× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Mật tông

Pháp và sự sáng tạo



7- Sự thật bình thường

Người ta thường nghĩ rằng: "Chủ nghĩa biểu tượng bên ngoài là sự thật (chấp tướng) giống như bảng hướng dẫn, chỉ đường và ngay cả tôn giáo cũng có nghĩa như thế. Thực ra không phải vậy, chủ nghĩa biểu tượng lúc nào cũng dính liền với bản thể bên trong và từ đây có thể nhận ra chính hình tướng là biểu tượng lớn nhất đại diện cho tâm thức và có thể xem chủ nghĩa biểu tượng đại diện cho những trải nghiệm sâu sắc của tâm thức ”.

Thông thường chúng ta không thích nghe giọng mình trên máy ghi âm hoặc nhìn mình trên ảnh, điều này có thể làm mất tự nhiên hay xấu hỗ. Chúng ta cho rằng những bức ảnh ghi lại không được tốt hay thiếu trung thực, nhưng thực sự vì lo sợ người chụp ảnh trực nhận mình qua biểu tượng.

Tuy vậy từ yếu điểm này, cần quan sát thêm một chút về những phản ứng tự vệ vừa nói. Thân xác đại diện hay là bức biếm họa về chính mình hay những sự vật là biểu trưng hình ảnh biếm họa chính nó. Có thể gọi đó là chủ nghĩa biểu tượng đại diện. Nhưng chủ nghĩa biểu tượng tự trải nghiệm không cần hình thức đại diện nào khác ngoài chính nó.

Ví dụ: Khi sáng tạo một biểu tượng thuộc về thị giác, trước tiên nó xuất hiện và những nhận định hay ý nghĩa sẽ đến sau (những giải thích). Ðó chính là những gì nó là... và chỉ đại diện cho chính nó; như khi trang trí căn phòng (điều này đập ngay vào mắt). Sau đó, nhiều người có thể trình bày những cảm tưởng, những quan niệm hay quan kiến về siêu hình học về mô hình trang trí. Như thế có nghĩa sự phô diễn về biểu tượng sẽ đến sau (truyền thuyết sẽ đến sau khi hiện tượng xuất hiện).

Như thế, những gì liên quan và chính chúng ta là biểu tượng đại diện cho tâm thức. Có nghĩa chủ nghĩa biểu tượng đặt nền tảng trên trải nghiệm cá nhân và trực tiếp trong cuộc sống, đau khổ, khoái lạc và những gì còn lại. Trong quan kiến này, chủ nghĩa biểu tượng đại diện cho trạng thái tâm thức không cần minh chứng, vì chính nó đã nói lên tất cả những gì gọi là sự thực.

Ðể bắt đầu, trước khi nhận ra điều gì trên bất cứ chủ đề nào, chúng ta phải có động cơ (motivation); và nếu nhìn toàn thể vụ trụ đơn giản như nhìn một tấm toan trắng, một mảnh gỗ hay đất sét, vậy đâu là những quan hệ với chính mình và tấm toan hay đất sét là những vật thể bất động (làm nền) không có gì gọi là đặc trưng hay tham vọng cá nhân sẽ trở thành bức tranh hay tác phẫm điêu khắc (trung tính). Là con người, chúng ta tin chắc vào những nhận định trên, tin chắc về cách thưởng thức cuộc sống hay trên mô hình tự lãnh hội những trải nghiệm. Nhưng nếu bị bó buộc trong mâu thuẫn: “ Vừa muốn hiểu nhưng đồng thờI muốn tái lập trật tự vũ trụ theo mong ước cuồng vọng ”. Như thế có thể hiểu nền tảng chủ nghĩa biểu tượng theo hai cách: “ Hữu ngã hay vô ngã ”:

- Chủ nghĩa biểu tượng hữu ngã là sự khẳng định liên tục chính mình hiện hữu bất biến, có nghĩa khi biểu tượng hình thành (thế giới vật chất) tất nhiên được xem là hiện hữu và thế giới hiện hữu không hũy hoại (chấp ngã) và là chủ nghĩa danh tướng hay nhất nguyên (cái học bên ngoài).

- Vì thế Phật học nền tảng đề nghị chủ nghĩa vô ngã (không lệ thuộc vào hình thức) hay bất nhị (duy do tâm tạo), có nghĩa chúng ta không hiện hữu trên hình tướng hay không lệ thuộc vào biểu tượng (thân trống rỗng hay thân Kim cang). Quả thật là một cú sốc và tự hỏi: “ Làm sao để vượt qua điều này? ”. Sự thực không cần vượt qua mà ngược lại chỉ cần đi thẳngvào nó.

Gọi là chủ nghĩa vô ngã, có nghĩa nhận định rõ những gì hợp thành (nhân duyên) cuộc sống... sinh, lão, bệnh, tử, hôn nhân, áp phe, giáo dục đều đặt nền tảng trên dạng thức chủ nghĩa biểu tượng (hình tướng). Rất có thể không giống những hình ảnh sống động xuất hiện khi đi vào trạng thái tâm thức huyền bí; nơi những hào quang nhảy múa với biểu tượng ở giữa.

Theo quan điểm vô ngã. Dạng thức trực nhận mô hình được xem như tầm phào, có thể đó là những dấu hiệu cảnh báo chúng ta cần nghĩ ngơi hay dành thời gian uống tách cà phê cho đở trống trải. Có nghĩa không cần thiết lao vào những cuộc phiêu lưu cao ngạo đầy sắc màu, những bùng nổ vũ trụ nơi những luồng sóng muôn màu dồn dập, quán những linh ảnh đầy ảo diệu và sống động hay đi tìm những thông điệp nhiệm mầu. Sự thật tất cả những điều này đối nghịch và ngăn cản sự cảm thông trực tiếp với chủ nghĩa biểu tượng.

Kỷ luật phi hình tướng Phật học không tôn vinh tham vọng về điều này hay khẳng định điều kia. Ðơn giản là cứ bước đi và không cần từ chối Thượng đế. Thực ra điều trước tiên là thử tiếp cận sự thật một cách đơn giản như con rùa di chuyển với chiếc mai nặng nề trên lưng; con bò cái ăn trong bải cỏ xanh và thản nhiên làm rơi vãi những đống phân sau những bước đi tà tà; con bồ câu gây tiếng động riêng biệt “ gruu... gruu... ” sống trên mái nhà cao. Mỗi việc mỗi chỗ và quả không cần thiết để trở thành người vĩ đại hay có chức vị to lớn áp đặt luật lệ buộc người khác tuân thủ. Những sự vật cứ như chúng là... bình thường và đơn giản. Thoáng nhìn sự tiếp cận này có vẻ thật giản đơn, nhưng cực kỳ sâu sắc khi đã có sự trải nghiệm chân chính.

Chủ nghĩa biểu tượng thông thường đến dưới dạng những thông điệp. Ở đây là mối quan hệ đơn giản và bình đẳng: “ Tôi và thế giới của tôi ” và chúng ta có thể quên: Trời, thượng đế - điều này, điều khác - chàng hay nàng... Nếu diễn trình diễn tiến cứ` thế và không có những gì phức tạp xảy ra, có nghĩa không có Người Anh Cả chăn dắt trông chừng trong suốt cuộc sống. Tất cả dạng thức biểu tượng tự biểu lộ theo cách của nó; cho dù tin hay không nhưng biểu tượng sâu đậm, dũng mãnh nhất trong cuộc sống vẫn là sự đau khổ.

Biểu tượng đau khổ rất quan trọng vì đó là sự thực lớn nhất. Những lời phàn nàn được trình bày ở đây không ở trên hay đằng kia; chúng dấy lên ngay ở đây giữa nơi đang sống, hiện hữu ngay trên sự thật đang chuyển động (vô thường). Chúng ta không bao giờ sống dưới đất hay trên cao; và điều này đã từng làm nhiều người mê mẫn vì tin người Tây Tạng có thể bay bổng!!!. Có một người Anh lớn tuổi kỳ quặc viết cho tôi, ông sẽ tuyên bố vào một ngày đẹp trời nào đó về tham vọng thiết lập phòng thí nghiệm, trong đó những người Tây Tạng sẽ bay bổng sau cửa kính. Và dự án này đã không thành công, quả thật may mắn. Cám ơn thánh thần và ma quỷ!!!.

Có thể nói, đau khổ nền tảng là mãnh đất cực kỳ dũng mãnh hợp thành thái độ căn bản của con người đối diện với chủ nghĩa biểu tượng. Có thể nói chủ nghĩa biểu tượng duy nhất và ngay tức khắc là có thể trải nghiệm đau khổ thực sự. Ðây là thông điệp trực tiếp cảnh báo cho chúng ta đang mãi tìm kiếm đủ dạng thức khoái lạc. Khi công cuộc tìm kiếm khoái lạc đã trở thành vấn đề, điều này có nghĩa hình thành điểm mốc nối liền chúng ta với sự đau khổ.

Ðôi khi, cảm thấy tương đối thoải mái không có lý do gì để than phiền. Nhưng lại muốn thỏa mãn hơn nữa, như xem phim nhưng phim lại quá tồi; thế là quyết định ăn nhà hàng, bửa ăn lại quá dở. Hay ngược lại, phim xuất sắc và bửa ăn thật ngon miệng!. Tuy nhiên tất cả điều này thực sự chỉ là những biểu lộ nền tảng của đau khổ.

Sự đau khổ hiện hữu trong tâm thức cực kỳ mãnh liệt và rất khó biến mất, chúng ta cảm thấy như bị cuộc đời giam hãm không thể thoát khỏi những ràng buộc vào những hệ lụy, thấy mình bị dồn tận cuối chân tường và từ chối nhìn sự thật gần hơn. Chúng ta quá đòi hỏi cuộc đời phải đãi ngộ vì cho rằng mình đang hiện hữu và cuộc đời phải có trách nhiệm về sự hiện hữu này để quên rằng chúng ta đã làm được gì cho cuộc đời này hay chưa?.

Chúng ta luôn đứng sững giữa chợ đời và có quyền cố tình đổ lỗi cho quá khứ; nhưng sự trải nghiệm được thấy trong hiện tại - ở đây và ngay bây giờ. Ngay cả nguyên nhân đau khổ bắt nguồn từ quá khứ cũng không thể thay đổi sự thật chúng ta đang bị kẹt trong mô hình tư tưởng thế giới như nó là...

Nên đón nhận những gì đã và đang đến vì đó chính là thế giới của chúng ta cho dù muốn hay không. Như thành ngữ: “ Biểu tượng cờ hoa, chúng ta thương hay bỏ ”; và đó là chủ nghĩa biểu tượng vĩ đại - Lá cờ Hoa kỳ tự chính nó không cần giữ hay bị đánh mất vì luôn hiện hữu; như những cảm xúc đau khổ hay khoái lạc liên tục xảy ra, và sự thật của nhàm chán là chúng ta không muốn quan hệ với những sự kiện như chúng là... Nhưng không thể sống mãi trong dạng thức chủ nghĩa biểu tượng luôn hiện diện trong cuộc sống. Cần chia xẻ một cách rất cá nhân về ý nghĩa đau khổ hay dễ chịu vì chúng ta không thể thoát khỏi những hệ lụy của nó. Nếu không, có lẽ buổi thảo luận về ý nghĩa chủ nghĩa biểu tượng không thể có vì không có gì để nói.

Chủ nghĩa biểu tượng về sự đau khổ và những chấn thương tâm thần hằn thật sâu trong cuộc sống. Chủ nghĩa biểu tượng ẩn mình vào buổi sáng vừa thức dậy (tâm thức gây hấn) cảm thấy người dơ bẩn và muốn đắm mình vào bồn nước để cảm nhận cảm giác thật tươi mát khi rời khỏi vòi sen, với cảm giác thấy đói và dùng điểm tâm với cơm tấm, hủ tiếu, phở... và trong tâm trạng sẵn sàng đối diện với cuộc đời sau bửa ăn thịnh soạn cùng ly cà phê bốc khói. Tất cả những gợi ý vừa rồi thuộc về chủ nghĩa biểu tượng. Tư tưởng về cà phê hay âm thanh cà phê có cái gì đó thật khiêu gợi và cũng có thể là một gợi ý về Mantra... như cơm tấm, hủ tiếu, phở.... Ðiều này quả thật là một tiềm năng đầy dũng mãnh, nhiều thi vị; ngay cả không nhất thiết thấy mình là thi sĩ của cuộc đời.

Tất cả những gì đã và đang xảy ra trong cuộc sống hoàn toàn dính liền với một hay vài chủ nghĩa biểu tượng nào đó. Cuộc sống hằng ngày có thể chứa đầy những dạng thức đã khẳng định, nhưng thấy quá tầm thường không đáng lưu tâm. Chúng ta xem nó như cái gì đó quấy rầy cuộc sống thường nhật và quyết định không hề quan tâm đến. Chúng ta uống cà phê và dùng điểm tâm cho thật lẹ... để vội vàng chạy đến thiền viện ngồi trên gối thiền vì tin rằng sẽ có cái gì đó thật mạnh mẽ sẽ xảy ra... sau khi ổn định trên chiếc gối ở thiền đường quen thuộc (sự nghiện ngập).

Sự thực chủ nghĩa biểu tượng không vận hành như thế. Nhận định chủ yếu của Tantra là niềm gợI hứng mang đến trong sinh hoạt cuộc sống từng giây phút và sự rõ biết tỉnh thức luôn luôn hiện diện. Một dạng thông điệp được luân chuyển không ngừng. Nhưng thông điệp như thế nào lại không thể biết chính xác. Vì không hề có quyển tự điển bách khoa thông dụng tuyệt vời nào có thể diễn đạt (vượt ngoài tri thức). Ðơn giản chỉ là nhắc nhở đi sau mỗi hành động thậm chí như hút thuốc, nhai kẹo chewingum đều chứa đựng ý nghĩa nào đó.

Nói rõ hơn, chúng ta không thể đứng bên lề những gì đang làm; và cần trải nghiệm thực sự trong hành động chứ đừng bao giờ gây lắm chuyện ồn ào như: “ Phải viết quyển sách vĩ đại theo chủ đề nào đó ”. Tôi không muốn bạn làm to những chuyện quá tầm thường. Mỗi một giây phút, mỗi một cử chỉ thông thường đều có cái gì đó đáng suy ngẫm và vũ trụ luôn giao lưu với chúng ta hay muốn truyền trao cái gì đó nhưng chúng ta không ngừng bỏ rơi những cơ hội.

Khi trải nghiệm bị đóng khung trong những phạm trù như: Phàm tục - thiêng liêng, tốt - xấu, quan trọng hay vô nghĩa... Như thế chúng ta bắt đầu từ chối chủ nghĩa biểu tượng đang hiện hữu chung quanh. Nếu mang tất cả những quan niệm cất vào ngăn kéo, những gì còn lại là sự đau khổ hiện hữu thường trực trong cuộc sống. Nhưng đó vẫn chưa phải là quả của nền tảng đau khổ nguyên thủy vừa đề cập; chúng ta cứ mãi thối rửa để trở thành cát bụi. Sự thực này không được lãng mạn cho lắm. Nó hãi hùng, kinh khiếp và nền tảng tái sinh trở thành quái vật kinh khiếp chực chờ nuốt chửng, gậm nhấm thân thể, tiêu hao năng lượng, tâm thức và quan kiến bao la; cuối cùng hóa thành sự hỗn độn toàn diện. Thật ra, chúng ta sẵn có rất nhiều cơ hội cho chủ nghĩa biểu tượng và tất cả những hoạt động xảy ra chính là chủ nghĩa biểu tượng. Thật tốt biết bao khi biết thưởng thức môi trường bao quanh và bắt đầu nắm bắt những dữ kiện cụ thể, những hiện thực cơ bản đầy tính năng động.

Có rất nhiều sự việc xảy ra không cần thiết chủ nghĩa biểu tượng phải thật thi vị mang tính tâm linh hay thần bí; đó chỉ là những sự thật bình thường xảy ra hằng ngày. Chủ nghĩa biểu tượng Phật học đồng thời rất bình thường và ngoại hạng trong tiếp cận hệ thống “ vô ngã ”. Nói cho cùng, đó là cuộc sống của chính mình. Không gì khác hơn sống và trải nghiệm, sống và trải nghiệm... thật sự đơn giản và rất ư là trực tiếp.
Xem dưới dạng văn bản thuần túy