Ta
nghe như thế này, có một dạo đức Phật tại thành Vương Xá, nước Xá Vệ,
nơi vườn trúc Ca Lan Ðà; nơi đó Phật tịnh tu hạnh viễn ly (1),
thực hành các hạnh không, vô tướng, vô nguyện định, nên phải an trụ cố
định một nơi.
Lúc bấy giờ các ngài
Huệ Mạng, Xá Lợi Phất... thừa lúc rãnh rang từ thiền định xuất, đi đến
chỗ Phật, cúi đầu lạy dưới chân đức Phật rồi ngồi qua một bên. Các ngài
Mục Kiền Liên, Ca Chiên Diên, Câu Hy La, Kiếp Tân Na, Câu Ðà, Tu Bồ Ðề,
La Xà, Bà Kỳ Xá, Nan Ðà, Nan Ðề Dà, Bạt Nan Ðà, A Nan, Kim Tỳ La, Na La
Ðà, Bà Tư Xá, Vô Ê La, Ưu Bà Ly v.v... gồm 500 vị Tỳ Kheo như thế, đều
thừa lúc rãnh rang từ thiền định xuất, đồng đi đến chỗ Phật, cúi đầu lạy
dưới chân đức Phật, rồi ngồi qua một bên. Lúc đó cũng có các vị tỳ kheo
danh tiếng, tỳ kheo hộ quốc, chư vị tỳ kheo đuợc chư thiên cung kính, tỳ
kheo thích tiếng tăm tốt, tỳ kheo ưa nhàn lạc, tỳ kheo ham muốn... 500
vị như thế đều kiết hạ an cư (2) tại nước Xá Vệ đã xong đều
hướng về thành Vương Xá, nơi Trúc Lâm tịnh xá đảnh lễ dưới chân đức Phật
rồi ngồi qua một bên. Lúc đó ngài Di Lặc Bồ Tát và 3 vạn vị Bồ Tát tại
nước Chiêm Bà đều đã an cư xong, cùng đến Trúc Lâm đãnh lễ dưới chân đức
Phật rồi ngồi qua một bên. Các vị Bạt Ðà Bà La Bồ Tát, Bảo Tích Bồ Tát,
Ðạo Sư Bồ Tát, Tinh Ðắc Bồ Tát, Na La Ðạt Bồ Tát, Nhơn Ðà Ðạt Bồ Tát,
Thủy Thiên Bồ Tát, Phạm Thiên Bồ Tát, Thiện Lực Bồ Tát, Ðại Ý Bồ Tát,
Bất Hư Kiến Bồ Tát, Thiện Phát Bồ Tát, Ðại Lực Bồ Tát, Thường Tinh Tấn
Bồ Tát, Bất Hưu Tức Bồ Tát, Nhựt Tạng Bồ Tát, Trì Thế Bồ Tát, Trì Ðịa Bồ
Tát, Trì Cam Lồ Vị Bồ Tát, Thiện Trụ Ý Bồ Tát, Vô Lượng Ý Bồ Tát, Kiên Ý
Bồ Tát, Việt Tam Giới Bồ Tát, Vô Biên Lực Bồ Tát, Vô Lượng Lực Bồ Tát,
Kim Cang Lực Bồ Tát, Vô Ðẳng Ðẳng Lực Bồ Tát, Vô Ðộng Lực Bồ Tát, Tật
Biện Bồ Tát, Lợi Biện Bồ Tát, Thâm Biện Bồ Tát, Vô Biên Biện Bồ Tát, Vô
Lượng Biện Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi pháp vương tử (3), Hoa Ðức
Tạng pháp vương tử, Ðàm Vô Kiệt Bồ Tát, Bửu Thủ Bồ Tát, Trì Bảo Bồ Tát,
Chuyển Vô Lượng Kiếp Trang Nghiêm Bồ Tát, Chuyển Nữ Tướng Nguyện Bồ Tát,
Chuyển Nam Tướng Nguyện Bồ Tát, Chuyển Chúng Sanh Tướng Nguyện Bồ Tát,
Vô Biên Tự Tại Bồ Tát, Vô Lượng Tự Tại Bồ Tát, Hoại Tự Sanh Duyên Tự Tại
Bồ Tát v.v... Những vị Bồ Tát này tùy theo hạnh nguyện mà độ thoát vô
lượng chúng sanh. Các vị Bồ Tát sau khi an cư xong, đi du hóa(4)
các nước, bèn gặp gỡ giữa đường, cùng nhau đến chỗ đức Phật, đảnh lễ
Phật rồi ngồi qua một bên.
Lúc bấy giờ đức Thế
Tôn biết đại chúng đều đã vân tập đầy đủ, bèn dùng thần thông làm cho
chúng Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di đã an trú lâu tại nước Ma
Dà Ðà đều đi đến Trúc Lâm đảnh lễ dưới chân đức Phật, rồi ngồi qua một
bên. Lúc đó trưởng lão Ma Ha Ca Diếp ở hang động Ðế Thích tại núi Vi Ðề
Ha cùng 500 vị tỳ kheo dừng lại ở đó và đều thực hành hạnh đầu đà
(5), đi khất thực, mặc áo nạp (6), theo đúng pháp các
vị thường trải tọa cụ ngồi dưới gốc cây, thiểu dục tri túc (biết đủ), ưa
hạnh viễn ly. Khi ấy ngài Ca Diếp dùng thần lực của Phật làm cho hang
động của họ tự nhiên biến mất, liền đến Trúc Lâm đảnh lễ đức Phật. Ðức
Thế Tôn trông thấy họ, liền bảo chư Tỳ kheo rằng: các Thầy xem kìa! Ðây
Ðại Ca Diếp từ xa lại, là người thường tu hạnh vắng lặng, đi khất thực,
mặc áo nạp và mặc ba y (7) thô xấu; ở xa xôi, thiểu dục tri
túc, ưa hạnh viễn ly, tâm không duyên các pháp, đức hạnh Thanh Văn của
Ngài đều đủ cả; trong giáo pháp, hàng đệ tử của ta không ai bằng được Ca
Diếp. Các Thầy nên biết, Ðại Ca Diếp đây không muốn chư thiên đề cập
tới, huống gì là người ư? Lúc ấy đức Thế Tôn xoay qua bảo rằng: lành
thay Ca Diếp, lâu mới gặp lại, ông lên ngồi nửa tòa của Như Lai đây. Lúc
thân Phật di động, cả đại thiên thế giới sáu loài (8) đều
chấn động với ánh sáng rực rỡ chiếu khắp các cõi, âm vang lan xa như
tiếng chuông vàng. Ngài Ma Ha Ca Diếp trịch áo bày vai bên hữu, gối bên
mặt quỳ sát đất, chấp tay bạch đức Thế Tôn rằng: Phật là bậc đại sư, con
là đệ tử; y bát, tòa ngồi là sở hữu của Phật. Là đệ tử, theo đúng pháp
không được xử dụng những đồ ấy. Tại sao vậy? Vì y của Như Lai được cả
trời, người, thế gian cung kính cúng dường như tôn trọng chùa tháp Phật
vậy. Trước đây con đã từng theo Phật nhận y Tăng Già Lê (9)
cung kính tôn trọng chưa dám mặc. Con từ đó trở đi không sanh niệm ham
muốn, niệm sân và não; không sanh lửa dục, lửa sân, lửa si để tự thiêu
đốt mình. Bạch Thế Tôn, nói cách vắn gọn hơn, đối trong giáo pháp, con
nhận y của Thế Tôn là để khi mặc vào liền được vô học (10).
Con thuận nhận y của Như Lai mà thật tâm không dám cao mạn; chỉ dùng tay
gìn giữ chứ không dám để lên thân. Nếu y chưa giặt, tay cũng không dám
cầm, đâu dám khinh thường để gối đầu, thường đem theo bên mình chưa từng
dám xa rời y. Con giữ y này như tôn kính xá lợi; Phật cho con, con không
dám mặc. Con đích thân cầm y tới đây mà tâm thường nghĩ tới Phật, trừ
lúc nhập định. Lúc nhập thiền định thì các tướng: đất, nước, gió, lửa
cũng đều không; các tướng đời này, đời sau, các vật sở hữu với tâm thấy
nghe hiểu biết mà trong đó không tưởng cũng không vô tưởng. Bạch Thế
Tôn, các hạnh vô tưởng và định vô tưởng, vượt qua các tưởng hạnh, tưởng
định và vô tưởng định. Trong các pháp ấy, con thấy không vô học hoặc
hạnh vô học; không thấy Như Lai hoặc pháp Như Lai hay hạnh Như Lai. Như
hư không có tên gọi khác nhau cũng vẫn là hư không. Hư giả không trụ
cũng không sở hữu, không lấy không bỏ, không tranh, không nhận nên mang
tên như thật, ấy là thanh tịnh, vô sắc vô hình nên không trông thấy
được. Tuy nhiều tên gọi khác nhau như thế, song chỉ nghe được cái tên hư
không, còn cái tướng của hư không thì không thể thấy được lớn, nhỏ, cao,
thấp, có giới hạn hay không giới hạn v.v... Thưa Thế Tôn, bậc Thánh trí
biết được tất cả mà cũng không biết rõ hư không hoặc hình sắc của hư
không như thế nào. Bạch Thế Tôn, Như Lai cũng thế, hoặc gọi là Phật hay
đại sư; cũng gọi Thế Tôn là đèn, là đuốc, là chỗ nương tựa, là bậc cứu
cánh, là nhà của thế gian, kẻ soi sáng, viên tướng dẫn đường, là lương y
trị bịnh, bậc giảng đạo, kẻ đạt đến cứu cánh, người đầy đủ trí huệ...
Tuy mượn giả danh thế gian để xưng tán Như Lai như thế, song trong đó
con thấy không có pháp nào có thọ hay được cả. Tại sao? Vì tất cả các
pháp vốn không. Cũng như nhà thôi miên làm phép quán đảnh vua Chuyển
Luân thánh vương có bốn loại binh (11), có đầy đủ thất bảo
bao vây trong thiên hạ. Dân chúng trong nước thấy các hình tướng khác lạ
như vậy bèn đồn đại thôi. Bạch Thế Tôn, vua Chuyển Luân không nghĩ như
vậy. Chúng ta vì tôn quí vua nên thống hợp bốn loại binh bao vây thiên
hạ, song bốn binh ấy nhà vua cũng không nghĩ tới. Vua là chủ, còn chúng
ta là kẻ tùy tùng, tuy có đó song tâm không nghĩ vậy.
Bạch
đức Thế Tôn, các tướng pháp cũng như thế, không Như Lai, không Thanh
Văn, bậc hữu học (12) và vô học, không Bích Chi Phật, cũng
không có phàm phu. Bạch Thế Tôn, tướng các pháp, hoặc pháp Như Lai hay
tướng Như Lai đều là không, không thể biết, không thể thủ đắc. Pháp Bích
Chi Phật, tướng Bích Chi Phật; hoặc pháp Thanh Văn và tướng Thanh Văn,
tâm phàm phu và thân tướng phàm phu đều không, cũng không thể biết,
không thủ đắc. Trong các pháp sắc tướng, sắc pháp đều không, không thể
biết, không thể thủ đắc, cho đến thọ, tưởng, hành, thức (13)
thức pháp, thức tướng cũng không, không thể biết, không thể thủ đắc.
Bạch Thế Tôn, trong các tướng, sở dĩ gọi sắc không cho nên là không, vì
vốn sắc không đều không, thọ, tưởng, hành, thức cũng đều không nên gọi
là không; thậm chí thức không cũng đều không. Bạch Thế Tôn, trong các
tướng không Như Lai, Như Lai pháp không cũng đều là không. Và cái không
nói đây cũng không nốt, cho đến phàm phu và pháp phàm phu cũng đều là
không, và ngay cả cái không này cũng đều không. Do huyễn hóa nên có
chuyển luân thánh vương, có tứ binh mà trong đó thật không có chuyển
luân thánh vương, không có tứ binh. Không tướng huyễn thì trong đó không
có việc huyễn; không cả tứ đại: địa, thủy, hỏa, phong, các loại nước,
lửa, gió, không có hư không và chủng loại hư không. Bạch Thế Tôn, con
quán xét các pháp đều như thế; từ bản lai (gốc) con không theo các pháp
ấy, nên đối trong các pháp huyễn không tâm phân biệt. Con nương theo
pháp này, nghĩ tới công đức của Phật, ấy là chánh đạo. Bạch Thế Tôn, nếu
có người thiện nam, tín nữ nào vào đạo như thế mà thực hành giáo pháp,
thuận theo thầy, tôn kính theo lời dạy dỗ là có chánh kiến, không chấp
như thế. Bạch đức Thế Tôn, đối với các pháp con không còn nghi vấn nữa.
Con vào cửa này mà biết tất cả pháp đều là một tướng. Sở dĩ lìa tướng,
không còn thấy có tướng, con đương trong động đá Ðế Thích vâng mệnh Thế
Tôn nên đến đây, là vì đối trong Phật pháp con muốn thưa thỉnh Thế Tôn
một vài nghi vấn mà Như Lai lại còn đoái thương chia chỗ ngồi, làm cho
cả đại thiên thế giới sáu loài chấn động, nên con có thể nói chỉ có Như
Lai thật là hy hữu, thành tựu được pháp thanh tịnh tuyệt vời; tự nhiên
không thầy mà thành tựu đạo vô thượng, đấng đại từ bi bẻ tràng kiêu mạn,
nay Ngài xót thương bèn chia tòa ngồi cho đệ tử. Thật như kẻ nghèo hèn
do lòng tôn kính mà được gặp vua Chuyển Luân. Nhà vua bảo ngồi kẻ nghèo
kia tự cho là việc hy hữu. Ta gặp được Thánh vương đã là khó, huống gì
còn chia cho chỗ ngồi ư? Phật cũng như thế, bậc đại trí đều có oai đức
lớn, là đấng pháp vương, tự giác ngộ. Các bậc Thanh Văn, Bích Chi Phật
không sánh kịp, huống gì thế gian, người, trời , a tu la... Con nay được
gặp Phật, thân cận thưa hỏi đã là điều lợi lớn, huống nữa còn được phân
cho chỗ ngồi thật là hy hữu! Con nghĩ thế này: Như Lai đầy đủ tâm đại
từ, đại bi, đại hỷ, đại xả (14), không tự cho mình cao tột,
là bậc đứng đầu tối tôn của con ở thế gian. Công đức của Phật tự hiển
hiện không như bậc Thanh Văn và Bích Chi Phật.
Lúc bấy
giờ đức Thế Tôn tán thán ngài Ca Diếp: Lành thay, lành thay! Như ông
vừa nói, Như Lai có vô lượng công đức nên thành tựu vô lượng đại pháp
không thể tính kể. Như do bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền
định, trí tuệ ba la mật (15), thực hành tam muội (16)
tam muội ba la mật, công đức, hạnh nguyện, phương tiện, giải thoát, giải
thoát tri kiến (17) ba la mật. Ca Diếp! Như Lai thành tựu
bốn vô đẳng trí (18) nên giữa đại chúng oai dũng như sư tử
gầm. Bốn vô đẳng trí là gì? Ðó là giới phẩm, định phẩm, huệ phẩm, Phật
pháp, nên chỉ Như Lai mới có đủ bốn trí vô đẳng mà thôi. Lúc đó đức Thế
Tôn muốn làm cho rõ nghĩa trên nên nói bài kệ:
Phật
trí diệu cao vời
Thế
gian khó nghĩ lường
Tâm,
nghiệp lắng thanh tịnh
như
tiếng sư tử gầm
rền
vang giọng oai dũng
khiếp
hãi ngoại đạo chúng
Nghe
Phật Pháp nhiệm mầu
rơi vào
trong đại loạn
Như
người chấp ngã tướng
và trụ
tướng chúng sanh
Ðối ở
trong Phật pháp
ấy là
kẻ ngoại đạo;
còn
người nương pháp tướng
chấp
ngã, tướng ngã sở
thì đối
trong Phật pháp
ấy là
kẻ ngoại đạo
Như
người chấp giữ giới
ôm chặt
mớ công đức
hoặc
nghe nhiều tự cao
ấy là
kẻ ngoại đạo.
Người
nào ưa thiểu dục
hạnh
viễn ly tri túc
và mặc
y bá nạp
ấy là
kẻ ngoại đạo.
Như
không trung trống rỗng
bụi
khói khó nhiễm dơ
gọi ấy
bậc sa môn (19)
Người
không nhiễm cũng vậy
như
người lấy hoa thơm
hương
bột và hương đốt
cúng
dường khắp hư không
hư
không chẳng vui mừng
Lấy bụi
dơ rãi khắp
cũng
không nhiễm hư không.
Với bản
tánh thanh tịnh
pháp sa
môn cũng vậy.
Như
dùng lời ác mắng
hư
không chẳng tức giận
pháp sa
môn không nhiễm
dụ kia
cũng như vậy.
Người
nào trong pháp đây
đã học
hoặc đang học
mà tâm
không nhiễm trước
mới
chính danh sa môn
Như hư
không vô ngại
bụi
khói khó phả vào
pháp sa
môn cũng vậy
vốn
tịnh không biến động
như
trăng trong không trung
ánh
sáng tỏa mênh mông
cũng
chẳng hề dao động
Phật
quang sáng chói lọi...
Tỳ kheo
vào nhà pháp
chớ
nhiễm các thói đời
như ánh
trăng tỏa rạng.
Ta nay
không đắm nhiễm.
Tỳ kheo
vào nhà pháp
không
ôm lòng kiêu mạn
tâm tự
đại tự cao.
Nếu
sanh đều phải diệt
tăng
trưởng lòng từ bi
vô dục
và vô cầu
rộng
thuyết pháp báu mầu
hạnh
sáng soi cõi đời...
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
|