ánh sáng nối liền nguyên thần của hành giả với nhục thể , trong khi đó nếu có ai chạm hay nhúc nhích nhục thể của hành giả , thì nguyên thần sẻ được sợi dây ánh sáng nầy kéo về nhập một với nhục thân ngay tức khắc .
Hành giả không nên lo sợ khi đả xuất nguyên thần ra ngoài cơ thể , mà trong tâm hành giả lúc nào cũng thường thành khẩn , tâm niệm mình cùng Đức Đại Nhật Như Lai , Bổn Tôn , Thượng Sư , tứ vị nhất thể , tức mình cùng các vị nầy là một vậy , thì niềm tin hộ trì của các vị nầy sẻ hộ trì cho tâm hành giả được an định .

Khi hành giả nguyên thần xuất du , bất ngờ gặp những tình huống kinh hải , thì hành giả chỉ cần niệm tụng chú ngử của Bổn Tôn hay thỉnh cầu sự gia trì của Thượng sư là được ; nếu do tình trạng quá căng thẳng , nguyên thần của hành giả không thể nhập trở về nhục thân , thì hành giả cũng chỉ cần niệm tụng chú ngử của Bổn Tôn hay thỉnh cầu sự gia trì của Thượng sư , thì nguyên thần của hành giả sẻ tức tốc được nhập trở về nhục thân một cách thuận lợi .
Giai đoạn kết thúc bài tập :

Sáng hôm sau , trước khi thức dậy , hành giả vẩn nằm trong tư thể củ và kết thúc buổi tập , bằng cách quán tưởng hoa sen từ từ thu búp lại , bao bọc lấy minh điểm chủng tử tự vào trong giửa hoa sen , và hoa sen từ từ hóa trở lại hình trái tim của hành giả và hành giả đưa trái tim của mình trở về vị trí của nó ở bên trái lồng ngực như củ . Như vậy buổi tập đã hoàn tất , hành giả có thể từ từ mở mắt , nhúc nhích chân tay và từ từ ngồi dậy , với một cảm giác kiết tường , an lạc , khõe mạnh và một ngày vui tươi đầy may mắn .

AST2UCCHAU

http://tamlinhvahanhphuc.forumvi.com/t761-topic
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
Lượt xem: 452