× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Mật tông

Pháp và sự sáng tạo



3- Mặt trời phương đông lớn

Chờ đợi giây phút hợp thời - Chờ đợi Tư Tưởng Đầu Tiên đến rợn người; nhưng không có gì xảy ra. Chúng ta có khuynh hướng bỏ rơi tất cả hay không cố phát minh trạng thái nhân tạo gượng ép. Vẫn không có gì xuất hiện. Thế rồi có cái gì đó khác lạ như là sự phân tâm. Ngay giây phút này nên quay trở lại sự không chờ đợi. Thế là xong, vì tất cả đã từng hiện hữu trong cái chắng mong cầu.



Hình như sự tiến triển Pháp Nghe Nhìn không gì có thể gọi là siêu việt. Vì chỉ cần làm việc với mình và người khác và cả hai hoạt động cần phối hợp đồng thời. Công việc với mình dẫn đến sự tự thanh lịch. Làm việc với người làm sống lại niềm vui trong tất cả mọi người. Hai khía cạnh hội tụ: « Sự thanh lịch và niềm vui » mang đến nền tảng tình cảm phong phú và đầy tử tế được gọi là Mặt Trời Phương Đông Lớn. Đương nhiên cần rõ biết sáng tỏ nghệ thuật làm nổi bật lòng tử tế và phẫm cách trong từng hoàn cảnh. Điều này hình như là yếu lý của nghệ thuật thưởng thức khoảng lặng (Thiền Định).

Truyền thống lâu đời Shambala ứng dụng cho cả ngày nay và thường sử dụng thuật ngữ Mặt Trời Phương Đông Lớn. Thuật ngữ Mặt Trời Phương Ðông Lớn tương ứng cho những nguyên lý chính xác.

Lớn có nghĩa sức mạnh, năng lượng và quyền năng thức dậy trong chúng ta. Có nghĩa không còn sợ hãi, nuối tiếc khi biểu lộ hay trình bày nghệ thuật biểu lộ cách sống. Quyền năng này thật táo bạo và đầy ngạc nhiên. Nếu nhút nhát sẽ rất khó khăn khi sử dụng đồ vật ngay cả việc nghĩ đến sờ mó hay sắp đặt và khó khăn hơn để sắp xếp cuộc sống trong trật tự vận hành tất nhiên; nhưng chúng ta sợ hãi tất cả những điều này. Vậy lòng dũng cảm là vắng bặt sự sợ hãi căn để để có thể phát sinh niềm hoan hỉ sẵn có (nội hỉ). Quả thật chúng ta ngây ngất một cách hồn nhiên khi nhận ra dạng sức mạnh và năng lượng xuất hiện (Drala) sẵn có trong chúng ta. Vì thế có thể di chuyển và hành động tự do trong mọi thế giới quan (trạng thái Đại thế Chí) không cần tìm cách thay đổi; vì qua nghệ thuật chân chính sẽ hài lòng biểu lộ và khám phá những gì phải là... một cách đơn giản nhất.

Phương Đông dẫn đến quan niệm tỉnh thức. Hướng dấn thân vào hay hướng đi sẵn có ở phía trước, và tất cả đều hiển nhiên. Ở đây, từ phương Đông không nhất thiết chỉ phương hướng thuộc về địa lý, mà là nơi bao quát để có thể mở rộng đôi mắt và thật dũng cảm nhìn về phía trước. Đơn giản phương Đông đơn độc không thiên vị hay dựa vào cái khác; nó hàm ý hay có thể nói là biểu tượng thể hiện trạng thái tỉnh thức nền tảng.

Bước qua phạm trù thứ ba Mặt Trời. Mặt trời gợi ý đến ánh sáng rực rỡ thấm nhuần tất cả và vận hành không một mảy may phân biệt. Đó là lòng tử tế hiện hữu trong hoàn cảnh và thế giới chính mình; nó tự biểu lộ mà không hề do dự, không hối tiếc và nghi ngờ. Mặt trời tượng trưng cho sự vắng bặt sức ì và bao gồm khái niệm ân sũng đang tưới xuống để sáng tạo thế giới thiêng liêng. Mặt trời cũng là sự sáng tỏ và vắng bặt nghi ngờ (tâm nghi).

Cả ba phạm trù là bản chất của Mặt Trời Phương Đông Lớn. Có thể nói là biểu tượng biểu hiện sự giải thoát khỏi chính mình (tổ kén hay sức ì) và làm tăng giá trị sự thanh lịch vũ trụ cùng hiện hữu trong cuộc sống cũng như trong nghệ thuật. Tương phản lại là khái niệm mặt trời lặn tương ứng với sự thèm ngủ vùi hay nằm lì trong tổ kén (sức ì). Mặt trời lặn, đương nhiên muốn ngủ. Muốn quay về bụng mẹ, muốn thoái lui để có thể núp sau những vầng mây đen. Điều này nói rằng sự đã mất đi sự dũng cảm để sống hoàn toàn trong sự hèn nhát.

Đồng thời xung đột mất đi và từ chối rời khỏi thế giới vì tin vào sự trường tốn bất biến và thân vật lý không tàn lụi; chúng ta cố bám vào sự sinh tồn và lúc nào cũng tìm kiếm những người tạm gọi biết dự đoán về cái chết!. Chúng ta muốn biết trong tương lai mình sẽ thành đạt đến đâu, sống có trường thọ!, con cái như thế nào!!. Có nghĩa thế giới mặt trời lặn đặt nền trên thái độ tâm lý sợ hãi. Nổi sợ bất biến và đưa đến con đường tự hũy diệt.

Những ví dụ về nghệ thuật mặt trời lặn không thiếu. Một vài dạng thức đặt nền tảng trên nhu cầu giải trí. Khi cảm thấy đau khổ và trầm uất bèn cố sáng chế tinh thần hài hước nhân tạo, thực hiện một dạng thức tâm thức tiền chế. Thực ra sự cố gắng này chỉ dẫn đến dạng thức trầm uất cực độ. Phản ứng khôi hài có thể xoa dịu trong vài giây nhưng vầng mây đen luôn là đà che phủ. Ðây là không khí nặng nề của người bị cơn trầm uất gặm nhấm. Do đó, người giàu sẽ chi tiêu nhiều hơn để lên dây cót cho tinh thần và cuối cùng nhận ra họ càng phung phí lại càng rơi vào bi kịch. Sự tôn trọng và thưởng thức cuộc sống không bao giờ hiện hữu trong thế giới mặt trời lặn. Sự tôn trọng duy nhất có thể nhận thấy là lòng bác ái của những người cố tranh đấu cho cái chết mà không hiểu gì cả. Với câu nói này tôi e ngại mình hơi thiên vị; nhưng thực sự tuyệt đối không có gì gọi là tích cực để nói về mặt trời lặn. Duy chỉ một điều không vô ích, trong sự quyết định phân biệt rõ rang trắng hay đen có thể nhận ra là không hề tồn tại chút ít nghi ngờ nào về thế giới của sự trầm uất.

Thật hiển nhiên quan kiến Mặt Trời Phương Đông Lớn không có nghĩa người tốt luôn là kẻ chiến thắng trên sân khấu hay trên màn ảnh (kết thúc có hậu). Tất cả không đơn giản như thế. Theo truyền thống Phật học, những vấn đề về Bồ Tát Đạo Vĩ Đại mang thân hiến cho muôn loài thưởng thức để tái thực hiện chu kỳ vận hành, và điều này không đặt thành vấn đề và có thể chấp nhận. Tương tự trong Kinh Thánh tương ứng với sự treo mình trên thập tự và việc phục sinh. Đối kháng giữa Mặt Trời Phương Đông Lớn và mặt trời lặn không có nghĩa mang lại chiến thắng cho thân vật lý; đúng hơn là bảo đảm tính liên tục tâm lý đặt nền tảng trên quan kiến không thiên vị.

Ba phạm trù: Lớn - Phương Đông - Mặt Trời dẫn đến sự tỉnh thức tự vực dậy. Dù vậy cần minh định giữa mặt trời mọc và Mặt Trời Phương Đông Lớn. Mặt trời mọc như em bé có đầy đủ tiềm năng - Mặt Trời Phương Đông Lớn đã phát triển trọn vẹn và đi đến chín mùi. Mặt trời mọc là mặt trời bé con - Mặt Trời Phương Đông Lớn dẫn đến nhận định về đức tin trọn vẹn phát triển trên hết và tận cùng. Trong Phật học Mặt trời Phương Đông Lớn được so sánh như Phật tính đã hiện diện và phát triển trọn vẹn và không gì có thể dẫn đến Phật tính vì chúng ta thực sự đã hoàn toàn tỉnh thức ngay trong từng sát na.

Nguyên lý Mặt Trời Phương Đông Lớn có ba thuộc tính biểu hiện:

1- Trước tiên là: Làm hòa, thấm nhuần từ lòng tin (chánh tín) và nhân phẫm - có nghĩa không còn tự gây hấn. Công việc chủ yếu của nghệ thuật là vắng bặt sự gây hấn. Đôi khi có thể sự thanh lịch và phẫm cách tỏa ra làm xáo trộn gần như sự đe dọa, không cần biết nó có liên quan gì đến mối gây hấn nào đó trong tác phẫm. Đơn giản chỉ vì sợ hãi do thiếu lòng can đảm. Vì thế không nên đồng hóa mình như tác phẫm gây hấn hoành tráng đầy vẽ hoang mang.

2- Thuộc tính biểu hiện thứ hai là: Hướng dẫn kỹ thuật về con đường. Nghệ nhân bắt đầu có vài trình độ minh triết về rõ biết phân biện khi thực hiện chọn lựa giữa hoàn cảnh lành mạnh và không lành mạnh. Thay vì hành động vô tư và đón nhận tất cả, ở đây cần phân biện vận hành để hướng dẫn kỹ thuật con đường trên quan kiến về Mặt Trời Phương Đông Lớn.

Chúng ta có thể xem sự chỉ định con đường như: “ Tư tưởng đầu tiên - Tư tưởng tuyệt vời ”. Trên bình diện niên đại, tư tưởng đầu tiên không nhất thiết là tư tưởng tuyệt vời; thật ra nó có thể còn tệ hơn và ở đây, tư tưởng đầu tiên là sự tươi mát, tự do, và thong dong. Khởi đầu là dạng thức thưởng thức khoảng lặng. Sau đó sự biểu lộ khoảng lặng khởi sinh tư tưởng đầu tiên. Không có gì mơ hồ, ngược lại thật rõ nét và cực kỳ xác định và có đầy đủ quyền năng phân biện. Ví dụ đứng trước tờ giấy, mực và cây cọ - thế là chúng ta phóng chiếu quan kiến Mặt Trời Phương Đông Lớn.

Ban đầu, rất có thể không một tư tưởng nhỏ nào dấy lên. Chúng ta chờ đợi giây phút thích hợp, tư tưởng đầu tiên thô tục hay vi tế dấy lên nhưng vẫn không gì xảy ra. Chúng ta khởi sinh khuynh hướng bỏ rơi tất cả hay không cố phát minh một trò chơi nhân tạo nào đó. Nhưng vẫn không gì xảy ra. Thế rồi cái gì đó như là sự phân tâm và ngay giây phút này cần quay trở lại sự không chờ đợi. Thế là xong, vì tất cả đã từng hiện hữu trong cái chẳng mong cầu. Với sự dao động chập chờn của khoảng lặng ta chạm đến tư tưởng đầu tiên. Từ đó phát sinh lòng tin và phẫm cách trong thao tác từ đường nét cọ, nét vẽ, thể hiện thư pháp. Tất cả điều này cũng ứng dụng nhạc sĩ, nhiếp ảnh gia, nói chung tất cả những người được xem là nghệ sĩ. Thể hiện hướng dẫn kỷ thuật con đường là nguyên lý chỉ đạo để có thể học làm sao có thể nhìn hoàn cảnh ngay lập tức trên bình diện: “ Tư tưởng đầu tiên – tư tưởng tuyệt vời ”.

3- Thuộc tính biểu hiện thứ ba mệnh danh là: Chiến thắng ba thế giới. Trước tiên, điều này hình có vẽ hơi bí mật, nhưng cần xem lại khái niệm chiến thắng. Nói chung, danh từ chiến thắng gợi ý khả năng lấn lướt ai đó bằng bạo lực hiện hành. Nhưng với tâm thức thuần khiết tranh đấu hay hiểu biết theo quan kiến Mặt Trời Phương Đông Lớn, khái niệm chiến thắng là tình cảm tự nhiên hiện hữu không cần đến thách thức và đối thủ.

Vì sự hối tiếc và lười biếng mất đi, bắt đầu biết thưởng thức cá tính thiêng liêng của thế giới. Tất cả đã đầy đủ và cực kỳ lành mạnh, không có gì khó khăn hay chướng ngại. Ba thế giới trời - đất và con người, cũng có nghĩa thân, lời và ý. Và cần thắng lợi toàn diện những trầm uất tất cả ba thế giới này.

Tóm lại, khái niệm Mặt Trời Phương Đông Lớn kết hợp ba thành phần:

Thứ nhất: Cảm nhận riêng mình tình cảm tử tế.

Thứ hai: Đã sẵn có tính liêm khiết có thể phóng chiếu vào công chúng, khách hàng hay cuộc sống. Như thế tự thiết lập đức tin lớn « Lòng tử tế - Liêm khiết - Chánh tín ».

Thứ ba: Khi tất cả điều này ngự trị, có thể sáng tạo những gì được xem gọi là cộng đồng tỉnh thức nhờ vào những tác phẫm nghệ thuật, vào sức khoẻ tâm thức lành mạnh nền tảng và người nghệ sĩ bắt đầu đi vào thực hành tọa thiền. Quả thật vô ích khi cho rằng phải lồng thiền định vào một hình thức nào đó.

Khởi đầu ở phương Tây, nghệ thuật luôn được gợi hứng từ Mặt Trời Phương Đông Lớn. Quan kiến này không chỉ dừng lại ở nghệ thuật, nó được lan toả vào cách sống. Thế rồi trong cuộc sống chúng ta từ từ đánh mất vì phẫm cách bị xáo trộn. Người ta nhìn phẫm cách thuần khiết như được vun trồng cho người giàu có, và không có chổ cho đẳng cấp khác. Những gia đình quí tộc đưọc thụ hưỡng nhiều hơn nông dân, vì thế hoàn cảnh kinh tế dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp. Sau đó khái niệm xuất hiện dân chủ tất cả mọi người phải bình đẳng. Điều này có nghĩa đi đến ý niệm bãi bỏ thứ bậc (đấu tranh giai cấp). Thế là nền tảng bình đẳng được hình thành bằng vũ lực.

Ngày nay nói chung, tôi tin rằng vài nghệ sĩ tân thời tốt và lành mạnh và quan kiến Mặt Trời Phương Đông Lớn là gợi hứng lớn cho đại tác phẫm của. Nhưng những nghệ sĩ này lại rất hiếm hoi. Người ta chỉ tìm thấy một vài người trong giới nghệ thuật. Bạn cũng nên khám phá họ là ai, nếu không lại tiếp tục đi vào sự phân biệt giữa cái tốt và xấu, hạnh phúc và buồn bã.

Theo tôi, thực sự khuynh hướng này không nghịch lại phong cách Mặt Trời Phương Đông Lớn và điều này đã bắt đầu tái lập. Nếu quan sát thập niên 60 cũng như đầu thập niên 70 tuyệt đối không có gì xảy ra. Mọi người đều có khuynh hướng ngã về mặt trời lặn. Ngày nay có sự quay trở lại thiết lập cán cân quân bình. Ở Hoa Kỳ vào thập niên 20 nhiều điều thú vị đã khởi động. Người ta không cần biết những gì đã làm, nhưng cảm thấy thoải mái với những sự kiện vừa vượt qua. Người ta biết lèo lái cuộc sống và sáng tạo những tác phẫm nghệ thuật. Than ôi nhưng nghệ thuật không phải chỉ cần đầu tư vốn vì chính nó sẽ hợp thành trở lực cho người nghệ sĩ và không để lại cho chúng ta chất liệu gợi hứng nào để làm việc.

Truyền thống Nhật bản không phải là những gì sót lại của những gì gọi là quan kiến mặt trời lặn. Trường phái Ikébana nơi tôi đã học có thể nói là thuộc về trường phái mặt trời lặn, hoàn cảnh vừa hối tiếc và đồng thời tôn kính. Chủ yếu trước tiên là làm việc cho chính sự phát triển của mình trước khi dấn thân vào bất cứ việc làm nào khác. Chúng ta không thể làm hơn gì điều này, khởi sự cần có một vài lãnh hội về quan kiến Mặt Trời Phương Đông Lớn sau đó theo học những vị thầy tùy thuộc vào những nguyên lý riêng biệt và hình như đây là cách duy nhất. Thật không có thánh địa nào cho những nhà nghệ thuật cắm hoa, hay dạng thức nghệ thuật nào khác do yêu thích thực hành mà cần phải tìm bên trong chính mình.

Khi vun trồng quan kiến Mặt Trời Phương Đông Lớn, theo tôi đồng thời đặt nặng vào sự hài hòa giữa truyền thống Tây phương và Đông phương. Vì thế để gợi hứng cho những học trò người Mỹ, tôi làm việc với họ bằmg nhiều cách. Tôi dạy họ mua cà vạt đẹp, bộ côm-lê thích hợp, những khuy áo măng - sét, giày vớ và nói « Vâng, thưa Ông » - « Ông cho phép? »... Tôi hướng dẫn họ cư xử như những con người tử tế. Trên bình diện nghệ thuật cũng cần như thế. Phải có được vài lãnh hội về yên lặng kết hợp nền tảng Phật học Á đông mà vẫn giữ quan kiến của thế giới Tây phương vì chính bản thân nó vẫn đáng kể.

Có rất nhiều sự kiện lớn xảy ra ở Tây Phương, nhưng gần đây mọi người miệt mài gác lại một bên và biến mọi truyền thống trở thành trò đùa, manh mún ra và biến thành vũ trụ Coca-Cola. Khi hành động như thế chắc chắn sẽ có những trở ngại. Cho dù như thế nào đi nữa cũng không nên bỏ rơi quan kiến và phẫm chất Tây phương và tôi không tin sẽ có vấn đề.

Nói một cách tri thức hóa vẫn nên có Mặt Trời Phương Đông Lớn phương Tây. Tôi biết đây là sự mâu thuẫn; nhưng nếu nói mặt trời mọc ở phương Tây, thế thì thật ngu xuẩn. Nhưng phương Tây vẫn là phương Tây, do đó mặt trời cũng có thể mọc ở phương Tây hay cái gì đó na ná. Những nghệ sĩ lớn và sáng chói Tây phương đối với tôi là nguồn gợi hứng to lớn. Vì thế tôi đang ở đây, ở Tây phương và có sự trìu mến bao la cho thế giới nơi mình đang sống.
Xem dưới dạng văn bản thuần túy