× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Mật tông

Pháp và sự sáng tạo



13- Những chân trời đã mất

Một ngày kết thúc để một ngày khác bắt đầu và tất cả trôi qua như thường lệ. Thật ra, chúng ta sợ hãi ánh sáng trải nghiệm thẫm thấu cuộc sống chính mình và cũng quên cả cái nhìn trên tất cả vật thể chung quanh.

Chủ nghĩa biểu tượng tương đối được đặt nền tảng trên s¿ trải nghiệm mới về cuộc sống. Tôi không thấy ở đây bất cứ một siêu quan kiến chủ nghĩa vật chất tâm linh nào đặt trên những thay đổi trực nhận thuộc hệ thống thần kinh học. Tôi chỉ đơn giản nói đến trải nghiệm vượt trên hiện tượng thông thường của tốt và xấu, hứa hẹn và đe dọa. Nhưng sự thật dạng thức trực nhận cái nhìn nền tảng và cơ bản chỉ có thể phát triển nhờ vào thiền định thẩm thấu. Không có sự tập huấn, không kỷ luật thuần hóa tâm thức để có thể bất chấp những hoàn cảnh hay bị đè nặng chỉ vì chúng ta đã đánh mất khả năng nghe nhìn những sự việc như chúng là... trong tất cả mọi chiều hướng.

Nhiều người dùng hàng ngàn cách để tranh cải, để hiểu hay đạt đến trình độ quan kiến nào đó cao hơn. Đôi khi thoáng nhìn tác phẫm những nghệ sĩ lớn William Blake hay Shakespeare chẳng hạn. Chúng ta không ngừng ý tưởng mong muốn đi đến tầm nhìn sâu rộng vì cảm thấy tầm nhìn mình thấp bé; nhưng thật không cần thiết xem mình như những người bé nhỏ. Sự thật luôn luôn có thể cho một vài điểm nổi bật để có thể nắm bắt nguyên lý về pháp nghe nhìn tuyệt đối. Ban đầu có thể trải nghiệm không liên tục, nó chỉ như sự ngẫu nhiên hay quả của tình cờ. Điều này có thể làm phiền lòng, bồn chồn và lo lắng vì không đúng khuynh hướng và sự ham muốn học hỏi thêm hơn nữa.

Ở đây có rất nhiều không gian. Vì lý do này, khi thật sự có được trực nhận đồng thời rất cá nhân và nhìn những trực nhận trải nghiệm quá vất vã và dễ cáu giận làm chúng ta đau khổ cùng cực như nhìn mặt trời với đôi mắt không được bảo vệ - Nó quả thật quá mạnh mẽ. Tử Thư Tây Tạng nói về nổi sợ những quan kiến thẫm thấu, sáng chói và sự cuốn hút về những môi trường thật dễ chịu và bị che mờ. Không nên kinh ngạc khi bị những quan kiến mời mọc lôi cuốn để từ khước những thẫm thấu. Dù vậy, Tử Thư Tây Tạng nói vẫn có thể tìm ra ân sũng khi quyết định lao mình vào những quan kiến sáng tỏ và thẫm thấu; và nếu để những sắc mầu sặc sở tuyệt vời đến khó tin lôi cuốn sẽ có thể mắc bẫy vào chu kỳ luân hồi không dứt đoạn.

Có nghĩa dạng thức trực nhận thị giác ngự trị trong cuộc sống tạo ra rất nhiều những vấn đề. Nói chung, chúng ta sợ phải nhảy vào chiếc bồn năng lượng cao thế mà chỉ thích bám vào thứ năng lượng giảm thiểu, điều hoà trong đơn điệu. Điều này hình như thật đơn giản, dễ chịu nhưng quá rẻ tiền. Nếu cho phép mình quá là hèn nhát hay tự cho là người thật dũng cảm, thật tinh thông và có khả năng đáp ứng với mọi đối thủ, chinh phục mọi người với những lý lẽ hợp lý làm tăng giá trị những ý kiến thật sáng tỏ. Chúng ta có thể có cảm tưởng sẵn có tất cả những gì phải có, tất cả những động cơ tự vệ mong muốn chỉ để không màng đến những vũ khí tấn công. Đôi khi xảy ra nhiều người cảm thấy mạnh mẽ nhờ vào ý tưỡng này, nhưng đó vẫn là hành động hèn nhát. Chúng ta quá cuồng tâm khi mãi mê dự phòng tất cả nguy hiểm có thể xảy ra. Chúng ta muốn tự bảo vệ nỗi sợ hãi lúc nào cũng hiện thực. Muốn nhìn cái gì đó thật dịu dàng và sặc sở. Nhưng khi xem xét dục vọng thật gần, sự nhẹ nhàng và màu sắc tương phản với sáng tỏ sẽ khám phá rằng: Thật ra chỉ tìm cách để được lâm bệnh. Chúng ta thích nôn mữa thay vì để bình chứa năng lượng kích thích. Khi lâm bệnh chúng ta thường nói: « Rất tiếc, tôi bị đau bao tử. Tôi cần thư giản, xin thứ lỗi tôi không thể tham gia vào buổi lễ », quả thật thuyết phục vì chúng ta tìm kiếm không ngừng phương tiện tự thổi phồng.

Chúng ta thật sự không muốn bận rộn với ánh sáng sống động, những tia sáng chính xác, rõ nét thẫm thấu cắt ngang. Không ai mong muốn làm việc với điều này và tất cả mọi người đều do dự. Mọi người thường sử dụng sự hy sinh như là phương tiện dùng để biểu diễn: « Nếu tin tưởng vào trải nghiệm, nếu tôi cung kính thì có cơ may những tia sáng chói chan sẽ không làm thương tổn và tực nó phải chấp nhận tôi là ». Chúng ta triết lý về tất cả điều: « Như sự lãnh hội triết học đặt nền tảng trên thái độ thân thiện, để có thể lẩn tránh và đón nhận quan kiến trải nghiệm sống động và thẫm thấu ». Có thể nói một cách không sợ hãi và lầm lẫn hai phương tiện được sử dụng để tự bảo vệ, vì sợ hãi những hiện thực cuộc sống trong tất cả những gì sống động, chính xác và thẫm thấu nhất nên từ chối tham gia vào tất cả nếu có thể.

Đôi khi cảm thấy phiền toái khi bị hỏi vặn, chúng ta có cảm tưởng miển cưỡng vì có bổn phận phải lãnh trách nhiệm hay giả cách như nói: « Trải nghiệm quả là tuyệt vời, thật thẫm thấu và dũng mãnh. Đồng ý! Tôi sẽ thực hiện ». Hay sẽ làm ầm ỉ lên: « Tôi đang trần truồng. Tôi đang trên đà nhảy từ trên cao của bờ vực thẳm!. Đau khổ, khoái lạc, mặc kệ và tôi sẽ đến nhé! ». Nhưng khi bị dồn vào chân tường thực sự chúng ta đã mất đi khả năng hành sự hay quyết định.

Thật tế nhị hay bi thảm đó luôn luôn là những từ ngữ, những biểu tượng bằng ký hiệu và tất cả thật sự đều hèn nhát không trừ cấn một ai. Chúng ta biết được những hệ quả nhưng lại từ chối nhảy về phía trước. Những trải nghiệm thẫm thấu về cuộc sống hoàn toàn cực kỳ dũng mãnh, không lay chuyển và thật chính xác. Điều này cũng có thể ứng dụng cho trực nhận thị giác cũng như là trải nghiệm cảm xúc vì chúng luôn luôn đi cùng nhau.

Trực nhận thị giác là cánh cửa đầu tiên, cánh cửa trong đó chúng ta thiết lập quan hệ với những cảm xúc. Khi vật thể của những cảm xúc không thẳng thừng hiện diện dưới tầm mắt, tâm lý chung sẽ tưởng tượng trực nhận thị giác và bắt đầu cảm nhận cảm xúc. Ví dụ, khi yêu thương ai đó thật nồng nàn đến nổi phải chịu đau khổ, hình ảnh họ thường xuất hiện ngay trong dòng tư tưởng và những đối thoại ảo giác từ từ xuất hiện kế tục, những đối thoại trong hoang tưởng hình thành. Từ đó cảm giác về chạm vật lý bắt đầu được xây dựng, có thể ngồi chung trong nhà hàng hay cùng nhau trên xe hơi trên con đường làng... Tất cả những trực nhận giác quan đều dính liền với cái nhìn, có nghĩa trực nhận thị giác là khúc dạo đầu của tất cả trực nhận giác quan.

Trình độ thứ hai là trải nghiệm thính giác. Tiềm năng chúng ta thật dồi dào cực kỳ và rộng lớn. Dù vậy thực sự vẫn không muốn tự dấn thân, mà chỉ thích tự buông thả hay cuộn mình trong sự trầm uất bám chặc, cố định như chiếc móng được kiến tạo để xây dựng một tổ kén trầm uất. Thỉnh thoảng thấy nhàm chán hay quá nặng nề chúng ta tìm cách nào đó để giải trí và gọi là sự thư giản. Chúng ta quá lịch sự và ấu trỉ khi đi xem hát, đi nhà hàng, uống rượu với bè bạn. Đến châu Á hay châu Âu nếu có phương tiện. Chúng ta đã thực hiện hàng ngàn việc, nhưng đó không phải là những công việc thật sự, thật sự không phải là những gì cần làm trong cuộc sống.

Rất có thể nhìn mình như một người thẳng thắng, dám nói thẳng thừng ý kiến riêng biệt nhưng vẫn còn quá lịch sự. Có thể chúng ta phóng ra những cuồng tâm khắp nơi một cách tùy tiện, bừa bãi, la lớn hay hét lên hoặc đánh lộn, giết chóc, làm tình... nhưng vẫn bị đóng khung vì quá hèn nhát. Thật phiền toái khi không dám nói hay suy nghĩ về sự thật này. Tất cả những bí mật nhỏ dùng để làm gì, những mánh khoé tuy nhỏ nhưng vẫn có vẻ thích thú về nó. Một ngày trôi qua, một ngày khác bắt đầu và tất cả đều không thay đổi. Thật ra, chúng ta thật sự sợ hãi ánh sáng đang hướng về phía mình, và sự trải nghiệm thẫm thấu chính là cuộc sống nhưng chúng ta không mong muốn đạt đến, ngay cả việc hướng cái nhìn về một vật thể nào đó.

Chúng ta sợ hãi và thực sự không muốn quan hệ với bất cứ sự việc hay vật thể nào. Cảm thấy vụng về, thậm chí hoang mang và lo âu về sự vụng về như những chuyên gia của sự thất bại. Trong những giây phút cam đảm nhận lãnh trách nhiệm khi hành động khi nói chuyện với những đứa con. Dù vậy, một trong hai chiến thuật đều không vận hành, vì không thể giả cách như chiến thuật chuyên nghiệp và không được nặng cân cho lắm. Giai đoạn này chúng ta không thể thấy, nghe hay nói gì cả vì hoàn toàn bị mù lòa câm điếc. Đây là quá trình nền tảng cần theo dõi và không nhất thiết giữ nguyên vị trí. Tiên quyết cần hành động vì không thể hoàn toàn bị tê liệt và còn có thật nhiều năng lượng. Thực sự vẫn có thể bắt đầu đối diện với sự thật như nó là... và tôi không thấy ở đây bất cứ một vấn đề nào cả.

Sự khó khăn là chúng ta đã từ chối sống sự thật theo nghĩa trọn vẹn. Chúng ta luôn cố đề nghị một sự thật khác thay thế. Ví dụ khi nhận ra con cái không đáp ứng sự mong đợi, chúng ta suy nghĩ: « Một ngày nào đó chúng nó sẽ hiểu và cuối cùng sẽ quay trở lại ». Hay khi đau khổ vì tình yêu: « Sớm hay muộn nàng hay chàng sẽ trở về với tôi và sẽ hiểu những tình cảm thật sự của tôi ». Ngay cả mất đi con vật yêu thương, con chó hay một con mèo, chúng ta hy vọng nó sẽ trở lại và nhận ra chúng ta. Những cử chỉ nhỏ hay cái gì đó thay thế quả thật thê thảm và không mang ý nghĩa nào cả. Khi chuyến du hành đầu tiên với LSD hay tất cả những trải nghiệm của ma túy, quả thật hãi hùng.

Chúng ta muốn người tiếp theo phải thành công hơn, vì thế tiếp tục tiêu thụ thêm lần nữa: « Ở chuyến du hành thứ năm tôi khám phá ra một cái gì đó. Có thể tôi phải thực hiện thêm vài chuyến kế tiếp ». Lối tiếp cận này tiếp diễn không ngừng nhưng không có con cá nào bị rơi vào lưới!.

Trong thế giới nghệ thuật thưởng thức, có thể thích nghi cùng một phương pháp hời hợt - nơi tất cả đều thú vị và tuyệt vời. Thế rồi đột nhiên, vào một ngày tất cả bổng dưng chấm dứt. Kỷ niệm những gì đã sống không thể là thành phần giấc mơ và thế là tất cả đều phôi pha và chân trời bị đánh mất.
Xem dưới dạng văn bản thuần túy