× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Mật tông

Chư Phật Cảnh Giới Nhiếp Chân Thật Kinh



PHẨM THỨ SÁU

Bấy giờ, Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát nương vào Thần Lực tự tại rộng lớn của Đức Phật nói về Bí Mật thâm sâu của Du Già chân thật.

Hành giả cần phải nhắm mắt lẳng lặng chân thành tưởng Đức Chân Thật Bí Mật Giáo Chủ Tối Thắng Tối Tôn Đắc Đại Tự Tại Đại Từ Đại Bi Tỳ Lô Giá Na Như Lai ngự ở trong Thiện Pháp Đường trên đỉnh núi Tu Di cùng với 16 Câu chi na dữu đa đẳng Bồ tTùt quyến thuộc đầy đủ không sót ai. Ngài đội mãoTtrời, trên mão có năm vị Phật  ngồi ngay thẳng; tất cả anh lạc trang nghiêm thân Phật. Có năm loại tướng: Một là tướng tịch tĩnh,  hai là tướng sân nộ, ba là tướng hoan hỷ, bốn là tướng Thanh lương, năm là tướng mọi loại (chủng chủng tướng) Màu sắc các Như Lai ở năm phương cũng khác nhau. Thứ nhất là màu trắng, thứ hai là màu xanh, thứ ba là màu vàng, thứ tư là màu hồng, thứ năm là màu tạp sắc. Cửa phương Đông là chỗ ngồi của Đế Thích. Phương Nam là chỗ ngồi của Diễm Ma La Vương. Phương Tây là chỗ ngồi của Thủy Thiên. Phương Bắc là chỗ ngồi của Tỳ Sa Môn Thiên Vương. Góc Đông Bắc là chỗ ngồi của Đại Tự Tại Thiên. Góc Đông Nam là chỗ ngồi của Hỏa Thiên, Góc Tây Bắc là chỗ ngồi của Phong Thiên, Góc Tây Nam là chỗ ngồi của La Sát Thiên.Phương trên là chỗ ngồi của Phạm Thiên. Phương dưới là chỗ ngồi của Địa Thần. Nay Ta đã nói về thứ tự của chỗ ngồi, sau đây sẽ mỗi mỗi nói Chân Ngôn là:

Đế Thích Chân Ngôn:

  珌誂伏 送扣

"Nhân  Đà-La  Dạ  Sa-Bà  Ha”

  INDRAYA  SVÀHÀ.

_  Hỏa Thiên Chân Ngôn:

  狣蛆份 送扣

"A  Kỳ-Na  Dạ  Sa-Bà  Ha”

  AGNAYE  SVÀHÀ

_ Diễm Ma La Vương Chân Ngôn

兇亙伏 送扣

"Dạ  Ma  Dạ  Sa-Bà  Ha”

  YAMÏMAYASVÀHÀ

_  La Sát Thiên Chân Ngôn:

 坲抖 送扣

"Nễ-Ly  Đề  Sa-Bà  Ha”

  NRÏTYESVÀHÀ

_Thủy Thiên Chân Ngôn:

冰仕伏 送扣

"Phộc  Lộ  Ná  Gia  Sa-Bà  Ha”

  VARUNÏAYASVÀHÀ

_  Phong Thiên Chân Ngôn

伏吒 送扣

"Phộc  Dạ  Mê  Sa-Bà  Ha”

  VÀYAVESVÀHÀ

_ Tỳ Sa Môn Chân Ngôn:

乃因全伏 送扣

"Câu  Mê  La  Dạ  Sa-Bà  Ha”

  KUVAIRÀYA SVÀHÀ

(Bản khác ghi là: OMÏ _ KUBERÀYA SVÀHÀ)

_ Đại Tự Tại Thiên Chân Ngôn:

圭巧伏 送扣

 I  Xá  Ná  Gia  Sa-Bà  Ha”

  I’SÀNAYASVÀHÀ

_  Nhật Thiên Tử Chân Ngôn

司忸伏 送扣

"A  Nhị  Để-Dã  Dạ  Sa-Bà  Ha”

  ADITYAYA SVÀHÀ

_ Nguyệt Thiên Tử Chân Ngôn:

誂伏 送扣

"Xả-Nễ  Đà-La  Dạ  Sa-Bà  Ha”

  CANDRAYA SVÀHÀ

_ Địa Thiên Chân Ngôn

先巧伏 送扣

"Nại  La  Na  Dạ  Sa-Bà  Ha”

  DHARANAYA SVÀHÀ

_ Phạm Thiên Chân Ngôn

鉖弁 送扣

"Ma-La  A-Ma  Ninh  Sa-Bà  Ha”

  BRAHMANE SVÀHÀ

Lại nữa, người hành Du Già cầu đất Đạo Trường. Xa lìa đất nghĩa địa, cát đá gạch ngói, đất mặn, gai góc, uế trược cùng với các nơi có cọp, lang, nạn ác. Đất như vậy chẳng gọi là tốt lành. Nếu có chim hạc trắng, Khổng Tước, Anh Vũ Xá Lợi, chim Phù, chim Nhạn, Uyên Ương, hoa sen, đầm nước. Đất như vậy mới có thể lập Đạo Trường.

Nên đem ba ngón trong tay phải hơi co lại, dùng ngón cái vịn lóng giữa ngón trỏ, dùng ngón út vịn lóng giữa ngón vô danh, đựng nước gia trì, rưới vảy bốn phương. Trì Chân Ngôn là:

向怵叨一

"ÁnPhộcNhật-Lỗ  Đà  Ca  Tra”

 OMÏ _ VAJRA  UDAKA  TÏHAHÏ

Lại nữa, Hành Giả gia trì nước xong, rải lên đất sạch liền lập Đạo Trường. Đức Thích Ca Như Lai nói về Nghi Quỹ của Đạo Trường Man Đà La, lượng rộng hẹp lớn nhỏ có 3.500 loại. Đạo trường bậc nhất rộng 1.000 Do Tuần là Nghi Quỹ trì niệm của Kim Luân Thánh Vương. Tiếp theo có 500, 100; 50; 10 như vậy nhỏ dần cho đến độ lượng bằng móng ngón trong bàn tay mà xây dựng Đạo Trường đều được thành tựu.

Muốn xây dựng Đạo Trường bậc nhất. Kết Ấn Kim Cương Phộc, tiếp theo sửa Phộc Ấn, dựng đứng hai ngón giữa hơi co lại cùng vịn đầu nhau. Dùng Chân Ngôn gia trì, ở tất cả nơi chốn đều thông dụng hoặc lúc Hành Giả chưa kịp tắm rửa, dùng Pháp Ấn này gia trì Chân Ngôn liền được thanh tịnh

Chân Ngôn ấy là:

送扣向 圩盍 屹楠 叻廕 送扣向 圩砰狫

"Án  Sa-Phộc  Bà  Phộc  Thâu  Đà  Tát  Phộc  Đà  Lỗ-Ma  Tát-Phộc  Bà  Phộc  Thú  Độ  Hồng”

 OMÏ  SVÀHÀVA ÙSUDHÀSARVA  DHARMASVÀHÀVA ÙSUDDHO  HÙMÏ

(Bản khác ghi là: OMÏ  SVABHÀVA‘SUDDHA _  SARVA  DHARMA  SVABHÀVA ‘SUDDHA  UHÀMÏ)

Lại nữa, người hành Du Già muốn lập Đạo Trường. Trước hết, lập Giới của bốn phương. Nếu nhiều người trì niệm thì dùng bốn cửa. Nếu ít người trì niệm thì tùy ý sở lượng. Ngoài cửa, hai bên phải trái đều dựng một cái trụ, trên mỗi cái trụ đặt 5 tấm gương sáng giống như vành trăng tròn đầy; hai bên phải trái đặt mọi thứ Anh Lạc cùng với Hoa Man, bảy loại báu, lò hương, vàng bạc, dèn đuốc đủ loại trang nghiêm. Thường đốt các loại hương: Uất Kim, Bạch Đàn, Trầm Thủy, đừng dùng Xạ hương. Lại dùng phất trần màu trắng, cánh màu xanh biếc của chim công. Đều đặt chuông báu bày hàng 2 bên phải trái, mọi loại giường phản, mọi loại chăn đệm, mọi thứ âm thanh, mọi loại ca múa, mọi thức ăn uống chí thành cúng dường. Ở trong Đạo Trường đặt tượng Đức Phật Tỳ Lô Giá Na, trước mặt Đức Phật an trí Xá Lợi. Man Trà La này gọi là Kim Cương Giới (Vajradhàtu)

Lại nữa, khi xây dựng xong người hành Du Già nên kết Ấn Kim Cương Phộc đặt năm ngón tay sát mặt đất, mỗi phương lễ 4 bái. Thứ nhất lễ bái phương Tây, thứ hai lễ bái phương Bắc, thứ ba lễ bái phương Đông, thứ tư lễ bái phương Nam. Lễ 4 phương xong, lui về bản vị kết Ấn Kim Cương Hợp Chưởng, ấn bốn phương trên thân: Một là đỉnh đầu, hai là cái miệng, ba là cái trán, bốn là trái tim. Ấn 4 nơi xong nên tác tưởng là: "Nay con đem thân bố thí cho chư Phật ba đời, chư Đại Bồ Tát ở mười phương. Bắt đầu từ hôm nay cho đến đời sau con luôn luôn làm đồng bộc (tôi tớ của các Ngài) Đời đời sinh ra thường quy y Tam Bảo, rốt ráo chẳng quy y Pháp của hàng Thiên Ma Ngoại Đạo. Con từ vô thủy sinh tử đến nay đã gây tội Ngũ Nghịch với tội Vô Gián. Nay đối trước chư Phật 3 đời, chư Bồ Tát, tất cả Hiền Thánh, các chúng sinh ở mười phương. Con xin chí tâm thành khẩn bày tỏ Sám Hối chẳng hề che dấu, mọi tội lỗi mai sau chẳng dám làm nữa. Nguyện khắp mười phương chư Phật nhận sự sám hối của con, mau chóng khiến cho con được Tất địa tối thắng”.


Xem dưới dạng văn bản thuần túy