8. CHẤP THỌ.
Trong 18 giới, bao nhiêu giới được
chấp thọ, bao nhiêu
giới không được chấp thọ ?
a. Không chấp thọ
/33c-d/ Tám giới trước và
thanh không chấp thọ.
Có chín giới không được chấp thọ; đó là bảy tâm
giới, toàn bộ pháp giới ; tám giới nầy cùng với thanh giới không được chấp
thọ.
b. Cả hai.
/33d/ Còn hai.
Chín giới còn lại vừa là chấp thọ vừa không
chấp thọ. Năm căn nhãn v.v.. , ở trong hiện tại là chấp thọ; trong vị lai, quá
khứ là không được chấp thọ. Hương, vị, xúc, ở trong hiện tại, không lìa năm căn,
là được chấp thọ; nếu trong hiện tại lìa năm căn, hoặc ở vị lai hay quá khứ là
không được chấp thọ. Chẳng hạn như, trong thân, trừ các thứ hiệp với căn, còn
lại tóc lông, móng tay, răng, đại tiểu tiện lợi, mũi, đàm, huyết v.v... và các
thứ ngoài thân như sở tạo sắc -sắc, hương, vị, xúc, tuy ở trong hiện tại nhưng
không được chấp thọ.
Chấp thọ ở đây nói theo nghĩa nào ?
–Pháp mà tâm, tâm sở đều cùng nắm bắt, đều lấy làm chỗ nương tựa và sự lợi ích
hay tổn hại của chúng xoay vần tuỳ thuộc lẩn nhau được gọi là chấp thọ. Đó là
điều mà thế gian nói là có cảm giác; các cảm
giác vui buồn do tiếp xúc với các duyên vậy.
Ngược lại với chấp thọ là không
chấp thọ.
9. ĐẠI CHỦNG.
Trong 18 giới, bao nhiêu giới có tự tính là đại
chủng, bao nhiêu
giới có tự tính là sở tạo ?
/34a/ Trong xúc giới có
hai.
Xúc giới có cả hai tính chất -đại chủng và đại
chủng sở tạo. Đại chủng có 4 loại : tánh cứng v.v... . đại chủng sở tạo có 7
loại : tánh trơn v.v... ; từ đại chủng sinh ra gọi là đại chủng sở tạo.
/34b/ Chín sắc kia sở
tạo.
Chín sắc giới còn lại chỉ là đại chủng sở tạo.
Chín sắc giới đó là năm sắc căn và bốn cảnh vực (viṣaya) -sắc v.v...
/34c/ Pháp, một
phần cũng vậy.
Vô biểu sắc tức một phần của pháp giới, cũng
chỉ là đại chủng sở tạo.
Còn lại bảy tâm giới và một phần pháp giới trừ
vô biểu sắc đều không thuộc cả hai.
i.Tôn giả Giác Thiên (Budhadeva)
nói : "Mười loại sắc xứ chỉ là đại chủng”. Điều đó không đúng, vì trong Kinh
nói, bốn tính chất cứng, mềm, ấm, động là đại chủng. Bốn đại chủng nầy nhiếp
thuộc xúc giới. Chúng không phải là đối tượng được nắm bắt bởi con mắt .v.v...
; ngược lại, sắc, thanh v.v... không phải là đối tượng được xúc giác bởi thân
căn. Do vậy, điều mà Tôn giả nói là không hợp lý.
Khế Kinh lại nói, con mắt là nội
xứ, tịnh thể của bốn đại chủng sở tạo, là cái có sắc, là cái không thể thấy, là
cái có tính chất cản ngại. Cho đến thân xứ, cũng nói như vậy. Bí sô nên
biết, sắc là ngoại xứ, do bốn đại chủng tạo nên, là cái có sắc, có thể thấy
được, có tính chất cản ngại. Thanh là ngoại xứ, do bốn đại chủng tạo nên, là cái
có sắc, không thể thấy được, có tính chất cản ngại. Hai xứ hương, vị cũng nói
như vậy. Xúc là ngoại xứ, là bốn đại chủng đồng thời được tạo nên bởi bốn đại
chủng sở tạo, là cái có sắc, không thể thấy được, có tính chất cản ngại. Như vậy
rõ ràng, trong
Kinh chỉ nói, xúc xứ nhiếp thâu bốn đại chủng.Các sắc xứ còn lại đều chẳng phải
là đại chủng.
ii.Nếu vậy, tại sao Kinh lại nói
rằng trong con mắt, trong khối thịt đều có tính cứng, thuộc
loại thể rắn v.v... Cho
đến nói rộng ra. Kinh ấy nói , không thể lìa con mắt mà khối thịt có tính cứng
.v.v... được; điều đó không có gì trái nhau.
Trong Kinh Nhập thai nói, sáu
giới là con người; ý nghĩa
là nêu rõ thực thể căn bản tạo nên
con người, chẳng phải sáu giới là con người. Lại nữa, Kinh cũng nói, có sáu xúc
xứ. Vả lại, tâm sở lẽ ra nên không có; cũng không nên chấp tâm sở cũng chính là
tâm vì Khế Kinh nói rằng, các pháp tâm sở như thọ, tưởng v.v... đều y chỉ vào
tâm vậy. Cũng như Kinh nói tâm có tham v.v...
vậy. Do đó, như trước đã nói, các giới là đại chủng, do đại chủng tạo nên khác
nhau đã được thành lập.
10. KHẢ TÍCH TẬP.
Trong 18 giới, có bao nhiêu giới là khả tích
tập, bao nhiêu
giới là phi tích tập ?
/34d/ Mười sắc thuộc tích tập.
Mười sắc giới gồm năm căn và năm cảnh là khả
tích tập vì chúng do cực vi tạo nên. Căn cứ vào nghĩa nầy, tám giới còn lại là
phi tích tập vì không phải do cực vi tạo nên.
11. NĂNG CHƯỚC.
Trong 18 giới, có bao nhiêu giới là năng
chước, bao nhiêu
giới là sở chước ?
/35a-b/ Chỉ có bốn giới ngoài / là
năng chước, sở chước.
Sắc, hương, vị và xúc khi trở thành hoặc búa
hoặc củi thì gọi là năng chước, sở chước.
Pháp gì gọi là chước ? –Các tụ sắc như củi
v.v... khi bị tương bức vẫn tiếp tục tồn tại; khi bị búa, rìu cắt đứt chúng vẫn
tiếp tục tồn tại riêng biệt. Những pháp đó gọi là chước. Các sắc căn như thân
không thể gọi là sở chước vì khi bị cắt lìa không thể tồn tại thành hai phần
riêng biệt. Thân căn v.v.. không thể thành hai phần vì các chi phần khi bị cắt
đứt khỏi thân thì không thể tồn tại như căn được. Thân căn v.v.. cũng không thể
là năng chước; vì trong suốt như ánh
sáng của minh châu.
12. TRỌNG LỰC.
Trong 18 giới, bao nhiêu là năng thiêu, bao nhiêu
là sở thiêu ?
/35c-d/ Là sở thiêu, năng xứng /
Năng thiêu, sở xưng tránh.
Cũng như năng chước, sở chước, thể của sở
thiêu, năng xưng là bốn
giới bên ngoài; nghĩa là bốn giới bên ngoài gọi là sở thiêu, năng xưng. Các sắc
căn như thân v.v... cũng chẳng phải là hai loại đó; vì trong suốt như ánh sáng
của minh châu. Thanh giới hoàn toàn không phải là chước, thiêu và xưng; vì nó
không có tính chất gián đoạn.
Với năng thiêu, sở xưng còn có những quan điểm
khác nhau – có quan điểm cho rằng, thể của sở thiêu, năng xưng cũng giống như
trước đã nói;đó là bốn giới bên ngoài. Có quan điểm cho rằng, hoả giới mới gọi
là năng thiêu; và trọng lực mới gọi là sở xưng.
13. HẬU QUẢ - PHÁT TRIỂN.
Trong 18 giới, có bao nhiêu giới là
Dị thục sanh, bao nhiêu
giới là Sở trưởng dưỡng và bao
nhiêu giới là Đẳng lưu tánh ?
/36a/ Năm trong là thục,
dưỡng.
Năm trong tức là năm giới nhãn, v.v... thuộc dị
thục sanh và sở trưởng dưỡng. Chúng không thuộc Đẳng lưu vì lìa dị thục và sở
trưởng dưỡng, chúng không còn có một tính chất nào khác. Từ dị thục nhơn sinh ra
nên gọi là dị thục sanh. Như chiếc xe được kéo bởi con bò nên nói là xe bò. Do
lược bỏ mầy chữ ở giữa ( sở giá) nên nói như vậy. Hoặc gọi là dị thục khi nghiệp
sở tạo đã dẫn đến kết quả. Tức là, nghiệp đã được nấu chín. Quả từ đó sanh ra
nên gọi là dị thục sanh. Quả với nhơn là khác loại nhưng đã chín muồi từ nhơn
nên gọi là dị thục. Hoặc trong nhơn của quả, giả thuyết là quả; hoặc trong quả
giả thuyết là nhơn. Kinh nói " Sáu xúc xứ trong hiện tại, nên biết, đó chính là
nghiệp đã tạo trong quá khứ.”
Sở trưởng dưỡng là những cái được
tích luỹ từ thực phẩm, từ sự trang sức, từ ngủ nghỉ và từ định. Có vị nói, phạm
hạnh cũng có khả năng trưởng dưỡng. Thật ra, phạm hạnh chỉ không gây nên tổn hại
chứ không có một lợi ích nào khác. Tính liên tục của sở
trưởng dưỡng bảo vệ tính liên tục của dị thục. Giống như ngoại quách giữ gìn bảo
vệ nội thành vậy.
/37b/ Thanh không thuộc dị thục.
Thanh giới thuộc đẳng lưu, sở trưởng dưỡng, không
thuộc dị thục. Vì sao ? bởi vì nó hoạt động theo ý muốn. Nếu vậy,
lẽ ra luận Thi thiết (Prajñapti) không nên nói, âm thanh tướng của đại nhân
thành tựu từ sự tu tập, tránh xa lời nói thô ác. Các vị
khác nói, tuy do nghiệp sanh nhưng chẳng phải là dị thục bởi vì Thanh khởi sinh
từ khâu thứ ba. Đó là, từ
nghiệp sanh đại chủng; từ đại chủng sanh thanh. Hoặc các vị khác lại nói, tuy do
nghiệp sanh nhưng chẳng phải là dị thục bởi vì Thanh khởi sinh từ khâu thứ năm. Đó là, từ
nghiệp sanh dị thục đại chủng; từ dị thục đại chủng sanh trưởng dưỡng đại chủng;
từ trưởng dưỡng đại chủng sanh đẳng lưu đại chủng; từ đẳng lưu đại chủng sanh
thanh. Như vậy thì, cảm thọ nơi thân vốn phát sinh từ đại chủng do nghiệp sanh,
không thể là dị thục. Nếu nói thọ giống như thanh thì không
phù hợp với luận Chánh lý.
14. ĐẲNG LƯU.
/37c-d/ Tám vô ngại, đẳng lưu
cũng là dị thục sanh.
Tám vô ngại là bảy tâm giới và pháp giới. Tám
giới nầy có tính chất đẳng lưu và dị
thục. Được sinh ra từ đồng loại biến hành nhơn là đẳng
lưu tánh. Các pháp vô ngại không do tích tập nên không phải là sở trưởng dưỡng.
Được sinh ra từ nhơn dị thục gọi là dị thục sanh.
/38a/ Còn lại thông cả ba.
Chữ còn lại chỉ cho bốn giới -sắc,
hương, vị, xúc. Bốn giới nầy có cả ba tính chất là dị thục sanh, sở trưởng dưỡng
và đẳng lưu tánh.
15. THỰC CHẤT.
/38a-b/ Thật, pháp.
Pháp có thực chất duy chỉ
pháp giới. Ở đây, thật là vô vi vì nó có tính kiên thật. Do vậy, trong 18 giới,
chỉ có pháp giới là thật hữu.
16. SÁT NA.
/37b/ Sát na, ba loại
sau.
Ý giới, ý thức giới và pháp giới là ba loại
sau. Ba giới nầy, trong ba cụm sáu ( sáu căn, sáu trần và sáu thức), đều được
xếp ở sau cùng vậy. Chỉ có ba giới nầy là nhất sát na bởi vì chúng ở trong phẩm
loại vô lậu tối sơ của khổ
pháp trí nhẫn chứ không ở trong đẳng lưu. Ở đây,
nói cứu cánh chẳng phải là đẳng lưu. Nên nhớ rằng, ngoài ra, không có pháp hữu
vi nào (đã sinh khởi) mà không phải đẳng lưu. Tâm tương ưng với khổ pháp nhẫn là
ý giới và ý thức giới. Những pháp còn lại cùng khởi lên với tâm nầy là pháp
giới.
Như vậy, đã nói xong về Dị thục sanh v.v...
Tiếp đến, cần
nghiệm xét vấn đề - Hoặc khi thành tựu nhãn giới mà trước đây vốn chưa thành
tựu, có thành
tựu nhãn thức giới không? Hoặc khi thành tựu nhãn thức giới trước đây vốn chưa
thành tựu, có thành tựu nhãn giới không ?
17. THÀNH TỰU.
(37c-d)Nhãn và nhãn thức
giới độc câu đắc phi đẳng
Độc: độc đắc, ý nghĩa thế nào? –Đó là, (a).Hoặc
chỉ thành tựu nhãn giới vốn chưa thành tựu, không thành tựu nhãn thức giới.
Trường hợp, nhãn căn dần dần thành tựu ở Dục giới; và khi ở Vô sắc, chết, tái
sanh vào các cõi thiền thứ hai, ba, tư. (b).Hoặc
chỉ thành tựu nhãn thức giới vốn chưa thành tựu, không thành tựu nhãn giới.
Trường hợp, nhãn thức giới hiện khởi khi sanh
vào các cõi thiền thứ hai, ba, bốn; hoặc từ đó chết, tái sanh vào các cõi
dưới.
Câu đắc: Hoặc thành tựu cả hai giới (nhãn giới
và nhãn thức giới), trước đây vốn chưa thành tựu. Trường hợp, từ Vô sắc chết,
sanh vào Dục giới và Phạm thế.
Phi: câu phi (cả hai giới đều không thành tựu).
Đó là trừ các tướng (trường hợp) ở trước.
Đẳng: đó là, hoặc thành tựu nhãn giới, đồng
thời thành tựu nhãn thức giới chăng? Có bốn trường hợp:
Thứ nhất, sanh vào các cõi thiền thứ hai, ba,
bốn, khi nhãn thức không hiện khởi..
Thứ hai, sanh vào Dục giới, khi nhãn căn chưa
thành tựu, hoặc đã thành tựu rồi mà bị mất.
Thứ ba, sanh vào Dục giới, khi nhãn căn đã
thành tựu, không mất; hoặc sanh vào Phạm thế, hoặc sanh các cõi thiền thứ hai,
ba, bốn, khi đang thấy sắc.
Thứ tư, trừ các trường hợp trên.
Cũng như vậy, sở đắc và thành tựu nhãn giới và
sắc giới; nhãn thức giới và sắc giới ... cứ theo lý đó mà suy ra.
Chữ "đẳng” trong bài tụng nầy được dùng để chỉ
cho những trường hợp chưa được đề cập đến. (Đó là, xả, bất thành tựu.).
(còn tiếp)
T.P.V.
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
|