Thuở xưa có một người cùng vợ của người khác ngoại tình. Ðêm nọ y ở trong phòng cô tình nhân, trong khi chồng cô đi vắng. Thình lình chồng cô trở về. Phát giác trong phòng vợ mình có người đàn ông, người chồng giận dữ, ra đứng ngoài cửa đợi gã tình địch ra đặng giết chết cho xong đời tên dâm phu.
Sau khi cô vợ biết thế, bèn nới với tình nhân:
- Chồng em đã hay biết, vậy anh hãy chạy ra mau để thoát thân; nhưng phải từ "Ma ni" mới có thể ra được.
Nguyên lai ở Ấn độ đối với hai chử "Ma ni" có nhiều ý nghĩa: 1) là rạch nước, 2) là ngọc bảo châu, cô bảo với tình nhân ấy là muốn bảo hảy nói theo rạch nước mà ra.
Nhưng sau khi nghe rồi, y lầm hiểu là phải lấy được ngọc châu Ma ni rồi mới ra, cứ mãi chạy quanh trong vòng vây trăm ngàn khủng khiếp với một ước vọng tìm ra cho được ngọc Ma ni, và cương quyết rằng:
- Nếu không tìm được ngọc Ma ni, thì ta quyết định không ra khỏi.
Than ôi! Không đầy mười lăm phút, y đã ngã gục dưới mủi dao căm hờn của tình địch.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Trong Phật pháp thuyết minh: Y theo lý trung đạo lìa đoạn, thường hai bên mà tu học, có thể được giải thoát đời đời.
Có người lầm hiểu hai chử "hai bên" là "có bên" "Không bên" của thế giới. Do sự hiểu lầm đây mà không thể quán thấy lý trung đạo, dần dà qua ngày, liền bị tử ma vô thường giết hại. Ví dụ nầy là nói nhân lầm hiểu Phật pháp mà không thể kiến tạo tu hàng, chung cuộc liền bị sanh tử làm hại.
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
|