Hay Nghệ Thuật Thưởng Thức Khoảng Lặng
Khoảng lặng = Không còn bị ràng buộc bởi phô diễn và như thế trôi theo thời gian trong tự do không ngăn ngại (Liên tục tính trong khoảng lặng không phô diễn). Như thế có nghĩa tư tưỡng vẫn còn đó nhưng nó không làm cho chúng ta khổ não vì hoang tưởng và không rõ biết phân biện.
Sự sáng tỏ rõ biết rất quan trọng. Nhất là phải rõ biết chúng ta đang ở ngay tại đây không ở đâu hết. Ngay tại đây một cách tức thời và là một người hoàn toàn bình thường và tầm thường. Hãy nhớ ở đây không đâu hết. Vì thế tại sao không hiện hữu ngay tức khắc mà lại nghĩ đến một thần bí nào ngoài sự thật.
Sự tiếp cận: Nghệ thuật thưởng thức Phật học dính liền với những sự kiện và nghệ sĩ hay nghệ nhân lúc nào cũng chỉ là thực tập viên. Ngay cả vị thầy thật hoàn thiện cũng chỉ tự xem mình như người mới học trò. Thường thì những ai đã dán nhản khuôn mẫu cuối cùng như sự hoàn thiện tuyệt đối (tự cho mình là Phật), sẽ kéo theo cuộc sống buông trôi tùy tiện theo bản năng và trở thành trâng tráo, gây hấn và buông mình theo tri thức lầm lẫn.
Nói đến nghệ thuật có nghĩa nói đến hình tướng cần thiết để có thể dựa vào đó làm việc cũng như thực hành thiền định. Nhưng làm sao có thể biết đâu là hình tướng và thiền định có thể kết hợp như thế nào?. Theo đức Phật, hiển nhiên câu trả lời hình tướng không có thật, cũng như pháp không có thật. Vì thế hình tướng và pháp mới có thể kết hợp với nhau. Như trét phó mát lên bánh mì, chúng ta không thể phân biệt đâu là bánh mì và phó mát. Vì thế cần thiết giử tư tưởng không bị lôi kéo của thức phô diễn để thành công sự tự pha trộn này. Không có ai, thực sự không một ai có thể trở thành nghệ nhân tốt hay nghê sĩ giỏi mà không cần thiết lập quan hệ tư duy về khoảng lặng.
Thiền định (tư duy về khoảng lặng) là muốn nói về Shamatha -Vipashyana chứ không phải nói về những chuyến đi săn hay câu cá trong yên lặng. Ở đây nói đến tọa thiền có nghĩa thưởng thức sự không ràng buộc bởi phô diễn. Tọa thiền là mãnh đất căn bản, là sống trong khoảng lặng thường trực một cách tự nhiên không gượng ép. Nhưng muốn nói gì khi dùng thuật ngữ “ Tọa thiền? ”. Thí dụ, Beethoven, Le Greco hay Mozart những nhạc sĩ tôi thích và tin chắc họ đều sống trong thiền định (thưởng thức khoảng lặng). Tất nhiên họ thiền định theo nghĩa: “ Sống trong tâm thức rỗng lặng - trong trạng thái thưởng thức niềm nội hỉ trước khi bắt tay vào việc sáng tạo ”. Nói cách khác, sẽ không đạt được những gì gọi là có nghĩa khi tất cả những thể hiện đều là thức phô diễn và sự tưởng tượng. Như đi chợ về buông mình trên ghế, ù lì tại bàn ăn để viết kịch bản, quả thật không thể gọi đó là tinh thần nghệ thuật.
Thật sự cần thiết để đi vào trạng thái vô tâm (không tích chứa) theo thuật ngữ Phật học. Từ nền tảng này tình cảm hiện hữu, rộng mở... và cái đang là bắt đầu tự phát triển. Thành ngữ đang là... có thể đúng hơn từ hiện hữu vì có cái gì đó đang liên tục tiếp diễn (liên tục tính, sự thật tiếp tục chuyển động không giới hạn trong hình tướng). Nên cho dù là thiền định hay không, nhưng khi làm bếp hay rửa chén chính là những gì đang xảy ra và truyền thống Phật học gọi điều này là sáng tỏ rõ biết cái đang là...
Sự sáng tỏ rõ biết dẫn đến cái đang là... có nghĩa: “ Thành phần mấu chốt thật dũng mãnh và chính là điều chính yếu cực kỳ quan trọng. Nó thẫm thấu tất cả, cho dù đang làm gì hay cái gì đó xảy ra vẫn không có sự chia chẻ giữa ta và phương tiện biểu lộ hình tướng ”. Thí dụ, ngay giây phút đặt mông ngồi xuống đất, có nghĩa cái đang là hiện diện... chúng ta đang hiện diện ở đây, ngay tại đây. Thực sự hiện diện và sự hiện diện chuyển động từng sát na trong khoảng lặng!. Dạng thức rõ biết sáng tỏ này cực kỳ quan trọng.
Chúng ta ở đây chứ không đâu khác. Ở ngay đây, tại sao không hiện hữu ngay tại đây và tình cảm về cái đang là... hiện hữu hay sáng tỏ rõ biết gọi là kết quả thực hành (hậu thiền định) sẽ đến sau không cần chờ đợi. Trong suốt quá trình thiền định chúng ta không nên bay là đà (nghiện ngập hay sống trong ảo giác). Chỉ đơn giản ngồi, tự đồng hóa mình với hơi thở và không quan tâm. Cần thiết là cắt đứt buộc ràng của những tư tưởng phô diễn. Ðiều quan trọng những gì thực hiện nên có tính cách thủ công, rỏ nét và liên tục trong thực hành hậu thiền định, chúng ta ở đây hoàn toàn rõ nét trong liên tục tính. Hiển lộ ở đây ngay trong hành động chải đầu, ủi áo quần, đi dạo, đi câu.... đều biểu lộ cái đang là... và khi thực hành nghệ thuật chỉ cần thể hiện một dạng thức không nhất thiết phảI thể hiện đủ mọi dạng thức dẫn dụ. Duy nhất là một và một trong sự duy nhất.
Ðơn giản biến những hành động trở thành không vấn đề, không ồn ào, náo nhiệt, đánh trống khua chông hay vỗ ngực xưng tên. Nhất là không cần thiết đấu đá hay tranh cãi với bất kỳ ai, cố tránh những tư tưỡng trở thành giáo chủ hay chúa tể thế giới. Vì đó được xem là hành động của Ma vương ba tuần (Sự tham vọng của thế giới Asura). Hãy hài lòng là chính mình và biểu lộ một cách rất rất giản dị, hồn nhiên đồng thời với thiền định không gây hấn như đứa con ngoan của đức Phật.
Càng thiền định, có nghĩa đang thể hiện tác phẫm riêng mình, có nghĩa đường ranh giữa thiền định và thực hành nghệ thuật, giữa hành động và rộng mở tự động lu mờ. Và đây chính là những gì các nghệ nhân quá khứ đã trải nghiệm sâu sắc. Như thế có nghĩa tư tưỡng vẫn còn đó nhưng nó không làm cho chúng ta khổ não vì hoang tưỡng và không rõ biết phân biện.
Tiếp cận nghệ thuật Phật học không nên bám chắc vào cảm xúc gây hấn vì cho nó là thật và không cần phải diệt bỏ (sát sinh - tiêu diệt bất cứ cái gì). Hay rơi vào cảm thọ sáu giác quan. Tính gây hấn kéo theo sự tranh chấp danh vọng, tiền bạc, so sánh, bất thỏa nguyện, kích động và một đống những sự kiện khác. Khi vắng bặt gây hấn dẫn đến niềm hoan hỉ, sự rộng mở và điệu luân vũ (sự hài hòa) thức dậy trong ta. Ở đây không nói đến niềm vui do hoang tưỡng tất cả đều là tình thương và ánh sáng. Nơi sẽ bơi trong đại dương đầy mật ngọt. Niềm hoan hỉ ở đây (nội hỉ) là niềm vui trọn vẹn xuất phát tự nhiên từ bên trong theo chiều hướng có thể sờ mó và thưởng thức những sự việc
Chúng ta có thể thưỡng thức những bông hoa tuyệt đẹp bên đường trong hài hòa tổng thể, không cần thiết mang chúng về trưng bày trong phòng khách hay phòng ăn... Thế nên cần thiết có một tình cảm thực sự phong phú giàu có tõa ra trong viễn ảnh không gây hấn và vắng bặt tâm chiếm hữu.
Ở những thành phố lớn, nhiều người đi ngắm cửa hàng thường xuyên và cảm thấy đau khổ cự kỳ chỉ vì không thể mua bất cứ thứ gì cho thỏa nguyện. Một số người khác hoàn toàn ngược lại, họ chỉ thích ngắm nhìn những món đồ xinh xắn. Có thể nói đây là sự khác biệt nền tảng giữa mong muốn thỏa mãn và tinh thần thưỡng thức. Và sự gây hấn quả thực thâm căn cố đế và bắt rễ quá sâu vào tâm thức; vì thế sự giận dữ giống như Plasma nóng chảy ở trung tâm quả đất. Nó nóng chảy từ vô thủy và lúc nào cũng chuẩn bị phun trào lên mặt đất (đây là sự mô phỏng tính cách gây hấn để dễ nhận dạng). Thế nên đừng cố tiêu diệt (sát sinh) hay mời mọc những gì gọi là chất liệu tạo thành con đường. Ðó chỉ là hình thức sưu tầm những chất thải, những viên đá, cây cỏ tích chứa tất cả đam mê, gây hấn, vô minh. Cũng có nghĩa, xem như nếu không có chúng sẽ không có con đường.
Thật là vô ích và uổng phí khi xây dựng con đường như xa lộ và cố thực hiện thật bóng láng để bánh xe dễ dàng trượt lên đó. Ðó là sự khác biệt giữa con đường Phật học và con đường mệnh danh chủ nghĩa vật chất Hoa kỳ (Mô hình hoá biểu tượng theo công thức cứng ngắt) và cũng cần biết có rất nhiều dạng thức gây hấn:
- Dạng thức đơm đặt nhiều vấn đề và muốn những điều này được phô bày.
- Dạng thức ganh đua (tâm ganh tị) với những thành công của người khác trong cuộc sống.
- Dạng thức gây hấn tự ám ảnh (tự kỷ ám thị) để cố quên đi bản phác thảo hay phương tiện làm việc, đôi khi đánh mất cả dòng tư tưởng (lạc không).
Hơn nữa, nghệ thuật thường được xem như sự tự phát tiết những ẩn ức hay dồn nén. Thái độ này hoàn toàn sai lầm. Nghệ thuật không thể xem như lối thoát hay phương tiện chỉ để bình ổn tâm lý hay lấy lại thăng bằng:" Tôi không có gì làm vì thế cảm thấy sự trầm uất mơ hồ, thế thì tại sao không thử nắn chiếc bình gốm hay làm một hành động vị nghệ thuật?. Quả là ý kiến hay, tuyệt vời để thư giản! ”. Quả thật tội lỗi khi xem công việc của nghệ nhân với quan niệm như thế. Trong nghệ thuật cần phải nghiêm túc với tinh thần thưởng thức. Nghệ thuật vô tận trong bình thường tính (bình thường tâm thị đạo) và là phương tiện tự diễn đạt đặt nền tảng trên hoàn toàn đơn giản và trực tiếp.
Ðôi khi sự sợ hãi những chướng ngại mãi dấy lên nhưng điều này vẫn không thể ngăn chận bước tiến. Nhưng nếu chờ đợi có cái gì đó xảy ra như tác phẩm cần hình thành theo mốc thời gian hay phải hoàn chỉnh tuyệt đối thường dẫn đến kết quả ngược lại và thất bại hoàn toàn trong nghệ thuật thưởng thức.
Quan sát vai trò tọa thiền trong trực nhận nghệ thuật thưởng thức, phải hiểu thiền định làm chúng ta thay đổi như thế nào về quan hệ với thế giới. Làm sao có thể thay đổi hệ thống thính thị và ngôn ngữ. Phải biết cách ứng xử và làm việc với những giác quan hay cảm xúc được gợi hứng từ nền tảng Phật giáo xa xưa (Tinh thần cổ Phật). Và có thể gọi những điều này là thuộc về Phật tính.
Ðể bắt đầu, điều quan trọng trước tiên đặt trước mặt tờ giấy trắng với ý nghĩa thỏa thuận tự mở rộng và buông xả. Tiếp cận Phật học về nghệ thuật không nhằm làm chủ những bí mật năm gia đình chư Phật, mà chỉ để có được tình cảm rộng mở và quan kiến hoàn toàn tinh sạch. Như thế tài năng nghệ thuật và khái niệm rộng mở trong không gian nhìn ngắm đã sẵn sàng; thật vô ích khi muốn vun trồng hay cố sáng tạo ra cái gì đó. Vì tất cả sẽ xảy ra thật tự nhiên và đơn giản trong khoảng lặng hay trong quan kiến không thiên vị.
Theo Tantra nghệ thuật không chỉ thuần khiết thu hẹp ở tính thẫm mỹ; và là phương thức đơn giản tiếp cận tài năng và trực nhận nghệ thuật như những hiện tượng tự nhiên. Ðiều này nên tập trung trở lại nhiều hơn vào môi trường chung quanh làm nẩy sinh tình cảm tin chắc vào không gian hiện hữu không đòi hỏi điều kiện vì đó là môi trường vô điều kiện hay không thiên vị.
Thế giới đã tự do, thật sự tự do trong tự nhiên. Ðương nhiên, những câu hỏi và sự hoang mang vẫn mãi dấy lên suốt trong cuộc sống. Vẫn đeo đẳng vì niềm tin vào thế giới hiện tượng không tàn lụi, trong khi sự thực giống như tờ giấy trắng hay tấm toan tinh khiết. Từ những do dự có thể thực hiện hành động đầu tiên. Có thể là bức tranh tranh hay bức vẽ thể hiện tinh thần sáng tạo tuy không hoàn chỉnh theo khuôn sáo. Chúng ta đã không ngừng sáng tạo, tái sáng tạo từng giây phút và đi từ hình ảnh vừa sáng tạo để tự hoàn thiện.
Ðiều này dính liền với lòng tin (chánh tín), cần cực kỳ nhạy cảm và tỉnh thức. Ðây là từ đúng nhất đến từ tâm thức là: “ Tỉnh thức ”. Ðồng thời cần thể hiện những sự việc trong sự chín mùi của tâm thức (tính quyết định). Dù sao đi nữa điều này không có nghĩa dùng bản ngã cá nhân can thiệp vào; nên thuần khiết là quả của trải nghiệm và sự gợi hứng trong tinh thần thưởng thức nghệ thuật. Nói chung, chúng ta đầu tư rất nhiều đam mê để mong muốn trở thành nghệ sĩ. Ðương nhiên vấn đề này hoàn toàn bế tắt vì một khi trở thành “ nghệ sĩ ”, chúng ta thường có khuynh hướng biến đổi tự nhiên tính thành quy luật hay giáo điều để tự bảo vệ, phòng thủ lãnh thổ vừa tư hữu (cho rằng mình phát kiến ra chân lý). Tham gia trò chơi này (dựng rào phòng thủ) sẽ chạm vô số vấn đề khó khăn trong giao tiếp với mình và người khác.
Nhiều nghệ sĩ thích tính cách độc đáo. “ Nhưng họ không thể tiếp cận nghệ thuật thưởng thức vì quan niệm cố hữu là một nghệ sĩ nên có vẽ điên điên hay lập dị ”. Nếu làm sáng tỏ quan niệm này; họ sẽ im như thóc để phản đối và cố thủ với vài người bạn chọn lọc kỹ lưỡng cùng điên loạn như nhau; vì không muốn tiếp xúc với ai không tán đồng vẽ ngông nghênh tự đại biểu lộ tính độc tôn của bản ngã. Dạng thức tiếp cận này thường hay gặp và được gọi là chủ nghĩa vật chất tâm linh. Có thể đây cũng là cơ hội để có thể đề cấp đến chủ nghĩa vật chất trong nghệ thuật. Ở nghệ sĩ, sự thiếu kiên nhẫn có thể gây ra nhiều vấn đề vì nó ngăn cản chúng ta nhìn mọi sự như tờ giấy trắng hay tấm toan trước mặt (TTNT hay bạch tịnh thức)...
Có thể hình dung mãnh vải đã được sơn hay vẽ. Khi không còn gì để vẽ hay không còn chất liệu gì khác để sáng tạo, quan kiến nghệ sĩ sẽ hoàn toàn méo mó vì nó không phải là sự thật được mô phỏng; đó chỉ là sự tưởng tượng được miễn cưỡng gợi hứng từ thèm muốn (thế giới ngạ quỷ) của chính mình hay những người thân cận (thế giới tưởng), thành quả đạt được chỉ là những tạp nham bá láp và thành ngữ phân chó đúng nhất trong trường hợp này.
Cũng có thể gọi đây chính là nghệ thuật hung bạo hay nghệ thuật thưởng thức bị hiếp dâm. Các bạn có thể liên hệ đến hình ảnh người nghệ sĩ ngồi vò đầu bức óc để tìm gợi hứng từ ý kiến thô thiển của vài người thân cận, hay từ những tán dương của những ai thích thú và là những chiến hữu. Ngay trong sự hung bạo, cho dù nghệ thuật trình bày theo dạng “ nước sốt Zen ” được pha trộn với vài lát hòa bình nó vẫn tuyệt đối là vô minh. Có thể gọi đây là ma thuật đen, pháp thuật hay tà pháp ngoại đạo dùng để quấy nhiễu con người hơn là giúp họ thoát khổ. Vì thế điều cần thiết là nên thận trọng.
Công cuộc sáng tạo nghệ thuật thưởng thức có thể có rất nhiều hệ lụy. Vì phương tiện diễn tả lúc nào cũng mãnh liệt. Nghệ thuật chứa đựng quyền năng và có tầm quan trọng lạ lùng vì chính nó định đoạt cuộc đời nhiều người với hai khả năng: “ Thực hiện ma thuật đen loè mắt thiên hạ hay sáng tạo tâm thức lành mạnh cơ bản; cho nên cần thận trọng gấp đôi vì nghệ thuật thưởng thức khoảng lặng chỉ cho phép lựa chọn một trong hai vấn đề ”.
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
|