Muốn tuyên lại nghĩa
ấy, Ðức Thế Tôn nói kệ rằng :
Đã lìa lỗi vô ngại
Huệ công Ðức trang
nghiêm
Bồ Tát lìa trước
tướng
Hồi hướng Ðạo vô
thượng
Bỏ ngã mạn kiêu mạn
Bồ Tát trang nghiêm
trí
Vô chướng ngại giải
thoát
Đầy Ðủ Nhứt thiết trí
Chẳng sắc chẳng chủng
tánh
Niệm Phật chẳng công
Ðức
Thường nhớ tưởng pháp
thân
Niệm nầy Phật hứa khả
Ly dục tánh tịch tĩnh
Chẳng tướng chẳng
sáng tối
Không tâm không ý
hành
Đây gọi là niệm Pháp
Thánh vô vi không ái
Không các phiền não
nhiễm
Do giải thoát Ðược
tên
Gọi niệm Tăng vô
ngại
Đã bỏ tất cả thọ
Không ấm giới nhập
hành
Giải thoát các
Ðộng niệm
Gọi cứu cánh niệm
xả
Chẳng dựa vô lậu
giới
Chẳng hành thân
khẩu ý
Chẳng sanh quá ba
cõi
Gọi niệm vô lậu
giới
Như trời sạch
không nhơ
Trời Đâu Suất quán
Ðảnh
Ghi nhớ nghiệp báo
mình
Sẽ làm Trời trong
Trời
Trì chánh pháp của
Phật
Bỏ lìa các phiền
não
Giải thoát pháp
phi pháp
Là trì chánh pháp
Phật
Như Phật Ðắc Ðạo
tướng
Thọ trì pháp cũng vậy
Khéo tư duy chơn tế
Không pháp nhiếp trì
Ðược
Như tánh ngã thanh
tịnh
Tánh các pháp cũng
tịnh
Biết chúng sanh tướng
như
Mà giáo hóa chúng
sanh
Chẳng thấy chúng sanh
tăng
Chẳng thấy chúng sanh
giảm
Dạy dứt Ðường Ðiên
Ðảo
Giáo hóa vô lượng
chúng
Nơi các ấm giới nhập
Chẳng khác với Phật
giới
Biết như hư không
tánh
Thì nhập vào Phật
giới
Ngôn ngữ các văn tự
Dường như vang ứng
tiếng
Biết chẳng nội chẳng
ngoại
Liền Ðược Ðà la ni
Thọ trì Ðọc tụng thạo
Tiến cầu nói các pháp
Không quan niệm ngã
pháp
An trụ Ðà la ni
Trì pháp Ðược Phật
nói
Khéo nói vui Ðại
chúng
Chẳng mất các thiền
Ðịnh
Là sức Ðà la ni
Chẳng trì chẳng tụng
văn
Chẳng tích tập các
pháp
Thường thuyết pháp vô
ngại
Như rồng tuôn mưa lớn
Không trụ không
chướng ngại
Nói vô lượng khế kinh
Chẳng quan niệm chúng
sanh
Người trí Ðược biện
tài
Do Phật lực thuyết
pháp
Trang nghiêm oai
nghi mình
Tùy sở thích Ðại
chúng
Biện tài này Phật
hứa
Người biết pháp
thiệt tánh
Bình Ðẳng như hư
không
Không ngã nhơn thọ
mạng
Trì Phật pháp như
vậy
Chúng sanh Ðồng
Niết bàn
Cứu cánh bất sanh
diệt
Được trí bất Ðộng
nầy
Đây là bất phóng
dật
Thấy các ấm như
huyễn
Các giới như pháp
tánh
Lục nhập duyên
sanh rỗng
Được lìa ma ngũ ấm
Kiết sử như mây nổi
Cứu cánh không hòa
hiệp
Nơi pháp không vọng
tưởng
Lìa Ðược phiền não ma
Biết chúng sanh chẳng
sanh
Vô sanh thì vô diệt
Các pháp không khứ
lai
Như vậy quá tử ma
Người không ái không
Ðộng
Hành Ðạo không tưởng
Ðạo
Hành bi không ngã
nhơn
Thì hàng phục chúng
ma
Biết trí thức bình
Ðẳng
Chẳng trụ vi vô vi
Biết chúng sanh tâm
như huyễn
Tâm khỏe không phá
Ðược
Đây kia không chướng
ngại
Thành tựu thắng pháp
thuyền
Đưa chúng không tưởng
chúng
Gọi là Đại Thuyền Sư
Biết không không có
ngã
Sạch sanh tử khát ái
Dìu dắt Ðưa chúng
sanh
Gọi là Đại Đạo Sư
Khéo biết tướng tiến
thối
Tùy pháp mà y chỉ
Phương tiện hiện Niết
bàn
Phật nói Thiện Đạo Sư
Biết tâm tâm tương
tục
Hai tâm chẳng cộng
chung
Gọi là biết tâm tánh
Phật khen hay hộ
chúng
Biết các pháp tánh
tịnh
Như không trăng
trong nước
Người biết lìa
phiền não
Gọi là tịnh chúng
sanh
Biết một biết tất
cả
Biết các pháp như
mộng
Hư không chẳng lấy
Ðược
Đắc Ðạo không
nhiễm ô".
Lúc Ðức Phật nói
môn phân biệt các pháp ấy có bẩy mươi hai na do tha chúng sanh phát tâm Vô
thượng Bồ Ðề, ba vạn hai ngàn Bồ Tát Ðược Vô sanh Pháp nhẫn. Nhà Đại Bửu
Trang Nghiêm Đường chấn Ðộng sáu cách, áng sáng lớn chiếu khắp. Chư Thiên
ở trên không trỗi trăm ngàn kỹ nhạc mưa các thứ hoa trời và Ðồng thanh nói
rằng : «Các chúng sanh ấy Ðược ấn Như Lai cho, Ðã vào trong pháp Như Lai
nghe pháp môn ấy Ðược tịnh tín giải thọ trì thông thạo có thể diễn nói cho
mọi người và như pháp tu hành".
Chư Thiên bạch Ðức
Phật rằng : «Bạch Ðức Thế Tôn ! Tất cả chúng tôi hướng về Phật Ðộ nầy
thâm tâm cúng dường cung kính lễ lậy vì Ðức Như Lai Ứng Cúng, Chánh Biến
Tri xuất thế vậy. Chúng tôi nghe nói pháp môn phương tiện ấy và thấy chư
Bồ Tát ở quốc Ðộ nầy".
Hư Không Tạng Bồ
Tát nghe Ðức Phật giải nói rồi, tâm tịnh hoan hỷ. Tâm tịnh hoan hỷ rồi
Ðem màn báu vô giá cúng dường Ðức Phật. Trong màn báu phóng ánh sáng lớn
chiếu mười phương chư Phật quốc Ðộ.
Cúng dường rồi Hư
Không Tạng Ðại Bồ Tát bạch rằng : «Bạch Ðức Thế Tôn ! Thiệt là chưa từng
có. Như Lai vô ngại trí thậm thâm khó hiểu như vậy. Đức Như Lai Ứng
Cúng, Chánh Biến Tri như pháp môn Ðược nghe, Ðức Phật dùng vô ngại trí như
thiệt giải nói, tất cả Ðại chúng Ðều Ðược hoan hỷ".
Lúc bấy giờ trong
Ðại chúng có một Bồ Tát hiệu là Tốc Biện liền từ tòa ngồi Ðứng dậy trịch y
vai hữu, gối hữu chấm Ðất cung kính chắp tay bạch rằng : «Bạch Ðức Thế Tôn
! Hư Không Tạng Bồ Tát nầy có nhơn duyên gì mà tên là Hư Không Tạng ?".
Đức Phật nói :
«Nầy Tốc Biện ! Như Ðại phú trưởng giả có dân chúng Ðông kho tàng vô
lượng của báu Ðầy dẫy hay làm việc bố thí tâm không lẫn tiếc. Lúc làm
việc bố thí nếu người nghèo cùng Ðến thì tùy ý họ cần dùng, trưởng giả
khai kho báu lớn Ðều có thể cấp cho cả, các người xin kia Ðều Ðược vừa ý.
Trưởng giả ấy bố thí rồi trong lòng vui mừng không hối tiếc.
Cũng vậy, Hư Không
Tạng Bồ Tát vì thường làm công Ðức thành tựu phương tiện lực hồi hướng, vì
giới thân thiện thanh tịnh, vì Ðược thành tựu thần túc lực, vì thuần chí
cứu cánh thiện thanh tịnh, vì sở nguyện tăng ích thành tựu, vì biết tất cả
pháp như ảo hóa, vì Ðược Như Lai thần túc lực, nên ở trong hư không tùy
chúng sanh cần dùng, hoặc pháp hoặc tài Ðều có thể thí cho, Ðều làm cho
hoan hỷ. Vì Đại Sĩ ấy chứng phương tiện trí như vậy nên gọi tên là Hư
Không Tạng.
Còn nữa, nầy Tốc
Biện ! Quá khứ vô lượng a tăng kỳ kiếp, lại quá vô lượng a tăng kỳ kiếp,
bất khả tư nghị, bất khả xưng bất khả lượng, bất khả toán số kiếp, lúc bấy
giờ có Phật xuất thế hiệu là Phổ Quang Minh Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh
Biến Tri, Minh Hành Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự
Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn, thế giới tên Đại Vân Thanh Tịnh,
kiếp tên Hư Không Tịnh. Thế giới Đại Vân Thanh Tịnh ấy thạnh vượng Ðầy Ðủ
an ổn khoái lạc, hàng trời người Ðông Ðúc, mặt Ðất bằng phẳng không có
những cát sỏi gai góc, dây báu giăng thành khu thành Ðường trang nghiêm
với nhiều thứ châu báu như nhuyến như thiên y, hoa vàng diêm phù Ðàn trải
khắp mặt Ðất xen lẫn các châu báu. Chúng sanh trong thế giới Đại Vân
Thanh Tịnh ấy không có phân biệt thượng trung hạ, trời và người Ðồng Ðẳng
như Trời Đâu Suất. Trong thế giới ấy không có tụ lạc thôn ấp, tất cả hàng
trời người Ðều ở lâu Ðài báu Ðẹp, lầu các của người ở mặt Ðất, cung Ðiện
chư Thiên ở hư không, chỉ có thế này là khác, Ðức Phổ Quang Minh Vương Như
Lai thọ mười sáu trung kiếp, dùng Bồ Tát làm Tăng có mười sáu na do tha
chúng Ðều Ðược thần thông du hí Ðều Ðược tự tại nơi Bồ Tát hạnh.
Lúc ấy ở giữa Đại
Thiên thế giới Đại Vân Thanh Tịnh ấy có một tứ thiên hạ tên là Nhựt Minh,
Ðức Phật Phổ Quang Minh Vương Như Lai thành Vô thượng Chánh giác tại nơi
ấy, rồi làm Phật sự khắp cõi Đại Thiên.
Trong tứ thiên hạ
Nhựt Minh có Chuyển Luân Thánh Vương tên Công Đức Trang Nghiêm trị cả tứ
thiên hạ thành tựu Ðủ bảy báu.
Trong Nhựt Minh tứ
thiên hạ, Thánh Vương Công Đức Trang Nghiêm trị cả tứ thiên hạ thành tựu
Ðủ bảy báu.
Trong Nhựt Minh tứ
thiên hạ, Thánh Vương Công Đức Trang Nghiêm xây Ðài bảy báu, từ Đông sang
Tây rộng tám do tuần, từ Nam Ðến Bắc rộng bốn do tuần, vòng quanh bửu Ðài
có năm trăm khu vườn nhà.
Thánh Vương Công
Đức Trang Nghiêm có ba mươi ba vạn sáu ngàn cung nhơn thể nữ xinh Ðẹp lộng
lẫy như ngọc nữ cõi trời, có bốn vạn Ðồng tử Ðoan chánh dũng kiện Ðều
riêng có sức khoẻ bằng nửa na la diên.
Thánh Vương ấy
cùng các Ðồng tử thể nữ quyến thuộc Ðồng Ðến vườn Đại Lạc trang nghiêm dạo
chơi trỗi nhạc ca vũ Ðể tự vui. Trong chúng ấy có hai Ðại phu nhơn tên là
Đức Oai và Đức Quang rời chỗ Ðến dưới một cội cây ngồi tư duy các hành vô
thường. Lúc Ðương tư duy trên gối mỗi phu nhơn có một con trai hóa sanh.
Hai trẻ nhỏ ấy thân hình xinh tốt Ðoan nghiêm thành tựu sắc thân vi diệu
Ðệ nhứt, người thấy không chán, trên thân phóng ánh sáng lớn chiếu khắp
khu vườn. Trên không chư Thiên xướng rằng : hai Ðồng tử này một người tên
là Sư Tử, một người tên là Sư Tử Tiến. Do Ðó mà mọi người gọi tên hai
Ðồng tử ấy là Sư Tử và Sư Tử Tiến.
Hóa sanh chẳng bao
lâu, hai Ðồng tử ấy nói kệ khen Thánh Vương Công Đức Trang Nghiêm rằng :
Xưa tạo thiện ác
chẳng hư mất
Cúng dường chư
Phật cũng chẳng mất
Thuần chí chẳng bỏ
tâm Bồ Ðề
Kiên trì chỗ nghe
chẳng quên trí
Điều phục tự gìn
chẳng mất giới
Nhẫn nhục nhu hòa
khéo phòng hộ
Người hay báo ơn
tạo nghiệp lành
Hay siêng tinh
tiến chẳng mất Ðạo
Khéo hay chuyên
tâm Ðịnh các căn
Tâm hay phân biệt
tư duy huệ
Do trí hay tạo
nghiệp chẳng trược
Dùng tịnh pháp ấy
chứng Bồ Ðề
Chẳng bị phiền não
làm nhiễm trước
Khéo hay phân biệt
các nghĩa thú
Vì vậy bỏ Ðược
thân thọ thai
Hóa sanh trong hoa
sen thanh tịnh
Chúng tối từ Phật
Thượng Y Vương
Nghe Phật Phổ
Quang Minh Vương nầy
Trí huệ vô Ðẳng
chẳng nghĩ bàn
Vì pháp nên Ðến
thế giới Ðây
Mong cùng Phụ
Vương Ðến chỗ Phật
Lễ bái cúng dường
Đại Pháp Vương
Chư Phật Thế Tôn
rất khó gặp
Cũng như hoa ưu
Ðàm bát la.
Thánh Vương Công
Đức Trang Nghiêm nghe lời nói của hai Ðồng tử rất vừa ý, cả Ðại chúng Ðồng
hoan hỷ cùng vây quanh Thánh Vương số Ðến trăm ngàn vạn Ðồng Ðến chỗ Ðức
Phật Phổ Quang Minh Vương Ðem các thứ hoa hương vi diệu, các chuỗi ngọc
trân châu và các thứ kỹ nhạc cúng dường lễ lậy hữu nhiễu bảy vòng rồi chắp
tay cung kính Ðứng nơi trước.
Lúc ấy Sư Tử và Sư
Tử Tiến Ðảnh lễ chơn Phật dùng miệng úp lên chưn Phật mà nói lời khen ngợi
khéo thuận pháp nghĩa :
Phật là nhà là chỗ
dựa nương
Khai sáng lớn cho Ðời
tối tăm
Biết rõ tâm hành của
chúng sanh
Tùy chúng tin ưa làm
vui Ðẹp
Nay Ðại vương nầy cậy
ngôi vua
Tham sắc thanh hương
vị xúc pháp
Vì vậy chẳng chịu Ðến
chỗ Phật
Mất sự cúng dường
chẳng nghe pháp
Lành thay Thế Tôn
phát Ðại bi
Xin nói pháp Bồ Ðề Vô
thượng
Khiến Ðại vương nầy
phát Ðạo tâm
Kiên cố bất thối nơi
Phật trí.
Nghe lời thỉnh cầu
của hai Ðồng tử, Ðức Phổ Quang Minh Vương Như Lai dũng thân lên hư không
cao tám mươi cây Ða la.
Đức Phật ở hư không
nói kệ bảo Thánh Vương Công Đức Trang Nghiêm rằng :
Nay nhơn vương chí
tâm nghe
Nghe rồi y pháp mà
phụng hành
Ngũ dục vô thường dụ
như mộng
Mạng người như lửa cỏ
sương mai
Vua và nước thành như
ảo hóa
Vì vậy người trí
chẳng nên tham
Quen ham dục lạc
không nhàm Ðủ
Quen dục càng thêm
lòng khát ái
Tham dục chưa Ðủ mà
mạng chung
Chỉ người Ðược thánh
trí mới Ðủ
Vua nên khéo thuận
quán thân mình
Ngũ ấm như huyễn
chẳng kiên cố
Tứ Ðại kia như bốn
rắn Ðộc
Sáu căn không thiệt
như khối rỗng
Vợ con trân bửu và
ngôi vua
Lúc vua lâm chung
không ai theo
Chỉ có giới thí bất
phóng dật
Đời nay Ðời sau làm
bạn lữ
Xem Phật thần thông
lực vô úy
Dùng các tướng hảo
trang nghiêm thân
Thuyết pháp dạy chúng
hàng Ðệ tử
Vì vậy vua nên phát
Ðạo tâm.
Nghe Ðức Phật xong,
Thánh Vương cùng vợ con quyến thuộc bảy mươi sáu ngàn ức người Ðều rất vui
mừng Ðồng phát tâm Vô thượng Bồ Ðề rằng :
Nay chúng tôi phát
Ðạo tâm thệ cứu Ðộ tất cả chúng sanh, vì chúng sanh chúng tôi tu diệu hạnh
lúc thành Phật rồi sẽ Ðộ thoát họ.
Thánh Vương Công Đức
Trang Nghiêm nghe Ðức Phật Phổ Quang Minh Vương nói pháp và thấy thần biến
rồi càng thêm kiên cố tâm Bồ Ðề, vua Ðảnh lễ chưn Phật bạch rằng :
Ngưỡng mong Ðức Thế
Tôn và Bồ Tát Ðệ tử thọ tôi thỉnh cúng dường suốt tám vạn bốn ngàn năm
những y phục, món ăn, giường nệm, thuốc men và tất cả vật cần dùng.
Đức Phật cùng Ðại
chúng vì thương mến vua nên thọ thỉnh.
Thánh Vương Công Đức
Trang Nghiêm biết Phật Ðã thọ thỉnh vui mừng hớn hở Ðảnh lễ hữu nhiễu rồi
lui về.
Hai Vương tử Sư Tử và
Sư Tử Tiến cùng hai vạn Vương tử bỏ giàu sang thế tục Ðồng ở trong Phật
pháp xuất gia tu hành chuyên cần tinh tiến thích cầu pháp lành. Xuất gia
chẳng lâu, Sư Tử và Sư Tử Tiến Ðược ngũ thần thông kiên cố bất thối. Biết
hai người này Ðã Ðược ngũ thần thông, Ðức Phật gia hộ oai thần cho hai
người này thường vì chúng sanh mà nói diệu pháp. Hai Tỳ Kheo ấy ở trong
cõi Đại Thiên Đại Vân Trang Nghiêm từ quốc Ðộ này Ðến quốc Ðộ kia, từ tứ
thiên hạ này Ðến tứ thiên hạ kia thuyết pháp hóa Ðộ vô lượng a tăng kỳ
chúng sanh khiến họ kiên cố bất thối Vô thượng Đại thừa.
Trong tám vạn bốn
ngàn năm, Thánh Vương Công Đức Trang Nghiêm cúng dường Ðầy Ðủ cho Ðức
Phật và Ðại chúng xong, vì nghe pháp nên nhà vua cùng quần thần quyến
thuộc qua Ðến chỗ Ðức Phật. Nhà vua tự nghĩ rằng, các vương tử con trai
của ta cạo bỏ râu tóc xuất gia tu hành thường thọ cúng dường mà tự mình
chẳng làm việc bố thí cũng chưa thấy Ðược pháp hơn người, có lẽ chúng nó
nên về nhà xả của cải bố thí tu tạo các công Ðức như ta Ðã làm Ðể vun
trồng căn lành chăng ?
Biết tâm niệm của
Thánh Vương, Ðức Phổ Quang Minh Vương Như Lai bảo Sư Tử Tiến Bồ Tát rằng :
Nầy Sư Tử Tiến ! Ông
hiện sức tự tại thần thông Bồ Tát biến hiện Ðể khắp Ðại chúng Ðược thấy
nghe trừ bỏ tà tâm Ðược chánh tri kiến cũng Ðể hàng phục các ma ngoại Ðạo.
Vâng lời Ðức Phật, Sư
Tử Tiến Bồ Tát liền nhập Ðịnh hiện ra các cảnh tượng như vầy :
Cả Đại Thiên thế giới
Đại Vân Trang Nghiêm chấn Ðộng sáu cách, trên không mưa xuống các thứ vật
vi diệu, những là các thứ hoa hương, hương bột, hương xoa, lọng lụa, tràng
phan, trổi các thứ kỹ nhạc. Những món ăn uống ngon lành, những y phục Ðẹp
quí, những chuỗi ngọc, những trân bửu Ðều từ trên không mưa xuống. Mưa
châu báu như vậy Ðầy cả cõi Đại Thiên. Tất cả chúng sanh Ðược sự chưa
từng có Ðều rất vui mừng. Địa thần chư Thiên Ðến Trời Sắc Cứu Cánh hớn hở
mừng vui Ðồng thanh xướng rằng :
Đại Bồ Tát nầy nên
gọi tên là Hư Không Tạng. Tại sao, vì từ trên không có thể mưa xuống vô
lượng trân bửu sung túc khắp tất cả.
Đức Phổ Quang Minh
Vương Như Lai liền ấn khả lời xướng của chư Thiên gọi Sư Tử Tiến là Hư
Không Tạng.
Thánh Vương Công Đức
Trang Nghiêm thấy Sư Tử Tiến hiện vô lượng thần biến như vậy trong lòng
kính tin thanh tịnh vui mừng hớn hở chưa từng có bỏ tâm kiêu mạn chắp tay
hướng lên Ðức Phật bạch rằng :
Bạch Ðức Thế Tôn ! Bồ
Tát công Ðức trí huệ bèn có thể như vậy, tự nhiên mà mưa vô lượng trân bửu
sung túc khắp tất cả trọn không cùng tận.
Bạch Ðức Thế Tôn !
Người tại gia bố thí lợi ích không bao nhiêu, còn người xuất gia dùng sức
thần thông bố thí không bờ mé. Người tại gia bố thí chẳng xứng ý người,
dầu bố thí mà còn lẫn tiếc khổ não, còn người xuất gia bố thí có thể xứng
ý người, lợi không có lẫn tiếc chẳng sanh khổ não.
Lúc ấy Thánh Vương
Công Đức Trang Nghiêm trao ngôi vua cho Vương tử Cát Ý, rồi do tín tâm
chơn thiệt cạo bỏ râu tóc ở trong Phật pháp xuất gia tu hành, vì tăng
trưởng pháp lành nên vua chuyên cần tinh tiến, chẳng bao lâu vua tu Ðược
tứ thiền tứ vô lượng tâm và Ðược ngũ thần thông. Còn Cát Ý Vương dùng
chánh pháp trị nước toàn thể nhơn dân Ðều mến Ðức, vua cũng tinh tiến
chẳng bỏ việc cúng dường Ðức Phật Phổ Quang Minh Vương và Ðại chúng.
Nầy Tốc Biện ! Thuở
xa xưa ấy, Thánh Vương Công Đức Trang Nghiêm là Câu Lưu Tôn Như Lai Ðức
Thế Tôn thứ nhất trong Hiền kiếp này, còn Sư Tử Bồ Tát chính là thân ta
Phật Thích Ca Mâu Ni, Sư Tử Tiến Bồ Tát là Hư Không Tạng Bồ Tát, vì nhơn
duyên hiện thần lực từ trên không mưa xuống các loại trân báu sung túc
khắp nơi nên từ thuở ấy luôn Ðược tên là Hư Không Tạng. Còn Cát Ý Vương
thì nay là Di Lặc Bồ Tát. Hai vạn Vương Tử theo Phật xuất gia thuở ấy nay
là chúng Bồ Tát cùng chung với Hư Không Tạng hiện Ðang nghe pháp Ðây vậy.
Còn vô lượng chúng sanh Ðược Thánh Vương cùng các Vương Tử và quyến thuộc
sau khi xuất gia giáo hớa, thì hiện nay là chư Bồ Tát hành Bồ Tát Ðạo tại
mười phương thế giới vậy.
Nầy Tốc Biện ! Chư
Bồ Tát phải thường thanh tịnh giới tụ tăng trưởng bổn nguyện, do Ðây mà
tùy muốn làm việc gì Ðều có thể hoàn thành cả".
Lúc bấy giờ Ðại hội
Bồ Tát chúng khát ngưỡng muốn Ðược thấy thần lực của Hư Không Tạng Bồ Tát
và tướng mạo của Bồ Tát Hư Không Tạng thế nào.
Đức Phật biết tâm
niệm của Ðại chúng liền bảo Hư Không Tạng Bồ Tát rằng : «Này Hư Không
Tạng ! Ông nên hiện tướng thần biến hư không tạng !".
Hư Không Tạng Bồ Tát
liền nhập xứng nhứt thiết chúng sanh ý tam muội.
Do sức tam muội ấy,
khắp hư không trên Diệu Bửu Trang Nghiêm Đường mưa xuống các thứ vật vi
diệu, tùy chỗ chúng sanh muốn Ðều cung cấp Ðủ cả. Đó là cần hoa thì mưa
hoa, cần tràng hoa thì mưa tràng hoa, cần hương bột hương xoa thì mưa
hương bột hương xoa, cần lọng lụa, cần tràng phan, cần các thứ âm nhạc,
cần món trang sức, cần những chuỗi ngọc y phục, cần món uống ăn ngon, cần
xe cộ kẻ tùy tùng, cần vàng bạc bảy báu v.v… tất cả Ðều tùy ý muốn cần
dùng của mọi người mà mưa xuống thứ ấy.
Có những người cần
pháp muốn pháp thích pháp, tùy theo chỗ muốn nghe, trên không phát ra các
pháp âm vi diệu làm vui Ðẹp nhĩ căn : những là diệu âm tu Ða la, kỳ dạ,
thọ ký, già Ðà, ưu Ðà na, ni Ðà na, a ba Ðà na, y Ðế mục Ða già, xà Ðà
già, tỳ phật lược, a phù Ðà, Ðạt ma, ưu ba Ðề xá. Người cần nghe những
kinh ấy thì hư không Ðều phát âm ứng Ðó. Người cần na la Ðẳng biến âm,
người cần xảo ngôn ngữ âm, người cần các thứ tạp âm, người cần thậm thâm
âm, người cần phương tiện thiển âm, trên không Ðều phát âm ứng Ðó.
Người cần Thanh Văn
thừa Ðược Ðộ thì phát tiếng pháp Tứ Ðế ứng Ðó, người cần Duyên Giác thừa
Ðược Ðộ thì phát tiếng pháp thậm thâm Thập nhị nhơn duyên ứng Ðó. Người
cần Đại thừa Ðược Ðộ thì hư không phát ra tiếng pháp Lục Ba la mật tiếng
pháp bất thối chuyển ứng Ðó.
Xem dưới dạng văn bản thuần túy
|