Bửu Ðức Bồ Tát nói :
‘’ Thật là hi hữu, thưa Ðại Sĩ! Nhơn duyên sanh pháp thậm thâm khó suy
lường như vậy ‘’.
Hư Không Tạng Bồ Tát
nói: ‘’Nầy Ðại Sĩ! Tất cả các pháp cứu cánh vô sanh ‘’.
Bửu Ðức Bồ Tát nói :
‘’Nhưng các pháp nói là từ nhơn duyên sanh’’.
Hư Không Tạng Bồ Tát
hỏi : ‘’ Nầy Ðại sĩ! Các pháp sanh rồi là sanh hay chưa sanh là sanh ? ‘’.
Bửu Ðức Bồ Tát nói :
‘’ Sanh rồi thì chẳng sanh, chưa sanh cũng chẳng sanh ‘’.
Hư Không Tạng Bồ Tát
nói : ‘’Vì vậy nên lìa vô sanh ‘’.
Bửu Ðức Bồ Tát hỏi :
‘’ Trong duyên có nhơn chăng ? ‘’.
Hư Không Tạng Bồ Tát
nói : ‘’ Không có ‘’.
Bửu Ðức Bồ Tát hỏi
:»Trong nhơn có duyên chăng ?».
Hư Không Tạng Bồ Tát
nói : ”Không có «.
Bửu Ðức Bồ Tát hỏi :
‘’ ý Ðại Sĩ thế nào, hoặc nhơn hoặc duyên tự nó thiệt có tánh chăng ?’’.
Hư Không Tạng Bồ Tát
nói : ‘’Không có ‘’.
Bửu Ðức Bồ tác hỏi :
‘’ ý Ðại sĩ thế nào, các pháp không có nhơn duyên sanh ư ?’’.
Hư Không Tạng Bồ Tát
nói : ‘’Chẳng phải vậy. Nầy Ðại Sĩ! Vì thế nên tất cả pháp không có tự
tánh không sanh không khởi không xuất. Do vì duyên chẳng sanh nhơn, nhơn
chẳng sanh duyên, tự tánh chẳng sanh tự tánh, tha tánh cũng chẳng sanh tha
tánh, tự tánh chẳng sanh tha tánh, tha tánh chẳng sanh tự tánh. Vì vậy nên
nói tất cả pháp tự tánh vô sanh. Vì như vô sanh vô diệt nên pháp tánh
thiệt tế cũng vô sanh vô diệt. Như như pháp tánh thiệt tế là sở giác của
Như Lai. Tất cả các pháp cũng như vậy, vô sanh vô diệt ‘’.
Bửu Ðức Bồ Tát hỏi:
‘’ Thưa Ðại Sĩ! Như Lai cũng chẳng xuất thế ư ? ‘’.
Hư Không Tạng Bồ Tát
nói : ‘’ Việc ấy không nên nói. Tại sao, vì Ðức Như Lai nơi tất cả pháp
Ðều chẳng thể nói Ðược, chẳng nói xuất cũng chẳng Ðược nói chẳng xuất.
Nếu có ai hỏi rằng
Ðức Như Lai xuất thế ư hay chẳng xuất thế ư ? Người trí vì chẳng hủy báng
Như Lai nên thôi chẳng trả lời ‘’.
Bửu Ðức Bồ Tát lại
hỏi : ‘’Nên thôi như thế nào ? ".
Hư Không Tạng Bồ Tát
nói : ‘’ Như pháp tánh trụ, nên thôi như vậy ‘’.
Bửu Ðức Bồ Tát hỏi :
‘’ Thế nào là pháp tánh trụ ? ‘’.
Hư Không Tạng Bồ Tát
nói : ‘’ Như hư không tánh trụ, trụ không có sở trụ, pháp tánh cũng trụ
như vậy. Như pháp tánh chúng sanh tánh cũng vậy. Như chúng sanh tánh tất
cả các pháp cũng vậy. Như tất cả pháp, Như Lai cũng trụ như vậy, trụ không
có sở trụ. Vì không có trụ xứ nên không có trụ không có chẳng trụ. vì vậy
nên chẳng Ðược nói là sanh chẳng Ðược nói là diệt ‘’.
Bửu Ðức Bồ Tát nói :
‘’ Thưa Ðại Sĩ! Sự xuất thế của Như Lai thiệt là thậm thâm thậm thâm vậy
‘’.
Hư Không Tạng Bồ Tát
nói : ‘’Nầy Ðại Sĩ! Nếu có thể như thiệt biết rõ duyên sanh pháp thì gọi
là Phật xuất thế ‘’.
Bửu Ðức Bồ Tát hỏi :
‘’Thưa Ðại Sĩ! Ai sẽ hiểu thuyết nầy ?’’.
Hư không Tạng Bồ Tát
nói : ‘’Nầy Ðại Sĩ! Nếu là người ở trong tất cả các pháp không Ðược có
tăng giảm ‘’.
Bửu Ðức Bồ Tát hỏi
:’’Thưa Ðại Sĩ! Sao gọi là tăng ?’’.
Hư Không Tạng Bồ Tát
nói : ‘’Nầy Ðại Sĩ! Tăng ấy Ðó là tăng thượng cú, nghĩa là ở trong không
có mà vọng sanh tăng thượng vậy.
Vô tăng thượng cú là
bình Ðẳng cú, là vô Ðẳng cú, là vô văn tự cú,là vô cú, là vô giáo cú.
Trong vô giáo ấy
không có cú không có tăng thượng cững không có tâm ý thức, vì vậy nên là
chẳng phải cú.
Dụ như dấu chim bay
trong hư không, cứu cánh Ðã không có, sẽ không có, mà nói là dấu chim bay.
Cũng vậy, ở trong tất cả các pháp không có tự cú. Không có cú mà giả gọi
là cú, như không có dấu chim mà giả gọi là dấu chim.
Cũng vậy, Như Lai
xuất thế cũng không có xuất mà giả gọi là xuất. Vì vậy mà người trí chẳng
nên thủ trước. Vì không thủ trước nên giả gọi là xuất mà thường y chỉ nơi
vô xuất. Tại sao, vì vô sanh là thiệt tánh của tất cả pháp vậy. Vô sanh
thì vô sở hữu, vì vậy mà gọi tất cả các pháp vô sở hữu là tánh. Vô sở hữu
tánh không có trụ xứ. vì vô trụ xứ nên là vô trụ tế. Tất cả các pháp vô
trụ tế tức là thiệt tế. Thiệt tế tức là nhứt thiết pháp tế. Vì vậy nên nói
tất cả các pháp với thiệt tế bình Ðẳng.
Nói thiệt tế ấy là ba
trường phần Ðoạn tế, là bất khả hoại tế, là bất Ðoạn bất thường tế, là
như thiệt tế, là tam thế Ðẳng tế vậy.
Dùng những tế như vậy
Ðều dồng nhứt thiết pháp tế. Tại sao, vì thiệt tế với ngã tế không hai
không khác.Vì thiệt tế với nhơn tế, chúng sanh tế, thọ mạng tế, dưỡng dục
tế không hai không khác. Thiệt tế với ngã kiến tế không hai không khác. Ở
trong ngã kiến không có thiệt tế. Nếu có thể thiệt biết như vậy thì không
có hai mươi thứ ngã kiến. Tại sao, vì trong thiệt tế không có một, không
có nhiều vậy.
Thiệt tế Ðồng với
bình Ðẳng, không lai không khứ, không tận không diệt, vì thiệt tế cứu cánh
rỗng không vậy. Vì vậy mà nói tất cả các pháp là vô tận môn, là vô tận tế.
Niết bàn ấy vô tận,
nghĩa là rỗng không vậy, là vô tánh vậy. Như Niết bàn vô tận vô bất tận,
tất cả các pháp cũng như vậy. Vì vậy nên nói tất cả pháp Ðồng với Niết
bàn.
Các Pháp vô Ðẳng vô
bất Ðẳng vì không không có sánh Ðôi vậy. Dụ như hư không không có sánh
Ðôi, các pháp cũng như vậy.
Nếu người thấy có
sánh Ðôi nói có Niết bàn, Ðã nói có Niết bàn bèn cầu Niết bàn thì trái
nghịch với bực hiền thánh.
Vì Ðã nói có Niết bàn
bèn nói : nầy nên biết, nầy nên dứt, nầy nên chứng, nầy nên tu, nầy nên
sanh, nầy nên diệt. Người hành chẳng tròn Ðủ như vậy thì chẳng thể như
thiệt biết, chẳng thể như thiệt thấy, thì chẳng biết chẳng hiểu chẳng
thấy. Vì chẳng biết chẳng hiểu tất cả các pháp nên thủ trước nơi văn
tự, ở trong các pháp vọng sanh tranh cạnh. Người sanh sự tranh cạnh thì ở
trong Phật pháp là kẻ Ðáng thương vậy.
Tại sao, vì như Ðức
Thế Tôn dạy rằng : pháp Sa Môn chẳng nên tranh cạnh ".
Bấy giờ Tôn giả A Nan
bạch Ðức Phật rằng : ‘’ Bạch Ðức Thế Tôn thật là hi hữu. Ðại Sĩ nầy biện
tài có thể rất sâu rành rẽ khó hiểu khó lường như vậy. Nơi tất cả pháp
chẳng trừ người thọ, như thân tự chứng có thể nói như vậy ‘’.
Hư Không Tạng Bồ Tát
nói với Tôn giả A Nan : ‘’Thưa Ðại Ðức! Tôi Ðã tự thân chứng biết, vì vậy
nên như chỗ Ðược chứng biết có thể nói như vậy.Tại sao, vì thân tôi tức là
hư không. Do hư không mà chứng biết tất cả các pháp Ðược ấn hư không ấn.
Thưa Ðại Ðức A
Nan! Phàm chư Bồ Tát tu thân khéo hiểu Ðược thân thì có thể dùng thân ấy
làm các Phật sự hiện các loại hình tượng mà cũng chẳng thối nơi chơn pháp
thân, lại cũng chẳng rời thân do kiết sử nghiệp nhơn sanh, và lại chẳng
quá nơi bình Ðẳng pháp tánh biến hiện hoá thân Ðều Ðược tự tại, ở tất cả
Phật quốc Ðộ khắp có thể thị hiện, trọn rồi chẳng ẩn thân ứng hóa. Tất cả
việc làm ấy Ðều có thể gọi Ðó là thân chứng hành ‘’.
Tôn giả A Nan
hỏi: Bạch Ðại Sĩ! ở nơi pháp phải chăng Ngài có chứng ư ?‘’.
Hư Không Tạng Bồ
Tát nói : ‘’Thưa Ðại Ðức A Nan! Tôi chẳng thấy pháp rời nơi thân, thân rời
nơi pháp ".
Tôn giả A Nan
hỏi:‘’Nếu Ðại Sĩ thân chứng,Ðại Sĩ Ðược quả A La Hán ư?’’.
Hư Không Tạng
Bồ Tát nói : ‘’Thưa Ðại Ðức! Không có Ðược chẳng Ðược, vì vô sở Ðắc vậy.
Nơi tất cả các pháp không có phiền não hành vì ly tham dục sân hận ngu si
vậy. Ðây gọi là A La Hán ‘’.
Tôn giả A Nan hỏi
: ‘’Thưa Ðại Sĩ ¡ Lúc nào Ðại Sĩ sẽ bát Niết bàn ?’’.
Hư Không Tạng Bồ
Tát nói : ‘’ Thưa Ðại Ðức ¡ Bực A La Hán không có bát Niết bàn, vì biết
tất cả các pháp cứu cánh là Niết bàn, cũng không có quan niệm Niết bàn.
Hàng phàm ngu có
phân biệt hí luận nói rằng Ðây là sanh tử Ðây là Niết bàn. Bực A La Hán
không có hí luận như vậy.
Tôn Giả A Nan
nói : ‘’ Thưa Ðại Sĩ ¡ Như tôi hiểu nghĩa Ðại Sĩ nói thì luận về Bồ Tát
chẳng nên nói là phàm phu, cũng chẳng nên nói là hữu học, chẳng nên nói là
vô học. Tại sao, vì bỏ lìa hai tướng vậy ‘’.
Hư Không Tạng Bồ
Tát nói : ‘’Lành thay lành thay, thưa Ðại Ðức A Nan ¡ Do vì chẳng phải
phàm phu, chẳng phải hữu học, chẳng phải vô học, nên các nơi các chỗ Ðều
có thể thị hiện, nơi tất cả chổ ấy cũng chẳng thủ trước ‘’.
Lúc ấy có năm
trăm vị Ðại Thanh Văn Ðồng Ðem y Uất Ða la tăng của mình mặc dâng lên Hư
Không Tạng Bồ Tát. Dâng y rồi Ðồng thanh nói rằng :’’ Có chúng sanh nào
thâm tâm phát Vô thượng Bồ Ðề mau Ðược lợi lành chẳng rơi ra ngoài pháp
tạng Ðại trí như vậy ‘’.
Những y Uất Ða
la tăng Ðược dâng cúng ấy liền chẳng còn hiện. Chư Ðại Thanh Văn hỏi Hư
Không Tạng Bồ Tát : ’’ Bạch Ðại Sĩ ¡ Những y ấy Ðến ở Ðâu vậy ?’’.
Hư Không Tạng Bồ
Tát nói : ‘’ Vào trong tạng của tôi. Ðức Như Lai biết Ðó sao các Ngài
chẳng hỏi ‘’.
Chư Ðại Thanh Văn bạch Ðức Phật : ‘’ Bạch Ðức Thế Tôn! Những y ấy Ðến ở
chỗ nào vậy ?.
Ðức Phật nói : ‘’Nầy chư Tỳ Kheo; Phương Ðông quá vô lượng a tăng kỳ chư
Phật quốc Ðộ có thế giới tên là Ca Sa Tràng, Phật hiệu Sơn Vương Như Lai.
Hư Không Tạng Bồ Tát Ðã khiến những y ấy Ðến thế giới Ðó ‘’.
Chư Ðại Thanh Văn lại nói : ‘’ Bạch Ðức Thế Tôn; Do nhơn duyên gì mà Hư
Không Tạng Bồ Tát khiến y Ðến thế giới Ðó ?’’.
Ðức Phật nói : ‘’Muốn dùng những y ấy ở thế giới kia làm Phật sự. Ở nơi
Ðây Hư Không Tạng Bồ Tát nói pháp môn như hư không Ðẳng tam muội. Tam muội
nầy ở trong những y ấy sẽ diễn pháp âm Ðó : Trong thế giới Ca Sa Tràng có
vô lượng a tăng kỳ chúng Bồ Tát do nghe pháp âm Ðó nên Ðược vô sanh pháp
nhẩn.
Chư Tỳ Kheo nên
biết Bồ Tát làm các thứ phương tiện như vậy lợi ích chúng sanh ‘’.
Lúc nói pháp nầy ở trên hư không mưa vô lượng hoa màu hoàng kim, trùm khắp
nhà Diệu Bửu Trang Nghiêm Ðường. Trong các kim sắc hoa ấy phát xuất pháp
âm như vầy :
Có chúng sanh nào tin pháp Ðược Hư Không Tạng Bồ Tát nói, khéo thuận tư
duy phân biệt nghĩa ý thì sẽ Ðược ấn bất thối chuyển ấn, quyết Ðịnh Ðược
Ðến Ðạo tràng Bồ Ðề Vô Thượng‘’.
Tôn giả A Nan bạch Ðúc Phật : ‘’Bạch Ðức Thế Tôn; Ðây là thoại ứng gì, mưa
kim sắc hoa ấy phát ra diệu âm như vậy vui Ðẹp chúng sanh ?’’.
Ðức Phật nói :’’ Nầy A Nan; Có Phạm Thiên tên Quang Minh Trang Nghiêm từ
cung trời Phạm Thiên cùng với sáu mươi tám trăm ngàn Phạm chúng Ðều muốn
Ðến nơi nầy ‘’.
Ðức Phật nó
xong, chúng Phạm Thiên bỗng Ðến tại Diệu Bửu Trang Nghiêm Ðường Ðảnh lễ
chân Phật hữu nhiễu bảy vòng rồi Ðứng một phía chắp tay hướng lên Ðức
Phật bạch rằng : ‘’Bạch Ðức Thế Tôn; Thật là hi hữu, Hư Không Tạng Bồ Tát
bất khả tư nghị thanh tịnh giới tụ tịnh tu các thiền Ðịnh, thiện phân biệt
Ðại trí huệ hay du hí các Ðại thần thông, khéo hay Ðầy Ðủ Ðại hoằng thệ
nguyện, khéo hay thành tựu Ðại quyền phương tiện, khéo hay trang nghiêm
thân khẩu ý, khéo ở trong các pháp thành tựu sức Ðại tự tại. Thân khẩu và
ý của Hư Không Tạng Bồ Tát Ðây Ðều không có làm không có phân biệt ức
tưởng mà hay hiện thần biến trang nghiêm bất khả tư nghị , lại hay hiển
hiện vô lượng trăm ngàn pháp môn, cũng hay xuất nhập trăm ngàn các môn tam
muội, từ xưa Ðến nay thường thích tu tập thành tựu các thiện pháp.
Bạch Ðức Thế Tôn
¡ Chư Bồ Tát chẳng nên ở nơi quá khứ xưa tu thiện căn mà chẳng biết nhơn
của nó, tập họp các thiện căn cũng nên không nhàm.Tại sao, vì do thuở
trước vun trồng thiện căn quả báo nên hay hiện thần biến bất khả tư nghị
như vậy «.
Ðức Phật nói với
Phạm Thiên : ‘’Ðúng vậy Ðúng vậy, như lời Phạm Thiên nói. Chư Bồ Tát Ðã
thành tựu thiện căn tư lương và xuất yếu trí phương tiện nên có thể hiện
những sự công Ðức trang nghiêm bất khả tư nghị như vậy, không có ức tưởng
phân biệt cũng không chẳng phân biệt ‘’.
Phạm Thiên bạch
Ðức Phật : ‘’Bạch Ðức Thế Tôn; Thế nào là Bồ Tát tập họp thiện căn tư
lương và xuất yếu trí phương tiện ?’’.
Ðức Phật bảo
Quang Minh Trang Nghiêm Phạm Thiên :‘’Nầy Phạm Thiên; Thiện căn có ba thứ
: Ðó là vô tham thiện căn, vô sân thiện căn và vô si thiện căn. Ðây gọi là
thiện căn.
Tư lương là bỏ
tất cả sở hữu tu tâm từ quán các pháp. Ðây gọi là tư lương.
Phương tiện là
bỏ lìa phàm phu Ðịa, chẳng mong muốn Thanh Văn Ðịa và Bích Chi Phật Ðịa mà
tiến vào chư Bồ Tát Ðịa. –Dây gọi là phương tiện.
Trí là trí biết
bỏ pháp bất thiện, trí biết tập họp thiện pháp, trí biết hồi hướng Bồ Ðề.
–Dây gọi là trí.
Bồ Tát hay an
trụ những chánh hạnh như vậy, Ðây gọi là xuất yếu.
Còn nữa, thiện
căn là hay phát tâm Vô thượng Bồ Ðề. Tư lương là cầu tất cả thiện pháp.
Phương tiện là thiện căn Ðã làm hay chưa làm trọn chẳng bỏ quên. Trí là
biết tâm như ảo huyễn biến hóa. Hiện tiền biết rõ các pháp như vậy, Ðây
gọi là xuất yếu.
Còn nữa, thiện
căn là thuần chí. Tư lương là phát Ðộng. Phương tiện là thâm tâm. Trí là
không trì, không Ðộng, không năng. Thực hành các pháp như vậy gọi là xuất
yếu.
Còn nữa, thiện
căn là dục thiện pháp. Tư lương là thắng tiến. Phương tiện là an trụ bất
phóng dật, trí là xả bỏ tất cả sở y. Nếu hay hành các hạnh như vậy thì gọi
là xuất yếu.
Còn nữa, thiện
căn là chánh tính. Tư lương là chẳng bỏ bổn nguyện. Phương tiện là chẳng
bỏ niệm và Ðịnh. Trí là huệ. Hay chánh trụ các hạnh như vậy thì gọi là
thành tựu thiện căn tư lương trí phương tiện xuất yếu.
Còn nữa, thiện
căn là làm vui Ðẹp tất cả thiện tri thức. Tư lương là cung cấp vật cần
dùng cung kính cúng dường tôn trọng lợi ích. Phương tiện là nơi các thiện
tri thức tưởng như Phật. Trí là biết thời và phi thời mà hỏi pháp. Hay
chánh trụ các hạnh như vậy thì gọi là xuất yếu.
Còn nữa, thiện
căn là thiện thuận nghe pháp. Tư lương là thọ trì chẳng bỏ quên. Phương
tiện là theo pháp Ðược nghe có thể khéo quán. Trí là theo pháp Ðược nghe
mà làm. Hay chánh trụ các hạnh như vậy thì gọi là xuất yếu.
Còn nữa, thiện
căn là gặp Phật vui mừng. Tư lương là hộ trì tất cả Ba la mật các nhiếp
pháp và các pháp trợ Ðạo. Phưong tiện là hay từ một Ðịa Ðến một Ðịa. Trí
là Ðược vô sanh pháp nhẫn. Bồ Tát hay chánh trụ các hạnh như vậy thì gọi
là xuất yếu ‘’.
Quang Minh Trang
Nghiêm Phạm Thiên bạch rằng : ‘’ Bạch Ðức Thế Tôn Dức Như Lai có thể dùng
nghĩa bốn câu mà tổng nói tất cả Bồ Tát hạnh. Bạch Ðức Thế Tôn; Tất cả
Phật pháp phải nên ở trong Ðó mà cầu ‘’.
Hư Không Tạng Bồ
Tát nói với Phạm Thiên : ”Nầy Phạm Thiên; Một câu cũng có thể nhiếp hết
tất cả Phật pháp, Ðó là câu ly dục, tại sao, vì tất cả Phật pháp Ðồng với
ly dục. Như Phật pháp tất cả pháp cũng vậy.
Còn nữa, một câu
rỗng không tổng nhiếp tất cả Phật pháp. Tại sao, vì tất cả Phật pháp Ðồng
với rỗng không vậy. Như Phật pháp, tất cả pháp cũng vậy.
Còn có các một
câu tổng nhiếp tất cả Phật pháp, Ðó là câu vô tướng, là câu vô nguyện, là
câu vô tác, là câu vô sanh, là câu vô khởi, là câu như, là câu pháp tánh,
là câu chơn tế, là câu ly, là câu diệt, là câu tận, là câu Niết bàn tổng
nhiếp tất cả Phật pháp, tại sao, vì tất cả Phật pháp Ðồng với Niết bàn
vậy. Như Phật pháp tất cả các pháp cũng vậy.
Nầy Phạm Thiên;
Ðó là một câu tổng nhiếp tất cả Phật pháp, tại sao, vì những câu như vậy
Ðều chẳng phải câu, tất cả Phật pháp chẳng phải câu mà giả danh là câu.
Còn nữa, nầy
Phạm Thiên; Dục là ly dục cú, tại sao, vì tánh ly dục là dục vậy. Tất cả
Phật pháp cũng Ðồng tánh ấy.
Sân là ly sân
cú, tại sao, vì tánh ly sân là sân vậy. Si là ly si cú, tại sao, vì tánh
ly si là si vậy. Tất cả Phật pháp cũng Ðồng tánh ấy.
Thân kiến là
thiệt tế cú. Tại sao, vì tánh thiệt tế tức là thân kiến. Tất cả Phật pháp
cũng Ðồng tánh ấy.
Vô minh là minh
cú, tại sao, vì tánh minh là vô minh vậy. Tất cả Phật pháp cũng dồng tánh
ấy.
Nhẫn Ðến khổ não
là ly khổ não cú, tại sao, vì tánh ly khổ não là khổ não vậy. Tất cả Phật
pháp cũng Ðồng tánh ấy.
Sắc uẩn là hư
không cú, tại sao, vì tánh hư không tức là sắc vậy. Tất cả Phật pháp cũng
Ðồng tánh ấy.
Thọ uẩn, tưởng
uẩn, hành uẩn, thức uẩn là hư không cú, tại sao, vì tánh hư không tức là
thọ, tưởng, hành, thức vậy. Tất cả Phật pháp cũng Ðồng tánh ấy.
Sắc Ðến thức là
vô tác cú, tại sao, vì tánh vô tác tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức vậy.
Tất cả Phật pháp cũng Ðồng tánh ấy.
Ðịa Ðại là hư
không cú, tại sao, vì tánh hư không tức là Ðịa Ðại vậy. Tất cả Phật pháp
cũng Ðồng tánh ấy.
Thủy Ðại, hỏa
Ðại, phong Ðại là pháp giới cú, tại sao, vì tánh pháp giới tức là Ðịa,
thủy, hỏa, phong Ðại vậy. Tất cả Phật pháp cũng dồng tánh ấy.
Nhãn là Niết bàn
cú, tại sao, vì tánh Niết Bàn tức là nhãn vậy. Tất cả Phật pháp cũng Ðồng
tánh ấy.
Nhĩ, tỷ, thiệt,
thân, ý là Niết bàn cú, tại sao, vì tánh Niết bàn tức là nhĩ, tỷ, thiệt,
thân, ý vậy. Tất cả Phật pháp cũng Ðồng tánh ấy.
Nấy Phạm Thiên;
Ðó là một câu tổng nhiếp tất cả Phật pháp. Bồ Tát nhập vào những môn nhứt
nhứt trí như vậy Ðều thấy tất cả Phật pháp nhập vào một câu.
Nầy Phạm Thiên;
Ví dụ như Ðại hải có thể nuốt hết tất cả các dòng nước. Trong mỗi mỗi câu
tổng nhiếp tất cả Phật pháp cũng như vậy...
Ví như hư không
Ðều có thể bao dung tất cả sắc tướng. Trong mỗi mỗi câu tổng nhiếp tất cả
Phật pháp cũng như vậy.
Tất cả Phật pháp
như vậy hoặc nhiếp hoặc chẳng nhiếp, hoặc nói hoặc chẳng nói Ðều bất tăng
bất giảm, vì cứu cánh ly tướng vậy.
Nầy Phạm Thiên;
Ví dụ như toán sư luôn luôn lấy thẻ toán bày bố trên bàn toán, nhưng trong
bàn không có thẻ, trong thẻ không có bàn, tại sao, vì cứu cánh chẳng tương
ưng vậy, vì cứu cánh ly vậy.
Ở trong mỗi mỗi
câu trên như vậy, vì giả danh số mà nói tất cả Phật pháp Ðều nhiếp vào
một câu, mà các Phật pháp chẳng thể danh số toán Ðếm Ðược, tại sao, vì cứu
cánh chẳng tương ưng vậy, vì cứu cánh ly vậy.
Nầy Phạm Thiên;
Như Phật pháp danh số tức là tất cả pháp danh số, tại sao, vì tất cả
các pháp tức là Phật pháp, tại sao, vì những pháp phi pháp và phi phi
pháp ấy tự tánh rỗng không vậy, tự tánh ly vậy, tự tánh cứu cánh vô tánh
vậy. Vô tánh tức là hư không, tánh hư không Ðồng tánh tất cả pháp. Pháp
tánh ấy chẳng phải tướng sanh, chẳng phải tướng diệt, chẳng phải tướng hữu
xứ, chẳng phải tướng vô xứ. Vì vậy nên tất cả pháp gọi là không có tướng
không chẳng tướng ‘’.
Lúc Hư Không
Tạng Ðại Bồ Tát nói pháp ấy, trong hàng Phạm chúng có một vạn hai ngàn
Phạm Thiên Ðều phát tâm Vô thượng Bồ Ðề. Còn có năm trăm Phạm Thiên từ
xưa Ðã trồng gốc lành, Ðược vô sanh pháp nhẫn.
Lúc bấy giờ
trong Ðại chúng có một Bồ Tát tên là Bửu Thủ hỏi Hư Không Tạng Bồ Tát
rằng : ‘’Bạch Ðại Sĩ; Thật là hi hửu, tất cả các pháp và Phật pháp thậm
thâm khó lường chẳng thể nghĩ bàn.
Thưa Ðại Sĩ; Sao
gọi là Ðặt căn bổn tất cả Phật pháp ? ‘’.
Hư Không Tạng Bồ
Tát nói : ‘’Nầy Bửu Thủ; Bồ Ðề tâm là Ðặt căn bổn tất cả Phật pháp. Tất
cả pháp do an trụ tâm Bồ Ðề thì Ðược tăng trưởng ‘’.
Bửu Thủ Bồ Tát
hỏi :’’Thưa Ðại Sĩ; Tâm Bồ Ðề ấy Ðược pháp nào nhiếp chẳng quên mất có
thể mau Ðến bực bất thối chuyển ?’’.
Hư Không Tạng Bồ
Tát nói : ‘’ Nầy Bửu Thủ; Tâm Bồ Ðề ấy Ðược hai pháp nhiếp thủ Ðược chẳng
quên mất mau Ðến bực bất thối chyển. Ðó là thuần chí và cứu cánh vậy’’.
Bửu Thủ Bồ Tát
hỏi : ‘’ Thưa Ðại Sĩ ; Hai pháp ấy Ðược bao nhiêu pháp nhiếp ?’’.
Hư không Tạng Bồ
Tát nói : ‘’Hai pháp ấy Ðược bốn pháp nhiếp lấy. –Dó là thuần chí thì Ðược
chẳng hư trá và chẳng siểm khúc nhiếp. Cứu cánh thì Ðược vô ngã và thượng
tiến nhiếp. –Dây gọi là hai pháp Ðược nhiếp bởi bốn pháp vậy ‘’.
Bửu Thủ Bồ Tát
lại hỏi : ‘’ Thưa Ðại Sĩ; Bốn pháp ấy Ðược mấy pháp nhiếp ? ‘’.
Hư Không Tạng Bồ
Tát nói : ’’Bốn pháp ấy Ðược tám pháp nhiếp lấy; Ðó là chẳng hư trá thì
Ðược chẳng do dự và thể chơn tịnh nhiếp. Chẳng siểm khúc thì Ðược chánh
trực và chánh trụ nhiếp. Vô ngã thì Ðược chẳng lui mất và tinh tiến nhiếp.
Thượng tiến thì Ðược công Ðức tư lương và trí tư lương nhiếp. –Dây là bốn
pháp Ðược nhiếp bởi tám pháp vậy ‘’.
Bửu Thủ Bồ Tát
lại hỏi : ‘’ Thưa Ðại Sĩ; Tám pháp ấy Ðược nhiếp bởi mấy pháp ?’’.
Hư Không Tạng Bồ
Tát nói : " Tám pháp ấy Ðược mười sáu pháp nhiếp lấy. Ðó là chẳng do
dự thì Ðược Ðại từ và Ðại bi nhiếp. Thể chơn tịnh thì Ðược thân Ðiều và
tâm Ðiều nhiếp. Chánh trực thì Ðược nhẫn nhục và nhu hòa nhiếp. Chánh trụ
thì Ðược chẳng kiêu mạn và không trệ ngại nhiếp. Chẳng lui mất thì Ðược
kiên cố và sức lực nhiếp. Thượng tiến thì Ðược như sở tác và chánh hạnh
nhiếp. Công Ðức tư lương thì Ðược thỉ phát và cứu cánh chẳng bỏ nhiếp. Trí
tư lương thì Ðược cầu Ða văn và tư duy pháp Ðược nghe nhiếp. Ðây là tám
pháp Ðược mười sáu pháp nhiếp ‘’.
Bửu Thủ Bồ Tát
lại hỏi : ‘’ Thưa Ðại Sĩ; Mười sáu pháp ấy lại Ðược mấy pháp nhiếp ?’’.
Hư Không Tạng Bồ
Tát nói : ‘’Mười sáu pháp ấy Ðược nhiếp bởi ba mươi hai pháp. Ðó là Ðại từ
thì Ðược vô ngại tâm và tâm bình Ðẳng nơi tất cả chúng sanh nhiếp. Ðại bi
thì Ðược không nhàm mỏi và siêng cung cấp Ðầy Ðủ tất cả chúng sanh nhiếp.
Thân Ðiều thì Ðược không xúc nhiễu và không gia hại nhiếp.
Tâm Ðiều thì
Ðược chánh Ðịnh và tịch tĩnh nhiếp. Nhẫn nhục thì Ðược chánh thọ giáo và
thuận hành nhiếp. Nhu hòa thì Ðược tàm và quí nhiếp. Không kiêu mạn thì
Ðược khiêm ti và kính lễ nhiếp. Không trệ ngại thì Ðược không nhơ uế và
chẳng hung dữ nhiếp. Kiên cố thì Ðược chẳng sai phạm sở hành và thành tựu
bổn nguyện nhiếp. Lực thì Ðược trụ chánh ý và chẳng Ðiệu Ðộng nhiếp. Như
sở tác thì Ðược như thuyết và năng hành nhiếp. Chánh hạnh thì Ðược chánh
pháp và chánh tiến nhiếp. Thỉ pháp thì Ðược tất thắng và bất thối nhiếp.
Bất xả bỏ thì Ðược thích hơn và thượng cầu nhiếp. Cầu Ða văn thì Ðược thân
cận thiện tri thức và vui Ðẹp thiện tri thức nhiếp. Tư duy pháp Ðược nghe
thì Ðược trí huệ và khéo quán nhiếp. –Dây là mười sáu pháp Ðược nhiếp bởi
ba mươi hai pháp ‘’.
Bửu Thủ Bồ Tát
lại hỏi : ‘’ Thưa Ðại Sĩ; Ba mươi hai pháp ấy lại Ðược bao nhiêu pháp
nhiếp ?’’.
Hư Không Tạng Bồ
Tát nói :’’ Ba mươi hai pháp ấy Ðược nhiếp bởi sáu mươi bốn pháp. Ðó là vô
ngại tâm thì Ðược hộ ngã và hộ bỉ nhiếp. Tâm bình Ðẳng nơi tất cả chúng
sanh thì Ðược vô biệt dị và nhứt vị nhiếp. Không mỏi mệt thì Ðược quán như
mộng và biết sanh tử như ảo huyễn nhiếp. Siêng cung cấp Ðầy Ðủ tất cả
chúng sanh thì Ðược thần thông và phương tiện nhiếp. Chẳng xúc nhiễu thì
Ðược hổ thẹn và tin có nghiệp báo nhiếp. Chẳng gia hại thì Ðưọc thiểu dục
và tri túc nhiếp. Chánh Ðịnh thì Ðược không phát não nhiệt và không tán
thất nhiếp. Tịch tỉnh thì Ðược xả bỏ ngô ngã và lìa ngã sở nhiếp. Thọ
chánh giáo thì Ðược cầu pháp và thích muốn pháp nhiếp. Thuận hành thì Ðược
kính trọng và bình Ðẳng không mõi mệt nhiếp. Tàm thì Ðược nội tâm dứt trừ
và ngoài chẳng hành nhiếp. Quí thì Ðược tin ưa Phật trí và ở chổ khuất
chẳng làm ác nhiếp. Khiêm ti thì Ðược chẳng ngạo mạn và biết tự hạ mình
nhiếp. Lễ kính thì Ðược thân Ðoan và tâm trực nhiếp. Không nhơ uế thì Ðược
Ðủ có Ðịnh tĩnh và tu tập huệ nhiếp. Chẳng hung dữ thì Ðược chẳng thô bạo
và chẳng lưỡng thiệt nhiếp. Chẳng sai phạm sở hành thì Ðược chẳng xả bỏ Bồ
Ðề tâm và niệm Ðạo tràng nhiếp. Thành tựu bổn nguyện thì Ðược xả bỏ ma
nghiệp và Phật lực hộ trì nhiếp. Chánh trụ ý thì Ðược chẳng khinh tháo và
chẳng Ðiệu loạn nhiếp. Chẳng diệu Ðộng thì Ðược như thạch sơn và chẳng di
chuyển Ðược nhiếp. Như thuyết thì Ðược sở tác thiện nghiệp và không nhiệt
não nhiếp. Năng hành thì Ðược không hư dối và chẳng bỏ chỗ hướng về nhiếp.
Chánh phát thì Ðược lìa biên kiến và thuận quán thậm thâm nhơn duyên
nhiếp.
Chánh tiến thì
Ðược thiện xảo và phương tiện nhiếp. Tất thắng thì Ðược chẳng giải Ðãi và
dũng mãnh nhiếp. Bất thối thì Ðược Ðại dục và tăng tiến nhiếp. Thích hơn
thì Ðược thấy Phật và nghe pháp nhiếp.Thượng cầu thì Ðược bỏ lỗi hoạn của
các bực Ðịa và Ðược công Ðức của các Ðịa nhiếp. Thân cận thiện tri thức
thì Ðược không ghét ganh và tin ưa nhiếp. Vui Ðẹp thiện tri thức thì Ðược
kính thuận và chẳng trái nghịch lời dạy bảo nhiếp. Trí huệ thì Ðược vô
thường quán và vô ngã quán nhiếp. Thiện quán thì Ðược tu vô tướng và chẳng
dựa Niết bàn nhiếp. Ðây là ba mươi hai pháp Ðược nhiếp bởi sáu mươi bốn
pháp’’.
Bửu Thủ Bồ Tát
lại hỏi : ‘’Thưa Ðại Sĩ; Sáu mươi bốn pháp ấy còn Ðược mấy pháp nhiếp ?’’.
Hư không Tạng Bồ
Tát nói : ‘’Sáu mươi bốn pháp ấy Ðược một trăm hai mươi tám pháp nhiếp.
Hộ ngã thì Ðược
dứt tất cả ác và thành tựu tất cả thiện căn nhiếp. Hộ bỉ thì Ðược nhẫn
nhục và nhu hòa nhiếp. Vô biệt dị thì Ðược tâm như nước và tâm như gió
nhiếp. Nhứt vị thì Ðược pháp giới quán và như như quán nhiếp. Như mộng
quán thì Ðược vô di chuyển quán và vô chơn thiệt quán nhiếp. Như ảo huyễn
thì Ðược vừa theo tánh và vô tự tánh quán nhiếp. Các thần thông thì Ðược
liễu nghĩa và liễu trí nhiếp. Phương tiện thì Ðược Ðại bi và Bát Nhã Ba la
mật nhiếp. Hổ thẹn thì Ðược chẳng che giấu lỗi phạm và hối quá nhiếp. Tin
có nghiệp báo thì Ðược bất phóng dật và sợ ác Ðạo nhiếp. Thiểu dục thì
Ðược ở trong sách có chừng hạn và lìa ô uế trước nhiếp. Tri túc thì Ðược
dễ vừa và dễ nuôi nhiếp. Không phát não thì Ðược cứu cánh và cứu cánh biên
tế nhiếp. Không tán thất thì Ðược Ðắc nhẫn và bất thối chuyển Ðịa nhiếp.
Xả ngô ngã thì Ðược chẳng chấp ngã thân và chẳng chấp thọ mạng nhiếp. Lìa
ngã sở thì Ðược vô tham và vô si nhiếp. Cầu pháp thì Ðược trí và Ðoạn
nhiếp. Thích muốn pháp thì Ðược chẳng ham ngũ dục và lìa phiền não nhiếp.
Kính trọng thì Ðược sanh ý tưởng là Phật và tưởng cứu lành nhiếp. Không
mỏi mệt thì Ðược thân nhẹ và siêng năng ít ngủ nhiếp. Nội tâm Ðoạn trừ thì
Ðược thân niệm xứ và thọ niệm xứ nhiếp. Ngoài chẳng hành thì Ðược tâm niệm
xứ và pháp niệm xứ nhiếp. Tin ưa Phật trí thì Ðược thâm kính trọng và tịnh
tín nhiếp. Ở chỗ khuất chẳng làm ác thì Ðược tự chứng biết và chư Thiên
thần chứng biết nhiếp. Chẳng ngạo mạn thì Ðược chẳng tự khen và chẳng chê
người nhiếp. Biết tự hạ mình thì Ðược chẳng hư xưng và chẳng hiển bày Ðức
tốt của mình nhiếp. Thân Ðoan thì Ðược chẳng hành ba nghiệp bất thiện và
chẳng phạm cấm giới nhiếp. Tâm trực thì Ðược thường xét lỗi mình và chẳng
nói chỗ dở của gnười nhiếp. Ðủ có Ðịnh tĩnh thì Ðược tâm tịch tĩnh và dứt
phiền não nhiếp. Tu trí huệ thì Ðược tuyển chọn các pháp và biết vô ngã
nhiếp. Chẳng thô bạo thì Ðược thường làm việc lợi ích và thuận nhẫn nhiếp.
Chẳng lưỡng thiệt thì Ðược tự Ðủ quyến thuộc và hòa hiệp biệt ly nhiếp.
Chẳng bỏ tâm Bồ Ðề thì Ðược chúng sanh và Phật trí nhiếp. Niệm Ðạo tràng
thì Ðược muốn phá ma chúng và thành chánh giác nhiếp. Bỏ ma sự thì Ðược
chánh giác và chẳng bỏ chí Bồ Ðề nhiếp. Phật thần lực gia trì thì Ðược
kiên cố hành và thiện thuần chí nhiếp. Chẳng khinh tháo thì Ðược giữ vững
các căn và chẳng bỏ cảnh giới nhiếp. Chẳng Ðiệu loạn thì Ðược quán khổ và
quán không nhiếp. Như thạch sơn thì Ðược chẳng cao và chẳng hạ nhiếp.
Chẳng di chuyển Ðược thì Ðược dứt ái và trừ sân nhiếp. Sở tác thiện nghiệp
thì Ðược trí sở tác nghiệp và bỏ ma sự nhiếp. Không nhiệt não thì Ðược
tịnh giới và tịnh Ðịnh nhiếp. Không hư cuống thì Ðược thành thiệt ngữ và
chẳng mong quả báo nhiếp. Chẳng bỏ chỗ hướng về thì Ðược thành tựu nghiệp
bực hiền và chẳng hành khiếp nhược nhiếp. Lìa biên kiến thì Ðược quán vô
sanh và quán chẳng bại hoại nhiếp. Thuận quán thậm thâm nhơn duyên thì
Ðược quán nhơn và quán duyên nhiếp. Thiện xảo thì Ðược Ðệ nhứt không tranh
cạnh và chẳng ngạo mạn nhiếp. Phương tiện thì Ðược ly phương tiện và vô
sanh phương tiện nhiếp. Chẳng giải Ðãi thì Ðược thân lực và tâm lực nhiếp.
Dũng mãnh thì Ðược tâm thắng tiến và hại oán Ðịch nhiếp. Ðại dục thì Ðược
chẳng cầu lợi dưỡng và chẳng tiếc thân mạng nhiếp. Tăng tiến thì Ðược
không ngu tối và chẳng thối hườn nhiếp. Thấy Phật thì Ðược tu niệm Phật
và tịnh tiến nhiếp. Nghe pháp thì Ðược thích Ðến chỗ giảng dạy và thích
thưa hỏi nhiếp. Bỏ lỗi hoạn các Ðịa thì Ðược chẳng tán loạn hành và bỏ lìa
ác tri thức nhiếp. Ðược công Ðức của các Ðịa thì Ðược phương tiện hồi
hướng và chẳng bỏ bổn hành nhiếp. Không ghét ganh thì Ðược có thể thí cho
tất cả và vật vừa ý mà xả bỏ nhiếp. Tin ưa thì Ðược vô cấu hành và tâm
chẳng trược nhiếp. Kính thuận thì Ðược biết thời biết chỗ hạp nên của thế
gian và tùy thuận hành nhiếp. Chẳng trái nghịch lời dạy bảo thì Ðược bỏ
trừ bất tịnh và tịnh chánh hạnh nhiếp. Vô thường quán thì Ðược quán Ðộng
chuyển và quán bại hoại nhiếp. Vô ngã quán thì Ðược chẳng có tác giả và
chẳng có thọ giả nhiếp. Tu vô tướng thì Ðược chẳng duyên cảnh giới và trừ
giác quán nhiếp. Chẳng dựa Niết bàn thì Ðược trừ bỏ vô minh và dứt ái
trước nhiếp. Ðây là sáu mươi bốn pháp Ðược một trăm hai mươi tám pháp
nhiếp «.
Bửu Thủ Bồ Tát
nghe Hư Không Tạng Bồ Tát phân biệt những pháp môn như vậy rồi, vui mừng
hớn hở Ðược chưa từng có, liền bạch Hư Không Tạng Bồ tát : ‘’Bạch Ðại Sĩ ;
Thật là hi hữu, Ðại Sĩ có thể thành tựu biện tài nhanh lẹ như vậy và phân
biệt biện thuyết rất giỏi. Các sự Ðược hỏi Ðều hay giải bày Ðược hết.
Như nay tôi hiểu
ý nghĩa và văn tự của Ðại Sĩ nói, dùng phương tiện như vậy hoặc một kiếp
hoặc giảm một kiếp nói chẳng hết Ðược và biện luận cũng chẳng dứt ‘’’.
Ðức Phật bảo Bửu
Thủ Bồ Tát : ‘’Ðúng vậy Ðúng vậy, nầy Bửu Thủ; Ðúng như lời ông nói.
Bồ Tát Hư Không Tạng ấy nếu diễn nói nghĩa một câu, hoặc một kiếp hay
giảm một kiếp nói chẳng hết Ðược, biện cũng chẳng dứt. Hư Không Tạng Bồ
Tát có vô lượng vô biên bất khả tư nghị biện tài như vậy ".
Bấy giờ Bửu Thủ
Bồ Tát dùng bàn tay che trùm khắp nhà Diệu Bửu Trang Nghiêm Ðường, trong
bàn tay ấy xuất hiện vô lượng hoa hương anh lạc y phục những món trang
sức và những tràng phan lọng Ðẹp, tuôn ra những món cúng dường thượng diệu
như vậy Ðể cúng dường Ðức Như Lai và Hư Không Tạng Bồ Tát, trên không có
trăm ngàn âm nhạc chẳng trỗi mà tự kêu.
Trong tiếng âm
nhạc ấy phát ra những bài kệ vi diệu ca ngợi Ðức Như Lai :
Gìn Ðức dạy Ðức
Ðủ trăm phước
Tâm ý Ðiều phục
niệm chẳng Ðộng
Sa Môn Ðại Sĩ
xuống Trời Người
Mười phương Bồ
Tát Ðều hiện Ðến
Danh xưng oai
Ðức Ðấng tự tại
Ðiều phục chúng
sanh trừ si tối
Hay Ðộ trời
người Ðang nổi trôi
Ðóng cửa ác Ðạo
khiến thanh tịnh
Ðại Thánh khéo
nói âm vi diệu
Không sai không
lầm âm thanh tịnh
Ba cõi không
sánh không ba Ðộc
Thế Tôn nói pháp
cho chúng vui
Ý niệm kiên cố
ưa tịch tĩnh
Tối thắng thập
lực ai cũng phục
Ðã bỏ siểm khúc
Ðược cam lộ
Không có trần
lụy chúng quy ngưỡng
Thế Tôn ở chúng
chẳng Ðộng chuyển
Mà Ðộ vô lượng
chúng mười phương
Tùy chúng sanh
hành hay tùy thuận
Phật tử cũng
thích tu hạnh ấy
Mặt nhựt không
che hay chiếu khắp
Hay khiến các
hoa Ðược Ðua nở
Phật trí huệ
quang soi tối tăm
Phật tử Ðược tỏ
cũng như vậy
Như gió vô ngại
núi chẳng Ðộng
Sạch như hư
không sáng như nhựt
Phật tử phóng
quang mưa cam lộ
Vì vậy tôi lạy
Phật Bồ Tát.
Ðại Thiên nước
biển còn lường Ðược
Mười phương hư
không còn bước dược
Tâm các chúng
sanh còn Ðồng Ðược
Công Ðức của
Phật chẳng cùng tận.
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
|