8- Khoảng lặng (thời chuyển tiếp)
Ðể hiểu chủ nghĩa biểu tượng vô điều kiện cần cảm nhận khoảng lặng trong tâm thức và cách tâm thức phóng xuất từ nơi không điểm mốc. Nếu không có cơ bản thông tuệ tâm lý Phật học nền tảng, quả thật không thể nắm bắt những gì gọi là chủ nghĩa biểu tượng.
Chẩm rãi chuẩn bị mãnh đất liêm khiết và không thành vấn đề khi được đề nghị chủ nghĩa biểu tượng Mật tông nên đi cùng “ nước sốt Cali ”. Cứ nhẹ nhàng từng bước nhỏ mặc ai thích ồn ào cứ việc vội vàng gấp gáp. Chủ nghĩa biểu tượng có nét trải nghiệm hiện tượng thế giới đa dạng, và có thể trải nghiệm nhờ vào trực nhận 5 giác quan, nhất là những trực nhận dũng mãnh trong cách nghe và nhìn có thể tạo ra sự liên hệ với những hiện tượng để có thể hay, biết hoặc sáng tỏ.
Mặt khác, khuynh hướng tái thiết hiện tượng để lưu trữ trong ký ức để tái sử dụng; đó là những gì Phật học gọi là giác quan thứ sáu (ý căn). Ví dụ, đứa trẻ bị trừng phạt - lập tức trải nghiệm được giử lại, khi tái phạm nó biết rõ những gì sẽ xảy đến và chờ đợi sự trừng phạt tái lập. Ðó là trải nghiệm hiện tượng thời niên thiếu cho điểm mốc xảy ra và hệ quả được thiết lập.
Kinh qua dạng thức hiện tượng lúc trưởng thành, chúng ta học những sự kiện khi tiếp xúc với những chuyện thường nhật. Cứ thế từ từ hình thành những trải nghiệm về thế giới hiện tượng, nhân cấp những cơ hội và quan hệ với những người bạn để trao đổi thông tin như về phố ăn uống hay chương trình ẩm thực được giới thiệu trên truyền hình chẳng hạn. Hiện tượng này giúp chia xẻ những thông tin về trải nghiệm thế giới hiện tượng.
Ðến lúc trưởng thành, đến lúc chúng ta thích giao lưu về triết học; về tính tâm linh hay bất cứ sự chọn lựa nào khác. Trải nghiệm những hiện tượng càng phức tạp hơn không đơn giản như lúc tuổi còn thơ; vì dạng thức giao lưu vô ngôn ngữ luôn hiện hành trong thế giới hiện tượng với sự phức tạp tột độ, có thể là nguồn gốc của sự mệt mõi kinh khiếp, đôi khi vượt qua khỏi hiện tượng thông lệ và chúng ta muốn sống trong tất cả dạng thức trải nghiệm. Nhưng khi thiếu trải nghiệm về khoảng lặng, chúng ta bỏ ra ngoài để mua báo hay đi xem phim hoặc truyền hình; cũng có thể lấy hè đến nơi xa xôi nào đó nhìn những dân tộc bản xứ đang sống hay lao mình vào những thế giới siêu hiện tượng để chạy trốn sự cô độc trong thời chuyển tiếp (khoảng lặng).
Ðối với trẻ thơ, ban đầu thế giới hiện tượng đặt nền tảng dựa vào bản năng sinh tồn và nhu cầu quan hệ hoàn cảnh rắc rối hay thuận lợi. Như hỏi mẹ làm thế nào để luộc một quả trứng, làm sao có thể nấu nồi súp hay luộc chin ngủ cốc. Có nghĩa cần có vài chủ nghĩa biểu tượng trong đầu: như từ ngữ súp, trứng hay ngủ cốc... đến với tâm thức. Cần biết tuy trẻ không phát âm chính xác nhưng vẫn tư duy rõ ràng từng việc một. Như nhìn thấy rõ biểu tượng một cách hoàn toàn, trọn vẹn và sau đó bập bẹ: súp, trứng, ngủ cốc... Và các bậc phụ huynh hoàn toàn hãnh diện khi nghe chúng cố nôn ra những từ ngữ, vì như thế có nghĩa chúng bắt đầu phát biểu để giao lưu.
Trực nhận chủ nghĩa biểu tượng là đi vào quan hệ với tất cả biểu tượng trong mọi thế giới (cuộc sống đa dạng) - dựa trên sự phát triển trải nghiệm những hiện tượng. Họ phóng xuất ra ngoài bản thể cho dù bất cứ độ tuổi nào, trẻ thơ, thiếu niên, người lớn hay già lão. Những trải nghiệm xảy ra không ngừng, và chắc chắn đi vào phạm trù chủ nghĩa biểu tượng cho dù không tuyệt đối. Phải nhận ra đó chỉ là những dao động, những chuyến đi tìm giải trí phụ trội, khuynh hướng quan sát hay thám hiểm thế giới phát sinh những trải nghiệm nho nhỏ về thế giới hiện tượng như: Thế giới sinh ra từ đâu?. Thế giới là gì?. Chúng ta cứ mãi đặt những câu hỏi với cha mẹ, thầy, cô, bạn bè, các trưởng lảo, chú bác, cô dì cô hay nhờ vào những nhà phân tâm học!.
Cố giải quyết những vấn đề hóc búa của thế giới và thật sự muốn khám phá nó từ đâu đến. Nhiều người nghĩ rằng đã nắm bắt được những tín hiệu nào đó hay có được vài đầu mối hay dấu vết. Không thể trách chúng ta luôn chờ đợi và cố tìm ra giải đáp. Theo chiều hướng này, tất cả thực sự đều giống như những đứa trẻ ngây ngô và đầy hiếu kỳ.
Tất cả điều này không liên quan gì đến tuổi tát và thực sự không đủ sức trải nghiệm về chủ nghĩa biểu tượng hay không thể hiểu cho đúng nghĩa. Bởi cho dù già hay trẻ, chúng ta vẫn chỉ là những trẻ thơ còn bú mẹ; và những gì đang được mô tả chính là sự sống trọn vẹn và không là những hứa hẹn về một tương lai tươi đẹp ở Thiên đàng hay Niết bàn nào đó.
Như thế muốn hiểu được chủ nghĩa biểu tượng tuyệt đối, trước tiên cần giải quyết những quan hệ giữa mình với thế giới hiện tượng hay chủ nghĩa biểu tượng tương đối. Hãy cố hiểu điều này thật chính xác. Ngay từ giây phút này, cách chúng ta nhìn thế giới riêng rẽ không cần quá phức tạp; dù vậy nó vẫn mang dáng vẽ cực kỳ ngoại hạng với nhiều khó khăn và đầy phức tạp, quả thật sự giản đơn không được đơn giản cho lắm!.
Chúng ta thích đi vào thế giới riêng tư một cách tức thời, và nếu đây giống như bình sữa khổng lồ có thể hớp liền một ngụm... Chúng ta sẽ không ngừng bú mớm (chủ nghĩa hưởng thụ) thay vì đi vào thiền định hay nghệ thuật thưởng thức. Ðây là cách phác họa những sự kiện, nên hiểu tôi không bao giờ tìm cách hạ thấp các bạn. Sự thực tôi hoàn toàn tôn trọng nhân phẫm, sự huy hoàng và tư tưởng hoành tráng của các bạn, nhưng hãy nhìn thẳng vào những sự thật: “ Tất cả giống như những đứa trẻ muốn chơi trò dành cho người lớn ”.
Người khác lịch sự hơn, từ chối mút nguyên chai vì quá rụt rè; họ chọn ống hút!!! (đạo đức giả hay tạo dáng vẽ lịch sự bên ngoài); để thấy mình ngẫng cao đầu bước ra ngoài những lo toan xã hội và chính trị, tất cả những vấn đề trở lại sự kiện thích là những đứa trẻ tập chơi trò người lớn hơn là cứ đáng yêu trong bản chất hồn nhiên (trạng thái không còn phô diễn).
Khi bắt đầu hiểu thế nào là chủ nghĩa biểu tượng tương đối, tất nhiên sẽ nhận ra đó chỉ là một núm vú bằng nhựa nhân tạo. Tuy vậy, vẫn có vài người thật can đãm trong sự khát khao; cố nhồi nhét vào miệng tất cả chai sữa sẵn có những núm vú nhựa khổng lồ. Thế là luôn bị kẹt trong cái núm vú to lớn, cái bình chứa đầy tiện nghi khổng lồ và thật dễ làm ngạt thở. Như thế có nghĩa chủ nghĩa biểu tượng tương đối đặt nền tảng trên đam mê cũng như trên biên độ dao động đòi hỏi và gây hấn. Cho nên khi cảm thấy dao động căng thẳng hay hoang mang, có thể chúng ta sẽ mút một cách thật mãnh liệt và nếu giận dữ thì có thể cắn xé, cào cấu hay phá tan tất cả một cách vô tội vạ.
Sự thật chúng ta quên rằng mình đang được nuôi dưỡng bằng chất lỏng tâm linh hay loại thực phẩm thay thế nào đó tạm thời dính liền với trực nhận thế giới và cách có thể cảm nhận. Và nên biết Pháp được định nghĩa như không đam mê và theo nền tảng Phật học chủ nghĩa biểu tượng tương đối không thật sự là pháp vận hành thường trực.
Bây giờ, chúng ta nên bỏ rơi nhận định mình là những đứa trẻ người lớn để nói về chủ nghĩa biểu tượng tuyệt đối. Tôi hy vọng bạn đã sẳn sàng. Chủ nghĩa biểu tượng tuyệt đối không phải là thế giới mộng vì nó luôn hiện thực. Trên bình diện ngôn ngữ từ tuyệt đối có nghĩa không cần điểm tham khảo hay để minh chứng. Nếu không tuyệt đối trở thành tương đối vì nó cần thiết lập hay dựa vào quan hệ với cái gì đó khác. Tuyệt đối, có nghĩa nói vắng bặt điểm tham khảo thật hoàn hảo và tự đầy đủ trong chính nó, có nghĩa hiện hữu toàn vẹn với chính mình.
Chủ nghĩa biểu tượng tuyệt đối dính liền với tư tưởng vắng bặt đam mê và thức phô diễn. Tại sao thế? – Vì quá trình là quay về với chính mình; tuyệt đối không liên quan đến tâm tính người sưu tầm, hay cất tất cả vào nhà băng lớn đầy tiền của hoặc trong một ngăn bí mật nào đó.
Chủ nghĩa biểu tượng tuyệt đối vắng bặt bản ngã và điểm mốc tâm lý không còn tồn tại. Điều này không muốn nói chúng ta phải từ khước cha mẹ, người thân hay cái gì đó tương tự. Vậy cái điểm mốc là gì?. Đó là tình cảm quan tâm giúp cảm thấy thoải mái. Như khi chúng ta khóc và bạn bè ôm chầm lấy và nói: “ Nào, hãy yên lặng. Tất cả sẽ thật tốt như củ thôi. Anh đừng lo. Chúng tôi sẽ chăm sóc anh. Thử uống một tí sữa. Hãy dạo một vòng trong khu rừng thử xem, hay làm một ly cho ấm... ”. Dạng thức điểm mốc tâm lý này đặt nền tảng trên ý định về sự thật tương đối, vì khi sự quan tâm lên quá độ có thể sẽ trở thành phiền toái.
Sự thật tuyệt đối của vô ngã đem đến những lới an ủi nhỏ, và tôi biết rằng thật rất nguy hiểm để nói như thế trong giai đoạn này và có thể nói với các bạn rằng không ai làm chủ tôi ngoài chính tôi, vì thế không cần thiết xin lời khuyên của ai và quyết định tự mình mạnh dạn phát biểu.
Khi mất điểm mốc chúng ta có cảm tưởng trái tim mình trống rỗng. Không còn điểm để tham khảo, không có gì việc gì để làm, không thành phần để so sánh, không gì để bút chiến, không có gì để lấy ra hay thêm vào hệ thống riêng biệt. Chỉ nhận một cái gì đó hình như tuyệt đối, một trái tim trống rỗng với một lỗ lớn trong óc. Hệ thống thần kinh không cơ sở để bám, không còn lý luận, chỉ còn một khoảng trống lớn không gì bám víu. Trong vài môi trường nào đó có thể xem trái tim trống rỗng này như cuộc tấn công của quỷ dữ, trong khi người khác nói rằng đây là trải nghiệm Satori hay sự rõ biết tỉnh thức đột ngột (hoát nhiên đại ngộ).
Tôi không có ý kiến gì về trải nghiệm không điểm mốc. Từ khi bắt đầu từ bỏ tất cả khả năng tham khảo khả dĩ giúp mình thoải mái. Cần phải làm gì, có thể làm hoàn hảo và lớn hơn, có thể giúp nhìn thật sáng tỏ mọi sự kiện bao gồm những tham vọng. Cũng có nghĩa khi mất đi những vết tích những sự việc xa lạ nhất xảy ra và những hệ lụy không thể tái xuất. Nhưng cũng có người tin rằng nếu mất tất cả những tham vọng, tính tự kỷ, liêm khiết, nhân phẫm sẽ trở thành người nhu nhược. Như vậy là sai, vì chúng ta không thể biến đổi thành ấu trùng. Chúng ta cứ giữ lơ lững trong không gian trong dạng khoảng trống lớn. Ðúng ra ở đây quả thật vui nhộn với một cái lỗ lớn lơ lững!. Mãi treo trong không gian lơ lững và quay xung quanh cùng những hành tinh trong cuộc sống vĩnh hằng không cần diễn đạt. Trong quan kiến không điểm mốc từ đó có thể nhận ra chủ nghĩa biểu tượng tuyệt đối trong cảm tưởng lơ lững là mảnh đất (trú xứ). Trải nghiệm lơ lững là tấm toan, tấm bảng trong suốt trên đó chúng ta sẽ vẽ những hình ảnh của chủ nghĩa biểu tượng nhưng không cần thiết lập thành mô hình bất biến. Đây là mảnh đất nền tảng, là điểm khởi hành duy nhất, là cảnh trần trụi trước khi trình diễn. Hãy hiểu cho rõ, tôi không nói bị đẩy đưa trong trạng thái tâm thức và bị giam hãm trong quan kiến này. Ngược lại, trạng thái tâm thức đơn giản là hiện hữu trong những trải nghiệm xảy ra không ngừng (tiểu ngộ).
Trong cuộc sống, đôi khi trải nghiệm thoáng qua về lỗ hỏng đen ngòm, về không gian lơ lững không một điểm mốc. Chúng ta được đưa lên brancard, dùng hết sức mình hay cố thở đầy phổi nhưng không gì có thể vận hành. Chúng ta bị lơ lững trong hư không. Tất cả mọi người có thể đã sống với những trải nghiệm tương tự không ngừng. Dù vậy không ai hiểu có thể vun trồng tài năng nghệ thuật, sự mẫn cảm thị giác nghệ thuật thưởng thức Pháp bắt đầu bằng trải nghiệm đơn giản, thuần khiết về chủ nghĩa biểu tượng.
Nhận định này có thể đã lướt qua tâm thức một vài người, vượt ra ngoài những tộc trường, những người giữ dòng truyền thừa. Những ai sáng tạo ra những biểu tượng và đã trải nghiệm riêng biệt về nó – vì họ đã hành pháp thật sự và trọn vẹn. Ðây không phải là điểm thuộc về giáo điều cho rằng: “ Trải nghiệm cá nhân của ông bà và người đi trước đã nói rõ về điểm đen này ”. Nhưng từ điểm đen vô ngã và sự vắng bặt tư tưởng tản mạn màu sắc tự xuất hiện, một biểu tượng hay một phân số của biểu tượng thực sự đã dấy lên.
Theo truyền thống, biểu tượng xảy ra vì nó vô sinh, không ngừng nghĩ và bản chất giống như trời như không gian rộng mở. Ðó là ba nguyên lý của chủ nghĩa biểu tượng tuyệt đối.
- Vô sinh có nghĩa chủ nghĩa biểu tượng chỉ có thể xảy ra nếu không hiện hữu ở nơi chốn sinh ra. Không gian chỉ có thể sản sinh vì chủ nghĩa biểu tượng không hiện hữu và đang không hiện hữu. Vì phi hiện hữu, chúng ta có đầy đủ quyền năng và năng lượng bao la để sáng tạo hình ảnh phi hiện hữu. Vậy có thể dấy lên những hình ảnh sáng tỏ với những quyền năng kỳ diệu. Sáng tỏ như thủy tinh, sắc bén và rõ nét.
- Vô đoạn có nghĩa chủ nghĩa biểu tượng có thể mất đi khi sản sinh ở trình độ phi hiện hữu. Chủ nghĩa biểu tượng không thể chết; thật ra nó mãi còn lại trong tim tất cả con người, trong tâm tất cả chúng sinh. Nó vĩnh hằng không cần ai vun trồng, nuôi dưỡng bám víu hay nương tựa.
- Thứ ba bản chất giống như trời, như không gian rộng mở. Nhiều người có thể thao tác chủ nghĩa biểu tượng từ chính trải nghiệm và nhận định một cách chính trực.
Chủ nghĩa biểu tượng tuyệt đối đòi hỏi sự vô tâm hay tâm thức rộng mở, bao la. Ngay cả tất cả điều này là những lời khó hiểu và cũng không nên lầm lẫn về nó vì có rất nhiều ý nghĩa. Nhận định phi hiện hữu lại cực kỳ hiện hữu, hiện hữu một cách vĩnh hằng và rất khó khăn để hiểu hay nhận biết. Nhưng sự khẳng định được vấn đề thật trong sáng lại là tiềm năng thật lớn.
Sự phóng xuất giữa không gian không có bất cứ chất liệu hay thành phần nào có thể dùng tạo ra những biểu tượng. Ví dụ, nhìn con chó chết mà không có gì xảy ra trong suốt sự trực nhận. (Ở đây không ám chỉ cách vận hành tâm lý của một thánh nhân, của người tỉnh thức hay đức Phật. Chúng ta chỉ nói đến những trực nhận có tính cách cá nhân thuần túy cá nhân trải nghiệm thật chính xác trong thực hành).
Trên bình diện quan niệm, thật khủng khiếp khi nhìn con chó chảy máu, những hàm răng lòi ra một cách dơ bẩn, lông dính đầy bụi với bộ lòng đang lòi ra từ từ, da bị xé rách và máu tuôn tràn trên mặt đất.... Ðể duy trì chủ đề khủng khiếp như thế thật không có gì là nghệ thuật. Tôi tin rằng thật sự thích hợp nên tránh vài dạng thức giai thoại và vì quá tao nhã để không nên tranh luận về những việc dơ bẩn hay đáng sợ như thế này.
Thật không trân trọng khi nói về cái chết hay máu - trừ khi dùng nó để báng bổ. Dù vậy, đây lại là tâm thức trong trắng phóng xuất cái nhìn về con chó chết nằm trên mặt đất. Điều này có thể rất cách mạng, đôi khi thật sặc sở và đầy hứa hẹn trong tương lai. Còn lại sau lưng tất cả điều này, không gian thật sự không có gì xảy ra; nó xảy ra có lẽ chỉ vì chúng ta bị đảo lộn tâm sinh lý.
Chúng ta có thể thưởng thức một bông hồng tuyệt vời với những cánh hoa mịn màng như lụa. Thật khá tế nhị, quá đẹp đẻ như lưỡi đứa trẻ thơ. Nó tươi mát và rực rở tuyệt vời toả ra hương vị dễ chịu. Có thể tưởng tượng những giọt sương nhỏ trên những cánh hoa, giọt sương tinh mai chậm rãi bốc hơi để trang hoàng sự trong suốt càng thêm tươi mát. Đôi khi cơn gió thoảng làm lắc lư cánh hoa như tăng thêm phần sinh động. Đó là một bông hồng quyến rũ. Hình ảnh làm cho cảm động và lôi cuốn. Nhưng sự thực cái nhìn bông hồng hay con chó chết chỉ cùng quan kiến tâm thức rỗng lặng vận hành. Ngay cả nếu tin rằng không ai phối hợp những sự việc này - sự kinh hãi hay sắc đẹp tuyệt vời. Nhìn bông hồng mỹ miều hay con chó chết phơi bộ đồ lòng ra ngoài cùng trong bước chuyển tiếp rỗng lặng. Chính nơi đây chủ nghĩa biểu tượng thực sự bắt đầu xảy ra trong trạng thái tâm thức. Trực nhận có cái gì đó như lần đầu tiên, chúng ta chạm phải một cú sốc - Sự ngưng đọng hoàn toàn tâm thức hay quan niệm. Có cái gì đó bắt đầu xảy ra - Chúng ta bắt đầu trực nhận cho dù vui hay buồn khi nhìn những màu sắc, những cảm tưởng vớI đôi mắt mở to. Tâm thức không điểm mốc có thể có một sự dũng mãnh bao la và sự mẫn cảm hoàn toàn bình thường.
Quan điểm này, có thể ứng dụng với hoàn cảnh của những con người bình thường. Ví dụ, những học trò tôi thích tìm những chi tiết nhỏ nhặt. Họ không ngừng phàn nàn và những lời đả kích của họ lại rất thông tuệ tuy hơi vụn vặt. Sự thông tuệ của họ sắc bén đến nổi những lời phàn nàn biến thành những biểu lộ sáng tỏ hay tâm thức sáng tỏ. Tôi không ám chỉ về nhữ trực nhận của Phật, Arhat, Bồ tát hay những vị thầy Mật tông lớn. Tôi chỉ nói ở đây về nguyên lý trực nhận và muốn hiểu được chủ nghĩa biểu tượng vô điều kiện cần cảm nhận thời chuyển tiếp trong trạng thái tâm thức và cách chúng ta phóng xuất trong trạng thái không điểm mốc.
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
|
|
|
|