6- Nghệ thuật trong đời sống hằng ngày
Thực hành rõ biết tỉnh thức không chỉ thu gọn hay giới hạn trong thiền định ngồi chết một chổ hoặc đơn thuần trong hành động. Thực hành thực sự là học cách cư xử như một người thuần chất trong tinh thần gợi hứng từ nghệ thuật thưởng thức và đây là những gì được gọi là phẩm chất nghệ sĩ.
Thực hành rõ biết tỉnh thức được gọi là Vipashyana từ Phạn ngữ đồng nghĩa cần tính nhạy cảm và khéo léo trong tổng thể; vì sự thực hành này cực kỳ tâm lý có thể cung cấp nhiều chất liệu mới lạ trong nghệ thuật thưởng thức khi biết sử dụng những gì sẵn có trong thực tại diễn tiến.
Có thể đã băt đầu làm quen và sờ mó được tâm thức này trong sinh hoạt hằng ngày. Chúng ta quây quần với những kỹ thuật (phương tiện) trải nghiệm tài năng và nghệ thuật thưởng thức để phát huy Chân - Thiện - Mỹ trong cuộc sống. Sự chú ý được giả định là tinh thần, bổn phận và gò bó ngay từ bước đầu tập huấn. Vì thế bắt buộc phải thực hành sự chú ý thật chính xác và rõ ràng. Nhưng trong chú ý nên ít căng thẳng chừng nào tốt chừng nấy... Chúng ta chỉ cần sờ mó trong giới hạn hơi thở và tinh thần tự do (rộng mở). Từ đó sẽ nhận biết ranh giới tối thiểu sự bó buộc cần gìn giử là không còn ranh giới. Những gì được gọi là tỉnh thức rõ biết, đơn giản là biết thưởng thức khoảng lặng (chánh tư duy) và tự nhận biết giới hạn trong khoảng lặng (Trì giới), khi ấy chúng ta tự nhận ra rằng: Quả thực không có gì làm phiền vì thực chất chúng ta chưa hề bị bất cứ giới hạn hay giáo điều nào trói buộc.
Qua thực hành rõ biết tỉnh thức, có thể bắt đầu đơn giản chỉ là biết lắng nghe sự thật từ bên trong hay bên ngoài thế giới hiện tượng. Nhận định được tinh thần nghệ sĩ quả thật quan trọng và hình như rất cần thiết để thể hiện trong giai đoạn này. Nói đến nghệ thuật, có thể chỉ biểu lộ sắc đẹp tự nhiên, ngây ngất về thế giới đang sống hay mĩa mai tính dung tục dưới dạng thức thơ ca, tranh ảnh, âm nhạc... Có thể nói, đây là dạng thức nghệ thuật có chủ tâm theo chiều hướng nào đó để mê hoặc mình và người khác trong chủ thuyết không chính thống. Trước tiên không thể thực hiện cho chính mình vì nó phát sinh để phô bày cho dù người nghệ sĩ có đầy đủ tính chất thẳng thắng hay chân chính. Có thể cho rằng làm thơ chỉ vì thích thế thôi. Nhưng nếu như vậy, tại sao lại viết trên giấy đề ngày tháng và đọc hay ngâm nga khắp cả mọi chốn mọi nơi?.
Tuy vậy, khi phát sinh nhu cầu giao phó công việc nghệ thuật trên giấy bút, vẫn có thể phát kiến khuynh hướng rõ biết về chính mình. “ Nếu tự ý viết ý kiến này, có thể ngẫu nhiên rơi đúng vào ai đó về sau và có thể họ có hướng tư duy về điều tốt ”.
Cho dù nghệ sĩ sống trong sự thẳng thắng và chân chính nhưng những va chạm nho nhỏ lúc nào cũng hiện diện. Vì khi tiếp cận nghệ thuật theo quan điểm luận lý học, tất cả trở thành áp bức và mọi người sống trong tinh thần nô lệ và mê tín. Thế nên nhất định không quỵ ngã dưới bẫy rập của tri thức và phơi bày một vài centimét, một phần góc cạnh công việc và đích nhắm không phải tự thỏa mãn bản năng hay phục vụ bản ngã và sự kiêu ngạo. Vì thế cứ thế mà đi, thản nhiên mà đi, đơn giản đi trên con đường không mức đến.
Cũng nên tiếp cận theo lối này có thể bớt hoang mang hơn hay dễ dàng vượt qua mâu thuẫn nội tại. Người nghệ sĩ cần chứng tỏ công việc đang làm và xem như còn thiếu thành tín cho đến khi nào đã thông suốt kỷ luật và sự đào tạo hoàn toàn thuộc về mình và có thể tùy nghi làm hòa với chúng. Chắc chắn nên ứng dụng điều vào tất cả dạng thức thuộc về nghệ thuật thưởng thức. Sự đào tạo và kỷ luật chắc chắn sẽ hấp thụ trọn vẹn; và chúng ta được tất cả một cách hoàn hảo, chỉ cần biết quyết định làm sao để trình bày sự thật diễn tiến cho trong sáng và đầy đủ phẩm chất của Lòng Tử Tế Nguyên Thủy.
Như minh triết truyền thừa của dòng khẩu truyền, người giữ gìn kỹ thuật truyền trao riêng biệt, phải rõ biết những thao tác về uy lực để khẳng định làm thế nào có thể phổ biến cho thế hệ kế tục và mai sau. Nghệ thuật trải nghiệm thiền định (thưởng thức khoảng lặng hay chánh tư duy) có thể được gọi là nghệ thuật chân chính; vì nó không được thiết lập để loan truyền hay triển lãm hoặc quảng bá tinh thần giải thoát đơm đặt. Ngược lại là quá trình liên tục phát triển khi bắt đầu biết thưởng thức môi trường đang sống cho dù tốt hay xấu, thành công hay thất bại, đẹp tuyệt vời hay hoàn toàn ngược lại. Hiểu được như thế, nghệ thuật thưởng thức như khả năng thuộc về cái nhìn trong cá tính duy nhất về sự trải nghiệm thường trực (thường trụ tam bảo).
Tuy nhiên, trong cuộc sống không ngừng lập lại cùng động tác như: đánh răng, chải đầu, chuẩn bị ăn sáng... Nhưng sự lặp lại một cách hiển nhiên từ ngày này qua ngày khác có cái gì đó như là tính cách duy nhất. Tính thân mật tự nhiên tự hình thành trong những thói quen hằng ngày, bao gồm nghệ thuật tính tự đan xen; vì thế nó được gọi là Nghệ Thuật Trong Cuộc Sống Hằng Ngày hay làm thế nào có thể tử tế với đồ vật.
Nhưng để trở thành nghệ sĩ chân chính, một trong những chướng ngại cần vượt qua chính là lòng gây hấn. Chúng ta thường có thái độ tự gây hấn vì cho rằng tất cả đều như nhau và không hề màng đến những khác biệt nếu có. Cuối cùng cho rằng lúc nào cũng có một âm mưu trong thế giới đang sống và tự nói: “ Thật vô ích nếu mãi cố tình dàn xếp những sự việc. Thật vô ích khi chú ý đến những chi tiết. Tất cả chỉ đều như thế và thật đáng chán Bof! ”.
Ðây là thái độ của những người theo thuyết vô chính phủ, du đảng đường phố hay từ những người tán thành việc tạo dáng vẽ chán chường ngụy trang cho sự rỗng tuếch đầy vô vị. Nhưng thái độ khởi sinh từ tính thô lỗ không thể là chiều hướng nghệ thuật thưởng thức trong cuộc sống. Vì nó đặc trưng cho sự ngu xuẩn (vô minh), vô cùng mù quáng và hoàn toàn gạt bỏ những gì được xem là tế nhị và đầy thú vị của cuộc sống.
Cần phải biết chỉ cần thoáng nhìn tâm gây hấn dù chỉ một phần, chính nó sẽ tự động làm chúng ta đóng băng trong tổ kén. Nó phát sinh nhận định: “ Quả thật vô ích khi tỉ mỉ hay cố gắng lặp lại sự thiết lập quan hệ với từng sự việc ”. Tuy nhiên không bao giờ chúng ta đánh mất khả năng ngắm nhìn hoàn cảnh sáng tỏ, tuy rằng có thể cần phải lặp lại lần thứ hai, thứ ba hay thứ tư...; dù vậy sự gây hấn vẫn cố tình loại bỏ khả năng bền bỉ, chờ đợi (nhẫn nhục) sự thật trải nghiệm cần thiết. Vậy có thể nói một cách không lầm lẫn: “ Gây hấn và thiếu kiên nhẫn là cội nguồn của sự thô lỗ phi nghệ thuật tính ”. Có thể nói: “ Trong trải nghiệm rõ biết tỉnh thức nhờ vào lòng kiên nhẫn, bền bỉ và chờ đợi (Nhẫn nhục Ba la mật) sẽ nhìn ra được bóng dáng kẻ rình rập ”.
Chúng ta từ chối sự mãn nguyện; và chỉ cần chút xíu chú ý để thưởng thức sự trải nghiệm hay bóng dáng của nó, có nghĩa những gì bao bọc tạo thành hào quang sáng chói, như thế đã là biết thưởng thức đỉnh cao nhất của cuộc sống và cách nó tự vận hành. Như thế có nghĩa thực hành rõ biết tỉnh thức không phải chỉ ngồi lì và gọi đó là thiền định hay chỉ đơn giản đi sâu vào hành động. Ngay tại đây, nên xem như đang thực tập ngoại hạng để khám phá làm sao có thể hành xử như một con người có thần cảm (trực nhận) nhạy cảm với thần cảm và cũng chính là ý nghĩa của người nghệ sĩ.
Những nghệ sĩ lựa chọn khuynh hướng tự biểu lộ để trình bày cách sống xuyên qua tác phẩm. Ngược lại, thực hành rõ biết tỉnh thức cho phép tự mở rộng hoàn toàn với tất cả tiềm năng sẵn có và không cần nhiều đến sự gợi hứng. Và thực sự không cần thiết trang bị tận răng những thuật ngữ, sáo ngữ hay những sự khéo léo trong cư xử với đủ mọi dạng thức để sáng tạo những công trình thuộc về nghệ thuật, thi ca, hội họa, âm nhạc...
Có lẽ chỉ cần nói lên trải nghiệm đã nhận được qua thực tế hơn kể lể về nó, vì vui đùa hay phỏng họa cũng thế thôi. Một khi thoát khỏi những vũng nước tù đọng tất nhiên sẽ phóng xuất bằng tất cả dạng thức năng lượng tích cực. Như thử thách lần đầu được tự do, sáng tỏ và có được tài nguyên phong phú, sẽ trực nhận lập tức và việc sáng tạo kế tục không còn đặt thành vấn đề. Nó đến rất tự nhiên và thật đơn giản. Dù vậy, nếu quá dè dặt và mãi cho rằng: “ Tôi không thể làm một bài thơ. Tôi chưa từng viết cũng không thể vẽ vòng tròn hay tôi không thể hát... ”. Tất cả điều này chỉ là sự do dự vì sợ hãi hay không tin vào chính mình (Chánh tín).
Tất cả những điều trên không liên quan gì đến tài năng thể hiện và động cơ nghiệp vụ thực sự không phải là chướng ngại; mà đó là sự tự gây hấn trong tâm lý lúc hành động. Trong cuộc sống hằng ngày cũng thế, thay vì từ khước những gì xảy ra và lấy đó làm lối sống rỗng tuếch (lạc không), có thể chú ý vào những gì tích cực hơn và chuyển hóa thành trạng thái được minh chứng. Ví dụ: Thưởng thức cái đẹp của nghệ thuật từ chiều hướng thuật ngữ tiên nghiệm trở thành thực hành rõ biết tỉnh thức thực sự hay Vipashyana (biến năng lượng tiêu cực thành tích cực còn gọi là chuyển hóa tâm).
Có rất nhiều danh từ dùng để định nghĩa Bồ tát đạo: “ Người khách lớn - con thuyền - chiếc cầu - xa lộ - con đường - núi non - trái đất... Tất cả những tên gọi này đều là những đường nét tương tác với hình ảnh con người ”. Như thế có nghĩa chúng ta có rất nhiều tiềm năng và những tiềm năng này có thể ứng dụng vào bước đầu thực hành thiền định Vipashyana; không cần bắt đầu ở nấc thang cố định hay những gì gọi là vĩ đại hay cao cả. Có thể chúng ta không có nhiều tiền, không có nhiều không gian và sự trải nghiệm sâu sắc, nhưng ít ra có thể mở đầu trên bình diện thực hành; có nghĩa gây cảm ứng với tiềm năng sẵn có để đánh thức Lòng Tử Tế Nguyên Thủy trong khoảng lặng.
Chúng ta có thể bắt đầu với khả năng trải nghiệm Vipashyana, có nghĩa cuộc sống hằng ngày là công việc nghệ thuật hoàn hảo nếu chỉ xem xét nó theo quan điểm không còn tự gây hấn. Khía cạnh này cực kỳ mấu chốt và đơn giản, nhất là để vượt qua sự vụng về và tính thô lỗ. Cần ghi nhớ tính vụng về hay thô lỗ ở đây không có nghĩa dung tục mà nói về tính vụng về, thô lỗ nền tảng trong tính chất thô của hiện tượng.
Sự gây hấn hoàn toàn phi nghệ thuật tính. Khi trạng thái tâm thức không còn gây hấn sẽ phong phú đầy tài nguyên và sự trực nhận tự xuất hiện. Ngược lại, khi giận dữ hay căng thẳng tuy đơn giản chỉ là cơn giận thông thường cũng là những nguyên nhân loại trừ tất cả cơ hội tương tác với những gì hiện hữu trong cuộc sống và thui chột tiềm năng nghệ thuật.
Tất cả sẽ biến mất khi nổi cáu, hay đòi hỏi sự ứng tác phải dấy lên; Nó trở thành những điều vướng mắc khi cố tình vất bỏ ra cửa sổ hay muốn loại trừ những gì gọi là bực bội hay khó chịu. Có thể nhìn một người nổi nóng trở về nhà và không tìm ra phương tiện để phát tiết cơn giận. Thế là bắt đầu quăng bàn đập ghế. Ðây là cách hành động khá thê thảm vắng bặt nghệ thuật tính tối thiểu có thể có. Dù sao đi nữa, cần biết phân biệt giữa cơn giận và lòng gây hấn. Nếu quan hệ được thiết lập bằng cơn giận và được gợi hứng bằng một bài thơ, điều này vẫn giả định hay mô phỏng có tính rộng lượng hay ít ra trong một trình độ rõ biết tỉnh thức nào đó.
Nghệ thuật thưởng thức không có nghĩa giảm thiểu sự sáng tạo những vật dụng đẹp đẻ. Nghệ thuật là tất cả những gì dễ bảo đầy phong phú, nghệ thuật trong cuộc sống hằng ngày chính là trải nghiệm rõ biết tỉnh thức và hành động chuyển hóa sự gây hấn là nguồn gốc tất cả tài năng nghệ thuật có thể mô phỏng được từ vô hình tướng thể hiện thành hình tướng trong sự thật như thế...
Tư Tưởng Ðến Sau
Thân thể này -
Ồ thật quí giá,
Và rất khó khăn lập lại biểu tượng này.
Một sự thật chưa từng ai nghĩ đến,
Nắng vàng rơi cả lá cũng vàng ươm.
Thân thể này -
Ồ! điện đền quí giá,
Nơi linh thiêng hiền triết đã từng qua.
Sao cát bụi lại làm hoen ố,
Những diễn phô phủ áo trần ai.
Và huyền thoại phủ lên sự thật,
Thần thoại nào vây kín những bình an.
Tôi và bạn đồng hành nhưng riêng lẽ,
Cùng kinh qua những sự kiện giản đơn.
Cùng sánh bước trên đường không pha trộn,
Chẳng bán mua những câu chuyện diệu kỳ.
Từ sức sống chân thật đầy mật ngọt,
Cùng giử gìn dòng suối mát đời trao.
Không thể tránh đôi khi còn sai bước,
Những ngọt ngào cám dỗ trần gian.
Những chẳng hề hối tiếc với gian nan,
Kể từ lúc nhận ra mình hiện hữu.
Nắm tay nhau cùng nhau dạo bước đồng xanh,
Và cùng sống trong đắng cay trải nghiệm.
Khoảng trời cao rộng mở tấm lòng trao,
Ðồng yên lặng để trang hoàng cho cuộc sống.
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
|
|
|
|