12- Hiện hữu và phóng chiếu
Trong thực hành chúng ta từ từ theo dõi quá trình có ba của trực nhận: « Tình cảm hiện hữu - Tình cảm thể hiện và Tình cảm kết nối.
Theo truyền thống Phật học có sáu tâm lý trực nhận giác quan: Nhìn - Nghe - Nếm - Sờ mó và Tư duy vận hành theo chức năng của sáu vật thể giác quan tương ứng. Những trực nhận và những vật thể gọi là mười hai Ayatana (thập nhị nhân duyên). Tâm lý học Phật giáo cho biết chúng ta theo đuổi quá trình có ba cho mỗi một trực nhận giác quan. Trước tiên tình cảm hiện hữu khi bắt đầu nhìn hay lắng nghe cái gì đó sẽ gây ra một tình cảm cho sự hiện hữu. Đây là cảm tưởng chung không cần tổ chức hay quan niệm hóa mà chỉ là một tình cảm đang sống. Sự dao động hay gián đoạn đột ngột phóng chiếu trên vật thể bằng những giác quan. Sự giao lưu giữa hai quá trình phóng chiếu và tình cảm hiện hữu hội tụ.
Chúng ta có thể thực hành tỉnh thức trong không gian làm việc với những trực nhận giác quan trong phiên bản quay chậm như vừa diễn tả. Trước tiên làm việc trên tình cảm hiện hữu khi đang đứng hay hiện diện. Cảm nhận tình cảm cơ bản hiện hữu để xác định mình đang hiện hữu và thế là làm cái gì đó để phóng chiếu ra ngoài. Cuối cùng cảm nhận dạng thức trò chơi đi và đến cho đến khi vật phóng chiếu và sự phóng chiếu đi vào quan hệ. Thực hành này nhằm theo dõi ba giai đoạn quá trình trực nhận: Tình cảm hiện hữu - Tình cảm thể hiện - Tình cảm kết nối một cách chẫm rải.
Trong bài tập này, chúng ta tìm cách sát nhập vài khái niệm tâm lý học Phật giáo đi vào thực hành. Tập họp quá trình bắt đầu bằng trực nhận giác quan phôi thai. Trước khi thật sự nhìn vật thể hay chuyển di thân thể đều có khả năng sử dụng những bộ phận giác quan. Khi sử dụng lời nói - chúng ta nghe những từ ngữ đang nói hay trực nhận thị giác trong lúc chuyển động cơ thể và có thể bắt được hương vị của tổng thể. Cách thông thường để tự phóng chiếu có thể biến đổi thành dạng công thức: « Bắt đầu bằng tình cảm hiện hữu khi bắt tay vào hoàn cảnh rồi hòa tan chậm rải rìa xung quanh để cuối cùng thực hiện tất cả những gì đang hiện diện ».
Hiển nhiên tình cảm hiện hữu không thể thu hẹp vào sự việc duy nhất. Nó di chuyển không ngừng và phóng chiếu từ bên trong ra ngoài với nhiều sự dao động. Chúng ta không nên cố đi vào quan hệ hoàn cảnh tổng thể bằng cảm tưởng chung phiến diện. Hãy nhìn như nhìn xâu chuỗi ngọc hay chiếc đuôi thú vật. Nhiều hạt nhỏ kết lẫn nhau cho ra một mala; hàng trăm những sợi lông nhỏ kết lại thành chiếc đuôi. Vậy sẽ có được tình cảm chung hiện hữu hình thành từ những chi tiết nhỏ kết hợp lại.
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
|
|
|
|