× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Kinh điển

Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm



Quyển 10

- Ma Sự (tiếp theo)
- Năm Ấm Là Năm Vọng Tưởng
- Kết Luận: Lợi Ích Lớn Lao của Kinh Này

– Này A Nan! Hành giả kia tu định, khi tưởng ấm đã hết, thì lúc thức luôn tỉnh giác, lúc ngủ không mộng mị, tức là những mộng tưởng trong đời sống bình thường của vị ấy đều đã tiêu diệt. Tánh bản giác diệu minh rỗng lặng như hư không trong sáng; không còn những bóng ảnh của tiền trần thô trọng; xem núi sông đất liền trong thế gian như gương soi sáng, đến không dính vào đâu, đi không lưu dấu vết, chẳng qua có cảnh thì có bóng hiện, cảnh mất thì trống không, hoàn toàn không còn tập khí cũ, duy nhấtchỉ có một tánh tinh chân. Căn nguyên của mọi hiện tượng sinh diệt, từ đây phô bày trước mắt, hành giảthấy được rõ ràng tướng sinh diệt từng loài của mười hai loài chúng sinh trong mười phương. Dù vậy, hành giả vẫn chưa thấu suốt được nguyên do đầu mối sự thọ sinh của mỗi loài chúng sinh, mà chỉ mới thấy được cái cơ sở sinh diệt chung, giống như bóng dã mã, lăng xăng nhấp nhoáng, thoạt hiện thoạt mất, làm then chốt cho sự sinh diệt của thân căn và các trần; đó là hành giả còn bị hành ấm hạn chế ngăn che.

Nếu thể tánh căn nguyên của những hình bóng lăng xăng nhấp nhoáng kia, do định lực thâm sâu mà nhập vào cảnh giới trong lặng bản lai, thì tất cả những tập khí bản nguyên đều lắng trong hết, như gió lặng sóng êm thì hồ nước hoàn toàn đứng lặng. Như thế là hành ấm đã hết, người tu hành bấy giờ mới có thể vượt khỏi chúng sinh trược. Như vậy, xét kĩ lại nguyên do của hành ấm, thì gốc rễ chính là vọng tưởng u ẩn(235).

Này A Nan! Thầy nên biết, hành giả kia ở trong thiền định có được chánh tri kiến, chánh tâm lắng đọng sáng suốt, mười loại thiên ma không còn cơ hội quấy phá; bấy giờ mới tinh chuyên nghiên cứu cùng tột căn nguyên sinh diệt của các loài chúng sinh. Khi căn nguyên sinh diệt ấy hiển lộ ra, hành giả xem thấy cái đầu mối sinh diệt máy động lăng xăng nhấp nhoáng của khắp các loài; từ đó lại khởi tâm so đo cân nhắc, cho đó là tánh bản nguyên của mọi loài, liền rơi vào hai loại luận thuyết chủ trương “vô nhân” sau đây:

Một là, hành giả thấy nguồn gốc của chúng sinh không có nguyên nhân. Tại sao vậy? Khi cái căn nguyên sinh diệt đã hiển lộ ra, hành giả nương theo tám trăm công đức của nhãn căn(236) mà thấy được từ tám vạn kiếp trở lại đây, tất cả chúng sinh đều theo nghiệp lực mà xoay vần, chết chỗ này sinh chỗ nọ. Hành giả chỉ thấy được chúng sinh lẩn quẩn qua lại trong khoảng thời gian tám vạn kiếp đó, ngoài ra thì mù mịt không thấy gì; bèn nhận định rằng, chúng sinh khắp mười phương ở trong thế gian này, là tự có từ tám vạn kiếp đến nay, trước đó không có nguyên nhân. Do sự so đo suy xét này mà tự mình làm mất chánh biến tri, sa vào tà kiến ngoại đạo, mê loạn tánh bồ đề.

Hai là, hành giả thấy chỗ cuối cùng của chúng sinh không có nguyên nhân. Tại sao vậy? Hành giả ấy đã thấy được căn nguyên của sinh diệt, biết rõ người thì sinh ra người, chim thì sinh ra chim, loài quạ xưa nayvẫn đen, loài cò xưa nay vẫn trắng, người và trời thì thân vốn đứng thẳng lên, súc sinh thì thân vốn nằm ngang, màu trắng không phải do tẩy mà thành, màu đen không phải do nhuộm mà nên; từ tám vạn kiếp đến nay vẫn như thế, không bao giờ thay đổi, nay hết đời này cũng lại như vậy. Từ đó mà suy diễn rằng: Ta xưa nay vốn chẳng thấy bồ đề, chẳng lẽ bây giờ lại thành đạo bồ đề ư? Rồi kết luận rằng, tất cả mọi sự vật hiện tượng hôm nay đều không có nguyên nhân! Do sự so đo suy xét đó mà tự mình làm mất chánh biến tri, rơi vào tà kiến ngoại đạo, mê loạn tánh bồ đề. Đó là loại ngoại đạo thứ nhất chủ trương “vô nhân luận”.

Này A Nan! Hành giả kia ở trong thiền định, chánh tâm đứng lặng sáng suốt, thiên ma không còn cơ hội quấy phá, bèn suy cứu tận cùng nguồn gốc sinh diệt của các loài chúng sinh, xem thấy cái đầu mối sinh diệt lăng xăng nhấp nhoáng luôn luôn máy động không biến đổi; từ đó mà khởi sinh kiến chấp, cho rằng khắp tất cả là thường còn, liền rơi vào bốn loại luận thuyết chủ trương “biến thường”:

Một là, hành giả suy xét tận cùng bản tánh của tâm và cảnh, thấy cả hai đều không có nguyên nhân. Do tu tập mà biết được sự sinh diệt của mười phương chúng sinh, từ hai vạn kiếp đến nay vẫn sinh diệt tuần hoàn, tiếp nối không mất; bèn chấp cho đó là thường còn.

Hai là, hành giả suy xét tận cùng nguồn gốc của bốn đại, thấy tánh của chúng là thường trụ. Do tu tập mà biết được sự sinh diệt của mười phương chúng sinh, từ bốn vạn kiếp đến nay thể tánh vẫn thường hằng, không hề tan mất; bèn chấp cho đó là thường còn.

Ba là, hành giả suy xét tận cùng sáu căn sáu thức, thấy nguyên do căn bản và chỗ sinh khởi của thức thứ tám (tâm) chấp thọ, thức thứ bảy (ý) suy lường, và sáu thức trước (thức) phân biệt, tánh vẫn thường hằng. Do tu tập mà biết được tất cả chúng sinh từ tám vạn kiếp đến nay, tuy sống chết nhưng tuần hoànkhông mất, bản lai vẫn thường trụ; xét tới cùng cái tánh tuần hoàn không mất đó mà chấp cho là thường còn.

Bốn là, hành giả đã hết căn nguyên của tưởng ấm, nguồn cội của sinh diệt không còn, sự trôi chảy xoay vần dừng lặng, tâm tưởng sinh diệt nay đã vĩnh viễn tiêu diệt, trong lí lẽ tự nhiên trở thành không sinh diệt. Do tâm so đo suy xét nên chấp cho hành ấm là thường.

Do những kiến chấp thường còn như trên mà hành giả tự đánh mất chánh biến tri, rơi vào tà kiến ngoại đạo, mê loạn tánh bồ đề. Đó là loại ngoại đạo thứ nhì, chủ trương “viên thường luận”.

Lại nữa, hành giả kia ở trong thiền định, chánh tâm đứng lặng vững vàng, thiên ma không có cơ hội quấy phá, bèn suy cứu tận cùng cội gốc sinh diệt của mọi loài chúng sinh, xem thấy cái cội gốc u ẩn kia luôn luôn máy động; từ đó khởi tâm suy lường cân nhắc giữa mình và các pháp khác, bèn rơi vào bốn loại kiến chấp điên đảo, chủ trương “một phần thường, một phần vô thường”:

Một là, hành giả kia quán sát thấy tâm trong lặng sáng suốt mầu nhiệm của mình biến khắp mười phươngthế giới, cho đó là thần ngã cao tột; bèn khởi sinh kiến chấp, cho ta là cùng khắp mười phương, đứng lặng sáng suốt không lay động, còn tất cả chúng sinh thì đều ở trong tâm ta mà tự sinh tự diệt. Vậy tâm tánh ta là thường, và tất cả chúng sinh sinh diệt kia đúng thật là tánh vô thường.

Hai là, hành giả kia không quán xét tâm mình, lại quán xét hằng sa cõi nước trong khắp mười phương, thấy những chỗ kiếp hoại thì cho đó là chủng tánh rốt ráo vô thường, thấy những chỗ kiếp không hoại thì cho đó là rốt ráo thường.

Ba là, hành giả kia tự quán xét tâm mình, thấy nó tinh tế nhỏ nhiệm, giống như vi trần, lưu chuyển khắp mười phương mà tánh không biến đổi; nhưng lại có thể khiến cho thân này liền sinh liền diệt; bèn nhận địnhrằng: Cái tâm không biến đổi của ta là tánh thường, còn tất cả những thân sinh tử từ tâm ta lưu xuất ra là tánh vô thường.

Bốn là, hành giả kia biết tưởng ấm đã hết và thấy hành ấm đang trôi chảy, thì nhận định rằng: Hành ấm trôi chảy không ngừng, đó là tánh thường; còn các ấm sắc, thọ, và tưởng nay đã diệt mất hết, đó là tánh vô thường.

Do những kiến chấp một phần thường và một phần vô thường như trên mà hành giả bị rơi vào tà kiếnngoại đạo, mê loạn tánh bồ đề. Đó là loại ngoại đạo thứ ba, chủ trương “nhất phần thường luận”.

Lại nữa, hành giả kia ở trong thiền định, chánh tâm đứng lặng vững vàng, thiên ma không có cơ hội quấy phá, bèn suy cứu tận cùng cội gốc của mọi loài chúng sinh, xem thấy cái cội gốc u ẩn kia luôn luôn máy động; từ đó khởi tâm so đo cân nhắc về phần vị, hành giả bèn rơi vào bốn loại kiến chấp “hữu biên”:

Một là, hành giả kia suy xét lượng định, thấy hành ấm là căn nguyên sinh diệt của mọi loài chúng sinh, trong hiện tại nó trôi chảy tuần hoàn không ngưng nghỉ, bèn cho rằng: quá khứ và vị lai là hữu biên; còn cái tâm hiện tại tương tục là vô biên.

Hai là, hành giả kia quán xét trong tám vạn kiếp thì thấy có chúng sinh, còn trước tám vạn kiếp thì bặt tăm không nghe thấy gì; bèn nhận định rằng: cái khoảng không nghe thấy gì ấy là vô biên; và cái khoảng cóchúng sinh là hữu biên.

Ba là, hành giả kia cho rằng mình biết cùng khắp nên được cái tánh vô biên; còn tất cả mọi người khác đều hiện ra trong cái biết của mình, mà mình không hề biết cái tánh biết của họ, cho nên họ không được cái tánh vô biên, mà chỉ có tánh hữu biên.

Bốn là, hành giả kia ở trong định suy cứu đến cùng thì thấy hành ấm đã diệt, nhưng khi xuất định thì thấy hành ấm lại sinh; bèn theo sự thấy biết ấy của mình mà suy lường, nhận định rằng: trong một thân của tất cả chúng sinh đều có một nửa sinh và một nửa diệt; và suy rộng ra tất cả mọi vật tượng có trong thế giới, đều một nửa là hữu biên, một nửa là vô biên.

Do những kiến chấp hữu biên và vô biên như trên mà hành giả bị rơi vào tà kiến ngoại đạo, mê loạn tánh bồ đề. Đó là loại ngoại đạo thứ tư, chủ trương “hữu biên luận”.

Lại nữa, hành giả kia ở trong thiền định, chánh tâm đứng lặng vững vàng, thiên ma không có cơ hội quấy phá, bèn suy cứu tận cùng cội gốc của mọi loài chúng sinh, xem thấy cái cội gốc u ẩn kia luôn luôn máy động; từ đó khởi tâm so đo suy lường về tri kiến, bèn rơi vào bốn thứ tà kiến đầy tính điên đảo, kiểu loạn bất tử, hư luận biến kế(237):

Một là, hành giả kia quán xét căn nguyên của sự biến hóa, thấy cái gì dời đổi lưu chuyển, gọi là “biến”; thấy cái gì tiếp nối liên tục, gọi là “thường”; thấy cái thấy được, gọi là “sinh”; không thấy được cái có thể thấy, gọi là “diệt”; cái gì mà nguyên nhân tương tục, không gián đoạn, gọi là “thêm”; chính trong cái tương tục mà ở giữa có chỗ gián đoạn, gọi là “bớt”; mọi vật sinh ra, gọi là “có”; mọi vật diệt mất, gọi là “không”. Dùng lí quán xét tất cả thì như vậy, nhưng vì hành giả dụng tâm rối loạn, mà thành ra các kiến chấp sai khác nhau. Bởi vậy, nếu có người cầu pháp đến hỏi nghĩa lí, hành giả liền trả lời: “Ta nay cũng sinh cũng diệt; cũng có cũng không; cũng thêm cũng bớt.” Lúc nào cũng nói năng lộn xộn bừa bãi như vậy, khiến cho người nghe không sao hiểu được.

Hai là, hành giả kia quán xét kĩ càng vạn loại, thấy nơi cái này không có cái kia, nơi cái kia không có cái này. Nhân cái thấy “không có” đó mà chấp cho rằng tất cả các pháp là không. Do đó, nếu có người đến hỏi đạo, hành giả ấy chỉ đáp một chữ “không” mà thôi; ngoài chữ “không” ấy ra, không nói gì khác.

Ba là, hành giả quán xét kĩ càng vạn loại, thấy mỗi mỗi đều có. Nhân cái thấy “có” đó mà chấp cho rằng tất cả các pháp là . Do đó, nếu có người đến hỏi đạo, hành giả ấy chỉ đáp một chữ “có” mà thôi; ngoài chữ “có” ấy ra, không nói gì khác.

Bốn là, hành giả kia chấp vạn loại vừa có vừa không; cảnh đã chia hai thì tâm cũng rối loạn. Do đó, nếu có người đến hỏi đạo, hành giả ấy nói rằng: Cũng có tức là cũng không; trong cái “cũng không” chẳng phải là “cũng có”. Tất cả đều rối loạn, không thể nói hết được!

Do những kiến chấp hư ngụy, rối loạn, không thuận lí như trên mà hành giả bị rơi vào tà kiến ngoại đạo, mê loạn tánh bồ đề. Đó là loại ngoại đạo thứ năm, mắc phải bốn thứ tà kiến đầy “điên đảo, kiểu loạn bất tử, hư luận biến kế”.

Lại nữa, hành giả kia ở trong thiền định, chánh tâm đứng lặng vững vàng, thiên ma không có cơ hội quấy phá, bèn suy cứu tận cùng cội gốc của mọi loài chúng sinh, xem thấy cái cội gốc u ẩn kia luôn luôn máy động; từ đó khởi tâm so đo suy lường về dòng trôi chảy không ngừng, bèn rơi vào kiến chấp điên đảo, cho rằng “sau khi chết có tướng”.

Hoặc tự giữ chắc thân mình, bảo rằng “sắc là ta”. Hoặc thấy tánh ta tròn đầy, bao trùm khắp các quốc độ, thì bảo rằng: “ta có sắc”. Hoặc thấy sắc ở trước mắt kia theo ta mà xoay trở về, ta vận dụng được, thì bảo rằng: “sắc thuộc về ta”. Hoặc thấy cái ta nương trong hành ấm mà thiên lưu tương tục, thì bảo rằng: “ta ở trong sắc”. Tất cả đều so đo suy lường mà chấp rằng “sau khi chết có tướng”; cứ theo cách luận về “sắc ấm” ở trên mà suy luận đến ba ấm thọ, tưởng và hành, thì sẽ có tất cả là mười sáu tướng.

Từ đó lại chấp rằng: phiền não rốt ráo là phiền não, bồ đề rốt ráo là bồ đề; hai tánh đó biệt lập, không thể chạm xúc nhau.

Do kiến chấp “sau khi chết có tướng” như trên mà hành giả bị rơi vào tà kiến ngoại đạo, mê loạn tánh bồ đề. Đó là loại ngoại đạo thứ sáu, lập ra luận thuyết điên đảo, chủ trương: “Năm ấm sau khi chết còn có tướng.”

Lại nữa, hành giả kia ở trong thiền định, chánh tâm đứng lặng vững vàng, thiên ma không có cơ hội quấy phá, bèn suy cứu tận cùng cội gốc của mọi loài chúng sinh, xem thấy cái cội gốc u ẩn kia luôn luôn máy động; từ đó khởi tâm so đo suy lường về sắc, thọ, tưởng đã trừ diệt ở trước, bèn rơi vào kiến chấp điên đảo: “sau khi chết không có tướng”.

Hành giả ấy thấy sắc ấm đã diệt thì hình hài không nhân đâu mà có; xét tưởng ấm diệt thì tâm không buộc vào đâu; biết thọ ấm diệt thì sắc và tâm không có chỗ nối liền. Tánh các ấm đó đã tiêu tan, dù có sinh lí mà không có thọ, tưởng, thì chẳng khác gì cây cỏ. Cái hình chất hiện tiền còn không thể nắm bắt được, huống hồ sau khi chết, làm sao lại còn có các tướng? Nhân đó mà xét nghiệm cái đã diệt, thì biết cái hiện tại chưa diệt; so sánh với tương lai, sau khi chết nhất định không có tướng. Xét chung cả bốn ấm sắc, thọ, tưởng, hành, mỗi ấm, trước khi sinh và sau khi chết đều không có tướng; như vậy, cả bốn ấm cộng chung có tất cả tám thứ vô tướng. Từ những lập luận đó mà hành giả kia xác quyết rằng: Niết Bàn, Nhân Quả chỉ là những danh từ suông, tất cả đều không có, rốt ráo qui về đoạn diệt!

Do kiến chấp “sau khi chết không có tướng” như trên mà hành giả bị rơi vào tà kiến ngoại đạo, mê loạn tánh bồ đề. Đó là loại ngoại đạo thứ bảy, lập ra luận thuyết điên đảo, chủ trương: “Năm ấm, sau khi chếtkhông có tướng.”

Lại nữa, hành giả kia ở trong thiền định, chánh tâm đứng lặng vững vàng, thiên ma không có cơ hội quấy phá, bèn suy cứu tận cùng cội gốc của mọi loài chúng sinh, xem thấy cái cội gốc u ẩn kia luôn luôn máy động; từ đó khởi tâm so đo suy lường về chỗ hành ấm còn tồn tại và sắc thọ tưởng đã diệt, lại suy lường cả cái có và cái không, tự thể chúng đánh phá nhau, hành giả ấy bèn rơi vào loại luận thuyết điên đảo: “sau khi chết, có và không đều chẳng phải”.

Hành giả ấy, nơi ba ấm sắc, thọ, tưởng, thấy có mà chẳng phải có; nơi hành ấm đang trôi chảy, thấy không mà chẳng phải không. Dần dà như thế, suy xét cùng tận giới hạn của bốn ấm, thành ra tám thứ “chẳng phải có mà chẳng phải không”; bất luận là nêu lên một ấm nào để xét, đều nói “sau khi chết chẳng phải có tướng, chẳng phải không có tướng”.

Lại suy lường tới vạn pháp, thấy tánh của chúng biến thiên rối loạn, làm tăng trưởng tà tri tà kiến, cho rằng “có và không đều chẳng phải”, không biết căn cứ vào đâu để nói hư, nói thật.

Do kiến chấp “sau khi chết, có và không đều chẳng phải” như trên mà việc về sau tối tăm mù mịt, nói có cũng không đúng mà nói không cũng không ổn, hành giả bị rơi vào tà kiến ngoại đạo, mê loạn tánh bồ đề. Đó là loại ngoại đạo thứ tám, lập ra luận thuyết điên đảo, chủ trương: “Năm ấm sau khi chết có và không đều chẳng phải.”

Lại nữa, hành giả kia ở trong thiền định, chánh tâm đứng lặng vững vàng, thiên ma không có cơ hội quấy phá, bèn suy cứu tận cùng cội gốc của mọi loài chúng sinh, xem thấy cái cội gốc u ẩn kia luôn luôn máy động; từ đó khởi tâm so đo suy lường, chấp trước cho rằng “sau này là không”, hành giả ấy bèn rơi vào bảy loại luận thuyết “đoạn diệt”: hoặc cho rằng thân người là diệt; hoặc thân trời Lục-dục là diệt; hoặc cõi Sơ-thiền hết dục nhiễm là diệt; hoặc cõi Nhị-thiền hoàn toàn hết khổ là diệt; hoặc cõi Tam-thiền vui đến cùng cực là diệt; hoặc cõi Tứ-thiền xả bỏ hết hỉ lạc là diệt; hoặc cõi Tứ-không xả bỏ hết sắc chất chướng ngại là diệt. Như thế xoay vần, suy xét cùng cực bảy nơi, cho rằng thân hiện tiền chắc chắn qui về chỗ tiêu diệt, và tiêu diệt rồi thì sau không còn sinh lại nữa.

Do kiến chấp “sau khi chết là đoạn diệt” như trên mà hành giả bị rơi vào tà kiến ngoại đạo, mê loạn tánh bồ đề. Đó là loại ngoại đạo thứ chín, lập ra luận thuyết điên đảo, chủ trương: “Năm ấm, sau khi chết là đoạn diệt.”

Lại nữa, hành giả kia ở trong thiền định, chánh tâm đứng lặng vững vàng, thiên ma không có cơ hội quấy phá, bèn suy cứu tận cùng cội gốc của mọi loài chúng sinh, xem thấy cái cội gốc u ẩn kia luôn luôn máy động; từ đó khởi tâm so đo suy lường, chấp trước cho rằng “sau này còn có”, hành giả ấy bèn rơi vào năm loại luận thuyết “niết bàn hiện tại”: Hoặc cho sáu cõi trời Dục-giới là cảnh niết bàn hiện tại, vì xem thấy nơi đó ánh sáng biến khắp mà sinh tâm ái mộ; hoặc cho trời Sơ-thiền là niết bàn hiện tại, vì nơi đó lìa dục nhiễm, đầy hỉ lạc, không còn đau khổ; hoặc cho trời Nhị-thiền là niết bàn hiện tại, vì nơi đó do thiền định mà sinh hỉ lạc, không còn mọi thứ ưu sầu; hoặc cho trời Tam-thiền là niết bàn hiện tại, vì nơi đó vui đẹp cùng cực; hoặc cho trời Tứ-thiền là niết bàn hiện tại, vì nơi đó khổ vui đều dứt hết, không còn chịu sinh tử luân hồi. Như vậy là hành giả kia thật quá mê lầm, cho các cõi trời hữu lậu là niết bàn vô vi; cho năm chỗ kia là nơi an ổn, là cảnh giới tối thắng thanh tịnh. Cứ như thế, tuần tự quán xét từ dưới lên trên, mê lầm cho tất cả năm nơi kia đều là cực quả vô thượng!

Do chấp “năm cảnh giới niết bàn hiện tại” như trên mà hành giả bị rơi vào tà kiến ngoại đạo, mê loạn tánh bồ đề. Đó là loại ngoại đạo thứ mười, lập ra luận thuyết điên đảo, chủ trương: “Trong năm ấm có năm cảnh giới niết bàn hiện tại.”

Này A Nan! Mười thứ hiểu biết điên cuồng trong thiền định như thế, đều do hành ấm và tâm dụng côngđoạn vọng hiển chân giao tranh nhau mà sinh ra. Chúng sinh ngu muội, ngoan cố, không tự xét tự lượng, gặp những tư tưởng ấy hiện ra thì nhầm lẫn không biết rõ, cho mình đã chứng quả thánh, thành ra mắc tội đại vọng ngữ, phải đọa địa ngục Vô-gián! Sau khi Như Lai diệt độ, quí thầy nên y theo lời dạy này, tuyên bày nghĩa lí cho chúng sinh trong đời mạt pháp được tỏ ngộ; không để cho tâm ma tự gây nên những tội lỗisâu nặng. Đó là cách giữ gìn chánh pháp, giúp cho người tu hành tiêu diệt tà kiến; giáo huấn cho họ khai mở tâm trí mà giác ngộ nghĩa lí chân thật đối với Đạo Vô Thượng, không lạc vào đường tà; chớ để họ vừa được chút ít đã cho là đủ, mà hãy nêu rõ cho họ thấy cái mục tiêu thanh tịnh để thành bậc Đại Giác.

Này A Nan! Hành giả kia tu định, khi hành ấm đã hết, thì tánh sinh diệt của vạn pháp, cái căn nguyên máy động lăng xăng nhấp nhoáng, cái then chốt chung sinh ra các loài chúng sinh trong thế gian, bỗng chốc đềutiêu tan hết. Cái giềng mối vi tế, cái nguồn mạch thâm trầm cảm ứng, đền trả túc nghiệp của ngã thể chúng sinh đã đứt tung. Đối với cảnh giới niết bàn, hành giả ấy hầu như sắp ngộ nhập; như gà gáy lúc canh năm, nhìn về phương Đông đã thấy hừng sáng. Sáu căn rỗng lặng, không còn giong ruổi, nội căn ngoại cảnhđều trong sáng, thể nhập tánh “vô sở nhập”; thấu suốt nguyên do thọ sinh của mười hai loài chúng sinhtrong mười phương. Thế mà đến đây, do quán xét thấy được nguyên do thọ sinh, hành giả lại chấp đó là chân tâm nguồn cội, nên thức ấm không thể phá trừ. Tuy vậy, vì hành ấm đã hết, nên không còn bị lôi kéo đi thọ sinh trong mười hai loài chúng sinh; chỉ thấy mười phương thế giới đồng một thức tánh. Hành giả lúc này như trời hừng sáng, chưa hoàn toàn sáng rỡ, chỉ đủ để đánh tan bóng đêm, thấy được những vật ở chỗ u ám tối tăm; đây gọi là hành giả vẫn còn bị thức ấm ngăn che hạn chế.

Nếu ở trong chỗ chúng sinh lôi kéo nhau thọ sinh, mà đã đạt được cái thấy đồng một thức tánh; lại mài giũa sáu căn đến chỗ: khi hợp lại thì cả sáu thành một, khi mở ra thì một mà thành sáu, thấy nghe dung thôngnhau, dùng thay lẫn nhau không chướng ngại; mười phương thế giới cùng với thân tâm, trong ngoài sáng suốt trong sạch như ngọc lưu li. Như thế tức là thức ấm đã hết, người tu hành bấy giờ mới có thể vượt khỏi mạng trược. Như vậy, xét kĩ lại nguyên do của thức ấm, thì gốc rễ chính là vọng tưởng điên đảo, ảo tượng hư vô.

Này A Nan! Thầy nên biết: Hành giả kia suy cứu cùng tột, cho đến khi hành ấm diệt hết, trở về nguồn cội của thức. Sự sinh diệt đã diệt, nhưng chưa viên mãn chỗ tinh diệu của cảnh giới tịch diệt. Hành giả ấy có thể khiến cho thân mình, sáu căn khác nhau mà thông suốt được với nhau: khi hợp thì sáu căn dùng như một căn, khi mở thì một căn dùng như sáu căn; lại cũng có thể thông suốt với cái hiểu biết của mọi loài chúng sinh trong mười phương; do đó mà có thể nhập vào cái nguyên ủy bao hàm vạn loại – tức là thức ấm. Nếu ở chỗ qui về đó mà chấp cho là chỗ y trú chân thường, và cho đó là cái thấy thù thắng của mình, thì hành giả rơi vào kiến chấp có “năng y trú và sở y trú”; trở thành bạn bè với Sa Tì Ca La (nhận Minh Đế làm chỗ quay về y trú), mê muội tánh bồ đề, bỏ mất tri kiến Phật. Đó là loại ma chướng thứ nhất, chấp tâm có sở đắc, chấp quả có sở qui, trái xa với tánh viên thông, phản ngược với con đường niết bàn, sinh lạc vào dòng giống ngoại đạo.

Lại nữa, này A Nan! Hành giả kia suy cứu cùng tột, cho đến khi hành ấm diệt hết. Sự sinh diệt đã diệt, nhưng chưa viên mãn chỗ tinh diệu của cảnh giới tịch diệt. Nếu ở chỗ qui về đó mà hành giả chấp cho tâm thức chính là tự thể của ta, tất cả chúng sinh trong khắp cả hư không đều lưu xuất từ thân ta, và cho đó là cái thấy thù thắng của mình, thì rơi vào kiến chấp “không phải năng sinh cho là năng sinh”; trở thànhbạn bè với trời Đại Tự Tại (có thể hiện vô biên thân chúng sinh), mê muội tánh bồ đề, bỏ mất tri kiến Phật. Đó là loại ma chướng thứ hai, cho rằng tâm có thể tạo ra mọi loài, quả có thể thành tựu chuyện mọi loài, trái xa với tánh viên thông, phản ngược với con đường niết bàn, sinh lạc vào dòng giống trời đại ngã mạn, cho tự thể của ta biến khắp hư không, bao trùm muôn vật.

Lại nữa, này A Nan! Hành giả kia suy cứu cùng tột, cho đến khi hành ấm diệt hết. Sự sinh diệt đã diệt, nhưng chưa viên mãn chỗ tinh diệu của cảnh giới tịch diệt. Nếu lúc quay về mà hành giả thấy có chỗ nương tựa, thì nghĩ rằng, thân tâm mình là từ chỗ đó lưu xuất ra, và cả mười phương hư không cũng đều do chỗ đó sinh khởi; bèn ngay nơi cái chỗ sinh ra tất cả đó mà nhận cho là cái thể chân thường không sinhdiệt. Vậy là, ở trong cái sinh diệt mà lại chấp cho là thường trụ. Chẳng những không rõ tánh chân như là bất sinh diệt, lại còn không biết thức ấm vẫn còn vi tế sinh diệt. An trú trong vũng mê lầm sâu nặng mà cho đó là cái thấy thù thắng của mình, bèn rơi vào kiến chấp “thức ấm là thường, ta và vạn vật là không phải thường”; trở thành bạn bè với trời Tự Tại (cho mình là nguyên nhân của vạn vật), mê muội tánh bồ đề, bỏ mất tri kiến Phật. Đó là loại ma chướng thứ ba, chấp “thức là nguyên nhân sinh ra thân tâm ta và cũng là nơi ta nương tựa”, thành tựu cái quả vọng chấp “thức là chân thường”, trái xa với tánh viên thông, phản ngược với con đường niết bàn, sinh lạc vào hạng người hoàn toàn điên đảo.

Lại nữa, này A Nan! Hành giả kia suy cứu cùng tột, cho đến khi hành ấm diệt hết. Sự sinh diệt đã diệt, nhưng chưa viên mãn chỗ tinh diệu của cảnh giới tịch diệt. Nếu trong khi quán sát thức ấm, hành giả ấy thấy rằng thức là hiểu biết, và cái hiểu biết đó biến khắp vạn pháp, nhân đó mà nhận định rằng, tất cả cây cỏ trong mười phương đều là loài hữu tình, không khác gì con người; cây cỏ làm người, người chết rồi lại làm cây cỏ, cái hiểu biết ở cùng khắp, không phân biệt hữu tình vô tình; và hành giả cho đó là kiến giải thù thắng của mình, cho nên rơi vào kiến chấp “loài vô tri có tri giác”, trở thành bạn bè với các ngoại đạo Bà Tra, Tiển Ni (chấp cho tất cả đều có giác tri), mê muội tánh bồ đề, bỏ mất tri kiến Phật. Đó là loại ma chướng thứ tư, chấp cái tâm biết khắp, thành cái quả hư vọng, trái xa với tánh viên thông, phản ngược với con đường niết bàn, sinh lạc vào hạng người tri kiến điên đảo.

Lại nữa, này A Nan! Hành giả kia suy cứu cùng tột, cho đến khi hành ấm diệt hết. Sự sinh diệt đã diệt, nhưng chưa viên mãn chỗ tinh diệu của cảnh giới tịch diệt. Nếu ở trong chỗ viên dung, sáu căn dùng thay thế cho nhau một cách tùy tâm thuận ý, rồi căn cứ nơi chỗ viên dung này mà cho rằng tất cả vạn pháp đều do bốn đại biến hóa phát sinh. Từ đó hành giả tham cầu ánh sáng của hỏa đại, ưa tánh trong sạch của thủy đại, thích tánh châu lưu của phong đại, chiêm nghiệm những sự việc do địa đại thành tựu. Mỗi mỗi đều tôn sùng phụng sự, rồi cho cả bốn đại kia là nguyên nhân căn bản phát sinh tạo tác, chấp cho đó là tánh thường trụ, hành giả ấy bèn rơi vào kiến chấp “cái không thể sinh cho là có thể sinh ra tất cả”; trở thành bạn bè với nhóm ngoại đạo họ Ca Diếp và các Bà-la-môn (đem hết thân tâm thờ lửa, thờ nước để cầu thoát li sinh tử), mê muội tánh bồ đề, bỏ mất tri kiến Phật. Đó là loại ma chướng thứ năm, chấp trướcsùng phụng, mê tâm theo vật, mong cái nhân hư vọng, cầu cái quả giả dối, trái xa với tánh viên thông, phản ngược với con đường niết bàn, sinh lạc vào hạng người điên đảo về lí lẽ sinh hóa của vạn pháp.

Lại nữa, này A Nan! Hành giả kia suy cứu cùng tột, cho đến khi hành ấm diệt hết. Sự sinh diệt đã diệt, nhưng chưa viên mãn chỗ tinh diệu của cảnh giới tịch diệt. Nếu ở trong chỗ viên minh mà chấp lấy cái trống rỗng làm nơi cứu cánh, phủ nhận sự biến hóa của vạn vật, lấy cái vĩnh viễn đoạn diệt làm chỗ quay về nương tựa, và cho đó là cái thấy thù thắng của mình, hành giả ấy liền rơi vào kiến chấp “không phải chỗ quay về cho là chỗ quay về”; trở thành bạn bè với bọn chấp không trong cõi trời Vô-tưởng, mê muộitánh bồ đề, bỏ mất tri kiến Phật. Đó là loại ma chướng thứ sáu, chìm trong tâm hư vô, thành tựu cái quả trống rỗng, trái xa với tánh viên thông, phản ngược với con đường niết bàn, sinh lạc vào dòng giống đoạn diệt.

Lại nữa, này A Nan! Hành giả kia suy cứu cùng tột, cho đến khi hành ấm diệt hết, trở về nguồn cội của thức. Sự sinh diệt đã diệt, nhưng chưa viên mãn chỗ tinh diệu của cảnh giới tịch diệt. Nếu ở nơi tánh viên mãn thường trụ, hành giả kia muốn củng cố thân mình thường trụ như tánh ấy – tức được trường sinh bất tử, và cho đó là kiến giải thù thắng của mình thì rơi vào kiến chấp “tham trước cái không thể thamtrước”; trở thành bạn bè với những tiên nhân như A Tư Đà (tham cầu trường thọ), mê muội tánh bồ đề, bỏ mất tri kiến Phật. Đó là loại ma chướng thứ bảy, chấp thức ấm là căn nguyên của mạng sống, lập cái nhân viên thường để củng cố sắc thân huyễn vọng, hướng đến quả báo trần lao lâu dài, trái xa với tánh viên thông, phản ngược với con đường niết bàn, sinh lạc vào dòng giống vọng cầu kéo dài mạng sống.

Lại nữa, này A Nan! Hành giả kia suy cứu cùng tột, cho đến khi hành ấm diệt hết, trở về nguồn cội của thức. Sự sinh diệt đã diệt, nhưng chưa viên mãn chỗ tinh diệu của cảnh giới tịch diệt. Quán xét thấy thức ấm là căn nguyên thọ mạng, các loài cùng dung thông nhau, bèn muốn ở lại chốn trần lao, – vì sợ thức ấmtiêu mất thì thân mạng không chỗ nương tựa. Bấy giờ hành giả bèn ngồi cung hoa sen, hóa ra nhiều thứ bảy báu và nhiều mĩ nữ, buông lung tâm ý, và cho như thế là đúng, cho nên rơi vào kiến chấp “lấy cái không chân thường cho là chân thường”; trở thành bạn bè với thiên ma ở cõi trời Tha Hóa Tự Tại, mê muội tánh bồ đề, bỏ mất tri kiến Phật. Đó là loại ma chướng thứ tám, phát ra cái nhân tà tưởng, thành cái quả trần lao lẫy lừng, trái xa với tánh viên thông, phản ngược với con đường niết bàn, sinh lạc vào dòng giống thiên ma.

Lại nữa, này A Nan! Hành giả kia suy cứu cùng tột, cho đến khi hành ấm diệt hết, trở về nguồn cội của thức. Sự sinh diệt đã diệt, nhưng chưa viên mãn chỗ tinh diệu của cảnh giới tịch diệt. Ở trong chỗ nguồn gốc rỗng sáng của sinh mạng mà phân tích biện biệt cái tinh diệu, cái thô lậu, để quyết đoán cái chân thật, cái hư ngụy. Ở trong vòng nhân quả thù đáp nhau thì chỉ cầu sự cảm ứng, trái với đạo nhất thừa thanh tịnh, nghĩa là: hành giả thấy khổ đế, đoạn tập đế, chứng diệt đế, tu đạo đế; và khi đạt được quả tịch diệt liền cho đó là kết quả thù thắng rốt ráo, bèn an hưởng cái vui niết bàn, không cầu tiến tới thêm nữa; cho nên rơi vào hàng “định tánh Thanh-văn”, trở thành bạn bè với nhóm tì kheo Vô Văn (đầy tánh tăng thượng mạn), mê muội tánh bồ đề, bỏ mất tri kiến Phật. Đó là loại ma chướng thứ chín, viên mãn đổi cái thô lậu thành tinh diệu, cầu cái tâm cảm ứng, thành tựu cái quả thú hướng tịch diệt, trái xa với tánh viên thông, phản ngược với con đường niết bàn, sinh lạc vào hạng người vĩnh viễn bị ràng buộc ở cõi không.

Lại nữa, này A Nan! Hành giả kia suy cứu cùng tột, cho đến khi hành ấm diệt hết, trở về nguồn cội của thức. Sự sinh diệt đã diệt, nhưng chưa viên mãn chỗ tinh diệu của cảnh giới tịch diệt. Nếu ở nơi tánh viên dung, thanh tịnh, sáng suốt, mà phát tâm suy cứu, chứng ngộ cảnh giới thâm diệu, rồi lấy cảnh giới chứng ngộ ấy cho là niết bàn rốt ráo, không cầu tiến tới thêm nữa. Do tâm thắng giải đó mà hành giả rơi vào hạng “định tánh Bích-chi”; trở thành bạn bè với hàng Duyên-giác và Độc-giác (không hồi tâm hướng lên Đại thừa), mê muội tánh bồ đề, bỏ mất tri kiến Phật. Đó là loại ma chướng thứ mười, lấy tâm giác tri viên mãn làm nhân, thành tựu quả trạm minh Độc-giác, Duyên-giác, trái xa với tánh viên thông, phản ngược với con đường niết bàn, sinh lạc vào hạng người chứng ngộ viên minh Độc-giác, Duyên-giác, nhưng không hóa giải được cái cố chấp vào cảnh giới viên minh đó.

Này A Nan! Mười cảnh giới thiền định như thế, người tu hành bỗng ở giữa chừng thành cuồng điên, vì đã nương theo những kiến giải điên cuồng mà không tự biết; ở trong chỗ chưa đầy đủ mà cho là cứu cánh. Đó là do thức ấm (vọng niệm) và tâm dụng công (chánh niệm) giao tranh nhau; và vì vọng niệm thắng nên sinh ra như thế. Chúng sinh mê muội, chẳng tự suy xét kĩ càng, khi gặp các cảnh giới như thế hiện ratrước mắt, liền dùng cái tâm ái chấp sai lầm từng tích tập từ bao đời trước mà chấp thủ, cho đó là chỗ quay về rốt ráo, an tâm dừng nghỉ nơi các cảnh giới đó; hoặc tự bảo rằng, quả vị mình đã chứng là đầy đủ, là Vô thượng Bồ đề, thành đại vọng ngữ. Như vậy, tám hạng người trước thì lạc vào tà ma ngoại đạo, khi nghiệp báo chiêu cảm hết rồi, tất đọa vào địa ngục Vô-gián; còn hai hạng Thanh-văn và Duyên-giác ở sau thì không thể nào tiến lên được nữa.

Quí thầy để tâm giữ gìn chánh đạo của Như Lai, thì sau khi Như Lai diệt độ, hãy đem pháp môn này truyền dạy trong đời mạt pháp, khiến khắp chúng sinh hiểu rõ nghĩa lí này, không để cho các loại ma tà kiến từ chính tâm mình xuất hiện, rồi tự tạo các tội nghiệt trầm trọng; hộ trì cho người tu hành dứt tuyệt tà duyên, khiến cho thân tâm họ được nhập tri kiến Phật, từ đó thẳng tiến đến thành tựu quả Phật, không bị lạc vào đường tà.

Chư Phật nhiều như vi trần, trong hằng sa kiếp quá khứ, đều nhờ pháp môn này mà khai mở tâm trí, chứng đạo Vô thượng.

Khi thức ấm hết sạch rồi, thì ngay hiện tiền, sáu căn của hành giả dùng thay thế nhau một cách dung thông. Từ chỗ sáu căn dùng thay thế lẫn nhau ấy, hành giả nhập vào địa vị Càn-tuệ kim-cang của Bồ-tát đạo, ở trong đó, cái tâm tinh diệu sáng soi biến khắp phát khởi thần thông biến hóa; như viên ngọc lưu litrong suốt, trong đó có chứa mặt trăng báu. Cứ thế mà tiến lên, trải qua các địa vị từ Thập-tín, Thập-trụ, Thập-hạnh, Thập-hồi-hướng, Tứ-gia-hạnh, Thập-địa Bồ-tát, cho đến Đẳng-giác viên minh, nhập vào biển Diệu-trang-nghiêm của Phật, viên mãn đạo quả Bồ Đề, về đến chỗ cứu cánh “vô sở đắc”.

Đó là những ma sự vi tế mà chư Phật Thế Tôn trong quá khứ đã quán sát, phân tích, và thấy rõ trong lúc tu đại định. Khi cảnh ma hiện ra, nếu hành giả nhận biết rõ ràng thì tâm cấu nhiễm liền tẩy trừ, không bị lạc vào tà kiến. Ấm ma đã bị tiêu diệt thì thiên ma cũng tự tan nát, đại lực quỉ thần kinh hồn chạy trốn, các loạiyêu tinh tiểu quỉ không còn dám ra mặt, hành giả tiến thẳng đến quả Bồ Đề, không gì thiếu sót; dù là hàng Nhị-thừa căn tánh thấp kém, cũng tinh tấn tiến tới, tâm không còn mê muội đối với đạo quả cứu cánh Niết Bàn.

Nếu ở đời mạt pháp, chúng sinh ngu độn, chưa biết rõ những cảnh tượng sai khác trong thiền định, cũng chưa biết những ma sự Phật đã dạy, mà lại ưa thích tu tam muội, thì sợ rằng họ sẽ lạc vào đường tà. Nếu thế thì quí thầy phải một lòng khuyên bảo họ, hãy trì tụng thần chú Phật Đảnh Đà La Ni của Như Lai. Nếu chưa trì tụng được, hãy viết thần chú ấy nơi thiền đường, hoặc đeo trên người, thì tất cả tà ma đều không đụng chạm được. Quí thầy hãy kính vâng lời dạy bảo cuối cùng về đường tu tiến rốt ráo của mười phươngNhư Lai.

Đại đức A Nan nghe lời Phật dạy bảo, ghi nhớ không sót, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ kính vâng; rồi ở trước đại chúng, lại bạch Phật rằng:

– Như lời đức Thế Tôn dạy, thì trong tướng năm ấm là năm thứ vọng tưởng mà chúng sinh cho là tâm tưởng căn bản. Chúng con ngày thường chưa được đức Thế Tôn khai thị tỉ mỉ như thế. Lại nữa, năm ấmấy là tiêu trừ một lần, hay theo thứ lớp mà diệt dần? Và năm lớp như thế, tới đâu là giới hạn? Cúi xin đức Thế Tôn phát lòng đại từ, khiến cho tâm và mắt của đại chúng hôm nay được trong sáng, để làm đạo nhãntương lai cho tất cả chúng sinh trong đời mạt pháp.

Đức Phật bảo đại đức A Nan:

– Tâm thuần chân luôn tịch chiếu, tánh bản giác thường viên tịnh. Tâm tánh ấy không hề mang dấu vết của sinh tử, cũng không có bóng dáng của trần cấu; mà sinh tử, trần cấu, cho đến cả hư không, đều do vọng tưởng sinh khởi. Tánh bản giác vốn thuần chân, nhiệm mầu, trong sáng, nhưng do một niệm vọng động mà phát sinh các khí thế gian; như chàng Diễn Nhã Đạt Đa, mê lú quên mất cái đầu của mình, lại nhận cái đầu trong gương là thật có. Vọng vốn không có nguyên nhân. Khi còn ở trong vọng tưởng thì cho vạn pháp là do nhân duyên sinh; và những người không biết lí nhân duyên thì lại cho là tự nhiên có. Thật ra, tánh hư không còn do huyễn hóa phát sinh, thì dù là nhân duyên hay tự nhiên cũng chỉ là những so đo chấp trướctừ vọng tâm của chúng sinh mà thôi.

Này A Nan! Nếu biết vọng tưởng có chỗ khởi sinh, thì có thể nói nhân duyên của vọng tưởng; nếu vọng tưởng vốn không có chỗ khởi sinh, thì cái nhân duyên của hư vọng vốn cũng không hề có; huống chi những người không biết lí nhân duyên mà suy ra cái tánh tự nhiên, thì lại càng sai lầm! Vì vậy mà Như Lainói rõ cho thầy biết rằng, cái nhân căn bản của năm ấm đồng là vọng tưởng.

Thân thể của thầy, trước tiên nhân vọng tưởng ái dục của cha mẹ mà sinh ra. Vả lại, nếu tâm thức trung ấm của thầy không có niệm tưởng yêu ghét đối với cha mẹ thì không thể đến hòa hợp với niệm tưởng của cha mẹ để gá thành bào thai. Như trước đây Như Lai đã nói: Tâm tưởng nghĩ đến vị chua thì trong miệng nước miếng chảy ra; tâm tưởng tượng đứng trên vách núi cao thì lòng bàn chân cảm thấy ghê rợn. Nhưng vách núi cao thì không có, vật chua thì không thấy; nếu thân thể của thầy chẳng cùng loại với hư vọng, thì tại sao khi nghe nói tới “chua” thì nước miếng trong miệng liền chảy ra? Cho nên phải biết, sắc thân hiện tạicủa thầy chính là loại vọng tưởng thứ nhất, gọi là vọng tưởng kiên cố.

Ngay nơi tâm tưởng tượng đứng trên vách núi cao, như vừa mới nói, có thể khiến thân thầy thật sự cảm thấy ghê rợn. Do tâm tưởng làm nhân mà thọ ấm phát sinh, làm giao động sắc thân. Hiện thời ở nơi thầy, hai thứ cảm thọ: thuận ý thì vui, nghịch ý thì khổ, xô đẩy tâm thầy giong ruổi không ngừng. Đó là loại vọng tưởng thứ hai, gọi là vọng tưởng hư minh.

Do những niệm tưởng sai khiến sắc thân thầy, nếu sắc thân không phải cùng loại với niệm tưởng, thì vì cớ gì mà thân thầy theo chịu sự sai khiến của niệm tưởng mà nhận lấy các thứ hình tượng, rồi sinh tâm chấp nhận những hình tượng phù hợp với niệm tưởng? Lúc thức là tâm tưởng, lúc ngủ là chiêm bao. Thế là niệm tưởng của thầy luôn luôn lay động vọng tình; đó là loại vọng tưởng thứ ba, gọi là vọng tưởng dung thông.

Hành ấm biến hóa không ngừng, niệm niệm âm thầm dời đổi. Móng tay dài dần, tóc mọc ra, khí lực hao mòn, da mặt nhăn nheo, tất cả đều biến đổi ngày đêm mà không hề hay biết. A Nan! Nếu sự trạng ấy không phải là thầy thì tại sao thân thể thầy lại biến đổi? Mà sự trạng ấy nếu quả thật là thầy thì tại sao thầy không hay biết? Vậy thì các hành trôi chảy nơi thầy, niệm niệm không dừng, đó là loại vọng tưởng thứ tư, gọi là vọng tưởng u ẩn.

Lại nữa, cái thức thể tinh thuần, chiếu suốt, trong lặng, không chao động ở nơi thầy, cho đó là tánh chân thường ư? Sự thật thì nơi thân thầy nó chẳng qua chỉ là những sự thấy, nghe, hay, biết mà thôi. Nếu nó quả là tánh tinh thuần chân thật, thì lẽ ra nó không huân tập dung chứa những sự nhiễm ô hư vọng. Vậy màtại sao trong năm xưa thầy từng thấy một vật lạ, trải qua nhiều năm không hề nhớ đến, hôm nay tình cờthấy vật lạ ấy, thầy liền nhớ lại rõ ràng, không sai lộn tí nào? Thế mới biết, trong thức tánh tinh thuần, trong lặng, không chao động đó, niệm niệm không ngừng nhận sự huân tập, không thể lường tính hết được. Này A Nan! Thầy nên biết, cái thức tánh trong lặng đó không phải chân thật; như dòng nước chảy xiết mà trông như đứng yên, ấy là vì chảy nhanh mà không thấy chứ chẳng phải là không chảy. Nếu nguồn cội của nó không phải là vọng tưởng thì nó đâu có để cho vọng tưởng huân tập! Nếu sáu căn của thầy chưa dùng thay cho nhau dung thông tự tại, thì cái nguồn cội vọng tưởng vi tế ấy không bao giờ tiêu diệt được. Vì vậy, cái tập khí quán xuyến điều khiển những sự thấy nghe hay biết của thầy hiện nay, là loại vọng tưởng thứ năm, đó là vọng tưởng điên đảo, tinh vi tế nhiệm, huyễn hóa rỗng không, ẩn trong tánh trong lặng chiếu suốt của thầy.

A Nan! Năm ấm đó do năm thứ vọng tưởng như thế tạo thành. Nay thầy muốn biết giới hạn sâu cạn của năm ấm đó, thì sắc với không là biên giới của Sắc ấm; chạm với lìa là biên giới của Thọ ấm; nhớ với quên là biên giới của Tưởng ấm; diệt với sinh là biên giới của Hành ấm; trong lặng nhập hợp với trong lặng là biên giới của Thức ấm.

Căn nguyên của năm ấm ấy trùng điệp sinh khởi. Sinh thì nhân Thức ấm mà có; diệt thì từ Sắc ấm mà trừ. Luận về thì là đốn ngộ, nhân cái ngộ đó mà tất cả vọng tưởng đều tiêu liền; luận về sự thì không thể tiêu trừ ngay, mà phải tuần tự theo thứ lớp.

Như Lai đã khai thị cho thầy về những cái gút của chiếc khăn, có chỗ nào không rõ mà thầy phải hỏi lại? Thầy hãy đem cái tâm thông suốt về căn nguyên của vọng tưởng đó mà truyền dạy cho đời sau, khiến cho những người tu hành trong đời mạt pháp biết rõ sự hư vọng mà tự sinh nhàm chán, và biết có niết bàn mà không mê luyến ba cõi.

A Nan! Giả sử có người đem các thứ trân bảo đầy ắp hư không, cùng khắp mười phương, dâng lên cúng dường chư Phật nhiều như vi trần, mà tâm không lúc nào xao lãng; thầy nghĩ thế nào, do nhân duyên cúng dường chư Phật như thế, người ấy được phước báo nhiều chăng?

Đại đức A Nan bạch Phật:

– Hư không vô tận, trân bảo vô biên. Ngày xưa có người cúng dường Phật chỉ bảy đồng tiền, mà sau khi bỏ thân còn được phước báo làm bậc Chuyển Luân Vương(238); huống chi hiện tiền nguời kia đem vô lượng trân bảo cúng dường chư Phật biến khắp mười phương hư không, thì dù suy nghĩ cho đến hết kiếp cũng không thể thấu được, vì phước báo ấy không có bờ bến!

Phật bảo đại đức A Nan:

– Lời nói của chư Phật không hư vọng. Giả sử có người tạo đủ các tội, như bốn tội căn bản cực nặng(239), mười tội cực ác(240), trong giây lát phải đọa địa ngục Vô-gián liên tục từ phương này sang phương khác trải khắp mười phương; nhưng nếu người đó ở trong một niệm, có thể đem pháp môn này khai thị cho người chưa tu học trong đời mạt pháp, thì những tội chướng nặng nề kia, ngay trong niệm ấy liền được tiêu trừ, biến cái nhân thọ khổ địa ngục trở thành cái nhân sinh về cõi an lạc. Phước báo của người này có được, so với người cúng dường trân bảo trên kia, còn lớn hơn gấp trăm, ngàn, vạn, ức lần; dù có tính toán hay thí dụ thế nào cũng không thể nói hết được. A Nan! Nếu có chúng sinh được tụng kinhnày, được trì chú này, thì phước báo của chúng sinh ấy, dù Như Lai có tuyên dương đến trọn kiếp cũng không nói hết được.

Hãy y theo lời dạy của Như Lai mà tu hành thì không còn sợ bị ma chướng, mà sẽ tiến thẳng đến thành tựu viên mãn đạo quả Vô Thượng Bồ Đề.

Phật nói kinh này xong, các hàng tì-kheo, tì-kheo-ni, cư-sĩ nam, cư-sĩ nữ, tất cả trời, người và a-tu-la trong thế gian, cùng các hàng Bồ-tát, Nhị-thừa, thánh tiên, đồng tử từ các phương khác đến, và các vị đại lựcquỉ thần mới phát tâm hộ trì Phật pháp, tất cả đều rất vui mừng, lễ Phật rồi lui ra.


Xem dưới dạng văn bản thuần túy