Khi ấy, sứ giả vâng lời, đi đến chỗ vua A-xà-thế, tâu rằng:
“Bà-la-môn Hương Tánh kính lời thăm hỏi vô vàn: ‘Đại vương, đời sống thường nhật có thoải mái không? Bước đi có khỏe không. Xá-lợi chưa đến chắc Đại vương trông lắm? Nay tôi giao sứ giả răng trên của Như Lai để kịp cúng dường cho thỏa lòng Đại vương trông ngóng. Sáng mai, lúc sao mai mọc, xá-lợi chia xong, tôi sẽ đích thân dâng đến’.”
Tiếp đó Hương Tánh lấy một bình dung lượng chừng một thạch, rồi chia đều xá-lợi ra làm tám phần, xong, ông nói với mọi người:
“Các ngài bàn bạc cho tôi xin cái bình đó để dựng tháp thờ tại nhà riêng.”
Mọi người đều nói:
“Trí tuệ thay. Như thế là thích hợp.”
Và họ đồng ý cho.
Lúc đó, có người thôn Tất-bát [161] cũng đến xin phần tro còn lại để dựng tháp cúng dường. Mọi người cũng bằng lòng.
Sau khi người nước Câu-thi được xá-lợi liền dựng tháp cúng dường. Các nước Ba-bà, Giá-la, La-ma-già, Tỳ-lưu-đề, Ca-duy-la-vệ, Tỳ-xá-ly, Ma-kiệt sau khi được xá-lợi đều đem về nước dựng tháp cúng dường. Bà-la-môn Hương Tánh đem cái bình dùng chia xá-lợi về nhà dựng tháp cúng dường. Dân chúng thôn Tất-bát đem phần tro còn lại về dựng tháp cúng dường.
Như vậy, xá-lợi Phật được chia thờ ở tám tháp, tháp thứ chín là cái bình, tháp thứ mười là tháp tro và tháp thứ mười một là tháp tóc, thờ tóc Phật khi còn tại thế.
Phật sanh giờ nào? Thành đạo giờ nào? Diệt độ thời nào?
Sanh khi sao Phất mọc. Xuất gia khi sao Phất mọc. Thành đạo khi sao Phất mọc. Diệt độ khi sao Phất mọc.[162]
Lưỡng túc tôn sanh thế nào?
Xuất gia tu khổ thế nào?
Đắc Tối thượng đạo thế nào?
Nhập Niết-bàn thành thế nào?
Mồng tám Như Lai sanh.
Mồng tám Phật xuất gia.
Mồng tám thành Bồ đề.
Mồng tám vào diệt độ.
Sao Phất mọc, Thế Tôn sanh.
Sao Phất mọc, Phật xuất gia.
Sao Phất mọc, thành Chánh giác.
Sao Phất mọc, nhập Niết-bàn.
Mồng tám sanh Lưỡng túc tôn.
Mồng tám vào rừng tu khổ.
Mồng tám thành Tối thượng đạo.
Mồng tám vào thành Niết-bàn.
Tháng hai Như Lai sanh.
Tháng hai Phật xuất gia.
Tháng hai thành Bồ-đề.
Tháng hai vào diệt độ.
Tháng hai sanh Lưỡng túc tôn.
Tháng hai vào rừng tu khổ.
Tháng hai thành Đạo tối thượng.
Tháng hai vào thành Niết-bàn.
Sa-la hoa nở rộ,
Đủ màu ánh chói nhau,
Tại chỗ bản sanh ấy,
Như Lai nhập Niết-bàn,
Đức Đại từ Niết-bàn
Nhiều người xưng tán lễ.
Vượt qua các sợ hãi
Quyết định nhập Niết-bàn.
-------------------------------------------------------------------------------- [1]. Bản Hán, Phật thuyết Trường A-hàm kinh, quyển 2. Tham chiếu, Phật bát nê hoàn kinh, Tây Tấn, Bạch Pháp Tổ dịch (Đại I tr 160); Đại bát Niết-bàn kinh, Đông Tấn Pháp Hiển dịch (Đại I tr 191); Bát nê hoàn kinh, vô danh dịch (Đại I tr 176); Căn bản Thuyết nhất thiết hữu bộ Tỳ nại da tạp sự, Đường Nghĩa Tịnh dịch (Đại XXIV, tr. 382); Trung A-hàm, No. 142 “Vũ thế kinh” (Đại I, tr. 648), No. 3 “Thành dụ kinh” (Đại I tr 422, No. 68 “Đại Thiện Kiến vương kinh” (Đại I tr 515), No. 26 “Thị giả kinh” (Đại I tr 471).-Tương đương Pāli, D. 16 (Deva Digh II. 3): Mahā-parinibbāna- suttanta; tham chiếu, D. 17 (Deva Dig II. 4): Mahā-Sudassana-suttanta.
[2]. Bản Hán: “Đệ nhất phần sơ, Du hành kinh đệ nhị sơ.” Phần I của kinh Du hành.
[3]. La-duyệt hay La-duyệt-kỳ 羅 閱 祇, Pāli: Rājagaha, tức thành Vương xá 王 舍, thủ phủ nước Ma-kiệt-đà (Pāli: Magadha). Kỳ-xà-quật (hay khốt) 耆 闍 崛 dịch là Thứu sơn 鷲 山, Thứu lĩnh 鷲 嶺, hay Linh thứu sơn 靈 鷲 山, tục gọi núi Kên kên; Pāli: Gijjhakūṭa
[4]. Tên gọi đủ: A-xà-thế Vi-đề-hi Tử 阿 闍 世 韋 提 希 子; Pāli: AjātasattuVedehi- putta, Skt. Ajātazatru-vaidehiputra, A-xà-thế, con bà Vi-đề-hi, vua nước Ma-kiệt-đà (Pāli, Skt. Magadha).
[5]. Bạt-kỳ 跋 祇; Pāli: Vajji, tên một thị tộc, nhà nước thị tộc, thời Phật.
[6]. Vũ-xá 禹 舍; Pāli: Vassakāra, nghĩa: Vũ Hành 雨 行, Vũ Tác 雨 作, Vũ Thế 雨 勢.
[7]. Bất thối pháp 不 退 法; Pāli: aparihāniya-dhamma, không suy thoái. Trong kinh này, có hai loại bảy pháp bất thối: 7 bất thối của quốc vương (rājā-aparihāniya-damma ) và 7 bất thối của Tỳ-kheo (bhikkhu-aparihāniya-dhamma ).
[8]. Trường 15 (Tập I, tr. 547): “chúng Tỳ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.”
[9]. Hộ niệm tâm ý 護 念 心 意; Pāli: paccataṃ yeva satiṃ upaṭṭhāpeti, mỗi người tự mình hộ trì chánh niệm.
[10]. Dục thái 欲 態. Pāli: bhikkhū (…) taṇhāya (…) na vasaṃ gacchassanti, các Tỳ-kheo không bị chi phối bởi khát ái.
[11]. D. 15 (Deva Dig II. 3 tr 32): na kammārāmā bhavissanti, không ưa thích tác nghiệp. Kamma, nghiệp hay tác nghiệp ở đây được hiểu là thế sự.
[12]. D. 15 sđd.: na pāpicchā bhavissanti, không có những ham muốn xấu (ác dục).
[13]. Niệm giác ý 念 覺 意, hay niệm giác chi 念 覺 支, xem kinh số 10 “Kinh Thập thượng” ở sau.
[14]. Tham chiếu, Trường A-hàm, “10 Kinh Thập thượng”: y vô dục, y tịch diệt, y viễn ly 依 無 欲 依 寂 滅 依 遠 離.
[15]. Xem chú thích trên. So sánh các thuật ngữ.
[16]. Nguyên: bất hoài hoại tổn 不 懷 壞 損, không ôm lòng gây hại. TNM: bất hoài tăng tổn 不 懷 增 損.
[17]. Hán: tất định bất động 必 定 不 動. So sánh Pāli, D. 15 (Deva Dig II. 3, tr 35): saparāmaṭṭhāni samādhisaṃvattanikāni …” những giới luật không bị ô nhiễm bởi mục đích sai lạc, những giới luật hướng đến định tâm.” (Trường 15, I, tr. 554).
[18]. Đoạn trên thường được biết là sáu pháp hòa kính, tức pháp lục hòa.
[19]. Hán: tùy nghi trú dĩ 隨 宜 住 已. So sánh, D. 15: yathābhirantam viharitvā, Trường (I, tr. 555): “ở... cho đến khi Ngài xem là vừa đủ.”
[20]. Chỉ Ca lan đà trúc viên 迦 闌 陀 竹 園, Pāli: Veluvana-kalandanivapa, khu rừng trúc nổi tiếng ở Ma kiệt đà (Magadha). Trong bản Pāli, sđd.: Phật đến Ambalaṭṭhika, một tịnh thất bên ngoài Trúc lâm tinh xá.
[21]. Hán: tu giới hoạch định 修 戒 獲 定. Pāli, D. 15, sđd.: sīlaparibhāvito samādhi; Trường (I, tr. 554): “định cùng tu với giới.”
[22]. Hán: tu trí tâm tịnh đắc đẳng giải thoát 修 智 心 淨, Pāli, sđd.: paññāparibhā- vitaṃ cittaṃ sammadeva āsavehi vimuccati, tâm cùng tu với tuệ đưa đến giải thoát hoàn toàn các lậu.
[23]. Nghĩa là, sau khi giải thoát, biết rõ mình đã giải thoát.
[24]. Ba lăng phất 巴 陵 弗, bản Minh: Ba liên phất 巴 連 弗. Pāli: Pāṭaliputta, Skt. Pāṭaliputra (Hoa thị thành 華 氏 城 hay Hoa tử thành 華 子 城). Trong thời Phật, địa phương này chỉ là một ngôi làng trong vương quốc Magadha, vì vậy D. 15 (Deva Dig ii. 3 ) nói nó là Pāṭaligāma: làng Patali.
[25]. Ba lăng thọ 巴 陵 樹, Pāli: Pāṭalī, cây hoa kèn
[26]. Thanh tín sĩ 清 信 士, hay ưu bà tắc 優 婆 塞, Pāli: upāsaka.
[27]. Thị giáo lợi hỷ 示, 教, 利, 喜: 4 tuần tự thuyết pháp của Phật. Pāli: sandassesi samādapesi samuttejesi sampahaṃsesi: chỉ bày, khích lệ, làm cho phấn khởi, hoan hỉ
[28]. Dâm 淫 (bộ thủy 水): tham sắc quá độ; phân biệt với dâm 婬 bộ nữ 女: dâm dục. Do đó, bất dâm 不 淫 ở đây được hiểu không tà dâm, tức Pāli: kāmesu micchācāro, hành vi tà vạy trong các dục lạc.
[29]. Bất vong 不 忘; TNM: bất vọng 不 妄: không dối.
[30]. Hán: phong trạch địa 封 宅 地; Pāli: vatthuṃ pariggaṇhāti, chiếm hữu (hoặc thủ hộ) đất đai.
[31]. Hán: chánh đắc thiên ý 正 得 天 意; Pāli, sđd.: Deva Dig ii. tr. 70: seyyathāpi devehi Tāvatiṃsehi saddhiṃ mantetvā, giống như sau khi đã hỏi ý các thiên thần Tāvatiṃsa (Đao lợi).
[32]. Tham chiếu Pāli, sđd.: yasmim padese mahesakkhā devatā vatthūni pariggan- hanti mahesakkhānam tattha raññam rājamahāmattānam cittāni namanti nivesa- nāni māpetum; nơi ở nào có thiên thần có đại oai lực thủ hộ (chiếm lĩnh) đất đai, nơi ấy tâm thức các vua chúa và các đại thần có thế lực được hướng đến việc xây dựng các trú xứ.
[33]. Pāli, sđd.: Deva Dig ii. tr 71-72: yāvatā, Ānanda, ariyaṃ āyatanaṃ, yāvatā vaṇippatho, idaṃ agganagaraṃ pāṭaliputtaṃ puṭabhedanaṃ, nơi nào là căn cứ địa của những người Ariyan, nơi nào là đô hội của các thương gia, nơi ấy một đô thị bậc nhất tên là Pāṭaliputta được thiết lập.
[34]. Pāli: Kālo bho Gotama niṭṭhitaṃ bhattaṃ, “Đã đến giờ, bạch Tôn giả Gotama, cơm đã dọn xong.”
[35]. Hán: Cù-đàm môn 瞿 曇 門; Pāli: Gotama-dvāra
[36]. Cù-đàm độ 瞿 曇 渡; Pāli: Gotama-titthaṃ
[37]. Hán: đắc thăng tiên 得 昇 仙.
[38]. Câu lị 拘 利 Pāli: Koṭigāma.
[39]. Na đà thôn 那 陀 村, Pāli: Nādikā.
[40]. Kiền chùy xứ 犍 椎 處, Pāli: Ginjakāvasatha, cũng nói là Kiền chùy tinh xá 犍 椎 精 舍 hay Luyện ngõa đường 煉 瓦 堂, ngôi nhà lợp ngói.
[41]. Danh sách 12 cư sĩ ở Na-đà: Già-già-la 伽 伽 羅, Gia-lăng-gia 伽 陵 伽, Tỳ-già-đà 毗 伽 陀, Già lị (TNM: lê) thâu 伽 利(梨)輸, Giá-lâu 遮 樓, Bà-da-lâu 婆 耶 樓, Bà-đầu-lâu 婆 頭 樓, Tẩu-bà-đầu-lâu 藪 婆 頭 樓, Đà-lê-xá-nậu 陀 梨 舍 耨, Tẩu-đạt-lê-xá-nậu 藪 達 利 舍 耨, Da-thâu (du) 耶 輸, Da-thâu (du)-đa-lâu 耶 輸 多 樓. Danh sách những người chết được đề cập, D. 15 (Deva Dig ii tr 77): Tỳ-kheo Sālada, Tỳ-kheo-ni Nandā, cư sĩ Sudatta, nữ cư sĩ Sujatā, và các cư sĩ Kakudha, Kālinga, Nikata , Katissabha, Tuttha, Santuttha , Bhadda.
[42]. Hạ phần kết 下 分 結, hay thuận hạ phần kết , Pāli: orambhāgiya-saṃyojanāni (năm) thứ phiền não hay ô nhiễm buộc chặt chúng sanh vào sự tái sanh hạ giới tức dục giới. Vị đoạn trừ 5 kết sử này sẽ không tái sanh Dục giới nên được gọi là Bất hoàn (Pāli: Anagāmin).
[43]. Sinh lên Tịnh cư thiên (Pāli: Suddhāvasa)
[44]. Ba kết sử (Pāli: tāṇi saṃyojanāni): thân kiến hay hữu thân kiến ( Pāli: sakkāya-
diṭṭhi), nghi (Pāli: vicikicchā), giới cấm thủ (Pāli: sīlabbataparāmāso )
[45]. Tư đà hàm hay nhất lai, vị tái sinh Dục giới một lần nữa. Pāli: Sakadāgāmin
[46]. Tu-đà-hoàn, hay Dự lưu, vị đã dự vào dòng Thánh. Pāli: Sotapānna.
[47]. Pháp kính 法 鏡, Pāli: dhammādāsa, tấm gương pháp, gương để soi rọi sự thật.
[48]. Bốn bất hoại tín 不 壞 信, cũng nói là bốn bất động tín 不 動 信 bốn chứng tịnh 證 淨 hay bốn Dự lưu chi 預 流 支; Pāli: aveccappasāda; Skt. Avetya-prasāda: tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, tin Thánh giới.
[49]. Hán: tự tứ sở thuyết 自 恣 所 說, Pāli: svākhāto (Skt. Svākhyāta), nơi khác thường được dịch là thiện thuyết: pháp được Thế Tôn giảng thuyết khéo léo. Bản Hán ở đây có lẽ hiểu svākhāto là sva(tự mình)-ākhāta, thay vì su(khéo léo)-ākhāta.
[50]. Nêu 4 hướng và 4 quả, hợp thành tứ song bát bối 四 雙 八 輩.
[51]. Tỳ-xá-ly 毗 舍 離, hoặc phiên Tỳ-da-ly 毗 耶 離, dịch: Quảng nghiêm thành 廣 嚴 城.
[52]. Am-ba-bà-lê 菴 婆 婆 梨, âm khác: Am-bà-ba-lị 菴 婆 波 利, Am-bà-la-bà-lị 菴 婆 羅 婆 利, Am-bà-la 菴 婆 羅. Pāli: Ambapāli-ganikā .
[53]. Xem cht. 28.
[54]. Lệ xa 隸 車, Pāli: Licchavi, một bộ lạc hùng mạnh thời Phật, thuộc bộ tộc Vajji, đóng đô ở Vesali.
[55]. Trên đây là 4 niệm xứ 念 處, hay niệm trụ 念 住 (Pāli: satipaṭṭhāna): quán thân, thọ, tâm và pháp.
[56]. Ấm cái 陰 蓋, hay triền cái 纏 蓋 (Pāli, Skt.: nivāraṇa), có 5.
[57]. Tịnh Ký 并 暨 (?)
[58]. So sánh Tứ phần 40, năm thứ báu khó có trong đời: 1. gặp Phật ra đời; 2. Nghe Phật nói pháp rồi nói lại cho người khác; 3. tin hiểu pháp của Phật; 4. như pháp tu hành; 5. Lần lượt giáo hoá lẫn nhau để cùng được lợi ích.
[59]. Chiêu đề tăng 招 提 僧, hay tứ phương tăng 四 方 僧; Pāli: cātuddisa-sangha .
[60]. Trúc lâm 竹 林. Trong bản Pāli, Phật từ vườn Ambapālī đi đến làng Beluva (Bản Deva Dig ii, tr. 79: Veḷuvagāmaka )
[61]. Tỳ sa đà da 毗 沙 沱 耶.
[62]. Hán: Trúc tòng 竹 叢.
[63]. Việt-kỳ 越 祇, có lẽ âm khác của Bạt-kỳ. D. 15 sđd.: năm đó Phật an cư ở Veluvā còn chúng Tỳ-kheo an cư ở Vesāli. Không nhắc đến vụ đói, nhưng có nhắc đến Thế Tôn bịnh.
[64]. Nguyên văn: tật như hữu tổn 疾 如 有 損 bịnh như có thuyên giảm. TNM: như hữu thiểu giảm 如 有 少 減: có vẻ hơi gầy (?). Tham chiếu D. 15, sđd.: lúc này Thế Tôn đã khỏi bịnh.
[65]. Trường I tr. 583: “Thế Tôn chưa diệt độ, nếu Ngài chưa có lời di giáo lại cho chúng tỳ kheo.”
[66]. Tham chiếu Pāli, D. 15 (Deva Digh ii tr. 80): Tathāgatassa kho, Ananda, na evaṃ hoti: “Ahaṃ bhikkhusaṅghaṃ pariharissāmī ti vā mam uddesiko bhikkhusaṅgho” ti vā: Như Lai không nghĩ rằng: “Ta nhiếp hộ chúng tỳ kheo, hay chúng Tỳ-kheo được Ta giáo huấn.”
[67]. Hán: nội ngoại dĩ ngật 內 外 已 迄. So Pāli, D. 15, sđd.: anantaram abāhiram karitvā: không phân biệt trong và ngoài, tức nội truyền hay ngoại truyền, bí mật giáo hay hiển thị giáo.
[68]. Hán: chung bất tự xưng sở kiến thông đạt 終 不 自 稱 所 見 通 達. Có thể bản Hán dịch sai. Tham chiếu Pāli; D. 15, sđd.: na tatth’Ānanda tathagatassa dhammesu ācariyamuṭṭhi:” Này A-nan, trong giáo pháp, Như Lai không bao giờ là vị thầy có bàn tay nắm chặt.” Nghĩa là, không bao giờ dấu diếm không chịu dạy hết. Hình như bản Hán đọc nhầm ācariyamuṭṭhi: vị thầy có bàn tay nắm chặt, với ācariyamuti: vị thầy có trí sáng suốt.
[69]. Vô tưởng định 無 想 定.(Pāli: asaññāsamapatti ?). Nên hiểu chính xác là vô tướng định, hay vô tướng tâm định. Vô tưởng định là một loại thiền ngoại đạo mà kinh Phật thường chỉ trích là có xu hướng hư vô chủ nghĩa. Tham chiếu Pāli, D. 15, sđd.: (Trường I, tr. 584): animittam cetosamādhim upasampajja, chứng đạt vô tướng tâm định.
[70]. Hán: đương tự xí nhiên… 當 自 熾 然. Tham chiếu, Tạp A-hàm quyển 2, kinh số 36 (Đại 2, tr. 8a): trú ư tự châu. Trú ư tự y. Trú ư pháp châu; trú ư pháp y 住 於 自 州 住 於 自 依 住 於 法 州 住 於 法 依. Tham chiếu Pāli sđd.: attadīpā viharatha atta-saraṃā anañña-saraṃā, dhammadīpā dhamma-saraṃā anañña-saraṃnā: hãy sống tự mình là ngọn đèn (hoặc hòn đảo) của chính mình; tự mình là chỗ tựa của chính mình, không nương tựa nơi nào khác. Pháp là ngọn đèn, pháp là chỗ tựa, không chỗ tựa nào khác... Dīpa, vừa có nghĩa là ngọn đèn, vừa có nghĩa là hòn đảo.
[71]. Giá-bà-la tháp 遮 婆 羅 塔, Pāli: Cāpāla-cetiya, linh miếu, hay miếu thờ thần.
[72]. Ma Ba tuần 魔 波 旬, Pāli: Māra pāpimant, Ác ma, hay Tử thần kẻ gây tội ác, xúi người khác làm ác.
[73]. Nguyên văn: Phật ý vô dục khả bát Niết-bàn 佛 意 無 欲 可 舨 涅 盤. TNM không có từ Phật. Bản Hán, câu này nghĩa không rõ ràng. Tham chiếu Pāli, D 15, sđd.: (Trường II tr. 588): parinibbātudāni bhante bhagava parinibbātu sugato parinibbānakālodāni; “Thế Tôn, nay hãy nhập Niết-bàn. Thiện thệ, hãy nhập Niết-bàn; nay là thời gian Niết-bàn.”
[74]. Nguyên văn: tu ngã chư Tỳ-kheo tập 須 我 諸 比 丘 集, đoạn văn tối nghĩa. Hoặc do phát âm tương cận của samuccita: tích tập, chứa nhóm, và samucita: đã quen, thích hợp. Theo văn mạch đoạn này và đoạn dưới, có thể hiểu: khi nào chúng đệ tử chưa vững vàng trong Thánh đạo thì Phật chưa nhập Niết-bàn. Tham chiếu, No. 7 (Đại I tr. 191b): do vị cụ túc 猶 未 具 足, còn chưa đầy đủ.
[75]. Hán: hựu năng tự điều 又 能 自 調; TNM: hữu năng tự điều 有 能 自 調. Đoạn văn này thiếu mạch lạc.
[76]. Hán: hựu dĩ thần biến tự thân tác chứng 又 以 神 變 自 身 作 証. Tham chiếu Pāli, D 15, sđd.: tr 83: (…) sappāṭihāriyam dhammam dessanti, thuyết pháp bằng sự thần diệu (bằng sự thần biến)
[77]. Giác ý, hay giác chi, bồ đề phần (Pāli. bojjaṅga). Hán: quảng ư phạm hạnh, diễn bố giác ý 廣 於 梵 行 演 布 覺 意, nghĩa không rõ.
[78]. Tham chiếu Pāli, D 15, sđd.: tr 83: yāva me idam brahmacariyam na iddham ceva bhaviassati phītanca vitthārikam bāhujaññam puthubhūtam yāva devamanussehi suppakāsitan’ti”, chừng nào phạm hạnh này chưa được thành tựu, phồn thịnh, quảng bá… được khéo giảng dạy cho chư thiên và loài người. Xem Trương I tr. 59l.
[79]. Uất bệ la 鬱 鞞 羅 Uruvel; Ni liên thuyền 尼 連 船: Nerañjara; a du ba ni-câu-luật 阿 遊 波 尼 拒 律: ajapāla-nigrodha .
[80]. Bản sanh xứ 本 生 處, Pāli, sđd.: upavattana Mallānaṃ, tức Lực sĩ bản sanh xứ, sinh địa của chủng tộc Malla. Câu thi na kiệt 拘 尸 那 竭, Pāli: Kusinagara.
[81]. Đoạn sau có lặp lại, nhưng nói chư thiên và loài người.
[82]. D 15, sđd.: tulam atualañca sambhavam bhavasaīkhāram avissaji muni, “Đức Muni đã xả bỏ nhân tố của tồn tại, vốn là sự sinh khởi hữu hạn và vô hạn.” Liên hệ các từ hữu hành, vô hành, hữu vi trong bản Hán với các từ sambhava, bhavasankhāra trong bản Pāli.
[83]. Bản Hán, Phật thuyết Trường A-hàm kinh, quyển đệ tam, “Du hành kinh đệ nhị trung”, Đại I tr. 16b-23b
[84]. Thị, giáo, lợi, hỷ 示 教 利 喜: thứ tự thuyết pháp của Phật. Pāli: sandasseti samādapeti samuttejeti sampahamsati, khai thị, khích lệ, cổ vũ, làm cho hoan hỷ.
[85]. Hán: quán khởi trụ diệt 觀 起 住 滅, không rõ nghĩa. D. 15 và No. 7 không có chi tiết này.
[86]. Hương tháp 香 塔, không rõ địa danh. No. 7 (Đại I tr. 192b): giảng đường Trùng các, trong rừng Đại lâm. D. 15, sđd.: Kuṭagārasāla, Mahāvana.
[87]. Ý đoạn 意 斷, cũng nói là chánh đoạn 正 斷 hay chánh cần 正 勤. Pāli: sammappadhāna, Skt. samyak-prahānākhya.
[88]. Giác ý 覺 意 hay giác chi 覺 支, hay bồ đề phần 菩 提 分. Pāli: bojjhaṅga; Skt. bodhyaṅga.
[89]. Pāli và No. 7 đều không có chi tiết này.
[90]. Xem cht. 73.
[91]. Hán: tu giới hoạch định 修 戒 獲 定. Tham chiếu Pāli, D. 15, sđd.: sīlaparibhāvito samādhi; Trường (I, tr. 554): ”định cùng tu với giới.” Xem cht. 21.
[92]. Tham chiếu, Trường I, tr. 555: ” Tâm cùng tu vơí tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn…” Xem cht. 22.
[93]. Nghĩa là, sau khi giải thoát, biết rõ mình đã giải thoát.
[94]. Am-bà-la 菴 婆 羅, Chiêm-bà 瞻 婆, Kiền-đồ 犍 荼, Bà-lê-bà, Phụ-di 負 彌.
[95]. Lộ trình theo No. 7 (Đại I tr. 195b): đến Tượng thôn, Am-ba-la thôn, Diêm-phù thôn, cuối cùng là Thiện già thành, tức Phù-di. Lộ trình theo bản Pāli: Hatthigama, Ambagama , Jambugama, Bhoganagara.
[96]. Thi-xá-bà 尸 舍 婆, tên loại cây lớn, Pāli: siṃsāpa .
[97]. Tứ đại giáo pháp 四 大 教 法; Pāli: cattāro mahāpadesā
[98]. Ba bà 波 婆; Pāli: Pāvā.
[99]. Xà đầu viên 闍 頭 園, Pāli: Pāvāyaṃ viharati Cundassa kammāraputtassa ambavane, trú ở Pāvā trong vườn xoài của con trai người thợ sắt tên là Cunda.
[100]. Hán: công sư tử danh viết Châu-na 工 師 子 名 曰 周 那. No. 7: công xảo tử danh viết Thuần Đà 純 陀 工 巧 子 名 曰. Pāli: cundo kammāraputto, Cunda, người thợ (hoặc con trai người thợ) luyện kim.
[101]. Hán: chiên-đàn thọ nhĩ 旃 檀 樹 耳. Pāli: sūkara-maddava .
[102]. Hán: dư khí thủ 餘 氣 取. Bản Tống, dư thủ khí 餘 取 氣. Các bản Nguyên Minh: dư nhĩ khí 餘 耳 氣. Các bản không thống nhất, nghĩa không rõ ràng. Có lẽ muốn nói Tỳ-kheo này lấy chỗ nấm Phật đã ăn còn lại. D. 15, sđd.: Trường I, tr. 624: Phật bảo Cunda đem chôn kỹ chỗ nấm còn lại.
[103]. Hán: A-la-hán đệ tử danh viết Phúc-quý 阿 羅 漢 弟 子 名 曰 福 貴. Có lẽ dư chữ hán. No. 7: Mãn La tiên nhân chi tử danh Phất-ca-sa 滿 羅 仙 人 之 子 名 弗 迦 沙. D. 15, sđd.: Trường I tr. 627: Pukkusa, đệ tử của Alāra Kālāma.
[104]. Câu-thi-na-kiệt 拘 尸 那 傑, các phiên âm khác; Câu thi na kiệt la 拘 尸 那 桀 羅, Câu thi na già la 拘 尸 那 伽 羅, Câu thi na thành 拘 尸 那 城, Pāli: Kusinagara
[105]. A-việt 阿 越, hoặc A-đầu 阿 頭; Pāli: Atuma.
[106]. Hán: hoàng điệp 黃 疊; TNM: hoàng kim điệp 黃 金 疊 (bộ mao 毛).
[107]. Hán: thượng lậu 上 漏; có lẽ Pāli: uppakilesa (Skt. Upakleśa): phiền não tạp nhiễm.
[108]. Hán: xuất yếu 出 要, hay xuất ly 出 離 thoát ly phiền não hay khổ. Pāli: nissaraṇa, Skt. nihsaraṇa.
[109]. Câu-tôn 拘 孫, các phiên âm khác: Câu-lưu-tôn 拘 留 孫, Ca-quật-đa 迦 崛 多, Ca-di 迦 彌, Cước-cu-đa 腳 俱 多. Pāli: Kakutthā. Skt. Kakuṣṭa.
[110]. Châu Na 周 那, một tỳ kheo, không phải người thợ sắt. Pāli: Cundaka.
[111]. Bản sanh xứ Mạt-la song thọ 本 生 處 末 羅 雙 樹; No. 7 (Đại I tr. 199a): Lực sĩ sanh địa sa-la lâm 力 士 生 地 娑 羅 林. Paøli: Kusinārā-Upavattana-Mallānaṃ antarena yamaka-sālānaṃ, Kusinārā, sinh địa của Malla, giữa những cây song thọ.
[112]. Phạm-ma-na 梵 摩 那, No. 7: Ưu-bà-ma-na 優 婆 摩 那; Pāli: Upavāna.
[113]. Nguyên văn: cư trạch 居 宅, nghĩa đen là nhà ở, có lẽ không chính xác.
[114]. Đại Thiện Kiến 大 善 見, Pāli: Mahāsudassana.
[115]. Câu-xá-bà-đề 拘 舍 婆 提, hoặc phiên Cưu-thi-bà-đế 鳩 尸 婆 帝, Cưu-di-việt 拘 彌 越, Câu-na-việt 拘 那 越 Pāli: Kusāvati.
[116]. Đa lân 多 鄰, Pāli: tāla, loại cây cao, lá dùng chép sách.
[117]. Pháp điện, hay Chánh pháp điện 正 法 殿; Thiện pháp đường 善 法 堂; Pāli: Sudhamma-sabhā, hội trường Chánh pháp.
[118]. Tề 齊, TNM 齎
[119]. Hán: cù lũ sáp đắng uyển diên 氍 氀 毾[毯-炎+登] 綩 綖 .
[120]. Sơ-ma 初 摩, Pāli: khoma; ca-thi 迦 尸, Pāli: kāsika; kiếp-ba 劫 波; Pāli: kappāsika.
[121]. Bản Hán: Phật thuyết Trường A-hàm kinh, quyển 4, “Du hành kinh đệ nhị hậu”( Đại I tr. 23c-30b). Tham chiếu Trung A-hàm, kinh số 68, “Đại Thiện Kiến vương kinh”; Pāli: D. 17 Mahāsudassana-suttanta (Deva Dīg ii. 4)
[122]. Giác 覺 và quán 觀, hay cũng nói là tầm 尋 và tư 伺. Pāli: vitakka (Skt. vitarka) và vicāra (Skt. id. )
[123]. Nội tín hoan duyệt 內 信 歡 悅. Nghĩa không chính xác. Đối chiếu, Pāli: ajjham sampasādana, Skt. adhyātma-samprasādana. Chân Đế dịch: Nội trừng tịnh 內 澄 淨; Huyền Trang: Nội đẳng tịnh 內 等 淨. Do sampasādana (samprasādana) vừa có nghĩa sự tịch tĩnh, vừa có nghĩa sự hoan hỉ. Trong trạng thái thiền, đây nên hiểu là sự an tịnh nội tâm .
[124]. Xả hỷ thủ hộ 捨 喜 取 護, nghĩa không chính xác. Đối chiếu Pāli: pītiyā ca virāgā upekkhako ca viharati, lìa bỏ hỷ, an trú xả. Upekkhaka (Skt. upekṣaka), xả, trong bản Hán trên được hiểu là thủ hộ, có lẽ do động từ căn, Skt. upa-īk, vừa có nghĩa trông mong, vừa có nghĩa không quan tâm.
[125]. Nguyên văn: tự tri thân lạc hiền thánh sở cầu hộ niệm lạc hành 自 知 身 樂 賢 聖 所 求 護 念 樂 行, đoạn văn tối nghĩa. Đối chiếu Pāli: sukhañca kāyena paṭisaṃvedeti yam tam āriyā ācikkhanti upekkhako satimā sukhavihārī: cảm nghiệm lạc bằng tự thân, điều các bậc Thánh nói là sự an trú lạc cùng với xả và niệm. Trong đây, ācikkhanti, vừa có nghĩa nói, vừa có nghĩa tìm tòi. Hán: lạc hành; Pāli: sukhaviharī: sống an lạc hay an trú trong cảm giác lạc.
[126]. Hộ niệm thanh tịnh 護 念 清 淨, Pāli: upekkhāsāti parisuddhim, xả niệm thanh tịnh , Xem cht. 125.
[127]. Kim-đa-lân viên 金 多 鄰 園, vườn cây đa la (Pāli: tāla) bằng vàng.
[128]. Hán: dạ bán 夜 半: Pāli, sđd.: rattiyā pacchima yāma, cuối đêm.
[129]. Hán: tiền dạ 前 夜; Pāli: pathama yamā, canh thứ nhất.
[130]. Tu-bạt-đa-la 須 拔 多 羅. Pāli: Subhadaparibbājaka, du sĩ Subhada. Các âm khác: Tu-bạt đà 須 拔 陀 , Tu-bạt-đà-la 須 拔 陀 羅, Tô-bạt-đa-la 蘇 拔 多 羅. No. 7: ngoại đạo Tu-bạt-đa-la.
[131]. Ưu-đàm hay ưu-đàm-bát 優 曇 鱚, Pāli: udumbara.
[132]. Hán: thời thời nãi xuất 時 時 乃 出, nên hiểu đúng là thời nhất xuất hiện 時 一 出 現.
[133]. Phất (Bất)-lan Ca-diệp 不 闌 迦 葉, TNM: Phú-lan Ca-diệp 闌 迦 葉 Pāli: Pũraṇa- kassapa .
[134]. Mạt-già-lê Kiều-xá-lợi 末 伽 梨 憍 舍 利, TNM: Mạt-già-lê Kiều-xá-lê (…) 梨. Pāli: Makkhali-Gosala .
[135]. A-phù-đà Sí-xá-kim-bạt-la 阿 浮 陀 翅 舍 金 拔 羅, Tống, Nguyên: A-tỳ-đa sí-xá-khâm-bà-la 阿 毗 陀 翅 舍 欽 婆 羅; Minh: A-kỳ-đa Sí-xá-khâm-bà-la 阿 耆 多 翅 舍 欽 婆 羅. Pāli: Ajita-Kesakambalā .
[136]. Ba-phù Ca-chiên 波 浮 迦 旃, Pāli: Pakudha-Kaccāyana.
[137]. Tát-nhã Tỳ-da-lê-phất 薩 若 毗 耶 梨 弗, Pāli: Sañjaya Belaṭṭhi-putta.
[138]. Ni-kiền Tử 尼 乾 子, Pāli: Nigaṇṭha-Ñatha-putta .
[139]. Nguyên văn: kim giả Như Lai tắc vi dĩ đệ tử biệt nhi biệt ngã dĩ 今 者 如 來 則 為 以 弟 子 別 而 別 我 已. Bản Tống: biệt 別, các bản khác: 莂 biệt với bộ thảo 艸.
[140]. Hán: tộc tánh tử 族 姓 子, người thuộc trong bốn giai cấp. Cũng dịch là thiện gia nam tử 善 家 男 子, hay thiện nam tử 善 男 子.
[141]. Xiển-nộ 闡 怒, tức Xa-nặc 闡 匿, nguyên quân hầu ngự mã của Thái tử. Cũng phiên là Xiển-đà 闡 陀, Xiển-na 闡 那. Pāli: Channa
[142]. Phạm-đàn phạt 梵 檀 伐, Pāli: brahma-daṇḍa, trọng phạt, 1 trong 13 tội tăng-già -bà-thi-sa 僧 伽 婆 尸 沙 (Pāli: sanghādiśeṣa) theo luật Tỳ-kheo.
[143]. Vị thọ hối 未 受 悔 chưa nhận được sự giáo huấn. TNM: lai thọ hối 來受 悔 đến thọ giáo huấn. Pāli, sđd.: (Deva Dig ii tr 109): kathaṃ mayaṃ (…) mātugāme paṭipajjāmā, chúng con đối xử với những người nữ như thế nào ? Hán: nữ nhân bối lai 女 人 輩 來, có thể do mātugāma trong đó gāma thay vì hiểu là chủng loại, bản Hán hiểu là sự đi đến (do động từ gacchati: đi).
[144]. Bản Pāli, D 17 (Deva Dig ii tr 118), Trường I tr 663: Khi Phật còn tại thế, các Tỳ-kheo xưng hô với nhau là āvuso (huynh đệ, hiền giả, nhân giả). Sau khi Phật diệt độ, Tỳ-kheo niên trưởng nên gọi Tỳ-kheo nhỏ tuổi hơn bằng tên hay họ (nāmena vā gottena vā); Tỳ-kheo nhỏ tuổi gọi Tỳ-kheo lớn tuổi hơn là bhante (đại đức) hay āyasmā (trưởng lão, cụ thọ).
[145]. Trường I tr. 664: “Nếu có vị nào vì lòng kính trọng bậc Đạo sư mà không hỏi, thời này các tỳ kheo, giữa bạn đồng tu, hãy hỏi nhau.”
[146]. Trường I tr. 665: “Tỳ-kheo thấp nhất đã chứng quả Dự lưu.”
[147]. Uất-đa-la-tăng 鬱 多 羅 僧, tức thượng y 上 衣, áo choàng. Pāli: uttarāsanga .
[148]. Ưu đàm bát, hay ưu đam bát la, hay ô tạm bà la, loại cây không hoa quả, loại cây họ sung (Ficus Glomerata). Cũng thường gọi là hoa linh thụy.
[149]. A-na-luật, hay A-na-luật-đà 阿 那 律 陀, hay A-nậu-lâu-đà 阿 耨 樓 陀, có thiên nhãn đệ nhất. Pāli: Anurudha.
[150]. Diệt tưởng định 滅 想 定, hay diệt thọ tưởng định 滅 受 想 定, đầy đủ là tưởng thọ diệt tận định 想 受 滅 盡 定, Pāli: saññavedayita-nirodha-samādhi .
[151]. Văn-đà-la 文 沱 羅, TNM: mạn đà la 曼 陀 羅, Pāli: mandarāva (thiên diệu hoa). Ba đầu ma 波 頭 摩, TNM: bát-đầu-ma 鉢 頭 摩, Pāli: paduma, Skt. padma. Câu ma đầu 拘 摩 頭, TNM: câu vật đầu 拘 勿 頭, Pāli (Skt. id): kumuda.
[152]. Hôn manh loại 昏 盲 類, có lẽ tương đương Pāli: bhūta
[153]. Xà duy 闍 維, hay trà tỳ 茶 持 hỏa táng. Pāli: jhāpetī
[154]. Hi-liên thiền 熙 連 禪, hay Hi-liên, dịch Kim hà 金 河. Pāli: Hirannavatī.
[155]. Thiên quan tự 天 冠 寺, hoặc Thiên quan miếu. Pāli: Makuṭa-(bandhana)-cetiya, đền thờ phía đông ngoài thị trấn Kusinagara .
[156]. Nguyên văn: bỉ giả 彼 者, TNM: bỉ lão 彼 老.
[157]. Giá-la-phả 遮 羅 頗, Pāli: Allakappa; Bạt-ly 跋 離, Pāli: Buli.
[158]. La-ma-già 羅 摩 伽, hay La-ma (Pāli: Rāmagāma), ấp của bộc Câu-lị 拘 利 (Pāli: Koliya).
[159]. Tỳ-lưu-đề 毗 留 提, Pāli: Vethadīpa.
[160]. Hương Tánh 香 姓, hay phiên âm là Đồ-lô-na 徒 廬 那, Pāli: Doṇa.
[161]. Tất-bát, hay Tất-bát-la 畢 鉢 羅, Pāli: Pipphala. Skt. Pippala (nguyên tên một loại cây).
[162]. Phụ chú trong nguyên bản: “Đơn bản chú rằng: trong các câu hỏi, đúng ra phải có câu: ‘Xuất gia giờ nào?’ Các bản thảy đều khuyết.”
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
|