× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Luận

A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận



Quyển 2 - 3

ABHIDHARMAKOŚABHĀṢAYĀM

(tiếp theo số trước)

Nguyên tác: Thế Thân

Hán dịch: Huyền Trang

Bản dịch: Thích Phước Viên

 

--- o0o ---

 

18.Nội Ngoại.

Trong 18 giới, bao nhiêu giới thuộc nội[1], bao nhiêu giới thuộc ngoại[2]?

Tụng văn.

Hán.

Âm Hán.

Nội thập nhị nhãn đẳng

Sắc đẳng lục vi ngoại

Dịch nghĩa.

Nội giới có mười hai, mắt, v.v..

Sáu giới sắc, thanh, v.v... là ngoại (38ab).

Luận thích.

1.Tổng thích (nội ngoại[3])..

Mười hai giới gồm sáu căn (indriya), sáu thức (vijñāna) gọi là nội. Ngoại chỉ cho sáu cảnh (gocara) còn lại; đó là sắc, thanh,v.v...

2.Biệt thích.

i.Chánh thích. sở y của ngã gọi là nội; ngoại, nghĩa là ngoài những giới nầy[4].

ii.Phân biệt. ngã thể vốn đã không có, làm sao lại có nội ngoại?

Vì là chỗ nương tựa của ngã chấp[5] cho nên tạm thời[6] nói tâm là ngã. Khế kinh nói rằng,

Do khéo léo điều phục ngã,

Người trí được sanh lên cõi trời.

Trong những Kinh khác, đức Thế tôn (Bhagavān) cũng nói đến việc điều phục tâm. Chẳng hạn Khế kinh nói,

Hãy khéo léo điều phục tâm

Tâm được điều phục, ắt sanh lạc.

Do vậy, tâm tạm nói là ngã.

Nhãn,v.v... là sở y (āśraya) thân cận của ngã nên gọi là nội. Sắc, v.v... là sở duyên (ālambana-pratyaya) sơ viễn của ngã nên gọi là ngoại.

(Vấn nạn) Nếu vậy, sáu thức không nên gọi là nội, bởi lẽ, khi đó (thời, ; adhvan) sáu thức chưa đến vị trí của ý, chẳng phải là sở y của tâm[7].

(Phản nạn) Khi đến vị trí của ý, không mất sáu thức giới; khi chưa đến vị trí của ý, cũng không vượt ra ngoài tướng trạng của ý. Nếu khác như thế thì, ý giới chỉ nên ở quá khứ; sáu thức chỉ nên ở hiện tại, vị lai. Và như vậy, trái với bản tôn (Hữu Bộ) nói rằng, 18 giới thông cả ba đời.

Lại nữa, nếu trong hiện tại và vị lai, sáu thức không có tướng của ý giới thì, ý giới trong quá khứ cũng không nên thành lập, vì tướng ở ba đời, không thể thay đổi[8].

Như vậy đã nói xong về nội và ngoại.Tiếp đến,

19. Đồng phần, Bỉ đồng phần.

Trong 18 giới, bao nhiêu giới là đồng phần (sabhāga), bao nhiêu giới là bỉ đồng phần (tat-sabhāga)?

Tụng văn.

Hán

Âm Hán.

Pháp đồng phần dư nhị

tác bất tác tự nghiệp.

Dịch nghĩa:

Pháp giới là đồng phần, còn lại cả 2,

có hoạt động tự thân và không có hoạt động tự thân (38cd).

Luận thích:

1.Phápgiới (dharmadhātu):

/38c/.Pháp giới là đồng phần[9] : nghĩa là duy chỉ có một pháp tức pháp giới là đồng phần. Như khi cảnh là sở duyên của thức, ở trong đó, thức đã sinh khởi các sanh pháp[10] cảnh sở duyên nầy gọi là đồng phần. Không một pháp giới nào mà không ở trong đó, đã sanh, đang sanh và sẽ sanh vô biên thức[11].Do vậy, chư thánh quyết định sanh tâm quán tất cả các pháp đều là vô ngã (đây là ví dụ cụ thể về quán vô ngã).

Trừ tự thể và các pháp câu hữu của tâm, tất cả các pháp còn lại đều là sở duyên. Các pháp được trừ như vậy cũng là cảnh sở duyên của đệ nhị niệm tâm. Đệ nhị niệm tâm nầy duyên cùng khắp với tất cả các cảnh, không thiếu một cảnh nào. Cho nên, pháp giới luôn luôn gọi là đồng phần.

2. Các giới khác.

/38c/.còn lại cả 2: tức 17 giới còn lại đều có đồng phần và bỉ đồng phần[12].

Sao gọi là đồng phần và bỉ đồng phần? Đó là có hoạt động tự thân và không có hoạt động tự thân. Nếu có hoạt động tự thân gọi là đồng phần; không có hoạt động tự thân gọi là bỉ đồng phần.Trong đó, nhãn giới đối với các sắc, đã thấy, đang thấy và sẽ thấy gọi là đồng phần nhãn. Như vậy nói rộng ra cho đến ý giới; mỗi mỗi giới đối với đối tượng của nó (tự cảnh), nói về hoạt động tự thân (tự dụng).

Tỳ-bà-sa sư nước Ca-thấp-di-la[13] nói rằng (truyền thuyết), bỉ đồng phần nhãn có 4 loại -đó là không thấy các sắc đã (1), đang (2), sẽ diệt (3) và các pháp không sanh khởi (4).Các Luận sư Tây phương nói, có 5 loại; đó là pháp bất sanh lại chia làm hai -một, thuộc thức; hai, không thuộc thức.

Cho đến thân giới, nên biết cũng như vậy.

Ý bỉ đồng phần chỉ có bất sanh pháp.

Sắc giới được con mắt đã, đang và sẽ thấy gọi là sắc đồng phần. Sắc bỉ đồng phần cũng có 4 loại – đó là sắc đã, đang, sẽ và các pháp không sanh, không được thấy bởi mắt. Nói rộng ra cho đến xúc giới cũng như vậy; mỗi mỗi căn cứ vào căn của nó, (tức tai, v.v...), nói về hoạt động tự thân (của mỗi một trần cảnh). Theo đó, nên biết ý nghĩa của đồng phần và bỉ đồng phần.

Mắt ở nơi một người là đồng phần, ở nơi tất cả những người còn lại cũng là đồng phần. Bỉ đồng phần cũng như vậy. Nói rộng ra cho đến ý giới cũng như vậy.

Sắc không như vậy, đối với người thấy, gọi là đồng phần; với người không thấy là bỉ đồng phần. Lý do vì sao? Vì rằng, sắc được thấy bởi một người, cũng được thấy bởi nhiều người; như nhìn các sắc tượng như mặt trăng, khiêu vũ, đánh bốc, v.v... (đây là ví dụ các sắc được nhiều người thấy). Mắt thì không như vậy; nghĩa là, một nhãn căn không thể hai người cùng thấy sắc.

Do mắt không cùng chung cho nên căn cứ vào một tương tục[14] để thành lập đồng phần và bỉ đồng phần. Sắc là cùng chung nên căn cứ vào nhiều tương tục để thành lập đồng phần và bỉ đồng phần.

Cũng như nói về sắc giới, các giới thanh, hương, vị, xúc, nên biết cũng như vậy.

Thanh có thể giống như sắc. Ba cảnh hương, vị, xúc phải tiếp hợp với căn mới có thủ đắc, tức là không cùng chung, chỉ một người, ngoài ra là không. Thế thì lẽ đáng nên nói giống như nhãn, không nên như sắc.Tuy có lý như vậy nhưng lại đồng thời có sự cùng chung. Sao vậy? Ba giới hương, v.v... ở nơi một hay nhiều người đều có thể phát sanh các thức mũi, v.v...(tức là cùng chung). Mắt, v.v... thì không như vậy; cho nên, như sắc mà nói.

Sáu thức mắt, v.v..., đồng phần và bỉ đồng phần đối với các pháp sanh và bất sanh, theo như ý giới mà nói.

3.Ý nghĩa của đồng phần,v.v...

Nghĩa của đồng phần và bỉ đồng phần là như thế nào?

/38d/. có hoạt động tự thân và không có hoạt động tự thân.

Ba pháp căn, cảnh, thức giao thiệp với nhau gọi là đồng phần. Hoặc phần có nghĩa là hoạt động của tự thân. Hoặc, phần có nghĩa là xúc sở sanh. Cùng có chung phần nầy cho nên nói là đồng phần.

Trái với đồng phần là bỉ đồng phần. Do Phi đồng phần (bỉ đồng phần) có chủng loại giống với đồng phần nên gọi là bỉ đồng phần[15].

Đã nói xong về đồng phần và bỉ đồng phần.

20.ĐOẠN TRỪ[16].

Trong 18 giới, bao nhiêu giới thuộc kiến đoạn[17], bao nhiêu giới thuộc tu đoạn[18] và bao nhiêu giới thuộc phi sở đoạn[19]?

Tụng văn.

Hán.

Âm Hán.

Thập ngũ duy tu đoạn hậu tam giới thông tam

Bất nhiễm phi lục sanh Sắc định phi kiến đoạn

Dịch nghĩa:

Mười lăm giới thuộc tu đoạn

Ba giới sau cùng thông cả ba.

Pháp bất nhiễm, không do thứ 6 sanh,

và Sắc chẳng thuộc kiến sở đoạn (39) .

1.Phân biệt.

/39ab/.Mười lăm giới : đó là mười sắc giới và năm thức giới.

thuộc tu đoạn : chỉ có 15 giới nầy được đoạn trừ ở giai đoạn tu đạo.

Ba giới sau cùng : đó là ý giới, pháp giới và ý thức giới.

thông cả ba : nghĩa là ba giới sau cùng nầy thông với cả ba loại (tức được đoạn trừ ở hai giai đoạn kiến, tu; đồng thời chúng còn có tính chất vô lậu nên thuộc phi sở đoạn).

Tám mươi tám tuỳ miên, các pháp câu hữu[20] của chúng và tuỳ hành đắc[21] đều được đoạn trừ ở giai đoạn kiến đạo nầy. Tất cả các pháp hữu lậu còn lại đều được đoạn trừ ở giai đoạn tu đạo. Tất cả các pháp vô lậu thuộc phi sở đoạn.

2. Các ý kiến khác.

Há không phải có pháp được đoạn trừ ở giai đoạn kiến đạo, đó là dị sanh tánh và các nghiệp thân ngữ đưa đến quả báo xấu ác vì những pháp nầy hoàn toàn trái ngược với thánh đạo chăng[22]?.

3.Tướng các pháp được đoạn trừ.

/39cd/. Pháp bất nhiễm, không do thứ 6 sanh,

và Sắc chẳng thuộc kiến sở đoạn

Tuy có, nhưng những pháp nầy chẳng phải được đoạn trừ ở kiến đạo. Nói một cách văn tắt rằng[23], các pháp bất nhiễm[24], không do thứ sáu sanh và sắc[25] chắc chắn không thể được đoạn trừ ở kiến đạo.

Dị sanh tánh (Pṛthagjanatva) nhiếp thuộc bất nhiễm ô vô ký (Akliṣṭâvyākṛta)[26], bởi lẽ những vị đã ly dục (Vītarāga), những hàng đã đoạn thiện căn (Samnochinna-kuśalamūla) còn vẫn thành tựu. Dị sanh tánh nầy, nếu được đoạn trừ ở kiến đạo thì hoá ra, khổ pháp nhẫn vị là hàng dị sanh.

Thứ sáu : chỉ cho ý xứ; không sanh ra từ xứ nầy (ý xứ) nên gọi là phi lục sanh. Có nghĩa sanh ra từ năm căn nhãn, v.v... tức là năm thức, v.v....

Sắc: tất cả các nghiệp thân ngữ, v.v....

Tất cả các pháp trên chắc chắn không thể là kiến sở đoạn.

Vì sao như vậy?

Vì chẳng phải do mê mờ về đế lý mà chúng khởi lên.

Như vậy, nói xong kiến sở đoạn, v.v...

21.KIẾN, PHI KIẾN.

Tụng văn.

Hán.

Âm Hán.

Nhãn pháp giới nhất phần Bát chủng thuyết danh kiến

Ngũ thức câu sanh huệ phi kiến bất đạc cố.

 

Nhãn kiến sắc đồng phần phi bỉ năng y thức

Truyền thuyết bất năng quán bị chướng chư sắc cố.

 

Dịch nghĩa:

Nhãn giới, một phần pháp giới tám loại gọi là kiến

Năm thức thuộc huệ câu sanh chẳng phải là kiến, vì không suy đạc.

(40)

Thấy sắc là đồng phần nhãn chẳng phải thức năng y kia;

theo truyền thuyết, không thể thấy các sắc bị ngăn che

(41)

Luận thích:

/40a/.Nhãn giới hoàn toàn là kiến[27] (Dṛṣti).

/40ab/.Một phần pháp giới, tám loại gọi là kiến : (pháp giới gồm có ba phần -một, các pháp tương ưng với tâm tức là tâm sở; hai, các pháp không tương ưng với tâm, đó là bất tương ưng hành pháp; và ba là các sắc vô biểu). Tất cả các giới còn lại không phải là kiến.

Tám loại là những gì? Đó là năm loại kiến nhiễm ô, thân kiến (sat-kāya-dṛṣti), v.v... cùng ba loại thế gian chánh kiến, hữu học chánh kiến và vô học chánh kiến.Trong pháp giới, tám loại nầy là kiến, còn lại không phải là kiến. Năm loại thân kiến, v.v..., đến phẩm Tuỳ miên sẽ nói.

Thế gian chánh kiến : đó là ý thức tương ưng với huệ thiện hữu lậu[28]. Hữu học chánh kiến : đó là vô lậu kiến trong thân phần các vị hữu học. Vô học chánh kiến : đó là vô lậu kiến trong thân phần của các vị vô học.

Thí như ban đêm, ban ngày, có mây, không mây, nhìn ảnh tượng của các sắc pháp, rõ ràng hay không rõ ràng không giống nhau. Cũng như vậy, các kiến thế gian hoặc nhiễm hoặc không nhiễm cùng các kiến của hữu học (śaikṣa) hay vô học (aśaikṣa) quán sát tướng trạng của các pháp cũng không giống nhau.

Lý do vì sao mà thế gian chánh kiến chỉ tương ưng với ý thức? Bởi lẽ,

/40cd/.Năm thức thuộc huệ[29] câu sanh,

chẳng phải là kiến vì không suy đạc

Trước là thẩm lự[30], tiếp đến là quyết đạc[31] mới gọi là kiến. Năm thức thuộc huệ câu sanh không có khả năng như vậy vì không có phân biệt cho nên chẳng phải là kiến. Căn cứ vào đây, các huệ nhiễm, vô nhiễm và các pháp còn lại, nên biết, chẳng phải là kiến.

(Thức kiến gia–Pháp Cứu -Đại Chúng Bộ) Nếu vậy, nhãn căn không có khả năng quyết đạc, tại sao gọi là kiến?

/41a/.Thấy sắc là đồng phần nhãn

Bởi do khả năng quán chiếu sắc pháp[32] một cách sắc sảo rõ ràng cho nên cũng gọi là kiến (nhãn kiến gia -Thế Hữu).

(Thức kiến nạn) Nếu cho rằng nhãn kiến thì khi các thức khác đang hoạt động[33] cũng nên gọi là kiến (con mắt cũng phải thấy)?

Chẳng phải tất cả các loại nhãn đều có công năng hiện kiến.

(Thức gia)Thế thì nhãn nào có công năng hiện kiến?

Đó là đồng phần nhãn cùng hợp vị trí với thức có công năng thấy; ngoài ra, chẳng có nhãn nào khác.

(Thức gia) Nếu như vậy thì lẽ đáng thức năng y kia thấy sắc, chứ đâu phải mắt[34]?

/41b/.Chẳng phải thức năng y kia

(Tất cả, trừ Thức kiến gia) Không phải vậy. Nhãn thức chắc chắn không thể thấy được. Lý do vì sao?

/41cd/. Theo truyền thuyết, không thể thấy các sắc bị ngăn che

(Nhãn kiến gia) Truyền thuyết nói, vì không thể nhìn thấy các sắc bị chướng ngại. Theo hiện kiến thế gian, các sắc bị chướng ngại bởi tường, v.v..., thì không thể thấy được. Nếu cho rằng thức thấy, thức là vô đối tức không bị chướng ngại bởi tường, v.v..., lẽ ra nên thấy các sắc bị che chắn (bởi tường, v.v...).

(Thức gia đáp) Đối với các sắc bị chướng ngại, thức con mắt không sanh, thức đã không sanh, như thế nào mà thấy được.

(Nhãn gia hỏi) Đối với các chướng sắc kia, vì sao thức con mắt không sanh? Nếu cho rằng mắt thấy[35], thì mắt là hữu đối nên đối với các chướng sắc, không thể thấy được; thức với ý căn của nó cùng một cảnh chuyển khởi; cho nên có thể nói đối với các chướng sắc, thức con mắt không thể sanh khởi. Còn các ông cho rằng thức thấy thì tại vì duyên cớ gì lại không khởi lên?

(Thức gia phản nạn) Mắt đâu giống như thân, căn cảnh hoà hiệp[36] mới thủ đắc mà nói hữu đối, nên không thể thấy được những sắc kia đâu.

(Thức gia trùng nạn) Hơn nữa, tại sao các sắc bị ngăn trở bởi pha lê (sphaṭika, ), lưu ly (abhra-paṭala), mi ca, nước, v.v..., vẫn thấy. Do vậy không phải do con mắt có chất ngại nên đối với các chướng sắc không thể thấy.

(Nhãn gia hỏi) Nếu vậy, cho rằng thức thấy thì thế nào?

(Thức gia đáp) Nếu ở nơi đó, ánh sáng không gián cách, đối với chướng sắc, thức con mắt sanh khởi. Nếu cũng ở nơi đó, ánh sáng bị cách trở, đối với các chướng sắc, thức con mắt không thể sanh khởi. Thức đã không sanh tức không thể thấy.

(Thức gia thông kinh) Song, Khế kinh nói, mắt thấy sắc tức căn cứ sở y mà gọi tên năng y vậy.

(Thức gia dẫn dụ) Như Kinh kia nói, ý có công năng nhận biết các pháp, thật sự chẳng phải ý nhận biết, vì đã là quá khứ.

(Nhãn gia) Thế thì cái gì nhận biết?

(Thức gia) Đó là ý thức. Ý là chỗ nương của thức cho nên dùng nó để gọi tên của thức năng y (ý thức).

(Thức gia lại đáp) Hoặc như, dựa vào sở y mà nói nghiệp năng y; như thế gian nói, tiếng nói của giường, ghế[37]. (Thật sự giường ghế đâu có tiếng nói; nhưng nó là sở y, nên lấy đó để gọi tên năng y tức tiếng người vậy).

(Thức gia lại dụ) Lại như Kinh nói, các sắc được nhận biết bởi mắt, đáng ưa, đáng thích; thật sự chẳng phải các sắc đáng ưa thích nầy được biết bởi mắt.(Thức gia lại chứng) Lại như Kinh nói, Phạm chí nên biết, do con mắt là cửa mà thấy sắc, nên biết rằng, nhãn thức thông qua cửa để thấy. Không nên nói, cửa chính là thấy vì nếu nói như vậy hoá ra Kinh lại nói rằng, do mắt là sự thấy mà thấy sắc[38] (đây là câu nói rất phi lý, không có Kinh nào nói như vậy).

(Nhãn gia vấn nạn) Nếu thức thấy (paśyati) thì cái gì liễu biệt (vijānāti)?

(Thức gia giải thích) Kiến cùng với liễu biệt, hai tác dụng có gì khác nhau; chính thấy sắc gọi là liễu sắc. Ví dụ như, thiểu phần huệ[39] (kaścit prajñā) gọi là năng kiến (paśyati), cũng gọi là năng giản trạch (prajānāti). Cũng như vậy, thiểu phần thức[40] (kaścit vijñāna)gọi là năng kiến, cũng gọi là năng liễu biệt.

Các vấn nạn khác nói rằng,

(Độc tử bộ[41] chất vấn) Nếu mắt là năng kiến thì mắt là kiến thể, cái gì làm kiến dụng?

(Nhãn gia đáp) Câu nầy chẳng phải là nạn vấn. Bởi lẽ, đã cùng chấp nhận thức là năng liễu biệt, nhưng không có sự khác nhau giữa liễu thể và liễu dụng; kiến cũng nên như vậy.

Có các vị khác[42] lại nói : Nhãn thức năng kiến, đó là sở y của kiến, (theo đó) Nhãn cũng gọi là năng kiến (tức mắt thấy sắc). Chẳng hạn như, (chuông là) chỗ phát ra tiếng (sở y của tiếng) cũng gọi là chuông kêu.

(Nhãn kiến gia nạn) Nếu vậy, nhãn căn là sở y của thức, nên nói năng thức?

(Đàm-ma-đa-la) Không có lỗi như vậy. Thế gian đều chấp nhận nhãn thức là kiến, do khi nó sanh khởi, nói năng kiến sắc chứ không nói năng thức sắc.

(Đàm-ma-đa-la dẫn Hữu bộ Bà sa để thông nạn) Trong Tỳ-bà-sa[43] cũng có nói rằng, như được thủ đắc bởi mắt, được liễu biệt bởi thức gọi là năng kiến. Do đó, chỉ nói mắt gọi là năng kiến, không gọi là năng thức. Chỉ trong khi thức hiện tiền, nói là năng thức sắc. Ví như nói rằng, mặt trời gọi là năng tác trú.[44]

Các Luận sư Kinh bộ nói, sao lại vô ích thế.[45] Với các duyên như mắt, màu sắc, v.v... nhãn thức sanh khởi; ở đó, cái nào là năng kiến, cái nào là sở kiến; không cái gì khác ngoài pháp, duy chỉ có nhân quả, thật sự không có tác dụng. Vì thuận theo thế tình tạm thời bày ra ngôn thuyết (giả hưng, ), nhãn gọi là năng kiến, thức gọi là năng liễu. Đối với những vấn đề như vậy, người trí không nên hạn cuộc, chấp chặt. Như Thế tôn nói, ngôn từ địa phương không nên chấp chặt, khái niệm (danh tưởng, ) thế gian không nên mãi mê tìm cầu[46].

Song, những nhà Vaibhāsika ở Kaśmira nói, mắt thấy (nhãn năng kiến), tai nghe (nhĩ năng văn), mũi ngưởi (tỷ năng hứu), lưỡi nếm (thiệt năng thưởng), thân biết cảm xúc (thân năng giác), ý phân biệt (ý năng liễu).

22.Phụ luận.

i.Thấy trước sau:

Khi thấy sắc, một mắt thấy hay hai mắt cùng thấy? Thật ra không có chuẩn mực nhất định.

Tụng văn.

Hán:

.

Âm Hán.

Hoặc nhị nhãn câu thời kiến sắc phân minh cố.

Dịch nghĩa:

/42ab/.Hoặc hai mắt đồng thời thấy sắc được rõ ràng vậy.

Luận thích:

Các vị Đại luận sư A tỳ đạt ma đều nói rằng, hoặc có lúc, hai mắt cùng thấy vì mở hai mắt, thấy sắc rõ ràng; khi mở một mắt, thấy sắc không rõ. Lại nữa, khi mở một mắt, bít một mắt, thì hiện tiền trước mắt thấy hai mặt trăng, v.v...; khi nhắm một mắt, bít một mắt, thì vấn đề kia không xảy ra.[47] Cho nên, có khi hai mắt cùng thấy; và chẳng phải do sở y khác nhau mà thức phân thành hai phần; nó tồn tại không có phương sở không giống với các ngại sắc.

ii. Căn cảnh ly hiệp.

Như Tôn nầy nói, mắt thấy, tai nghe cho đến ý liễu biệt các trần cảnh kia, thế thì khi căn thủ đắc là chí hay là bất chí?

Tụng văn.

Hán.

Âm: Hán

Nhãn nhĩ ý căn cảnh bất chí tam tương vi.

Dịch nghĩa:

/42cd/.Các căn mắt tai và ý thủ cảnh

bất chí; ba căn kia thì ngược lại.

Luận thích:

/42c/Các căn mắt tai và ý thủ đắc cảnh bất chí[48] : nghĩa là, mắt thấy các sắc pháp từ xa, còn như hạt bụi trong mắt, v.v..[49] không thể nhìn thấy. Tai cũng nghe các âm thanh từ xa; những âm thanh áp sát lỗ tai, không thể nghe được. Hơn nữa, nếu cho rằng hai căn mắt tai thủ đắc đối tượng áp sát thì không thể tu tập phát sanh thiên nhãn căn và thiên nhĩ căn được, cũng giống như tỷ căn, v.v... vậy.

Nếu mắt thấy các sắc từ xa, vì lý do gì lại không thấy được tất cả các sắc bị chướng ngại từ xa [50]?

(Luận chủ).Thế tại sao, nam châm hút sắt từ xa lại chẳng hút tất cả các sắt từ xa.

Chấp thấy tiếp hợp đối tượng cũng giống với nạn rằng, tại sao không thể thấy hết tất cả các sắc tiếp hợp như hạt bụi, thẻ tre, v.v... nơi mắt? Lại như mũi, v.v... thủ đắc đối tượng tiếp hợp, song vẫn không thủ đắc tất cả các hương, v.v... đồng thời tiếp xúc với căn. Như vậy, căn con mắt tuy thấy không tiếp hợp nhưng không phải thấy tất cả. Căn lỗ tai cũng vậy. Ý là vô sắc nên không thể tiếp hợp cảnh được.

/42d/.ba căn kia thì ngược lại

Có kiến chấp cho rằng, nhĩ căn thông thủ cảnh không tiếp hợp và cả cảnh tiếp hợp, vì âm thanh từ trong lỗ tai cũng có thể nghe được. Ba sắc căn mũi, v.v... còn lại, ngược với các căn trên, chỉ thủ đắc cảnh tiếp hợp. Làm thế nào để biết căn lỗ mũi chỉ thủ đắc hương tiếp hợp? Do vì khi không thở thời không ngửi được mùi hương. Thế nào gọi là tiếp hợp? Nghĩa là vô gián sanh[51]. Lại nữa, các cực vi[52] có tương xúc không? Các luận sư Kaśmīrika nói, không tương xúc. Vì sao như vậy? Bởi lẽ, nếu các cực vi biến thể tương xúc tức là có thật vật (vật thể có thật), ắt mắc lỗi thể trở nên tương tạp. Nếu tiếp xúc từng phần thành ra lỗi hữu phần[53]; song các cực vi lại không thể chia chẻ nhỏ hơn (nirayava). Nếu vậy, lý do vì sao, khi gõ vào nhau lại phát ra tiếng[54]? Chỉ vì các cực vi vô gián sanh. Nếu chấp nhận tương xúc thì khi gõ vào đá, vỗ vào tay, thể ắt lẫn lộn[55].

Nếu bất tương xúc, tại sao các tụ sắc khi va vào nhau lại không phân tán? Do phong giới (vāyadhātu) nhiếp trì cho nên không tán. Có phong giới có khả năng khiến cho hoại tán; như thời kiếp hoại (varttanyām). Hoặc có phong giới khiến nhiếp thành sự vật; như thời kỳ kiếp thành (vivarttanyām).

Như thế nào ba căn do vô gián sanh gọi là thủ cảnh tiếp hợp? Tức do vô gián gọi là thủ cảnh tiếp hợp. Đó là ở trung gian hoàn toàn không có một vật nhỏ. Lại nữa, hoà hiệp sắc[56] chấp nhận là hữu phương phần cho nên tương xúc không có lỗi. Do chấp nhận lý lẽ nầy, văn nghĩa của Tỳ-bà-sa được thành lập một cách hợp lý. Luận Bà sa hỏi rằng, các xúc vật nầy lấy xúc làm nhân mà sanh khởi hay lấy phi xúc làm nhân mà sanh khởi. Các phi xúc cũng hỏi như vậy. Bà sa căn cứ vào lý lẽ nầy, mà bất định đáp –có lúc lấy xúc làm nhân sanh khởi phi xúc; đó là các vật hoà hiệp đang lúc ly tán[57]. Có lúc lấy phi xúc làm nhân sanh khởi xúc; đó là các vật ly tán đang lúc hoà hợp[58]. Có lúc lấy xúc làm nhân sanh ra xúc; đó là vật hoà hiệp lại ở trong lúc hoà hiệp[59]. Có lúc phi xúc làm nhân sanh khởi phi xúc; đó là hướng du trần đồng loại tương tục[60]. Tôn giả Thế Hữu (Vasumitra) nói, các cực vi tương xúc tức nên tồn tại (trú) đến niệm sau (hậu niệm, đệ nhị niệm). Song Đại đức (Dharmatrata) nói, tất cả các cực vi thật sự không tương xúc, chỉ do vô gián, giả lập tên gọi là xúc (xúc danh). Ý nầy của Đại đức nên đáng chấp nhận (ái nhạo). Nếu khác như vậy, thì các cực vi nầy nên có khoảng cách (khoảng trống, gián khích), ở giữa đã có khoảng trống thì cái gì để trở ngại các pháp lưu hành mà nói là hữu đối (cực vi có nghĩa hữu đối). Lại nữa, nếu lìa cực vi thì không thể có hoà hiệp sắc; hoà hiệp tương xúc tức xúc cực vi, như thế có thể biến ngại; đây cũng như vậy.

Lại chấp nhận cực vi có phương phần (digbhāgabheda), xúc hay không xúc đều có phương phần (sāvayavatva); nếu không có phương phần, dầu có chấp nhận tương xúc, cũng không có lỗi (tư quá).

iii.Đẳng lượng, Bất đẳng lượng.

a.Lượng của đối tượng.

Các căn mắt, v.v... đối với tự cảnh đều thủ đắc đẳng lượng, nhưng vì do chuyển biến nhanh chóng cho nên thấy núi lớn[61], thấy vòng lửa[62], v.v... hay là đối với tự cảnh, thông thủ cả đẳng, bất đẳng lượng ư[63]?

Tụng văn.

Hán:

.

Âm Hán

Ưng tri tỷ đẳng tam duy thủ đẳng lượng cảnh

Dịch nghĩa:

Nên biết, ba căn mũi,v.v.. chỉ thủ lượng cảnh ngang bằng

/43ab/.

Luận giải thích :

Như trước đã nói, ba căn mắt, v.v... thủ đắc cảnh tiếp hợp, nên biết chỉ thủ đắc cảnh ngang bằng; chẳng hạn lượng căn nhỏ thì lượng cảnh cũng vậy; tương xứng với nhau, hoà hợp phát sanh các thức mũi, v.v.... Mắt, tai bất định; đó là, mắt đối với sắc có lúc thủ đắc lượng nhỏ như thấy đầu sợi lông; có lúc thủ đắc lượng lớn như khi vừa mở mắt thấy núi lớn, v.v...; có lúc thủ đắc lượng ngang bằng như thấy hạt bồ đào. Cũng như vậy, căn lỗ tai nghe các loại âm thanh lớn nhỏ được phát ra bởi muỗi, sấm, v.v... tuỳ theo các lượng ứng hợp hoặc nhỏ hoặc ngang bằng hoặc lớn. Ý căn vốn không chất ngại nên không thể luận bàn về hình lượng khác nhau được.

b.Cực vi an bố.

Cực vi của các căn mắt, v.v... được an bố[64] như thế nào? Cực vi căn con mắt được sắp xếp chung quanh (bàn bố) đồng tử, giống như loại hoa tuy hương (ajājīpuṣpa, ), có màng trong suốt bao bọc khiến không bị phân tán. Có thuyết cho rằng, cuốn nhiều lớp hình như viên (bi, hoàn, , pi? avat), thể trong suốt như pha lê, không chướng ngại lẫn nhau. Cực vi nhĩ căn cuốn thành từng vòng nằm trong lỗ tai như vỏ cây hoa (quyện hoa bì, , bhūrja).[65] Cực vi căn lỗ mũi nằm trong lỗ mũi (ghā ābhyantare), lưng trên mặt dưới giống như hai mai móng tay (śalākāvat song trảo giáp). Ba căn đầu tiên nầy được tạo theo hàng ngang, không có cao thấp, như tràng hoa (mālāvat) trên đầu vậy (quan hoa man, ). Cực vi căn lưỡi nằm ở trên lưỡi hình như nửa mặt trăng. Truyền thuyết (quan điểm của Bà sa) nói[66] trong lưỡi, lượng như đầu sợi lông, chẳng phải cực vi thiệt căn cùng khắp cả lưỡi. Cực vi thân căn cùng khắp thân thể, như lượng của thân hình. Cực vi nữ căn hình như trống cơm (cổ tang, ). Cực vi nam căn hình như ngón tay (chỉ đạp, ). Cực vi căn con mắt có lúc, tất cả đều là đồng phần (sabhāga); có lúc tất cả đều là bỉ đồng phần (tatsabhāga); có lúc một phần là bỉ đồng phần còn lại là đồng phần. Cho đến, cực vi căn lưỡi cũng như vậy. Cực vi thân căn chắc chắn không thể tất cả đều là đồng phần; cho đến trong Cực nhiệt nại lạc ca, lửa dữ bọc thân, còn có vô lượng cực vi thân căn là bỉ đồng phần. Truyền thuyết,[67] nếu thân căn phát sanh thức cùng khắp, thì thân thể (āśraya : sở y) lẽ ra nên bị tán hoại vì không có mỗi một căn cảnh nào có một cực vi làm duyên sở y, phát sanh thức thân. Năm thức chắc chắn tích tập nhiều cực vi mới thành sở y, sở duyên tánh. Chính do lý lẽ nầy cho nên cũng nói rằng, thể của cực vi không thể thấy được (anidarśana).


Xem dưới dạng văn bản thuần túy