Nhựt Mật đại Bồ Tát ở trước đức Phật nói kệ
tán thán:
Trong các bức thánh rất thù thắng
Ban đại quang minh trừ ác kiến
Người hành chánh đạo cho pháp ấn
Xô diệt ác long và tứ ma
Dựng vững pháp tràng ban giải thoát
Dùng đuốc pháp sáng phá tối tăm
Thân cận thiện hữu tu tập định
Vì thương chúng sanh nói phước điền
Phật Pháp Tăng bửu rất khó được
Thân người lòng tin cũng còn khó
Được thiện hữu phá được phiền não
Chúng sanh đi tối chìm sông kiết
Như Lai thuyền sư hay cứu vớt
Bốn phương chư Phật sai tôi đến
Nay trong đại hội nói giữ dục.
Nhựt Mật Bồ Tát nói kệ ấy rồi, như ở bổn độ
đã được bổn Phật giáo giới đều nói y như vậy.
Đức Phật bảo Tôn giả Xá Lợi Phất: "Nầy Xá
Lợi Phất! Đà la ni nầy là của tứ phương chư Phật giữ dục để làm lợi ích
cho các chúng sanh cõi nầy. Ông nên thọ trì đọc tụng thơ tả đà la ni nầy
rồi ở trong hàng tứ chúng rộng phân biệt nói”.
Nhựt Mật đại Bồ Tát nói kệ tán thán:
Như Lai chơn thiệt biết pháp giới
Dạy ma chúng sanh đạo chánh trực
Nếu người chơn thiệt sanh tín tâm
Người nầy hay phá ba ác đạo
Cúng dường Như Lai một hương hoa
Vô lượng đời thọ vô thượng lạc
Trong vô lượng đời thân đầy đủ
Cũng được vô thượng chơn trí huệ
Nếu một lần nghe tổng trì nầy
Liền trừ diệt được các phiền não
Được hàng nhơn thiên thường cúng dường
Chứng được vô sanh và tận trí.
Đức Thế Tôn bảo bốn đại chúng Bồ Tát rằng:
"Nầy chư thiện nam tử! Nếu các ông thích ở thế giới nầy thì tuỳ ý tu tập
các thiện pháp đã có”.
Bốn đại Bồ Tát và đại chúng Bồ Tát liền tuỳ
ý nhập định, Đã nhập định rồi thân
phát quang minh, hoặc như một ngọn đèn sáng nhẫn đến hoặc như ánh sáng vô
lượng nhựt nguyệt.
Thừa Phật thần lực, A Nhã Kiều Trần Như suy
nghĩ rằng: Nay nếu ta hỏi Phật một nghĩa nhơn đó hoặc Phật sẽ phân biệt
nói rộng bốn đà la ni như vậy, tiếng nói của Phật ắt được nghe khắp Ta Bà
thế giới, chúng sanh nghe rồi dứt lòng nghi, ở trong hướng pháp được đại
quang minh đến bờ kia nhập chánh định tự chẳng đoạ ác đạo, tất cả đều hành
pháp thuần thiện.
Suy nghĩ rồi Tôn giả từ chỗ ngồi đứng dậy
kính ý yên lặng chắp tay mà đứng.
Đức Phật nói: "Nầy Kiều Trần Như! Có phải
ông muốn hỏi Phật đại nghĩa ư?”.
Tôn giả nói: "Bạch đức Thế Tôn! Đúng vậy,
tôi muốn thưa hỏi duy nguyện Thế Tôn hứa cho”.
Đức Phật nói: "Nầy Kiều Trần Như! Nay ông
biết phải lúc. Phật sẽ phá hoại tất cả điều nghi”.
Tôn giả nói: "Bạch đức Thế Tôn! Như trong
kinh Phật nói có hai thứ là ái và sĩ phu đi trong sanh tử. Thế nào là ái,
là sĩ phu. Cớ chi Phật nói hai thứ nầy đi trong sanh tử?”.
Đức Phật nói: "Lành thay lành thay, nầy
Kiều Trần Như! Ông khéo phát lời hỏi ấy, có thể làm lợi ích lớn cho vô
lượng chúng sanh. Đây là biết phải lúc mà hỏi, đây là hỏi đáp đúng. Lắng
nghe lắng nghe, Phật sẽ vì ông mà phân biệt giải nói.
Nầy Kiều Trần Như! Ái có ba thứ, đó là dục
ái, sắc ái và vô sắc ái. Còn có ba thứ là hữu ái, đoạn ái và pháp ái.
Thế nào là dục ái?
Nói là dục ấy gọi là phóng dật, phóng dật
nhơn duyên là tham xúc, do xúc nhơn duyên thì sanh tưởng lạc, lạc tưởng
nhơn duyên thì đôt cháy thân tâm, vì đốt thân tâm nên ưa làm thập ác
nghiệp, thập ác nhơn duyên thì hay tăng trưởng ba ác đạo khổ, nếu thọ thân
người thì nghèo cùng khốn khổ. Vì tham nhơn duyên nên thọ sanh trong ngũ
đạo, sanh trong loài dê nhiều thọ khổ não. Dầu thọ khổ mà tâm không có tàm
quý chẳng biết hối hận. Nêu nhơn chút ít thiện được sanh làm người thì
lòng ái tăng trưởng. Vì ái tăng trưởng nên thân khẩu bất tịnh tạo gây vô
lượng tội ác nặng nhẫn đến tội ngũ nghịch. Do nhơn duyên nầy lại sa địa
ngục thọ đại khổ não. Tất cả thọ khổ đều nhơn tâm ái. Vì vậy nên Như Lai
nói chánh pháp để giải thoát tâm ái, quở trách tham dục. Nếu có chúng sanh
nghe lời quở trách lòng dục rồi, xem dục như ngọn lửa, như cây đại độc,
như độc bồn hành xí, như dao bén, như giặc ác, như chiên đà la, như hoàn
sắt nóng, như mưa đá ác, như gió ác, như độc xà, như oán thù, như quỷ La
Sát nơi đồng hoang, như kẻ giết hại, như phẩn, như mả mồ. Nếu có người hay
quán sát như vậy thì người nầy có bao nhiêu sự ái cùng tham, ái nhị, ái
trước, ái trạch, ái nhiệt, ái tăng thảy đều trừ diệt. Dứt ái rồi niệm
pháp, thích pháp, học pháp, thọ pháp, thủ pháp, siêng cầu pháp, cất chứa
pháp, tịnh pháp, hành pháp, quy y nơi pháp. Người nầy lâm chung được pháp
niệm. Nhơn sức pháp niệm liền nghe thập phương chư Phật tuyên nói pháp yếu
giáo hoá chúng sanh. Nghe pháp rồi lòng hoan hỉ. Vì hoan hỉ nên thấy sắc
thân chư Phật. Người nầy xả thân sanh quốc độ thanh tịnh không có ba ác
đạo, thường cùng thượng thiện nhơn chung ở, đầy đủ trí huệ, xả thí, tinh
tiến, tu tập từ bi điều phục chúng sanh, dứt phiền não tập khí, đầy đủ vô lượng công đức trang nghiêm. Ví
như hộp hương thơm đựng y phục, y phục đều thơm mà hộp hương không giảm
hơi thơm.
Nầy Kiều Trần Như! Nếu các chúng sanh do
sức thiện nguyện sanh quốc độ thanh tịnh cùng thượng hữu đồng sự nghiệp
thiện tự tăng thiện pháp mà thiện của thượng thiện hữu cũng không giảm
bớt. Vì vậy nên có thiện nam thiện nữ muốn tự lợi lợi tha và cộng lợi
thường nên cần cầu y dựa các thiện hữu.
Nếu có người hay quán sát tướng của dục
tham như vậy, thì nên biết người ấy chẳng lâu sẽ được Vô thượng Bồ đề”.
Tôn giả nói: "Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là
thiện hữu?”.
Đức Phật nói: "Nầy Kiều Trần Như! Thiện hữu
ấy là chư Phật chư Bồ Tát chư A La Hán. Lại thiện hữu ấy là thân Phật ta
đây. Tại sao, vì ta thường thương xót tất cả chúng sanh, hay nói những lỗi
hoạ của dục tham, vì vậy nên đại chúng phải học lời của ta. Lời Phật nói
trọn không có hai, không có hư vọng, chẳng có lưỡng thiệt, chẳng phải vô
nghĩa, chẳng phải thô ác. Là lời thành thiệt, lời từ lời bi, lời an lạc
chúng sanh.
Nay Phật nói tội lỗi của dục tham các ông
phải nên thọ trì. Đã thọ trì rồi thoát khỏi ba ác đạo mau được Vô thượng
Bồ đề”.
Lúc bấy giờ Ta Bà thế giới tất cả chúng
sanh đồng thanh nói: "Bạch đức Thế Tôn! Duy nguyện tuyên nói tội lỗi của
dục tham. Nay chúng tôi sẽ chí tâm thọ trì”.
Đức Phật nói: "Nầy các Thiện nam tử! Dục có
bốn thứ là sắc dục, hình dục, thiên dục và dục dục.
Thế nào là sắc dục?
Sắc do tứ đại tạo ra, hàng phàm phu chẳng
thấy là không có ngã không có chúng sanh nên sanh tưởng điên đảo thấy
tướng nam, tướng nữ, tướng thượng sắc, tướng hạ sắc, thấy sắc nầy đáng
yêu, sắc nầy đáng ghét. Nhơn vì điên đảo thấy tướng nam nữ nên làm cho
tham dục chưa sanh thì sanh sanh rồi thì tăng trưởng. Người nầy do đó mà
xa lìa thiện căn và thiện tri thức, chẳng thể thủ hộ khéo thân khẩu ý
nghiệp. Vì vậy nên gọi là khối ác pháp. Tại sao, vì chẳng thể quán sát dục
giải thoát vậy. Do nghĩa nầy nên tăng ba ác đạo thọ các thân địa ngục, ngạ
quỷ, súc sanh, trong vô lượng đời thọ đại khổ não đều do tham dục. Tham
dục nhơn duyên khiến dục tăng trưởng.
Nếu có người trí quán sát nữ sắc thấy tướng
bất tịnh da thứa, thịt xương, gân cốt, máu mủ mạch lạc, thấy vậy rồi tâm
thích tu tập quán tưởng ấy. Như quán sát nữ thân, quán sát nam thân cũng
như vậy. Như quán sát người gần, quán sát người xa cũng vậy. Như quán sát
người nầy quán sát người kia cũng vậy. Như quán sát người quán sát mình
cũng vậy.
Người ấy nếu có thể tu tập pháp tâm nầy thì
ở nơi tham ái mau được giải thoát.
Quán sát thân nầy gân cốt lóng đốt dính
liền nhau tâm theo thân hành, bấy giờ buộc tâm trụ tại trán chừng bằng
trái táo. Tâm thích tu tập tướng như vậy rồi thì thân được tịch tĩnh,
chẳng thấy ác tướng, chẳng thấy ác sự, chẳng thấy ác duyên. Đây gọi là Xa
ma tha, gọi là tâm tịch tĩnh.
Thế nào gọi là thân tịch tĩnh?
Người nầy nhập định diệt nhập tức. Đã không
có nhập tức thì nào có xuất tức. Đây thì gọi là thân tâm tịch tĩnh. Thân
tâm tịch tĩnh tức là Xa ma tha nhơn duyên vậy. Người nầy quán thân bao
nhiêu lóng xương lìa tan như cát bụi bị gió thổi. Thấy rồi liền sanh ý
tưởng không rỗng không có vật, quán nơi hư không. Đây thì gọi là thân tâm
tịch tĩnh. Đây gọi là nhơn xa ma tha định mà được giải thoát”.
Tôn giả nói: "Bạch đức Thế Tôn! Tướng hư
không ấy có là tướng hữu vi chăng?”.
Đức Phật nói: "Nầy Kiều Trần Như! Hư không
là tướng hữu vi”.
Tôn gỉa nói:
"Bạch đức Thế Tôn ! Hư không nếu là tướng hữu vi thì là tự tướng hay là
tha tướng ?”.
Đức Phật nói:
"Nầy Kiều Trần Như ! Nếu có thể quán sát tất cả pháp giới và hữu vi giới,
đây gọi là tự tướng. Tại sao, vì nếu có thề quán sắc tịch tĩnh ấy liền
thấy Phật thân. Tại sao, nếu người quán xương có thể thành cát bị gió
thổi, người nầy có thể phá sắc tham sắc dục, có thể thâm quán sát sắc dục
thiệt tánh, chỗ thấy của người nầy đều như hư không, thập phương các sắc
rỗng không như lưu ly, trong ấy lại thấy vô lượng chư Phật, thấy mười
phương cũng như vậy. Lại thấy Như Lai đủ ba mươi hai tướng tám mươi hảo.
Thấy thập phương thế giới chư Phật cũng như vậy. Người nầy nếu được hối
pháp sanh tử liền tự tư duy, ta sẽ hội Phật, hư không như vậy ai làm ra sẽ
thế nào diệt ? Tư duy như vậy rồi tự biết rằng ta đã hỏi rồi ta đã biết
rồi,. Tánh hư không không có tác gỉa, đã không có tác gỉa thì làm sao
diệt. Nói là hư không ấy, không có giác quán, không có vật, không có số,
không có tướng mạo, không xuất, không diệt. Tất cả các pháp cũng như vậy.
Lúc quán như vậy, người nầy được quả A Na Hàm. Người A Na Hàm dứt hết tâm
tham dục. Chỉ có năm sự chưa trừ diệt được, đó là sắc ái, vô sắc ái, diệu,
mạn, vô minh.
Người nầy nếu được thấy thân Như Lai bèn
suy nghĩ như vầy: Ta nên biết số. Lúc ấy người nầy quán ít thấy ít quán
nhiều thấy nhiều. Lại suy nghĩ chư Phật như vậy từ xứ nào đến ? Liền suy
nghĩ rằng chư Phật như vậy không từ đâu lại, đi cũng không chỗ đến. Tâm
tam giới của ta, tâm nầy nhơn nơi thân. Ta theo giác quán muốn nhiều thấy
nhiều muốn ít thấy ít. Chư Phật Như Lai ấy tức là tâm ta. Tại sao ? Vì
theo tâm mà thấy, tâm là thân ta, ta là hư không. Ta nhơn giác quán thấy
vô lượng Phật. Ta dùng giác tâm thấy Phật biết Phật. Tâm chẳng thấy tâm,
tâm chẳng biết tâm. Ta quán pháp giới tánh không vững chắc, tất cả các
pháp đều từ giác quán nhơn duyên mà sanh. Vì vậy mà tất cả bao nhiêu tánh
tướng tức là hư không. Tánh hư không cũng là không. Nếu có người sơ phát
Bồ đề tâm thì nên quán vô lượng các pháp nhơn duyên. Người nầy nếu phát
tâm cầu Thanh Văn liền được vô tướng tam muội lhiến vô minh kia dứt hẳn
tịch tĩnh, cũng chứng được tùy thuận không nhẫn. Người nầy nếu thấy hư
không là không liền được thân tâm tịch tĩnh. Đây gọi là không giải thoát
môn, lấy quả A La Hán không khó.
Người nầy nếu lại tu hành diệt định giải
thoát, để diệt vô lượng các pháp nhơn duyên”.
Lúc nói pháp ấy, có chín vạn chín ngàn ức
chúng sanh được tu định nhẫn. Tám vạn bốn ngàn chúng sanh được tu không
nhẫn. Sáu vãn chúng sanh được không tam muội giải thoát môn. Hai vạn chúng
sanh được hiện kiến chư Phật tam muội. Tám vạn bốn ngàn chúng sanh được
quả A La Hán. Vô lượng chúng sanh được quả Tu Đà Hoàn.
Đức Phật phán tiếp:
"Lại nầy Kiều Trần Như ! Nếu có Tỳ Kheo tự quán thân mình làm tướng bất
tịnh mà không điều phục được tự tâm mình. Người nầy nên tiếp quán tử thi,
hoặc sắc xanh bầm, hoặc thúi rã, hoặc màu đỏ, hoặc sình trương, hoặc rời
rã, hoặc xương trắng như võ ốc, nên quán kỹ tâm mình thích trụ chỗ nào,
biết rồi thì trụ tâm nơi tướng ấy. Như quán thân người quán thân mình cũng
vậy, hoặc sắc xanh bầm nhẫn đến như vỏ ốc, như ngày ban đêm cũng vậy. Như
đêm ban ngày cũng vậy. Như quá khứ vị lai cũng vậy. Như vị lai quá khứ
cũng vậy.
Lúc bấy giờ nếu thấy vật ngoài hoặc cỏ,
cây, người, vật, tạp vật đều quán xương trắng. Quán như vậy nhẫn đến
mạng chung chẳng sanh tâm tham. Người nầy hiện tại hay lìa ái dục, đời
khác cũng lìa.
Người nầy nếu có thể được tu không đà la ni
thò có thể quán xương làm tướng lìa tan như cát vi trần. Hoặc nơi mình nơi
người chẳng thấy tướng sắc như vi trần, liền chứng được tướng hư không,
thấy tất cả sắc như thanh lưu ly. Thấy rồi lại quán hư không sắc vàng. Có
thể quán sắc vàng, s8ác đỏ, sắc trắng, nhiều màu, màu lưu ly. Nếu thấy đất
và nước cũng như lưu ly, người nầy có thể thấy tất cả đại địa như chừng
bằng bốn ngón tay. Nếu muốn lay động liền lấy ngón tay chưn nhấn đó khiến
động, tùy ý gần xa nhẫn đến cả đại địa cây cối núi sông đều bị lay động.
Hoặc quán các dòng nước làm nhiều thứ màu, hoặc hoa phân đà lợi, hoa ưu
bát la, hoa câu vật đầu, hoa ba đầu ma, trên mặt nước tự ý đi đứng ngồi
nằm. Quán tất cả núi làm nhiều thứ màu, hình nó dịu mềm như bông đâu la
rồi ở trong đó đi đứng ngồi nằm/. Lại tự quán thân nhẹ bay như gió. Tác
quán như vậy rồi có thể đi đứng ngồi nằm trên hư không. Người Nầy lại
nhập hỏa quang tam muội, thân phóng ra các thứ quang minh sắc vi diệu,
lại di nhập viêm ma ca định, trên thân ra nước dưới thân ra lửa. Lam đại
thần biến như vậy rồi suy nghĩ rằng: Ta sẽ thế nào được thấy chư Phật ?
Lúc ấy tùy phương diện được quán sát đều được thấy Phật quán nhiều thấy
nhiều quán ít thấy ít. Thấy rồi lại suy nghĩ chư Phật ấy không từ đâu lại
đi cũng không chỗ đến. Tâm tam giới của ta, tâm ấy theo thân, ta theo giác
quán muốn nhiều thấy nhiều muốn ít thấy ít. Chư Phật Như Lai tức là tâm
ta. Tại sao, vì theo tâm mà thấy vậy. Tâm ấy tức là thân ta, ta tức là hư
không. Ta nhơn giác quán thấy vô lượng Phật. Ta do giác tâm mà thấy Phật
biết Phật. Tâm chẳng thấy tâm tâm chẳng biết tâm. Ta quán pháp giới tánh
không vũng chắc, tất cả các pháp đều từ giác quán nhơn duyên mà sanh, vì
vậy nên pháp tánh tức là hư không hư không tánh cũng là rỗng không. Ta
nhơn tâm ấy thấy xanh vàng đỏ trắng tạp sắc và hư không. Làm thấy biến ấy
rồi, cảnh được thấy như gió không có chơn thiệt. Đây thì gọi là chung đồng
người phàm phu như thiệt đà la ni.
Người nầy lại suy nghĩ rằng: Nếu có hư
không tức là không có thủ không có giác quán, không thể tuyên nói được.
Như tâm ta rời lìa tướng quán hư không, cũng quán tâm tướng chẳng có tác
là viễn ly, lìa tất cả các chẳng tác phát tâm. Gỉa sử có phát liền diệt.
Vì tâm duyên diệt nên tâm ấy bèn diệt, tịnh thân khẩu ý tu tập diệt định.
Người nầy lâu dài cột tâm tại định, từ diệt định khởi nhập vào Niết bàn.
Đây gọi là chẳng chung đồng người phàm phu như thiệt đà la ni.
Thế nào gọi là cộng phàm phu nhơn như thiệt
đà la ni ?
Nếu người ấy hay suy nghĩ như vậy:
Ta tùy ý quán sắc thì liền thấy sắc, sắc ấy
tức là tâm ta, tâm ta tức là sắc. Như ta rời xa tất cả sắc tướng mà quán
hư không tướng. Người ấy lúc bấy giờ tu hư không tướng. Đây gọi là cộng
phàm phu nhơn như thiệt đà la ni.
Thế nào gọi là bất cộng phàm phu nhơn như
thiệt đà la ni ?
Người ấy nếu suy nghĩ như vậy:
Sắc tức là hư không. Ta do sắc nhơn duyên
như vậy được thấy hư không. Tánh hư không gọi là không chướng ngại, là trụ
xứ của gío. Gió như vậy nhơn tứ đại sanh, sắc tướng nầy của ta cũng nhơn
tứ đại khởi. Hư không với gió và sắc tướng bình đẳng không sai biệt. Tất
cả pháp tánh, tánh tự không tịch, tự tánh và tha tánh cũng không tịch. Hư
không ấy tức là không sanh không diệt. Lúc quán như vậy cột niệm Như Lai.
Niệm Như Lai rồi thấy trong hư không có vô lượng Phật, liền chứng được
quả A Na Hàm. Đây gọi là bất cộng phàm phu nhơn như thiệt đà la ni vậy.
Người ấy lại suy nghĩ rằng:
Hư không ấy tức là ta, tức là ta tịnh, tức
là tâm ta, ta không có sắc, như hư không vô biên cũng vô biên. Đây gọi là
cộng phàm phu như thiệt đà la ni.
Nếu người ấy suy nghĩ rằng:
Trong tất cả pháp không có ta không có sở
hữu ta. Nói hư không ấy tức là không có ta, sắc không có ta. Nếu niệm Như
Lai liền thấy Như Lai. Như Lai ấy tức là ta vậy. Ta thấy Phật rồi được quả
Sa Môn đến quả A La Hán. Đây gọi là bất cộng phàm phu như thiệt đà la ni.
Người ấy nếu quán ta tịnh tức là hư không
xứ, hư không tức là tâm ta, nếu hay dứt hẳn tất cả phiền não tức là tịnh
tâm, nếu hay tu tập bát chánh đạo thì gọi là tịnh tâm, hay tu như vậy thì
có thể được quả Tu Đà Hoàn đến quả A La Hán, đây gọi là bất cộng phàm phu
như thiệt đà la ni.
Nếu người ấy quán sắc, quán sắc tướng tức
là phân biệt tướng, phân biệt tướng ấy tức là sân hận tướng, sân hận tướng
ấy tức là sanh tử tướng. Nay ta vì đoạn dứt tướng sanh tử mà quán tâm
tướng rỗng không. Đây gọi là cộng phàm phu như thiệt đà la ni.
Người ấy lại quán ta tức là tịch tĩnh, nay
ta cũng chưa dứt giác quán. Nếu ta quán ta, ta như hư không, ta ta ấy tức
là khổ, nhơn sanh ra khổ tức gọi là tập, khổ và tập ấy là pháp đoạn dứt
được đây gọi là diệt, quán sát khổ tập và diệt ấy đây gọi là đạo. Được quả
Tu Đà Hoàn đến quả A La Hán, đây gọi là bất cộng phàm phu như thiệt đà la
ni.
Người ấy lại suy nghĩ rằng:
Ta cớ chi quán hư không, hư không ấy tức là
ta của ta. Nếu xa lìa quán hư không kế đến quán thức xứ. Như quán hư
không, quán thức xứ cũng vậy. Như hư không vô biên, thức xứ cũng vô biên.
Đây gọi là cộng phàm phu như thiệt đà la ni.
Nếu người ấy quán thức tức là khổ, biết sở
nhơn của khổ gọi đó là tập, khổ và tập ấy đoạn dứt được đây gọi là diệt,
quán khổ tập diệt đây gọi là đạo. Được quả Tu Đà Hoàn đến quả A La Hán,
đây gọi là bất cộng phàm phu như thiệt đà la ni vậy.
Người ấy lại quán thức xứ tức là giác quán
ghẻ chốc phiền não. Như ta xa lìa không xứ thức xứ tu vô tưởng xứ. Tu vô
tưởng rồi được vô tưởng định. Đây gọi là cộng phàm phu như thiệt đà la ni.
Người ấy nếu quán thức xứ tức là pháp ghẻ
chốc khổ não. Như ta xa lìa quán thức tướng kế quán vô tưởng tướng. Nói vô
tưởng ấy tức là không có ta của ta. Quán như vậy rồi liền được quả Tu Đà
Hoàn đến quả A La Hán. Đây gọi là bất cộng phàm phu nhơn như thiệt đà la
ni vậy.
Người ấy nếu có thể quán vô tưởng xứ ấy tức
là tế tưởng. Nếu ta xa lìa vô tưởng xứ mà quán phi hữu tưởng phi vô tưởng
xứ. Đây gọi là cộng phàm phu nhơn như thiệt đà la ni.
Người ấy nếu quán phi tưởng phi phi tưởng
xứ ấy là đại khổ não xứ có thể dứt có thể được giải thoát. Lúc quán như
vậy được quả Tu Đà Hoàn đến quả A La Hán. Đoạn hẳn tất cả dục tham, sắc
tham và vô sắc tham, rời lìa phàm phu gọi là được hiệu Thánh nhơn. Dứt
hẳn nhơn của ba ác đạo. Đây gọi là như thiệt đà la ni vậy.
Đây là dục được chư Phật kia sai Nhựt Mật
đại Bồ Tát mang đến, có thể dứt tất cả kiết sử phiền não, tất cả ác kiến,
ngã kiến, thủ kiến, giới kiến, thường kiến, đoạn kiến, thọ mạng kiến, sĩ
phu kiến, tác kiến, thọ kiến, sắc kiến, xúc kiến, xuất kiến, tứ đại kiến,
hay đoạn dứt các kiến như vậy.
Đà la ni ấy khéo có thể rõ thấu ấm nhập
giới, hay tịnh các kiến, hay kiến người thọ trì vĩnh viễn thọ an lạc, trở
hoại chúng ma, điều phục ác ma, làm cho chư Thiên hoan hỉ, phá A Tu La,
điều Ca Lâu La, hay đem lại sự vui mừng cho Sát Lợi, Bà La Môn, Tỳ Xá, Thủ
Đà, hay dứt ác đạo. Hay khiến người tọa thiền ưa thích tịch tĩnh, hay chữa
tất cả các ác trọng bịnh, hay phòng tất cả các ác đấu tụng, hay tăng pháp
giới, hay hộ Tam bảo, hay được tận trí và vô sanh trí, phá hoại khối vô
minh”.
Lúc nói pháp ấy, có vô lượng chúng sanh
được quả Tu Đà Hoàn, vô lượng chúng sanh được quả A La Hán, vô lượng chúng
sanh được đà la ni ấy, vô lượng chúng sanh phát tâm Vô thượng Bồ đề, vô
lượng chúng sanh được Vô sanh nhẫn.
Tôn giả Kiều Trần Như bạch rằng:
"Bạch đức Thế Tôn ! Thế nào gọi là liên hoa đà la ni được người trí thọ
trì đọc tụng thơ tả được lợi ích lớn chẳng ưa tam giới được vô tướng giải
thoát môn, đều có thể dứt các phiền não, bảy lần thọ thân nhơn thiên, dầu
ở Dục giới mà chẳng bị dục ái nhiễm ô, thường được chư Thiên và thế nhơn
cung kính. Đà la ni ấy trước đây được Nhựt Mật đại Bồ Tát tuyên nói”.
Đức Phật nói:
"Nầy Kiều Trần Như ! Liên hoa đà la ni mà ông hỏi đó, chẳng phải là chỗ
biết của Thanh Văn và Duyên Giác, đà la ni nầy nhẫn đến mười tám pháp hành
bất cộng.
Nầy Kiều Trần Như ! Giả sử ta ở trong vô
lượng kiếp nói đà la ni ấy trọn chẳng hết được, cũng làm cho người nghe
sanh tâm mê muộn. Đà la ni ấy chỉ có Phật hay nói được, chỉ có Phật hay
nghe được. Tại sao, vì đà la ni ấy khó biết khó hiểu, ba đà la ni khác
cũng vậy”.
Tôn gỉa nói:
"Bạch đức Thế Tôn ! Duy nguyện Như Lai sẽ nói như không không hành đà la
ni”.
Đức Phật nói:
"nầy Kiều Trần Như ! Chí tâm lắng nghe Phật sẽ vì ông mà tuyên nói.
Nầy Kiều Trần Như ! Nếu có chúng sanh vì
nhơn duyên phóng dật mà sanh tâm xúc dục, người nầy chẳng biết chỗ giải
thoát, lưu chuyển sanh tử trong vô lượng đời ở ba ác đạo thọ đại khổ não.
Đại Bồ Tát thấy các chúng sanh thọ vô lượng khổ não như vậy nên sanh lòng
thương xót siêng năng chẳng nghỉ dứt, tu khắp các trợ Bồ đề đạo. Tu tập
các hành pháp rồi được Vô thượng Bồ đề tuyên nói khổ giải thoát. Chúng
sanh nghe rồi liền được thoát lhổ. Khổ giải thoát ấy tức là Sơ quả đến quả
A La Hán.
Nầy Kiều Trần Như ! Thế nào gọi là xúc dục
?
Nói xúc dục ấy là hai thân hiệp nhau. Nhơn
vì hai thân chung hiệp mà sanh cảm xúc. Nhơn xúc sanh thọ lạc, nhơn lạc
thọ sanh khổ thọ. Vì khổ nhơn duyên nên sanh tử khổ não nhơn đó màng sanh.
Nầy Kiều Trần Như ! Như bốn độc xà dùng bốn nhơn duyên có thể hại chúng
sanh, đó là nhìn thấy, hà hơi, cắn mổ và chạm xúc. Dục cũng như vậy, có
kiến nhơn duyên, văn nhơn duyên, niệm nhơn duyên và xúc nhơn duyên. Do bốn
nhơn duyên ấy làm cho các chúng sanh xa lìa tất cả các thiện căn bổn, ở
trong sanh tử thọ đại khổ não.
Nầy Kiều Trần Như ! Thế nào gọi là xúc dục
giải thoát ?
Nếu Tỳ Kheo có thể quán bạch cốt suy nghĩ
như vầy: Sắc ấy là sở tạo của tứ đại. Được tứ đại tạo ra là vô thường
tánh nó không bền chắc là pháp ly tán, là do thịt máu xương. Người trí sao
lại ở nơi thân như vậy mà sanh tướng sạch tốt. Quán như vậy rồi với tất cả
tịnh sắc mười phương đều liền được tướng chẳng nên thích. Tỳ Kheo ấy lại
suy nghĩ rằng: Ta thích tu tập tướng chẳng nên thích ấy thì dứt trừ tất
cả phiền não sanh lão bịnh tử. Đây gọi là Xa ma.
Nếu quán xương trắng nhẫn đến xương đầu thì
gọi là bà xá na.
Đã được Tỳ bà xá na và Xa ma tha ấy rồi
quán sát tức nhập xuất. Thấy hơi ra liền suy nghĩ rằng: Hơi gió ấy từ nơi
nào lại đi đến chỗ nào. Lúc quán như vậy xa lìa thân tướng sanh ra không
tướng. Chẳng thấy nội thân đây gọi là nội không. Chẳng thấy vật sở hữu cà
sắc tướng ngoài, đây gọi là ngoại không.
Quán nội không và ngoại không rồi lại suy
nghĩ rằng: Nay ta tu tập tướng nhập tức rồi làm lợi ích lớn, có thể phá
hoại tất cả nội ngoại các sắc. Ta phá hoại nội ngoại sắc tướng như vậy
đều là nhập tức quán nhơn duyên vậy. Do nhơn duyên ấy khiến tôi chẳng thấy
nội ngoại các sắc. Ta không có sắc tướng tức là hư không lực. Nay ta quyết
định biết tất cả các pháp không có chỗ đi không có chỗ đến. Quán như vậy
thì tất cả giác quán đều dứt hẳn.
Lại quán thức ấy biết là tất cả giác quán
nhơn duyên, ta nên xa lìa tâm ý thức hành. Tại sao ? Vì nếu có sanh thì
biết quyết định diệt. Lúc quán như vậy được quả Tu Đà Hoàn đến quả A La
Hán. Hoặc được như pháp nhẫn hoặc được Bồ đề.
Nếu quán sát giác quán là tướng diệt liền
được diệt định.
Đây gọi là bất cộng phàm phu như không đà
la ni. Đà la ni thành tựu vô lượng công đức, dứt hẳn vô lượng các khổ não
lớn”.
Lúc nói pháp ấy, chín vạn hai ngàn chúng
sanh được quả Tu Đà Hoàn, sáu vạn chúng sanh được quả A La Hán, chín vạn
chín ngàn chúng sanh được như không đà la ni, tám vạn chúng sanh được quả
Bích Chi Phật, tám ngàn ức chúng sanh phát tâm Vô thượng Bồ đề, vô lượng
chúng sanh được tâm bất thối.
Tôn giả Kiều Trần Như bạch rằng:
"Bạch đức Thế Tôn ! Phật Cao Quý Vương Như Lai ban cho dục tùy vô nguyện
đà la ni. Duy nguyện Như Lai phân biệt giải nói”.
Đức Phật nói:
"Nầy Kiều Trần Như ! Ông nên chí tâm lắng nghe nay ta dẽ tuyên nói đó.
Nầy Kiều Trần Như ! Có các chúng sanh bị
súc dục trói buột chẳng giải thoát được. Người nầy nên quán vô nguyện giải
thoát.
Người ấy suy nghĩ rằng: Dục dục, Sắc
dục và Vô sắc dục, xúc dục, giải dục, các dục như vậy nhơn giác quán sanh
các hành nhơn duyên. Các hành như vậy không có tác gỉa không có thọ giả
nhơn gió mà sanh. Thân khẩu hành của ta cũng nhơn phong mà sanh. Nhơn nơi
gió nầy mà thân được tăng trưởng. Nhơn nơi gió nầy mà khẩu được tăng
trưởng. Như ta quán gió ấy tức là hơi thở vào ra. Quán kỹ tất cả lỗ lông
từ phong nhơn duyên. Lại quán tất cả vật bất tịnh. Lại quán thân nầy lúc
chết, thây ấy không còn gió vào ra. Lại suy nghĩ rằng: Thân khẩu hành
của ta nhơn phong nhơn duyên. Nếu không có phong thì không có thân khẩu
hành nhơn duyên. Do cớ ấy nên lúc nầy được không tam muội tu tập tăng
trưởng nhơn vì tu tập nên có thể dứt dục tham đến xúc dục. Quán như vậy
rồi được quả Tu Đà Hoàn đến quả A La Hán. Hoặc phát tâm Vô thượng Bồ đề”.
Lúc bấy giờ Thiện Ý Giác Quán Bồ Tát Ma ha tát bạch rằng:
"Bạch đức Thế Tôn ! Nếu người Thanh
Văn tu bất tịnh tướng, thành tựu tướng ấy rồi thì có những tướng gì ?”.
Đức Phật nói:
"Nầy Thiện Ý Giác Quán ! Nếu người ấy vì phá hoại kiết sử dục tham mà tu
bất tịnh tướng, cột tâm giữa mày mà quán xương thân mình, đây gọi là một
tướng. Nếu quán xương thân mình và xương thân người thì gọi là hai tướng.
Lại quán tất cả đều là bất tịnh đây gọi là ba tướng. Người nầy hay quán
khổ tập, đều sạch gọi là xa ma tha, được tướng noãn pháp.
Người ấy lúc quán bạch cốt như vậy thấy trí
mình như ngọn đèn sáng, quán thân bốn hành nhẫn đến vi trần, đây gọi là
đảnh pháp. Quán tứ chơn đế đây gọi là Thanh Văn. Bất tịnh quán thành tựu
chứng được Xa ma tha định đây gọi là tướng quán bạch cốt.
Lúc quán tướng ấy được bát chánh đạo. Nhơn
bát chánh đạo được quả Tu Đà Hoàn đến quả A La Hán.
Nầy Thiện Ý Giác Quán ! Quang Minh Phật độ,
hàng Thanh Văn quán pháp như vậy liền được đạo quả”.
Lúc nói pháp ấy, có vô lượng chúng sanh
được như pháp nhẫn, vô lượng chúng sanh được như thiệt nhẫn.
Đức Phật lại bảo Tôn giả Kiều Trần Như
rằng: "Nầy
Kiều Trần Như! Nếu tứ chơn đế có thể trong một niệm chứng được đó, Như Lai
lẽ ra vì tất cả chúng sanh diễn nói một hạnh một pháp một sự, lẽ ra lúc
một người chứng thì tất cả chúng sanh cũng đồng chứng, tại sao, vì phiền
não đồng vậy, và cũng lẽ ra chẳng nên có tám vạn pháp tụ sai biệt.
Nầy Kiều Trần Như ! Vì vậy nên chúng sanh
phải dùng nhiều thứ nhơn duyên điều phục, chẳng do một duyên.
Nầy Kiều Trần Như ! Tất cả chúng sanh thiệt
chẳng phải thừa, một hành, một tham, một niệm, một dục, một giải, một tín.
Vì vậy nên Như Lai tuyên nói các thứ cú kệ danh tự nhiều loại pháp môn. Do
vì nghĩa ấy mà Như Lai đầy đủ mười thứ thần lực.
Nầy Kiều Trần Như ! Tất cả chúng sanh có đủ
các thứ tướng điên đảo, do đây Như Lai vì phá tịnh đảo mà nói tướng vô
thường, tướng khổ, tướng vô ngã, tướng thây sình, thây rã, thây xanh bầm,
thây hư hoại, tướng thây lìa tan”.
Tôn giả nói: "Bạch đức Thế Tôn ! Thế nào
gọi là tướng chẳng đáng nên ưa của tất cả thế giới ? Thế nào gọi là tướng
thực Bất tịnh ?”.
Đức Phật nói:
"Nầy Kiều Trần Như ! Nay ông chẳng nên hỏi sự như vậy. Tại sao, vì giới
kia đắc đạo cùng giới nầy đắc đạo, tướng ấy đều khác biệt. Nếu Phật nói đủ
các chúng sanh nghe đó hoặc họ sanh mê muộn”.
Tôn giả nói:
"Bạch đức Thế Tôn ! Duy nguyện Như Lai vì chư Bồ Tát, những người có thể
tin hiểu, thương xót mà phân biệt tuyên nói.
Bạch đức Thế Tôn ! Những người nầy nếu nghe
Phật tuyên nói hai tướng như vậy thì họ có thể giao giống lành tăng trưởng
căn lành hay phá được vô minh.
Bạch đức Thế Tôn ! Các chúng sanh vì si ái
nhơn duyên mà thích sanh tử, vì vậy mà sanh tử vô thì vô chung.
Bạch đức Thế Tôn ! Tất cả chúng sanh do
thực nhơn duyên mà tăng trưởng tham dục. Vì họ chưa bao giờ được nghe hai
tướng như vậy nên họ lưu chuyển sanh tử ngũ đạo thọ đại khổ não.
Đức Như Lai đại từ đại bi trong vô lượng
đời thường nghĩ nhớ đến chúng sanh, duy nguyện đức Như Lai vì thương xót
mà tuyên nói tướng chẳng đáng nên ưa và tướng thực bất tịnh.
Nầy đức Như Lai tuyên nói hai tướng ấy, các
chúng sanh nghe nói rồi chẳng sanh dục tham, chẳng sanh thực tham.
Bạch đức Thế Tôn ! Nếu có chúng sanh hat
quở trách nặng dục tâm và thực tâm, nên biết người ấy mau đến được bờ kia”.
Đức Phật nói:
"Nầy Kiều Trần Như ! Chí tâm lắng nghe Phật sẽ vì ông mà tuyên nói tất cả
thế giới tướng chẳng đáng nên ưa và tướng thực bất tịnh.
Nầy Kiều Trần Như ! Thế có hai là chúng
sanh thế và khí thế.
Chúng sanh thế là ngũ đạo chúng sanh.
Khí thế là trong Dục giới cói hai mươi xứ,
trong sắc giới có mười sáu xứ va trong Vô Sắc giới có bốn xứ.
Những gì là hai mươi xứ trong cõi Dục ?
Tám đại địa ngục, mỗi đại địa ngục có mười
sáu địa ngục vây quanh.
Tám đại địa ngục là: Hượt, Hắc thằng,
Chúng hiệp, Kiếu hoán, Đại hoán, Nhiệt, Đại nhiệt và A Tỳ địa ngục.
Nếu có chúng sanh thân khẩu ý ác đều sanh
trong đại địa ngục ấy thọ đại khổ não. Các chúng sanh ấy dầu thấy diệu sắc
chẳng sanh ý tưởng vui thích, do nhơn duyên ấy lại sanh đại khổ não. Như
thấy sắc, với thanh hương, vị và xúc cũng như vậy. Người có trí quán sát
sự ấy rồi chẳng sanh lòng ưa thích.
Nầy Kiều Trần Như ! Nếu quán sát súc sanh,
thân nó nhỏ như vi trần chia làm mười phần, có loài thân như vi thần, thân
bằng trái táo, cao lớn một do tuần hoặc thân cao lớn đến trăm ngàn vạn do
tuần. các loài ấy hoặc có thọ mạng bằng thời gian một niệm đến khoảng bảy
niệm, hoặc có thọ mạng một kiếp đến thời gian ngàn vạn kiếp. Các loài ấy
không có pháp hành trí huệ tàm quý lòng từ mẫn phải thọ khổ não sanh kinh
sợ nhiều, loài ấy thường sanh lòng giết hại nhau, xa lìa tất cả pháp lành,
thường đi trong tối tăm, thường hành tà đạo. Do đây là người trí tu ý
tưởng chẳng vui.
Nầy Kiều Trần Như ! Người trí lại quán ngạ
quỷ. Thân nó hoặc cao một xích, hoặc bằng nghiệp, hoặc trăm do tuần, hoặc
bằng núi Tuyết, thường khổ đói khát, trần truồng không y phục, tóc trùm
quanh thân không có tàm quý, ốm o lòi xương, thân không có máu thịt, họ
đều có tâm ác độc không lòng thương xót, các hơi lạnh ẩm ướt vĩnh viễn
không còn có, họ hoặc ăn các thứ sắt hoàn, sắt sợi, nước sắt, phẩn nóng,
mủ nóng, máu nóng, gió nóng, cỏ nóng, trái nóng nhưng chẳng thường được
cung cấp đầy đủ, thọ mạng ngàn muôn kiếp luôn thọ khổ não, đi nơi tối tăm.
Người trí quán sát rồi tu tập ý tưởng thế giới chẳng đáng ưa thích.
Nầy Kiều Trần Như ! Người trí kế đến quán
thân người trong bốn châu, tất cả đều có sanh khổ, lão khổ, bịnh khổ, tử
khổ, ái biệt ly khổ, oán tắng hội khổ, cầu bất đắc khổ, cơ khát khốn khổ,
tham dục khổ, sân khuể khổ, tật đố các thứ khổ, lưỡng thiệt, ác khẩu, hàn,
nhiệt v.v… nhiều khổ não, còn có khổ vì ác thú độc trùng, khổ vì ác vương, ác
quan. Trong thân loài người ấy thọ ngần ấy khổ não. Người trí sao lại
chẳng tu tập tướng tưởng chẳng đáng ứ thích !
Nầy Kiều Trần Như ! Kế đến, người trí quán
sáu từng trời cõi Dục. Chư Thiên trong ấy bị dục ái đốt cháy họ thọ quả
báo chẳng đồng nhau. Họ khổ vì vô thường, khổ vì chấp thủ, khổ vì chết,
khổ vì ái biệt ly. Quán sát như vậy người trí có đâu chẳng tu tập tướng
chẳng đáng ưa thích !
Người trí kế đến quán Sắc giới mười sáu trụ
xứ. Chư Thiên trong ấy tu thiền định thế gian, vì hữu lậu nên khổ, vì tịch
tĩnh nên khổ, vì sở dục nên khổ, vì có thắng định nên khổ, vì thiện pháp
tạng nên khổ, vì chưa giải thoát nên khổ, vì chẳng biết bỉ ngạn, vì chẳng
dứt hẳn nhơn duyên địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh nên khổ. Quán sự khở như
vậy nên người trí tu tập tướng chẳng đáng ưa thích.
Lại chư Thiên cõi Sắc hoặc có người tu tập
vô lậu thiền định, những người nầy khổ vì chẳng đầy đủ bát chánh đạo, khổ
lúc muốn đủ phương tiện bát chánh đạo, khổ vì vô học địa chẳng tự tại, khổ
vì chẳng được Duyên Giác tam muội, khổ vì chẳng được Như Lai tam muội,
khổ vì chẳng có thể quán sát cảnh giới tất cả chúng sanh. Người trong Sắc
giới như vậy nếu nhập Niết bàn thì thọ khổ như vậy. Người trí sao lại ở
trong Sắc giới mà chẳng tu tập thế gian tướng chẳng đáng nên ưa thích.
Kế lại quán sát Vô Sắc giới tướng chẳng
đáng ưa thích.
Chư Thiên cõi Vô Sắc khổ vì tu hữu lậu tam
muội, khổ vì học địa chẳng được tự tại, khổ vì còn chẳng được nghe chánh
pháp, khổ vì chẳng cứu cánh dứt tham ái, khổ vì lúc xả mạng sanh tà kiến,
khổ vì chẳng dứt hẳn ba ác đạo, khổ vì xả mạng bị đọa, người trí quán sát
biết chư Thiên cõi Vô sắc có những sự khổ như vậy nên với Vô Sắc giới tu
tập tướng thế gian chẳng đáng ưa thích.
Còn nữa, nầy Kiều Trần Như ! Thế gian ấy
tức là hành. Có ba thứ là thân hành, khẩu hành và ý hành.
Thân hành ấy, đó là thở vào ra.
Khẩu hành ấy, đó là giác quán.
Ý hành ấy, đó là tưởng và thọ.
Ba thứ hành ấy tướng nó là một.
Người trí quán sát phân biệt thế nào để có
thể biết được ?
Người trí lúc quán đếm thở vào ra, quán kỹ
lạnh nóng ấm của hơi thở đến hơi vào ra một lỗ lông. Người nầy quán hơi
thở biết rõ chắc hơi thở ấy trước không nay có. Nếu trước không mà nay có
thì là tướng vô thường. Là tướng không quyết định như điện chớp, như vẽ
trong nước. Lúc quán như vậy, được tướng thân hành.
Người trí lại quán sát tướng như vậy từ
nhơn duyên gì ? Liền biết tướng ấy nhơn nơi giác quán. Tánh giác quán
trước không nay có nên là vô thường, là pháp có thể đứt được. Tướng giác
quán ấy nhơn tâm mà sanh, tâm cũng là trước không nay có nên cũng vô
thường có thể phá hoại được, là tướng không có về đến nương dựa, là tướng
không có vật, là tướng không có ngã. Lúc quán như vậy thì ở trong các
hành tâm sanh hối có thể tu tập tướng thế gian chẳng đáng ưa thích.
Chúng Tỳ kheo các ông nếu có thể quán kỹ
chắc tam thế như vậy thì có thể dứt hẳn các phiền não, hay tịnh chánh
kiến, dứt pháp sanh tử, thành tựu đạo bình trực, được nhiếp trong chánh
tụ, được quả Tu Đà Hoàn đến quả A La Hán. Đây là người trí tu tập tướng
chẳng nên ưa thích.
Nầy Kiều Trần Như ! Thế nào là Tỳ Kheo quán
y được mặc ấy là tướng chẳng nên ưa ?
Nếu có Tỳ Kheo lúc vá y, thấy y, chạm y,
đắp y, cởi y, quán sát như máu thoa da thúi rã đáng gớm, là chỗ trùng ở,
là chỗ chẳng đáng ưa. Lúc quán như vậy, lòng tham y liền trừ diệt.
Nầy Kiều Trần Như ! Thế nào là tu tập tướng
thực chẳng đáng ưa ?
Nếu có Tỳ Kheo lúc cầm mang bát, quán sát
như máu thoa sọ đầu, rã thúi đáng gờm, là chỗ côn trùng ở, là chỗ không
đáng ưa. Lúc được món ăn, nên quán sát món ăn ấy như thây trùng chết, nếu
thấy bún xem như xương nát, thấy cơm nước tưởng như nước phẩn, thấy bánh
tưởng là da người, tích trượng đang cầm tưởng là xương người, thấy nhũ lạc
tưởng máu mủ hôi dơ, thấy rau cải tưởng tóc lông, thấy các thứ nước uống
tưởng là máu tươi. Quán sát như vậy gọi là nơi các món ăn uống quán tướng
chẳng đáng ưa.
Nầy Kiều Trần Như ! Thế nào là nơi phòng xá
sanh ý tưởng không đáng ưa thích ?
Lúc vào phòng nhà, Tỳ Kheo nên suy nghĩ như
vào địa ngục thọ các khổ não. Phòng nhà như vậy tức là tướng hòa hiệp, bao
nhiêu cây gỗ tức là xương người, đất đắp là thịt người, đến tất cả ghế
giường mền nệm tức là xương người là da thịt người. Quán sát như vậy gọi
là ý tưởng thế gian chẳng đáng ưa thích.
Nếu có thể quán sát các tướng như vậy,
người nầy liền được như thiệt pháp nhẫn, được các nhẫn tùy không, tùy vô
tướng, tùy vô nguyện. Người nầy thích tu tập không tướng, thấy tất cả pháp
đều sanh diệt khổ không vô ngã, thấy các ấm nhập giới thập nhị nhơn duyên,
tất cả pháp tánh đều là khổ không vô ngã. Thấy như vậy rồi, người nầy liền
được quả Tu Đà Hoàn đến quả A La Hán.
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
|