× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Mật tông

Pháp và sự sáng tạo



16- Sự quá đỗi

Tôi không tin học được pháp thưởng thức mà chỉ khám phá. Người ta cũng không thể giảng dạy mà chỉ có thể tạo môi trường để cùng nhau khám phá. Điều này giống như bố trí gian phòng thiền định thật đẹp với những chiếc gối xinh xắn để thấy cảm giác thiền định đang mời mọc tham gia vào thực hành.

Pháp nghe nhìn đặt nền tảng trên năng lượng « Lòng Tử Tế Nguyên Thủy » và sự xác tín. Từ quan điểm này, những trực nhận hằng ngày được xem như thật phong phú và đầy tài nguyên như nền tảng làm việc thể hiện tác phẫm nghệ thuật và thực hành thiền định (nghệ thuật thưởng thức khoảng lặng). Nhưng có lẽ cũng cần hai dạng năng lượng khác đồng thời thể hiện đó là: « Năng lượng gây hấn và năng lượng quá đỗi ».

Nói chung, sự quá đỗi được xem như vượt quá giới hạn có thể nên mất khả năng tự chủ và trở thành quá khích. Chúng ta để thoát ra ngoài những gì không thể chứa đựng hay nắm bắt. Nhưng ở đây sự quá đỗi là tình cảm xác tín trực tiếp đi theo tinh thần hài hước cường điệu hay từ năng lượng và cường độ xâm nhập vào bên trong. Sự quá đỗi hình như cần thiết, nhưng phải đi chung với tính không gây hấn; khi nói đến không gây hấn là biết trực nhận thế giới không mang tính biểu dương hiện hữu và bản ngã theo chiều hướng cuồng tâm.

Thật rất rõ nét. Nhưng hình như có những mâu thuẩn trong tâm thức như nguồn cảm hứng pha trộn với chủ nghĩa tự kỷ. Sự pha trộn này dẫn đến mù quáng và làm mất quan kiến toàn diện của toàn cảnh; do đó không còn khả năng hành xử thích nghi. Sự tập trung cao độ sẽ gây ra những khó khăn nếu gây hấn và rõ biết đồng hiện diện. Nhưng sự rõ biết như thế hình như không phải là vấn đề nghiêm trọng, nó không hề xấu xa mà giống như tiện thể tự nhìn lại mình. Kiểm soát và xem xét không ngừng để có thể thản nhiên hơn với bản ngã và điều này đáng làm. Nhưng gây hấn vẫn là vấn đề cực kỳ to lớn.

Sự gây hấn đặt nền tảng trên ý định chứng minh cái gì đó đã biết hay muốn nói với ai đó sự thật đã khám phá. Ngay cả nếu sự chứng minh này xác đáng hay quá đỗi tuyệt vời và sự thật khám phá được cho là thích đáng, nhưng những phương tiện sử dụng trình bày chủ đề lại không phải là vấn đề tiên quyết. Từ quan điểm này, chúng ta không thể thực hiện những qui luật về những gì phải nói và không nên nói trên phương thức hành động hay không hành động. Tất cả điều phải chân chính trực nhận. Ở đây phương tiện hay phong cách sử dụng trình bày sự thật hình như là điểm chủ yếu. Nói cách khác, có thể một nghệ nhân có khả năng phô bày trọn vẹn tác phẫm và thật chính xác. Dù vậy tác phẫm vẫn không thể trong suốt và vắng bặt cá tính. Có thể nói, nó luôn tỏa ra hương vị hay tình cảm tác giả chất chứa. Thí dụ, hương vị hay tinh cảm có thể được thể hiện cực kỳ gây hấn. Trường hợp này, sự biểu thị cụ thể nếu tác giả quá gây hấn, chúng ta thấy ngay những cặn bả trong công việc của họ.

Vấn đề không gây hấn bao phủ tầm quan trọng cực kỳ. Với sự không gây hấn, nghệ thuật trở thành pháp thưởng thức hay sự thật hiện tiền. Ðó là nghệ thuật thưởng thức có sự đơn giản chân chính không tham vọng hiện diện. Trong điều kiện này, tất cả những gì mong muốn là mang ra triển lãm công trình, cho nó một cảnh tượng hay sống với tác phẫm nghệ thuật.

Trong nhiều tác phẫm, người ta nhận thấy khuynh hướng cố nắm bắt cái nhìn tổng quát giây phút trải nghiệm và thực hiện từ đó tính vĩnh hằng. Chúng ta nhận định sáng tỏ và cố thể hiện thành tác phẫm. Điều này trở thành nghệ thuật ăn trộm. Cố mang tài năng nghệ thuật thể hiện vào tác phẫm riêng biệt như: viết một bản nhạc, bức tranh hay một bài thơ..., công việc được buông thả trên mảnh giấy, tấm toan hay mặt nền từ tính để có thể nghe hay nhìn bất cứ lúc nào, cho đến ngày nó bị lãng quên hay tàn lụi. Hình như dạng thức nỗ lực để cũng cố nghệ thuật không thể phát sinh tài năng mà chỉ là hình thức tuyên án tử hình hay cưỡng bức.

Chúng ta có thể mang lại sự nhẹ nhàng cho cuộc sống hơn là sự chết. Nghệ thuật trở thành liên tục tính đầy sống động và được xem như quá trình vĩnh cữu. Trước tiên, có tư tưởng phôi thai để bắt đầu. Đây chỉ là một hạt mầm, nhưng phôi bắt đầu nẩy mầm và đâm chồi thế là với thời gian những hạt bông xuất hiện. Quan niệm nghệ thuật đặt nền tảng trên nhận định sức sinh tồn. Chú yếu vẫn là tình cảm liên tục cảm thông trong cuộc sống.

Nếu chúng ta biết mình là ai, những gì chúng ta là... Chúng ta ở đâu và có cái gì để nói, hiển nhiên có thể chia xẻ với mọi người. Được chăng. Không có gì xấu cả vì không cố ý tuyên bố. Ngay cả muốn tuyên bố sự khám phá phôi thai, chúng ta không nói toạc móng heo. Vì sự thật luôn luôn có khuynh hướng tự bật mí tất cả để chứng tỏ tính chính đáng, minh triết và nghệ thuật. Theo truyền thống Phật học, để giao lưu với thế giới nhất là qua phương tiện nghệ thuật, chỉ cần gợi ý hơn đề nghị những hướng đi. Đây là vấn đề thuộc về thái độ thể hiện. Nếu chứng minh cái gì đó vào bất cứ lúc nào, công việc nghệ thuật sẽ không còn sống động nữa. Nhưng nếu trình bày nó như một thông điệp đầy đủ không cần giải thích từng chi tiết, có nghĩa chỉ cung cấp một phần những gì có thể nói. Như vậy, tác phẫm vẫn còn giữ được sự phong phú trong tâm thức và tự nó có thể tự lan rộng. Đây chính là nghệ thuật sống đầy sinh động.

Nói nhiều hơn những gì cần nói cũng giống như xin lỗi. Điều này chỉ làm công chúng nhàm chán vì phải theo đuổi tính hợp lý để làm điểm tựa. Đồng thới bắt đầu nhảy vọt lên trên nó. Tôi tin mọi người lúc nào cũng sợ người khác lơ là, sợ trở thành kẻ thất bại. Vì thế muốn giải thích tất cả những gì họ biết, muốn thể hiện tất cả những điểm mốc cùng một lúc. Thái độ kẻ trắng tay hay thất bại có thể tạo thảm hại cho một vở kịch hay bài thơ. Nói chung, nhiều người lợi dụng nhiều hơn mức có thể khi tất cả những gì chứa chất không được bật mí. Ở đây không phải che dấu sự thật, nhưng gìn giữ sự thẳng thắng và niềm hoan hỉ về những gì muốn nói, vì nghệ thuật là một quá trình đầy sinh động.

Không nói không gây hấn là rơi vào qui định hay cắt xén bớt sự thật. Nó phải phát sinh từ thành tựu trong tỉnh thức. Thông thường, buổi sáng tỉnh dậy sau giấc ngủ, chúng ta không còn cảm thấy bị ức chế, chúng ta miệt mài vào công việc vì thức hay ngủ là hai vấn đề hoàn toàn khác. Đương nhiên vẫn có thể ngủ gật giữa những sinh hoạt trong ngày. Ngược lại không có cảm tưởng có cái gì đó hình như thiếu thiếu vì không thể ngủ, và không gây hấn là quá trình hữu cơ chứ không phải là kỷ luật hay sự bó buộc thuộc về luân lý. Nhìn xuyên qua sự gây hấn và nhìn nhận hiện hữu những phương tiện tích cực đầy hiệu năng hơn là hiểu năng lượng dưới một ngày mới. Những gì gọi là thiền định, dù thực hành cực kỳ đơn giản, không lắm chuyện hay đặt vào đó những nghĩa mở rộng về tôn giáo hay chứa đầy ý nghĩa tuyệt vời của môn luân lý học, chúng vẫn tự động trở thành giáo điều hay thành lòng tin thật sắc nét và lòng tin càng in sâu thì phải ra sức bảo vệ. Nhưng một khi cố bảo vệ lòng tin sẽ trở thành gấy hấn. Quá đỗi hoàn toàn ngược lại, là sự kéo dài hành động không có tính chất gây hấn. Sự quá đỗi được định nghĩa bằng tinh thần hài hước. Tôi không nói đến chế diễu ai hay ám chỉ sự vật nào. Tinh thần hài hước là dấu hiệu đang thưởng thức những sự việc, có nghĩa không nặng nề như chúng ta tưởng; mà nó bồng bềnh trên mặt đất, thật khôi hài, vui nhộn, sống động và đầy sáng tỏ.

Tinh thần hài hước cho dù không là biểu lộ thong dong hay quả của may rủi. Trong cuộc sống, sự thong dong thường là dấu hiệu của tính rụt rè, khó chịu hay căng thẳng, cũng như dồn trách nhiệm cho người khác hay đánh lạc sự chú ý. Điều này chuyển hướng tập trung và năng lượng, đây là thái độ về bản chất ngu xuẩn không thể gọi là sáng suốt. Hài hước không phải là đi mua đồ chơi cho con cái, một sinh hoạt thật dễ chịu trừ khi giá nó quá đắt. Tinh thần hài hước không thuộc vào thế giới rẽ tiền như những con thú nhồi bông. Nó phải phát sinh từ niềm hoan hỉ và tình cảm vinh danh. Trong điều kiện này, tinh thần hài hước là sự trong suốt lớn và thật chính xác. Có đầy những giai thoại và sự lành mạnh riêng biệt.

Hành động quá đỗi là biết vinh danh và thực hành tinh thần hài hước đầy dũng cảm. Tiếp cận đôi khi cũng hơi vô lý và cứng đầu, nhưng điều này ở đây hiện diện một câu pha trò có lẽ cũng cần thiết. Tôi lặp lại, như thế tất cả điều này khá đơn giản vì không phát hiện bất cứ sự gây hấn nào cũng không có khuynh hướng khoe khoang. Và tình cảm xác tín phát sinh lòng dũng cảm cũng như sự quá đổi có khuynh hướng hài hước. Tình cảm cơ bản vắng bặt mãnh đất và sự không gây hấn hiện hữu cần thiết trong thực hành nghệ thuật.

Quan sát vấn đề này, nhận ra sự vận hành không thể phân biệt giữa nghệ sĩ chuyên nghiệp, tài tử và hành giả. Có thể đồng thời là chuyên gia, tài tử và hành giả, tất cả điều này đều có thể được thể hiện cùng một lúc, vì những lãnh vực này gần như dính liền với nhau.

Pháp thưởng thức không mang lại những ngón khéo và không thích hợp áp đặt mô hình Phật học cho nghệ nhân. Dù vậy thái độ đối diện với nghệ thuật cần rộng mở hơn nữa. Chúng ta sống trong xã hội yêu thích sự phân chia thành ô một cách rõ rệt, tất cả được sắp gọn trong những phạm trù theo phong cách và kỷ luật. Sự thực hành này quả thật quá vụng về và làm nghệ thuật tê liệt. Dù cho nghề nghiệp trong cuộc sống là gì, vẫn không gì có thể ngăn cản chúng ta theo đuổi công việc nghệ thuật mà vẫn sống trong thiền định.

Tôi không tin học được pháp thưởng thức mà chỉ khám phá. Người ta cũng không thể giảng dạy mà chỉ có thể tạo môi trường để cùng nhau khám phá. Điều này giống như bố trí gian phòng thiền định thật đẹp với những chiếc gối xinh xắn để thấy được cảm giác thiền định đang mời mọc tham gia vào thực hành. Những ai đã bố trí gian phòng và sáng chế những chiếc tọa cụ không thể khiến bạn tham thiền. Ðây chính là con khỉ của bạn, và cũng là pháp nghệ thuật thưởng thức. Tôi tin như thế.
Xem dưới dạng văn bản thuần túy