× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Mật tông

Chư Phật Cảnh Giới Nhiếp Chân Thật Kinh



PHẨM THỨ TÁM

TRÌ NIỆM

 Bấy giờ, Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát bảo các Đại Chúng rằng:’ Người hành Du Già muốn được thành tựu Tam Muội của tất cả Như Lai với Nhất Thiết Trí Trí cần phải tu tập Pháp thành Phật của Man Trà La này.

Khi tu Pháp này, trước hết ngồi Bán Già theo thế Kim Cương Giáng Phục, ngay thẳng thân mình chính niệm, đem chân phải đè lên chân trái.

Khi trì Chân Ngôn trụ tâm vắng lặng, miệng tập Chân Ngôn, chỉ tự tai mình nghe được thôi đừng cho người khác biết. Trong tâm quán tưởng mỗi mỗi chữ phạn rõ ràng minh bạch không được sai lầm, khi trì tập chẳng chậm chẳng nhanh. Đây gọi là Kim Cương Ngữ Ngôn.

 Lại nữa, pháp trì tập tuy có nhiều loại, nay sẽ lược nói phần trì tập cần yếu của Môn Bí Mật. Có ba loại: một là Số, hai là Thời, ba là Hình Tượng.

 Thế nào gọi là số? Ấy là bảy ngày, một tháng, 1 năm hoặc lại 1 đời cho đến khi thành Phật.

  Thế nào là Hình Tượng? Ấy là Quán Hạnh cầu phóng quang minh. Nếu chưa phóng ra ánh sáng tức chẳng ngừng nghỉ.

Ba việc như vậy, tùy theo ý của Hành Giả như điều nguyện của mình mà y theo Pháp tu trì.

_ Lại nữa lựa chọn Sổ Châu (tràng hạt) có năm Bộ khác nhau

Nếu trì Phật Bộ(Buddha Kùlaya) thì dùng hạt Bồ Đề

Nếu trì Kim Cương Bộ(Vajra Kùlaya) thì dùng hạt Kim Cương

Nếu trì Bảo Bộ (Ratna Kùlaya)thì dùng vàng, bạc, Pha Lê, mọi thứ báu.

Nếu trì Liên Hoa Bộ (Padma Kùlaya) thì dùng hạt Sen

Nếu trì Ma Lỗ Ca Bộ (Karma Kùlaya _ Yết Ma Bộ) thì nên dùng viên ngọc báu có đủ màu xen lẫn nhau

_ Lại nữa, trì niệm theo Phật Bộ thì dùng ngón cái, ngón trỏ của tay phải cầm hạt châu trì niệm, các ngón còn lại đều duỗi ra.

Nếu trì niệm theo Kim Cương Bộ thì dùng ngón cái, ngón giữa của tay phải cầm hạt châu trì niệm

Nếu trì niệm theo Bảo Bộ thì dùng ngón cái, ngón vô danh của tay phải cầm hạt châu trì niệm

Nếu trì niệm theo Liên Hoa Bộ thì dùng ngón cái, ngón vô danh, ngón út cầm hạt châu trì niệm

Nếu trì niệm theo Ca Lỗ Ma Bộ thì dùng bốn loại trên trì niệm cũng được

_ Lại nữa, so về Công Đức có được. Nếu dùng châu bằng Hương Mộc thì được một phần phước. Nếu dùng Du Thạch, Đồng, Thiếc thì được hai phần phước. Nếu dùng Thủy Tinh, chân châu (ngọc báu thật) được 1 Câu Đê phần phước. Nếu dùng châu bằng hạt sen, hạt Kim Cương thì được hai Câu Đê phần phước. Nếu dùng các báu có đủ loại màu sắc xen nhau với hạt Bồ Đề thì được vô lượng  vô biên bất khả thuyết bất khả thuyết phần phước, tức là sở thuyết của vô lượng hằng hà sa chư  Phật đời quá khứ. Số 108 là lượng của niệm châu

_ Lại nữa, Hành Giả kết Ấn Kim Cương Phộc đặt ngang ngực, buộc tâm ở đầu lỗ mũi, trì Chân Ngôn là:

 湡 伕幙 向忝

“Án  mô  kế-sa-ma  phộc  nhật-la”

  OMÏ  MOKSÏMA  VAJRA

(Bản khác ghi là: OMÏ _ MUKSÏA VAJRA)

Người hành Du Già trì Chân Ngôn này, tự tác tưởng là:”Trong tâm của Ta có Nhất Thiết Trí (Sarva Jnõa) trong suốt không ngại  “

_ Lại nữa, người hành Du Già nghèo túng chẳng thể làm nổi hình tượng Bản Tôn.. Xong tùy chọn một tượng Phật hoặc tượng Bồ Tát. Đối trước Tháp Phật, buộc tâm mà trụ, tưởng niệm tượng Phật, tâm chẳng tán loạn mà thường vắng lặng tức không khác với Hiền Thánh. Nếu buộc được tâm theo đầu mũi là phẩm tối thượng tức đồng với các Định của Thánh Nhân, không sai khác.


Xem dưới dạng văn bản thuần túy