1- Pháp thưởng thức, nghệ thuật chân chính
Thành ngữ « Pháp Nghệ Thuật Thưởng Thức Chân Chính » không có nghĩa tượng trưng cho những biểu tượng hay nhận định về bánh xe cuộc đời hoặc lịch sử Đức Phật Gautama; ở đây muốn nói đến nghệ thuật phóng xuất trạng thái tâm thức nơi người nghệ sĩ, có thể gọi những phóng xuất trạng thái Thiền định trực tiếp trong sáng tạo không bám víu vào tư tưởng hay thiên kiến.
Trong nghệ thuật, khó khăn nền tảng là khuynh hướng cố tách rời nghệ sĩ ra khỏi công chúng, sau đó gắng sức trao truyền thông điệp từ người này sang người khác. Trong điều kiện này, nghệ thuật trở thành chủ nghĩa phô bày. Một tia chớp thần tình nào đó lôi cuốn để có thể đặt nó lên giấy loè mắt thiên hạ hay kích thích lòng hăng hái. Trong khi một nghệ sĩ từng chi tiết có thể tính toán chọn công đoạn để gây tác động tính thẩm mỹ cho người khác. Nhưng dù thiện ý hay kỹ thuật, hai tiếp cận này lúc nào cũng cùng đồng hành với sự vụng về của dạng thức tự gây hấn và người khác.
Đối với nghệ thuật thưởng thức trong thiền định, người nghệ sĩ đồng thời thể hiện vai trò: « Vừa sáng tạo vừa thưởng thức ». Vì quan kiến không thể tách rời cách vận hành, cho nên chúng ta không sợ hãi sự vụng về cũng như không sợ mất khả năng đạt đến mục tiêu. Người nghệ sĩ đơn giản sáng tạo một bức tranh, một bài thơ, một bản nhạc v... v... bình thường nhất của cuộc sống. Như thế bất kỳ người nào vẫn có thể sử dụng cây cọ trong trạng thái tâm thức thưởng thức nghệ thuật để hình thành tác phẫm. Rất có thể, nhưng nên thận trọng vì không khéo lại là hành động theo may rủi, vì trong nghệ thuật cũng như cuộc sống cần thiết phải phát triển những khả năng hòa điệu sự hiểu biết và trực nhận truyền thống được trao truyền.
Thông điệp được tóm tắt bằng cách thưởng thức bản chất những sự việc như chúng là... không cần thiết đấu tranh đấu tư tưởng và nỗi sợ hãi. Khi chọn thái độ trong những sự việc, chúng ta học cách sử dụng những chất liệu hay học tập phong thái của vị thầy hoàn thiện, còn lại chính là giây phút sáng tạo nghệ thuật với tình cảm tin tưởng trọn vẹn ngự trị.
Nhưng đừng cố bỏ rơi sự tự gây hấn hay miễn cưỡng tạo dáng vẽ không gây hấn để loè mắt người với ý định cố cho nó vận hành không gây hấn. Trong khi sự việc thật đơn giản, chỉ cần rõ biết nghệ thuật chân chính « Pháp - Nghệ Thuật Thưởng Thức Chân Chính » chính là hành động không gây hấn.
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
|
|
|
|