QUYỂN TRUNG
Phạn Hán dịch:Nước Kế Tân_ Tam Tạng Sa Môn BÁT NHÃ
Phạn Việt dịch: VỌNG CHI_ HUYỀN THANH
KIM CƯƠNG GIỚI ĐẠI ĐẠO TRƯỜNG
PHẨM HẠ
Lại nữa, người hành Du Già tác tưởng như vầy:” Nay chư Phật Bồ Tát sẽ giáng lâm thị hiện sức Đại Thần Thông Uy Đức”. Tác tưởng này xong, lại nên quán sát Pháp Thành Đạo của Đức Thích Ca Như Lai. Như Thích Ca Bồ Tát ở gần cây Bồ Đề trong một Do Tuần, tu các Pháp Khổ Hạnh tròn đủ 6 năm nguyện thành Phật Đạo. Ngài đến cây Bồ Đề ngồi trên Tòa Kim Cương, nhập vào Kim Cương Định.
Bấy giờ Tỳ Lô Giá Na Như Lai quán thấy sự kiện đó xong, liền đến Đạo Trường Kim Cương dưới cây Bồ Đề, thị hiện vô số Hóa Phật tràn đầy Hư Không giống như bụi nhỏ, đều cùng chung âm thanh bảo Bồ Tát rằng:” Này Thiện Nam Tử! Vì sao chẳng cầu Pháp thành Phật? ".
Bồ Tát nghe xong, chân thành cung kính chắp tay bạch Phật rằng:” Nay con chưa biết Pháp thành Phật! Nguyện hãy Từ Bi chỉ lối Bồ Đề”
Thời các vị Hóa Phật bảo Bồ Tát rằng:” Thiện Nam Tử! Tâm là Bồ Đề, nên cầu Tự Tâm”
Hằng hà sa chư Phật khác miệng cùng lời nói Pháp Thân Cầu Tâm Chân Ngôn là:
湡 才柰 盲凸尼 一刎亦
"Án, thất đa, bát-la để đa-nễ, ca lỗ nhĩ "
OMÏ CITTA PRATIDHAMÏ KAROMI
(Bản khác ghi là: OMÏ_ CITTA PRATIVEDHAMÏ KARA UMI)
Khi Bồ Tát nghe Pháp đó xong, kết Ấn Kim Cương Phộc. Hai tay cùng cài nhau nắm lại thành Quyền để ngang trái tim, nhất tâm quán sát nghĩa thú của Chân Ngôn rồi bạch Phật rằng:” Con được Pháp đó”
Thời Phật hỏi rằng:’ Được Pháp của Đẳng nào?”
Bồ Tát đáp:” Tâm là Bồ Đề. Con được Pháp đó”
Chư Phật bảo rằng:” Nên quán sát phân biệt một cách vi tế hơn”
Bồ Tát bạch rằng:” Pháp Tâm Ý Thức vào các phiền não cộng chung hòa hợp chẳng thể phân biệt. Xong trong các Pháp cầu Tâm, Tâm Sở đều chẳng thể được. Trong Pháp Năm Uẩn cầu chẳng thể được. Trong 12 Xứ cũng chẳng thể được. Trong 18 Giới cũng chẳng thể được cho đến trong 18 Không cũng chẳng thể được. Pháp Uẩn, Xứ, Giới mỗi mỗi phân biệt thì tất cả Pháp Thể không có Ngã, Ngã Sở. Bổ Đặc Già La (Pùdgala) không có Ngã, Ngã Sở. Pháp Tâm, Tâm Sở xưa nay không có nơi sinh cũng không có chỗ diệt. Ở trong tất cả Tâm của các Thế Gian cũng không thể thấy. Bên trong không có, bên ngoài không có, khoảng giữa cũng không có. Tâm quá khứ chẳng thể được, Tâm hiện tại chẳng thể được, Tâm vị lai chẳng thể được, giống như Huyễn Hóa không sai biệt. Nay con tự chứng thảy đều như vậy. Thế Tôn! Như điều con giải thì Pháp Tâm, Tâm Sở xưa nay Không Tịch (Lặng lẽ trống rỗng). Vậy y theo Pháp của Đẳng nào cầu thành Phật Đạo?”
Chư Phật bảo rằng:’ Pháp Tâm, Tâm Sở khi hòa hợp thì tự biết khổ, vui nên gọi là Tự Ngộ Tâm chỉ tự biết nơi khác (Tha Sở) thì chẳng ngộ. Y theo Tâm này mà lập Tâm Bồ Đề”
Lại nữa người hành Du Già như vị Bồ Tát ấy quán sát Tâm xong, ngồi Kiết Già, tác Ấn Kim Cương Phộc để ngang trái tim, nhắm 2 mắt lại, chân thật quán Tâm của mình (Tự Tâm), miệng tập Cầu Tâm Chân Ngôn, Ý tưởng nghĩa bí mật
Bấy giớ, Đức Thế Tôn nói lời Kệ là:
Hành Giả tưởng vành trăng
Trong Định, lễ tất cả
Nguyện xin các Như Lai
Chỉ cho con chỗ Hành (Hành Xứ)
Chư Phật đồng âm bảo
Ngươi nên quán Tâm mình (Tự Tâm)
Nghe lời nói ấy xong
Như Giáo mà quán sát
Trụ lâu, suy tư kỹ
Chẳng thấy tướng Tâm mình
Tưởng lễ dưới chân Phật
Bạch rằng Tối Thắng Tôn!
Con chẳng thấy Tâm mình
Tâm này là Tướng nào?
Chư Phật đều bảo rằng
Tướng Tâm khó đo lường
Trao ngươi Tâm Chân Ngôn
Như Lý, quán sát kỹ
Lại nữa, người hành Du Già kết Ấn Kim Cương Phộc tác quán Tướng Trạng của Tâm Bồ Đề đồng thời tập Chân Ngôn.
Các vị Hóa Phật đó bảo Bồ Tát rằng:’ Thiện Nam Tử! Nên phát Tâm Đại Bồ Đề Vô Thượng”
Bồ Tát hỏi rằng:’ Thế nào gọi là Tâm Đại Bồ Đề?”
Chư Phật bảo rằng:” Vô lượng Trí Tuệ giống như bụi nhỏ, là nơi thành tựu của sự tinh tiến tu tập trong 3 A Tăng Kỳ một trăm ngàn Kiếp, mau chóng xa lìa tất cả lỗi lầm phiền não,thành tựu Phước Trí giống như Hư Không, hay sinh Diệu Quả Tối Thắng. Như thế là Tâm Đại Bồ Đề Vô Thượng. Ví như trong thân người thì trái tim là bậc nhất, Tâm Đại Bồ Đề cũng như thế là tối vi đệ nhất trong ba ngàn Thế Giới. Do nghĩa này mà gọi là đệ nhất. Vì tất cả Phật Bồ Tát từ Tâm Bồ Đề mà được sinh ra”
Bồ Tát bạch rằng:’ Tâm Đại Bồ Đề có Tướng như thế nào?”
Chư Phật bảo rằng:’ Ví như vành trăng tròn đầy, đường kính 50 Do Tuần trắng tinh mát mẻ không có các đám mây che. Nên biết đấy là Tướng của Tâm Bồ Đề”
Nói lời ấy xong, vô lượng chư Phật khác miệng cùng lời, nói Đại Bồ Đề Tâm Chân Ngôn là:
湡 回囚才柰觜歋叨 伏 亦
" Án, mô ni thất đa mau nhị-bà đà dã nhĩ”
OMÏ_ BODHICITTAM UTPADA YAMI
Như vị Bồ Tát kia quán Tâm Bồ Đề, người hành Chân Ngôn cũng lại như thế.
Bấy giờ, Đức Như Lai nói lời Kệ là:
Nhất niệm thấy Tâm Tịnh
Tròn đầy như trăng Thu
Lại khởi tác suy tư
Tâm đó là vật gì?
Phiền não tập chủng tử
Thiện ác đều do Tâm
Tâm là A Lại Gia (Alaya)
Cùng Tịnh Thức làm gốc
Vì huân tập sáu Độ(Sïadïa Pàramità)
Tâm ấy là Đại Tâm
Tạng Thức vốn không nhiễm
Trong sạch không vết nhơ
Vô thủy tu Phước Trí
Giống như trăng trong sáng
Không Thể cũng không Dụng
Tức trăng chẳng phải trăng
Do đầy đủ Phước Trí
Trăng tròn như Tự Tâm
Bồ Tát, Tâm vui vẻ
Lại bạch chư Phật rằng
Con đã thấy Tướng Tâm
Thanh tịnh như vành trăng
Lìa các nhơ phiền não
Nhóm Năng Chấp, Sở Chấp
Chư Phật đều bảo rằng
Tâm ngươi vốn như thế
Vì khách trần che lấp
Chẳng ngộ Tâm Bồ Đề
Ngươi quán vành trăng tịnh
Niệm niệm mà quán chiếu
Hay khiến Trí hiện sáng
Được ngộ Tâm Bồ Đề
Lại nữa, người hành Du Già kết Ấn Kim Cương Phộc y theo trước quán sát kèm tập Chân Ngôn như vị Hóa Phật trước bảo Bồ Tát rằng:’ Thiện Nam Tử! Lại có Kiên Cố Bồ Đề Tâm Chân Ngôn là:
湡 市沰 向忝
" Án, nhị sắt-đà, phộc nhật-la”
OMÏ_ NISÏTÏA VAJRA
(Bản khác ghi là: OMÏ _ TISÏTÏA VAJRA)
Bấy giờ, Bồ Tát y theo trước quánchiếu rồi bạch Phật rằng:” Nay con đã thấy”
Đức Phật hỏi:” Thế nào là thấy?”
Bồ Tát đáp rằng:” Thấy Ngũ Cổ Kim Cương trong vành trăng tròn, tất cả phiền não thảy đều bị đập tan như dùi vào thỏi vàng thì ánh sáng rực rỡ. Trí Tuệ như vậy là tối vi đệ nhất, tức là Thân Kim Cương chẳng sinh chẳng diệt của chư Phật”
Như vậy, Bồ Tát kia quán nơi vành trăng, người hành Du Già cũng lại như thế.
Lại nữa, người hành Du Già tự quán Thân ta là Kim Vương Tát Đỏa (Vajrasatva) đồng thời lại kết Ấn trì niệm Chân Ngôn (Kim Cương Tát Đỏa tức là Thân biến hóa của Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai)
Như các vị Hóa Phật bảo Bồ Tát rằng:” Thiện Nam Tử! Lại có Như Kim Cương Chân Ngôn là:
湡 向怵摓人嫟
"Án, phộc nhật-lỗ đà-ma ngu hồng”
OMÏ _ VAJROTMAKOHÙMÏ
(Bản khác ghi là: OMÏ _ VAJRA ATMAKA UHAMÏ)
Bấy giờ, Bồ Tát y theo trước quán rồi bạch Phật rằng:” Nay con đã thấy”
Đức Phật hỏi:” Đã thấy thế nào?”
Bạch rằng:”Thân con đã thành Kim Cương Tát Đỏa, mão báu trên đầu có 5 vị Hóa Phật, tay cầm Kim Cương dùng làm Pháp Chủ, lợi ích an lạc tất cả chúng sinh”
Như vị Bồ Tát kia quán Kim Cương Tát Đỏa, người hành Du Già cũng lại như thế, nhắm mắt ngồi ngay thẳng rồi tác tưởng là:’ Thân Ta tức là Kim Cương Tát Đỏa, đỉnh đầu có mão báu, trong mão báu có Hóa Phật của 5 phương ngồi Kiết Già, tay phải cầm chày Kim Cương để dưới ức ngực bên phải. Nếu nâng chày này lên liền hay tồi phá tất cả Trọng Chướng phiền não có trong thân ta với thân của tất cả chúng sinh”. Tác quán này xong, kết Ấn Kim Cương Phộc gia trì Chân Ngôn này.
Lại nữa, người hành Du Già tiếp tục quán chư Phật Bồ Tát với quyến thuộc ở 5 phương nhập vào trong thân của mình. Như các vị Hóa Phật bảo Bồ Tát rằng:”Thiện Nam Tử! Có Đồng Tam Thế chư Phật Chân Ngôn là:
湡 伏卡 屹楠 凹卡丫出 糽卉 嫟
" Án, dã tha, tát lỗ-phộc đát tha nghiệt đa, sa-đát tha hồng "
OMÏ_ YATHA SARVATATHÀGATÀ STATHA HÙMÏ
(Bản khác ghi là: OMÏ_ YATHÀ SARVA TATHÀGATA STATHA AHAMÏ)
Bấy giờ, Bồ Tát y theo trước quán rồi bạch rằng:’ Đã thấy”
_ " Thấy như thế nào?”
Đáp rằng:” Chư Phật 3 đời với quyến thuộc là vi trần Bồ Tát, vô số Trời Rồng từ 10 phương Giới nhập vào thân con. Như màu sắc của 5 phương là Xanh, vàng, đỏ, trắng và tạp sắc, là Phật của 5 phương nhập vào thân con. Sở chứng của chư Phật chỉ là Pháp Thân này”
Như vị Bồ Tát kia quán các Phật Đẳng nhập vào trong thân, người hành Du Già cũng lại như thế, nhắm mắt ngồi ngay thẳng, kết Ấn Kim Cương Phộc mà tác tưởng là:”Chư Phật, tất cả Bồ Tát ở 5 phương mỗi mỗi tự đem vô số quyến thuộc với âm nhạc của Trời nhập vào trong thân của ta. Thân của chư Phật ấy: thứ nhất là màu trắng, thứ hai là màu xanh, thứ ba là màu vàng, thứ tư là màu hồng, thứ năm là tạp sắc”
Lại tác tưởng:” Diệu quả của 3 Thân cùng với 3 chân thật ở trong thân ta đều được viên mãn. Như vậy niệm niệm thường quán”. Tác quán này xong, tập Chân Ngôn ấy.
Lại tác niệm là:” Như Quán Môn kia là cảnh giới của chư Phật, nay ta mới hiểu biết sự thanh tịnh của Tâm, thấy Tâm là Phật, mọi tướng viên mãn, được thành Bồ Đề. Ở trong Định đó lễ khắp chư Phật, nguyện thường gia hộ khiến chứng Pháp Thân”
Lại nữa, người hành Du Già tác Báo Thân Quán như các vị Hóa Phật bảo Bồ Tát rằng:” Thiện Nam Tử! Có Báo ThânChân Ngôn là:
湡 送扣向 圩砰曳
Án, sa-phộc bà phộc thú độ hàm
OMÏ _ SVÀHÀVA ‘SUDDHOHAMÏ
(Bản khác ghi là: OMÏ _ SVABHÀVA ‘SUDDHA UHAMÏ)
Bấy giờ, Bồ Tát y theo trước quán:” Nay con đã thấy”
Đức Phật hỏi rằng:” Thấy gì?”
Đáp rằng:” Pháp và Phi Pháp vốn có tính thanh tịnh ví như hoa sen tuy sinh trong bùn mà chẳng nhiễm bụi. Nay con quán điều này tức là Báo Thân”
Như vị Bồ Tát kia tác Báo Thân Quán, người hành Du Già cũng lại như thế. An tâm ngồi ngay thẳng, kết Ấn Kim Cương Phộc, nên tác tưởng này:” Pháp và Phi Pháp xưa nay thanh tịnh giống như hoa sen tuy sinh trong bùn mà bụi chẳng thể nhiễm. Báo Thân của chư Phật và Báo Thân của Ta cũng lại như thế. Tuy giống như thọ dụng y phục, ấm thực, âm nhạc của chư Thiên nhưng Tâm chẳng nhiễm dính” Tác tưởng đó xong, tập Chân Ngôn ấy.
Lại nữa, người hành Du Già tác Hóa Thân Quán như các vị Hóa Phật bảo Bồ Tát rằng:” Thiện Nam Tử! Có Hóa Thân Chân Ngôn là
湡 屹楠 屹伕狫
Án, tát lỗ-phộc sa mô hồng
OMÏ _ SARVA SAMOHÙMÏ
(Bản khác ghi là: OMÏ_ SARVA SAMA UHAMÏ)
Bấy giờ, Bồ Tát y theo trước quán rồi bạch chư Phật rằng:” Nay con đã thấy”
Đức Phật hỏi rằng:” Thấy như thế nào?”
Đáp rằng:” Muôn loại tướng trạng đều đủ 8 Thánh Đạo. Hoặc là mỗi mỗi chúng sinh đều là thân biến hóa, hoặc quán tất cả Hữu Tình đều thành mội vị Phật. Nay con quán điều này tức là Hóa Thân”
Khi ấy, Bồ Tát nghe Chân Ngôn đó xong, tương ứng thời chứng đắc Diệu Quả của 3 Thân.
Các vị Bồ Tát kia tác Hóa Thân Quán, người hành Du Già cũng lại như thế. Ngồi ngay thẳng, chính niệm, kết Ấn Kim Cương Phộc rồi tác tưởng này:” Nay Ta tự có muôn loại danh hiệu, muôn loại sắc tướng. Từ cung Trời Đổ Sử Đa (Tusïita_ Đâu Suất) giáng nhập vào thai của mẹ, hoặc thành tựu thọ mệnh, viên mãn 6 căn, hiện ra như mặt trời mặt trăng, hoặc ngồi dưới cây Bồ Đề, hoặc giáng 4 loại Ma Quân, hoặc nhận lời thỉnh cầu của Phạm Thiên Vương mà chuyển Pháp Luân độ các chúng sinh.Hoặc khi luận nghị đập tan Ngoại Đạo,hoặc từ cung Trời Đao Lợi đi xuống thềm báu của 3 Đạo, hoặc vì giáng phục Trời Ma Hê Thủ La: Đại Tự Tại) với các Quỷ Thần ác mà biến hóa Kim Cương Nộ Bồ Tát (Vajra Krodha Bodhisatva) thắng nơi Đại Man Đà La của Tam Giới, hoặc giáo hóa xong rồi nhập vào Vô Đẳng Đẳng Tịch Tĩnh Pháp Giới”
Người hành Du Già cũng lại như thế, nên quán thân mình. Tác tưởng đó xong, trì Chân Ngôn ấy.
Lại nữa, người hành Du già kết Ấn Kim Cương Phộc, nên tác tưởng này:” Vì như Hư Không vô tận của 10 phương Thế Giới. Ta quán 3 Thân với 3 chân thật, bền chắc thường trụ cũng lại như thế. Vì lợi ích an vui cho tất cả chúng sinh cho nên ngày đêm thường tác Diệu Quán như vậy”. Tác Quán đó xong, trì Chân Ngôn là:
湡 屹楠 凹卡丫出 合戌 伐 呠丙 向忝 凸沰
" Án_ Tát lỗ-phộc đát tha nga đa tỳ tát-nễ mãn đát-lô đà, phộc nhật-la, để sắt-tra”
OMÏ_ SARVA TATHÀGATÀ VISAMÏ MAMÏ DRÏDÏHA VAJRA TISÏTÏA
(Bản khác ghi là:OMÏ_ SARVA TATHÀGATA ABHISAMÏBODHI DRÏDÏHA VAJRA TISÏTÏA)
Lại nữa, người hành Du Già kết Ấn Viên Mãn. Ngửa lòng bàn tay dùng ngón cái phải nắm bên trên ngón út, dựng thẳng 3 ngón còn lại, dùng lòng bàn tay chứa nước, gia trì 7 biến. Trước tiên dùngmột phần nước rưới trên đỉnh đầu, tiếp dùng một phần nước để uống, sau cùng dùng một phần rưới vảy 4 phương. Rải xong, nên tác tưởng này:”Thân Ta bền chắc giống như Kim Cương, tất cả chúng sinh cũng được trường mệnh (Thọ mệnh lâu dài)”. Nếu dùng Ấn Chân Ngôn này gia trì nước, rưới lên tất cả đẳng vật cúng dường thì hết thảy đều cát tường thanh tịnh tối thắng. Tỳ Na Dạ Ca, các Quỷ Thần ác chẳng có thể gây ô uế và chẳng có dịp hãm hại. Chân Ngôn ấy là:
湡 向怵叨一 比
" Án_ Phộc nhật-lỗ đà ca tra”
OMÏ _ VAJRA UDAKA TÏHAHÏ
Người hành Du Già cũng lại như vậy. Ngày đêm quán sát như vậy thì được lợi ích gì? Aáy là: Y theo như thế quán sát thì mau chóng được vào cảnh giới bí mật của tất cả chư Phật. Nếu người hành Du Già tu Quán này thời chư Phật Bồ Tát thường gia trì vệ hộ, Tâm có các nguyện đều được viên mãn. Chư Phật Bồ Tát đi đến, như trước búng tay bảo rằng:” Lành thay! Lành thay! Thiện Nam tử, thiện nữ nhân! Hãy siêng năng bỏ thêm công đức tu Pháp Môn này thì Quả Thắng Thượng của tất cả Thế Gian chẳng cầu tự được, nơi đời sau mau chứng Bồ Đề”
Lại nữa, người hành Du Già nập vào Tỳ Lô Giá Na Tam Muội. Ngồi ngay thẳng thân thể đừng cho dao động, đặt lưỡi trên nóc vọng (Hàm ếch), buộc tâm theo đầu mũi, tự tưởng đỉnh đầu có mão Trời 5 báu (Ngũ Bảo Thiên Quan). Trong Mão Trời có 5 vị Hóa Phật ngồi Kiết Già. Tác Quán này xong, liền kết Ấn Kiên Lao Kim Cương Quyền. Trước tiên, đem 2 ngón cái đặt trong lòng bàn tay, lại đem 4 ngón còn lại của 2 tay nắm chặt thành Quyền. Tức là Kiên Lao Kim Cương Quyền Ấn. Tiếp theo, dựng thẳng ngón trỏ của tay trái, đặt lưng quyền trái bên trên trái tim, xoay mặt quyền về bên phải. Liền đem ngón út của quyền phải nắm dính lóng trên của ngón trỏ thuộc quyền trái. Lại đem đầu ngón trỏ của quyền phải bám dính lóng thứ nhất của ngón cái thuộc quyền phải, cũng đặt trước trái tim. Đây gọi là Bồ Tát Dẫn Đạo Đệ Nhất Trí Ấn, cũng gọi là Năng Diệt Vô Minh Hắc Ám Ấn. Duyên theo sự gia trì của Ấn này, chư Phật cho Hành Giả sự thọ ký quyết định tối thắng của Bồ Đề Vô Thượng, tức là Đại Diệu Trí Ấn của Tỳ Lô Giá Na Như Lai.
Người hành Du Già kết Ấn này xong, vận tâm tác tưởng:” Tất cả chúng sinh đồng kết Ấn này thì 10 phương Thế Giới không có quả khổ, 8 nạn, 3 đường ác… thảy đều thọ dụng niềm vui của Đệ Nhất Nghĩa”. Trì Chân Ngôn là:
湡 狫 介 旭 屹
" Án_ Hồng, nhạ, hê, tá”
OMÏ HÙMÏ JA HO SA
Lại nữa, Hành Giả trì Chân Ngôn này, mỗi mỗi quán sát sắc tướng của 5 chữ
_ Thứ nhất: Kết Ấn Bồ Đề nhập vào Tam Muội của Tỳ Lô Giá Na (Vairocana Tathàgata _ Biến Chiếu Như Lai), nên quán màu sắc của chữ ÁN (湡 _OMÏ),thân của mình với 10 phương Thế Giới đều là màu trắng. Người hành Du Già khi tu Quán Môn này thì bao nhiêu nghiệp ác vô minh của tất cả chúng sinh và thân mình thảy đều tiêu diệt. Hành Giả với tất cả chúng sinh mau được thành Phật.
_ Thứ hai: Kết Ấn Phá Ma. Tay phải duỗi 5 ngón đè lên mặt đất, 5 ngón tay trái cầm giữ góc áo, nhập vào Tam Muội của Bất Động Như Lai (Aksïobhya Tathàgata) ở phương Đông. Nên quán màu sắc của chữ HỒNG (狫 _HÙMÏ), thân của mình với hết thảy Thế Giới ở phương Đông cùng với chư Phật Bồ Tát, tất cả chúng sinh, núi, sông, cây, cỏ… của vô lượng Thế Giới ở 9 phương đều là màu xanh. Dùng lòng bàn tay phải áp lên mặt đất. Ấn này hay khiến cho Ác Ma, Quỷ Thần, tất cả phiền não thảy đều bất động. Đấy là Ấn hay diệt Tỳ Na Dạ Ca với các Ma Quỷ Thần ác.
_ Thứ ba: Kết Ấn Thí Chư Nguyện. Tay trái giống như trước, duỗi 5 ngón tay phải ngửa lòng bàn tay lên, nhập vào Tam Muội của Bảo Sinh Như Lai (Ratna samïbhava Tathàgata) ở phương Nam. Nên quán màu của chữ NHẠ (介 _ JA), thân của mình, hết thảy Thế Giới ở phương Nam cùng với chư Phật Bồ Tát, tất cả chúng sinh, cỏ, cây, núi, sông của vô lượng Thế Giới ở 9 phương đều là màu vàng rực (Hoàng Kim sắc). Liền tác tưởng này:” Từ kẽ tay của 5 ngón tuôn mưa Ngọc Như Ý. Ngọc Như Ý này tuôn mưa quần áo của cõi Trời, Cam Lộ màu nhiệm của cõi Trời, Aâm nhạc màu nhiệm của cõi Trời, Cung điện báu của cõi Trời, cho đến tất cả vật ưa thích của chúng sinh đều khiến cho được đầy đủ. Ấn này gọi là Ấn hay khiến cho đầy đủ điều ưa thích của chúng sinh, hay thỏa mãn tất cả nguyện của chúng sinh”
_ Thứ tư: Kết Ấn Trừ Tâm Tán Loạn.Thoạt tiên, duỗi 5 ngón tay trái đặt ở lỗ rốn, tiếp theo duỗi 5 ngón tay phải đặt trên lòng bàn tay trái. Kết Ấn này xong, nhập vào Tam Muội của Vô Lượng Thọ Như Lai (Amitayuhï Tathàgata) ở phương Tây. Nên quán màu của chữ HÊ (旭 _ HO), thân của mình, tất cả Thế Giới ở phương Tây cùng với chư Phật Bồ Tát, tất cả chúng sinh, cỏ, cây, núi, sông của vô lượng Thế Giới ở 9 phương đều là màu hoa sen hồng. Ấn này hay khiến cho Hành Giả với các chúng sinh trừ tâm tán loạn, nhập vào Tam Muội.
_ Thứ năm: Kết Ấn Vô Bố Úy. Tay trái như trước, duỗi 5 ngón tay phải hướng lòng bàn tay ra bên ngoài, nhập vào Tam Muội của Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amoghasiddhi Tathàgata) ở phương Bắc. Nên quán màu của chữ TÁ (屹 _SA) thân của mình, tất cả Thế Giới ở phương Bắc cùng với chư Phật Bồ Tát, tất cả chúng sinh, cỏ, cây, núi, sông, đại địa, rừng rậm của vô lượng Thế Giới ở 9 phương đều là màu Ngũ Sắc. Do nhân duyên gì mà gọi là Vô Bố Úy (Không có sự sợ hãi)? Vì đủ 4 nghĩa nên xưng là Vô Bố Úy.
.) Một là:Tỳ Lô Giá Na ở trung ương hay diệt vô minh hắc ám sinh ra ánh sáng thông đạt tận giới Hư Không của hàng Bát Nhã Ba La Mật Đa
.) Hai là:Bất Động Như Lai (A Súc Như Lai) ở phương Đông hay đập nát tất cả loài Tần Na Dạ Ca, nhóm Ma Quỷ Thần ác đều khiến cho bất động
.) Ba là: Bảo Sinh Như Lai ở phương Nam hay trừ sự nghèo túng, ban cho cung điện, thức ăn uống, quần áo, âm nhạc của cõi Trời, hết thảy đều viên mãn
.) Bốn là: Vô Lượng Thọ Như Lai ở phương Tây hay cho Hành Giả niềm vui lớn trong Tam Muội ví như 10 phương Hư Không vô lượng vô tận, cũng như chúng sinh vô lượng vô tận, cũng như phiền não vô lượng vô tận thì niềm vui lớn trong Tam Muội của người hành Du Già cũng như vậy cũng lại đầy đủ viên mãn vô lượng vô tận như thế, cho nên Bất Không Thành Tựu Như Lai ở phương Bắc bảo Hành Giả rằng:” Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhân! Ngươi đừng sợ hãi”. Do nghĩa đó cho nên gọi là Vô Bố Úy Ấn.
Bấy giờ, Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai bảo Kim Cương Thủ Bồ Tát (Vajra Pànïi Bodhisatva) rằng:” Nay Ta đã nói Ấn Khế vớiChân Ngôn của 5 vị Phật. Tiếp theo, nói về Ấn Khế với Chân Ngôn của 4 vị Ba La Mật Thiên (Pàramita Deva)
Lại nửa, vị Kim Cương Ba La Mật Thiên (Vajra Pàramita Deva) ở góc Đông Bắc là quyến thuộc của Đức A Súc Như Lai. Ấn Khế, Tưởng Quán cũng giống A Súc Như Lai. Hành Giả kết Ấn, trì Chân Ngôn là:
湡 屹玆向忽
" Án_ Tát đát-bà phộc nhật-ly”
OMÏ _ SATVA VAJRI
Lại nữa, vị Bảo Ba La Mật Thiên (Ratna Pàramita Deva) ở góc Đông Nam là quyến thuộc của Đức Bảo Sinh Như Lai. Ấn Khế, Tưởng Quán đều như Bảo Sinh Như Lai. Hành Giả kết Ấn, trì Chân Ngôn là:
湡 先寒 向忽
" Án_ La đà-na phộc nhật-ly”
OMÏ _ RATNA VAJRI
Lại nữ, vị Pháp Ma Ba La Mật Thiên (Dharma Pàramita Deva) ở góc Tây Nam là quyến thuộc của Đức Vô Lượng Thọ Như Lai. Ấn Khế, Tưởng Quán đều như Vô Lượng Thọ Như Lai. Hành Giả kết Ấn, trì Chân Ngôn là:
湡 叻廕 向忽
" Án_ Đà lỗ-ma phộc nhật-ly”
OMÏ _ DHARMA VAJRI
Lại nữa, vị Yết Ma Ba La Mật Thiên (Karma Pàramita Deva) ở góc Tây Bắc là quyến thuộc của Đức Bất Không Thành Tựu Như Lai. Ấn Khế, Tưởng Quán đều như Bất Không Thành Tựu Như Lai. Hành Giả kết Ấn, trì Chân Ngôn là:
湡 一廕 向忽
" Án_ Ca lỗ-ma phộc nhật-ly”
OMÏ _ KARMA VAJRI
Lại nữa, Kim Cương Thủ Bồ Tát! Nay Ta đã nói về Pháp Nội Cúng Dường đều là quán nhóm vành trăng Hữu Tướng. Tiếp, Ta sẽ diễn nói về Diệu Quán Vô Tướng. Người hành Du Già ngồi ngay thẳng, chính quán, chân thật tưởng vành trăng. Kết các Khế Ấn: Ca, Vũ, Thiêu Hương, Đồ Hương, Hoa Man, Vườn rừng, thành quách, thôn ấp, sông, biển, mây, núi, Hắc Sơn, mặt trời, mặt trăng, tinh tú, quốc vương, đại thần, tỳ khưu, tỳ khưu ni, bạn lành, quyến thuộc cho đến Bồ Tát của 10 Địa, Thanh Văn, Duyên Giác, 4 Nhiếp, 10 Thiện, 6 Ba La Mật. Tất cả tướng trạng của đẳng số như vậy cho đến bụi nhỏ thảy đều Không Tịch (Trống rỗng vắng lặng).Nếu trong giấc mộng thấy tướng trạng như vậy cũng đừng vui vẻ. Giả sử thấy 10 phương chư Phật Bồ Tát hiện ra trước mặt cũng đừng mừng vui, chỉ tự mình một lòng cầu thành Phật Quả. Quán Không Phân Biệt bền chắc bất động như núi Tu Di, mau lìa tất cả vọng tưởng phân biệt. Nếu người hành Du Già chưa được Tất Địa (Siddhi) nên quán tướng trạng của 37 Tôn. Nếu chứng Tất Địa thì chẳng thủ giữ tướng trạng, an lập Tâm Đại Bồ Đề
Nếu quán tướng của Tâm Bồ Đề (Bodhicitta) thì giống như màu sắc của vành trăng, thủy tinh, sữa. Các tướng của nhóm này đều là Cảnh Sở Quán của phàm phu.
Nếu kẻ phàm phu tu Quán Môn này, tuy tạo nghiệp ác rất nặng thuộc 5 tội nghịch, Nhất Xiển Đề…đều được tiêu diệt. Do đó liền được 5 loại Tam Muội.
Một là: Sát Na Tam Muội
Hai là: Vi Trần Tam Muội
Ba là: Bạch Lũ Tam Muội
Bốn là: Aån Hiển Tam Muội
Năm là: An Trụ Tam Muội
Này ông, Kim Cương Thủ! Nay Ta đã nói về Pháp Ấn, Chân Ngôn của 4 vị Ba La Mật, 5 vị Như Lai, cũng nói riêng về Ấn với Chân Ngôn của nhóm Kim Cương Tát Đỏa (Vajtasatva). Ta sẽ vì ông nói về thứ tự của Tọa Vị (Vị trí chỗ ngồi)