× Trang chủ Tháp Babel Phật giáo Cao Đài Chuyện tâm linh Nghệ thuật sống Danh bạ web Liên hệ

☰ Menu
Trang chủ » Phật giáo » Kinh điển

Kinh Đại Bảo Tích



VII. PHÁP HỘI MẶC GIÁP TRANG NGHIÊM THỨ BẢY 2

Đức Thế Tôn nói kệ rằng:

"Đại thừ vô thượng thừa

Thừa nầy bất tư nghị

Nếu ai ngồi thừa nầy

Đều sẽ được xuất ly

Thừa nầy bất tư nghị

Vô lượng vô biên tế

Là chỗ y chỉ lớn

Nên gọi là Đại thừa

Tất cả các chúng sanh

Ngồi nơi Đại thừa nầy

Thừa nầy vẫn không giảm

Cũng lại không có tăng

Tất cả các chúng sanh

Ngồi nơi Đại thừa nầy

An lạc mà hướng đến

Trong ấy không khổ não

Nếu chư đại Bồ Tát

Từ thừa nầy hướng đến

Thẳng tiến không làm khác

Thân tâm chẳng mỏi nhọc

Soi sáng khắp thế gian

Trời, Người, A Tu La

Sẽ ở Đại thừa nầy

Mà hướng đến vô thượng

Chói che các Duyên Giác

Và các Thanh Văn thừa

Ở nơi Đại thừa nầy

Mà hướng đến vô thượng

Không lai cũng không khứ

Không trụ không tiền tế

Không hậu tế trung tế

Không được không chỗ thấy

Ba đời đều bình đẳng

Dường như trong hư không

Thừa nầy cũng như vậy

Rời xa các phiền não

Thừa nầy không đối đãi

Không chướng cũng không ngại

Hay cứu tất cả loài

Chỗ hướng không chấp trước

Thừa nầy không có lượng

Cũng không tất cả tướng

Tự tánh bất khả đắc

Vô úy chẳng nghĩ bàn

Có ai ngồi thừa nầy

Thì được vô sở úy

Ở trong chư Phật pháp

Không chướng cũng không ngại.

Dùng thừa nầy hướng đến

Chiếu sáng khắp thế gian

Như mặt nhựt sáng lớn

Không lúc nào chẳng chiếu

Thừa nầy chẳng hoại được

Không gì che chói được

Vô lượng đức tư lương

Mà hướng đến vô thượng

Thừa nấy siêu thế gian

Ra khỏi hẳn ba cõi

Rời xa các tối tăm

Thẳng đến quả vô lậu

Thừa nầy chỉ nhiếp lấy

Tất cả chư Bồ Tát

Còn các chúng sanh khác

Trong ấy chẳng dung thọ

Nếu có người trí huệ

Trong vô lượng ngàn kiếp

Siêng to tân phương tiện

Mới ngồi được thừa nầy

Thanh Văn và Duyên Giác

Tất cả hàng ngoại đạo

Tiểu trí và tà kiến

Chẳng ngòi được thừa nầy

Nếu có các chúng sanh

Hướng đến nơi phi đạo

Hạng nầy kém phước đức

Chẳng kham nghe thừa nầy

Nếu có các chúng sanh

Với pháp bất tư nghị

Khôn khéo mà do hí

Ngồi được Đại thừa nầy

Tùy theo họ kiến lập

Những thệ nguyện thù thắng

Ở trong chánh đạo nầy

Mà hướng đến vô thượng

Thừa nầy không biên tế

Cũng không có trung tế

Biên tế và trung tế

Thảy đều bất khả đắc

Bởi tế bất khả đắc

Nên thừa nầy không tế

Vì tất cả tế đoạn

Nên an lạc hướng đến

Thừa nầy vô biên tế

Vô biên là thừa tế

Thừa nầy vô lượng tế

Vô lượng là thừa nầy

Thừa nầy vô tế đoạn

Vô tế là tế đoạn

Chẳng phân biệt nơi tế

Đoạn cũng chẳng thể được

Thừa tế không biên tế

Cũng không có trung tế

Cũng không tế không tế

Tế tánh vô sở hữu

Nơi tế không tế tướng

Chẳng phải tế làm tướng

Ở trong các tế ấy

Tế tướng vô sở hữu

Chẳng phải tế nói môn

Thừa nầy đã vượt quá

Ở chỗ quá lượng kia

Tương ưng bất khả đắc

Ta nói đoạn thường tế

Hữu biên vô biên tế

Tất cả tế như vậy

Tế kia chẳng phải tế

Tất cả tế vô biên

Tế tướng vô sở hữu

Tự tánh tất cả tế

Trong ấy chẳng phân biệt

Trong các tế như vậy

Vì dứt nơi phân biệt

Nên biên cùng vô biên

Tất cả đều được dứt

Nếu còn có thân kiến

Thì nói các tế môn

Chấp trước các tế ấy

Là người không chỗ dựa

Nếu không có thân kiến

Chẳng chấp các tế môn

Là bực đại trí huệ

Có thể nơi các tế

Đều vượt quá tất cả

Do đây trong Phật pháp

An lạc mà hướng đến

Bồ Tát khéo quán sát

Hay dùng sức trí tuệ

Chẳng có được chút pháp

Dứt được trừ diệt được

Thường dùng phương tiện khéo

Khéo nhiếp lấy chỉ quán

Vì biết rõ một tướng

Các tướng đều biết rõ

An trụ ở chánh pháp

Được ánh sáng đại pháp

Do pháp quang minh nầy

Quyết xong các tế kia

Chẳng thấy có chút tế

Là tế hay phi tế

Chỗ tương ưng được kia

Không chấp trước tất cả

Nếu thấy chúng sanh khổ

Khuyến dụ mà bảo rằng

Ngươi đến nơi thừa nầy

An vui mà xuất ly

Thọ sanh ở chốn nào

Hay làm ánh sáng pháp

Mặc giáp ngồi Đại thừa

Cũng đem đây khai thị

Thừa nầy giáp trụ nầy

Chớ có lòng lẫ tiếc

Cũng khiến các chúng sanh

Mặc giáp ngồi Đại thừa

Ngồi thừa an lạc nầy

Mà hướng đến vô thượng

Chư Bồ Tát như vậy

An trụ đây tu hành

Hay ở trong Phật pháp

Mau hướng đến vô thượng

Thanh tịnh chư Phật quốc

Nhiếp thọ chư Thanh Văn

Và các chúng Bồ Tát

Sự công đức trang nghiêm".

Đức Phật phán tiếp: "Nầy Vô Biên Huệ! Ta nhớ thuở xưa lúc ta tu Bồ Tát hạnh, ta mặc giáp trụ như vậy và ngồi Đại thừa như vậy, vượt quá các tế, diệt được tối tăm, trừ được bố úy, ở nơi chỗ vô lượng trăm ngàn câu chi na do tha chư Phật, dùng sức đại tinh tiến nghe giáp trụ trang nghiêm và Đại thừa trang nghiêm nầy của Đại Bồ Tát, ta vui mừng hớn hở. Lúc ta quan sát pháp ấy, đối với Đức Phật Thế Tôn ta cung kính tôn trọng, chẳng nghĩ tưởng rằng ta mặc giáp trụ như vậy, ta có giáp trụ như vậy, ta được pháp như vậy, ta có pháp như vậy, ta có các loại pháp như vậy. Lúc ấy ta không có quan niệm có ngã, ta rời xa thân kiến, rời xa ngã mạn, lòng không có cao hạ, không có phân biệt. Vì muốn nhiếp thọ tất cả chúng sanh, hộ trì pháp tạng của chư Phật Như Lai, thành thực vô lượng trăm ngàn câu chi na do tha chúng sanh, ta không hề có một tâm niệm mỏi nhọc. Lúc ấy ta chẳng bỏ giáp trụ, ngồi vô biên thừa. Trong nhiều đời ta có thể phá quân ma. Các quyến thuộc ma đều thối bại tiêu diệt. Các sứ giả ma kinh sợ bỏ chạy. Tất cả hàng ngoại đạo và những phái tương ưng với dị đạo đều bị ta hàng phục, đặt họ vào chỗ an ổ. Tất cả dị luận ta đều dẹp trừ. Tất cả ngoại đạo đều hàng phục ta. Những chúng sanh xu hướng đường tà, ta làm cho họ ở nơi thừa nầy trồng các cội lành. Ta vì các chúng sanh mà khai thị giáp trụ và giáp trụ trang nghiêm. Ta cũng vì các chúng sanh mà diễn thuyết các loại pháp Đại thừa an lạc như vậy. An trụ trong thừa nầy thì được tất cả đồ dùng an vui, đó là đồ dùng an vui hữu vi: Chuyển Luân Vương, Đế Thích và Phạm Vương. Cũng được đồ dùng an vui vô vi.

Lúc ta vì các chúng sanh nói pháp nầy, ta làm cho các chúng sanh vào trong pháp ấy phát sanh chủng tánh chư thánh, dựng tràng đại pháp, rống tiếng sư tử mà hướng đến Vô Thượng Bồ Đề.

- Nầy vô Biên Huệ! Chư Đại Bồ Tát phải mặc đại giáp trụ như vậy rồi đúng như lý mà quan sát tuyển trạch.

Đại Bồ Tát phải ở nơi pháp nào để hướng đến? Đối với tất cả pháp, Đại Bồ Tát có thể thấy biết rõ hết không có phân biệt. Tại sao vậy?Chư Đại Bồ Tát an trụ chánh đạo vì biết đúng lý vậy. Chư Đại Bồ Tát hướng đến chánh đạo, vì thấy đúng lý vậy. Thanh tịnh đúng lý thì chẳng phân biệt chẳng phải chẳng phân biệt, mà ở trong phân biệt và chẳng phân biệt thấy biết bình đẳng. Nếu còn thấy có pháp cầu được tìm được thì chẳng bình đẳng, thì chẳng an trụ trong sự thấy biết thanh tịnh đúng lý. Do vì không phân biệt không chẳng phân biệt nên ở trong phân biệt chẳng phân biệt kia được chẳng chấp thủ. Do vì chẳng chấp thủ nên rời xa phân biệt và chẳng phân biệt.

Ở trong đạo nầy không có thương xót, không có thi vi, không có tăng ích, cũng không thủ xả, đứng nơi đạo bình chánh, cũng chẳng phân biệt quá khứ hiện tại vị lai, có thể biết rõ khắp tập chủng của tất cả phân biệt, đối với tất cả pháp được an trụ bình đẳng, không có nghĩa điên đảo mới được gọi là an trụ ở đạo nầy vậy.

- Nầy Vô Biên Huệ! Những gì là đạo và đạo thanh tịnh?

Đó là tám chi thánh đạo: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tiến, chánh niệm và chánh định.

Chánh kiến dứt trừ được thân kiến, vượt quá cảnh sở hành của tất cả kiến chấp và tất cả các kiến chấp, đối với tất cả chỗ đều được thanh tịnh, mà biết rõ được tất cả phân biệt, hoặc là thắng phân biệt hoặc là khắp phân biệt thì là không phân biệt không thắng phân biệt không khắp phân biệt, chẳng an trụ tà tư, dứt tà tư duy. Thấy được chánh mạng, thấy được tưởng chánh mạng, thấy được mạng thanh tịnh, an trụ mạng thanh tịnh, đúng như lý thấy đơực thân nghiệp thanh tịnh, ngữ nghiệp thanh tịnh và ý nghiệp thanh tịnh an trụ nơi chánh nghiê(p.

Chánh kiến ngữ nghiệp, đối với ngữ nghiệp đều có thể thấy biết, an trụ nơi chánh ngữ có thể đối trị thanh tịnh.

Chánh kiến tinh tiến, khéo nhiếp tinh kiến, an trụ chánh tinh tiến.

Chánh kiến ức niệm mà không có niệm cũng không có tác ý không chỗ chấp thủ, dùng niệm thanh tịnh an trụ nơi chánh niệm.

Chánh kiến tam muội, ở trong tam muội không chỗ y chỉ mà có thể thanh tịnh tri kiến tam muội an trụ ở chánh định.

- Nầy Vô Biên Huệ! Lúc thấy như vậy, chư đại Bồ Tát được chánh kiến thanh tịnh đối với tất cả chỗ và an trụ nơi đạo thanh tịnh.

Đạo thanh tịnh ấy là chỗ tu hành của thiện trượng phu, là chỗ mà trí giả tôn trọng, chúng Thánh hài lòng, chư Phật khen ngợi. Chẳng phải là chỗ đi của tất cả ma, ma dân, ma sứ, ma thiên. Cũng chẳng phải là chỗ đi cuả những hàng ngoại đạo, những người y chỉ tranh luận đang đi trong rừng rậm kiến chấp hướng đến phi đạo. Cũng chẳng phải chỗ đi của tất cả hàng ái trước Niết Bàn. Tại sao vậy?Vì người an trụ vô vi thì đối với Niết Bàn có chỗ phân biệt. Nếu phân biệt Niết Bàn thì phân biệt các hành pháp. Tại sao vậy? Vì ở trong Niết Bàn giới vượt quá tất cả động niệm phân biệt, còn không có vô vi huống là có hữu vi.

Đạo nầy có thể sạch hết tất cả phân biệt, còn không có chút vô vi phân biệt há lại có tất cả hữu vi phân biệt. Nếu ở nơi Thánh đạo mà có phân biệt thì chẳng gọi là an trụ nơi Thánh đạo. Nếu dứt tất cả động niệm phân biệt thì gọi là an trụ Thánh đạo, là an trụ đạo vô úy, là an trụ đạo an ổn, là an trụ đạo an lạc.

Đạo nầy có thể đến chỗ không gìa bịnh chết lo khổ. Đạo nầy có thể đến chỗ không có tự tánh vượt quá các tánh. Đạo nầy có thể đến chỗ rời xa tất cả tánh và phi tánh. Đạo nầy có thể đến chỗ không hiện bày tướng sắc và tướng phi sắc. Đạo nầy như hư không khắp tất cả chỗ có thể đến trong đại cung điện vô thượng. Đi như thế không còn lui trở lại thì được bao nhiêu là an ổn khoái lạc.

Đại cung điện ấy chẵng hiện bày được, không có các sự tướng, không có chút hữuvi, không có chút vô vi, đã diệt hữu vi, đã bỏ vô vi, chẳng cho chúng sanh sự an trụ sự an lạc hữu vi, an lạc vô vi

- Nầy Vô Biên Huệ! Những người ưa thích hữu vi Niết Bàn, họ còn chẳng cầu sự an lạc hữu vi huống là có thể cầu đại cung điện ấy.

Trong đại cung điện ấy không có thi thiết, mát mẻ tịch tịnh nên gọi là Niết Bàn. Vì diệt tham, sân, si, dứt các tập chủng, phá lưới ái kiến, cạn dòng vô minh, nhổ những tên độc, hết pháp bất thiện nên gọi là Niết Bàn. Vì rời xa tất cả kiêu mạn tật bịnh khổ sở bức não nên gọi là Niết Bàn. Vì chẳng phải chỗ sở hành của tâm ý thức và tâm sở nên gọi là Niết Bàn. Vì dứt hết các tranh luận, các kiết sử nhẫn đến pháp tưởng nên gọi là Niết Bàn. Vì tuyệt các ý ưa thích, và chỗ sở cầu của ý ưa thích cũng không có phân biệt và tường bị phân biệt nên cũng gọi là Niết Bàn.

- Nầy Vô Biên Huệ! Đó là thể tánh của Đại Bát Niết Bàn.

Niết Bàn vô biên chẳng thể tuyên nói được. Nếu có chỗ hướng đến thì chẳng phải đạo nầy. Đạo cũng là không có ngôn thuyết, chẳng thể tuyên nói được.

Nếu lúc dùng đạo nầy hướng đến đại Niết Bàn đại cung điện, chư đại Bồ Tát cũng làm cho vô lượng bá thiên chúng sanh an trụ nơi đạo nầy.

Nầ Vô Biên Huệ! Lúc ở trong đạo nầy mà hướng đến, chư Đại Bồ Tát không có mệt mỏi, cũng không có lo buồn, tùy nguyện mà cầu, tùy nguyện mà trang nghiêm, tùy chỗ trang nghiêm đều trang nghiêm cả, tùy chúng sanh được nhiếp độ mà thuyết pháp cho họ, khiến các chúng sanh đều được hoan hỉ.

Tại sao vậy? Vì đạo nầy không gì bằng, hay đói trị sạch, chỗ là đã rốt ráo. Chư Phật Thế Tôn cùng hàng Thanh Văn và Duyên Giác đều ở nơi đạo nầy mà hướng đến, chẳng hề trái với đạo nầy. Chưa đến địa kia, chưa đúng như sở nguyện thì trọn chẳng rời lìa đạo nầy.

Địa kia là gì?Là đại Niết Bàn địa, là đại cung điện địa.

Ví như hư không chẳng có gì để ví dụ ngoại trừ đem hư không để ví dụ hư không. Rộng lớn trống rỗng ; vắng lặng gọi là hư không.

Niết Bàn cung điện cũng như vậy, là rộng lớn rỗng không vắng lặng không có chủ tể cũng không có ngã sở. Tất cả chúng sanh dầu vào trong ấy không ai có thể nhiếp lấy chừng bằng đầu lông. Là rộng lớn không tịch, là rộng lớn vô lượng gọi là đại Niết Bàn, gọi là đại cung điê(n.

- Nầy Vô Biên Huệ! Đa§y là đạo thù thắng của chư Đại Bồ Tát, chẳng phải hàng Thanh Văn, Duyên Giác có đưọc.

Lúc an trụ nơi đạo nầy, chư Đại Bồ Tát hoặc làm Luân Vương không chút đoái tiếc, có oai đức lớn và thần thông biến hiện, biết rõ được thế gian và xuất thế gian.

Các Ngài hoặc làm Đế Thích hay Đại Phạm Thiên Vương không hề tham luyến, xa rời kiêu mạn, thìch thấy chư Phật, thích nghe chánh pháp, thành thục vô lượng trăm ngàn chư Thiên hướng đến Vô thượng Bồ Đề".

Đức Thế Tôn nói kệ rằng:

"Đạo Bồ Tát thù thắng

Trong đời không có trên

Chư Thánh và Nhị thừa

Đều hướng đến đạo nầy

Tất cả chư Bồ Tát

Hướng đến đại Bồ Đề

Vì được đạo trang nghiêm

Đem đạo nầy khai thị

Nếu ở trong đạo nầy

Đã đến hay đang đến

Họ đều dùng chánh kiến

An trụ ở đạo nầy

Tất cả chư Bồ Tát

Nếu dùng bình đẳng kiến

Ma đi trong đạo nầy

Thì an lạc hướng đến

Đạo nầy rất thù thắng

Đạo nầy là vô thường

Hay dạy bảo như thiệt

Trong ấy không chấp trước

Nếu trụ ở đạo nầy

Đi ở trong đạo nầy

Tất cả người có trí

Ý họ chẳng khuynh động

Chẳng nói nơi đạo nầy

Có chút ít khuynh động

Thường rời xa lay động

Ta nói nơi đạo nầy

Không động không thi vi

Cũng không có tăng ích

Nên đạo nầy vô thượng

Tất cả chư Bồ Tát

Khéo ở nơi đạo nầy

Đạo nầy không có yêu

Lại cũng không có ghét

Đạo chẳng phải quá khứ

Chẳng hiện tại vị lai

Chẳng phân biệt thời gian

Nên tu tập như vậy

Đạo nầy không phiền não

Đạo nầy không phân biệt

Chẳng trái với thiệt nghĩa

Nên an trụ như vậy

Trụ nơi đạo tối thắng

Không trụ là an trụ

Người an trụ đạo nầy

Hay được tánh thanh tịnh

Ta nói bát chi đạo

Chỗ đi của chư Thánh

Người an trụ đạo nầy

Bồ Đề chẳng khó được

Chỗ Bồ Tát dựa nhờ

An trụ đạo như vậy

Hay được đạo thanh tịnh

Mỗi mỗi mà hướng đến

Đạo nầy là tối thượng

Của thiện sĩ tu hành

Chỗ Như Lai khen ngợi

Trí nầy là vô thượng

Ma và chúng quân ma

Cùng quyến thuộc của ma

;Ngoại đạo chúng sanh khác

Chẳng phải chỗ họ đi

Người phân biệt Niết Bàn

Chẳng ở thắng đạo nầy

Ngu bị phân biệt hại

Chẳng biết được Niết Bàn

Người vượt quá phân biệt

Không tưởng không phân biệt

Ở trong đại đạo nầy

Do đây mà hướng đến

Thắng đạo của chư Thánh

Người ngu đều rời xa

Nếu người hành pháp nầy

Đạo nầy là vô thượng

Đại đạo thối thắng nầy

Hay đến chỗ vô thượng

Trong ấy không ưu não

Không sợ không tai nạn

Đạo đạo vô thượng nầy

Không sắc không hình tướng

Chẳng thể dùng sắc tướng

Mà có thể hiện bày

Đạo đạo an ổn nầy

Chánh trực vô sở úy

Do đạo nầy hướng đến

Đại Niết Bàn rốt ráo

Đại đạo thanh tịnh nầy

Dường như thái hư không

Tất cả không chướng ngại

Hướng đến đại Niết Bàn

Nếu đến được Niết Bàn

Đến rồi không còn lui

Đại Niết Bàn như đây

Tối thượng thắng an lạc

Niết Bàn đại cung điện

Không tịch chẳng lường được

Nên gọi đại Niết Bàn

Cũng gọi đại cung điện

Trong đại Niết Bàn nầy

Diệt tam độc phiền não

Nếu ai đến trong ấy

Không lui không thọ sanh

Niết Bàn đại không tịch

Dường như thái hư không

Vì rộng lớn không tịch

Trong đó kjhông chướng ngại

Niết Bàn đại cung điện

Liàa hẳn khổ ưu não

Chỗ cảnh giới vô biên

Gọi đó là Niết Bàn

Niết Bàn không số luợng

Số lượng chẳng thể được

Tánh trong mát tịch diệt

Gọi đó là Niết Bàn

Niết Bàn không thi thiết

Đạo về cũng vô thuợng

Vô lượng vô phân biệt

Phân biệt chẳng thể được

Ta vì chư Bồ Tát

Khai thị đại đạo nầy

Nếu ai ở đạo nầy

Thì gần đến Niết Bàn

Nếu an trụ đạo nầy

Thắng an lạc trong đời

Tất cả đều sẽ được

Gọi là bực vô úy

Khéo an trụ đạo nầy

Lòng họ không ô nhiễm

Do đạo nầy thanh tịnh

Gọi là bực vô úy

Vì thấy đạo bình chánh

Hay giác ngộ tất cả

Trong tất cả tư cụ

Chẳng tham trước tất cả

Chỗ Bồ Tát dựa nhờ

Đạo chơn thiệt thù thắng

Lợi ích các chúng sanh

Dũng mãnh mà hướng đến

Nếu được đạo vô thượng

Đạo trang nghiêm tối thượng

Khiến chúng đều hoan hỉ

Do đạo nầy hướng đến

Đạo nầy rất thù thắng

Hay khiến ý thanh tịnh

Tùy theo chỗ ưa cầu

Tất cả sẽ hướng đến

Nếu được ngôi Thánh Vương

Chuyễn luân oai đúc lớn

Hay bỏ ngôi vua lớn

Xuất gia đi học đạo

Nếu được ngôi Đế Thích

Ngôi Đại Phạm Thiên Vương

Không ham những ngôi ấy

Người nầy khéo thuận đạo

Các chỗ học th61 gian

Hay biết rõ tất cả

An trụ trong đạo nầy

Mới là người thiệt ngữ".

Đức Phật phán tiếp: "Nầy Vô Biên Huệ! Lúc ở trong đạo nầy mà hướng đến, đại Bồ Tát vì muốn nhiếp thủ bát chánh đạo nên tu hành một pháp, đó là chẳng làm các bất thiện. Lại tu hành hai pháp, một là nơi trong theo pháp lành tư duy đúng lý, hai là nơi ngoài theo pháp lành thỉnh hỏi đúng lý. Lại tu hành hai pháp, một là biết rõ các pháp đúng sự, hai là biết rõ không có sự, không có trụ, không có phân biệt. Laị tu hành hai pháp, một ở trong tùy thuận trí huệ, hai là ở ngoài không chỗ chấp trứơc. Laị tu hành hai pháp, một là tự tin không chỗ phân biệt, hai là nếu chúng sanh chưa có lòng tin thì tôi làm cho họ an trụ trong đạo nầy. Lại tu hành hai pháp, một là ở nơi việc đã làm có thể thấy biết như thiệt, hai là ở nơi việc được làm không cháp trước. Lại tu hành ba pháp, một là nơi khổ thủ uẩn biết rõ từng uẩn một, hai là nơi thủ uẩn không khổ thì siêng cầu và rất thích, ba là ở nơi các pháp hòa hiệp thì chuyên tu rời xa. Lại tu hành ba pháp, một là tuyên nói pháp tối thượng, lời chẳng sai trái, tùy nói pháp nghĩa lòng không có niệm tranh luận, hai là chẳng chấp trước tất cả văn tự, ba là nhiếp lấy tất cả các pháp. Lại tu hành bốn pháp, một là dùng chánh phương tiện ở nơi nghĩa, hai là dùng chánh phương tiện tùy theo nghĩa mà làm tương ưng, ba là dùng chánh phương tiện thuận theo pháp để quan sát, bốn là dùng chánh phương tiện chẳng khởi tất cả chấp trước. Lại tu hành bốn pháp, một là có thể dùng thệ nguyện kiên cố để tự giữ gìn tu hành đúng như lời, hai là có thể dùng sáu căn khôn khéo hướng đến nơi đạo, ba là có thể làm cho ý lạc thanh tịnh, bốn là có thể an trụ hạnh chẳng phóng dật. Vì nhiếp thủ bát chánh đạo mà chư đại Bồ Tát tu hành những pháp như vậy.

- Nầy Vô Biên Huệ! Chư Đại Bồ Tát dùng pháp hành nầy để nhiếp thủ chánh đạo mới được gọi là người tùy thuận đạo, vì quán tất cả pháp tánh rỗng không, vì không tên, vì không tướng, vì không nguyện, vì không sanh, vì không tác, vì nàm chán, vì rời lià, vì tịch ; diệt, vì xuất ly. Lúc được ánh sáng pháp quán sát sanh được đứt hết thì chẳng ở nơi vô sanh mà khởi cảm tưởng sanh, liền ở lúc ấy siêu thăng ly sanh ra khỏi phi pháp mà được đạo thanh tịnh và vô sanh nhẫn. Vì đạo thanh tịnh nên vượt quá tất cả tưởng niệm, chẳng còn có phi tưởng, diệt đạo tưởng, rời pháp tưởng, ra khỏi lưới vô minh, dùng minh để tu tập. Những pháp đáng được đều có thể được cả.

Dùng minh để tu tập thì được những pháp gì?Dùng minh tu tập thì được thọ tưởng diệt, được tất cả pháp quyết định thiện xảo, được tùy bí mật thuận với pháp tánh.

Lúc hành đạo nầy, chư Đại Bồ Tát chẳng trụ ở xứ, chẳng bị tướng làm hại, biết tất cả pháp đồng với hư không, sanh như hư không sanh, tánh như tánh hư không, không có chút tướng làm chướng ngại.

Đạo nầy thanh tịnh chẳng sợ tai hoạ.

Mặc đại giáp trụ chẳng bị bắt trói.

Ngồi nơi Đại thừa không chỗ mê lầm.

Rời các chướng nạn dường như hư không.

Ở trong đạo nầy, Đại Bồ Tát hướng đến Vô thượng Bồ Đề, vì các chúng sanh mà làm ánh sáng lớn.

- Nầy Vô Biên Huệ! Đây là đạo thù thắng của đại Bồ Tát, chẳng phải chỗ sở hành của hàng Thanh Văn và Duyên Giác".

Đức Thế Tôn nói kệ rằng:

"Vì nhiếp bát chánh đạo

Diễn nói các pháp hành

Nếu trụ trong đạo nầy

Đây là đại tinh tiến

Người tu hành pháp lành

Được tất cả thời gian

Chẳng làm pháp bất thiện

Hạnh ấy nhiếp nơi đạo

Bồ Tát người tu tập

Trong thì suy đúng lý

Ngoài thì cầu thỉnh hỏi

Hạnh ấy nhiếp nơi đạo

Bồ Tát người quan sát

Như sự chánh liễu tri

Như lý trụ đúng pháp

Hạnh ấy nhiếp nơi đạo

Bồ Tát người dựa nhờ

Ở trong thì biết rõ

Ở ngoài thì chẳng chấp

Hạnh ấy nhiếp nơi đạo

Bồ Tát người vô úy

Tự tin không phân biệt

Khiến người phát lòng tin

Hạnh ấy nhiếp nơi đạo

Bồ Tát người tư duy

Sạch các nghiệp đã làm

Với nghiệp không chỗ chấp

Hạnh ấy nhiếp nơi đạo

Bồ Tát người không trói

Thường biết khổ thủ uẩn

Cầu thủ uẩn không khổ

Hạnh ấy nhiếp nơi đạo

Bồ Tát người thiện trí

Tu hạnh rời hòa hiệp

Rời được các hòa hiệp

Hạnh ấy nhiếp nơi đạo

Bồ Tát người tư nghị

Tùy nghĩa hay biết rõ

Diễn thuyết không trái cãi

Hạnh ấy nhiếp nơi đạo

Bồ Tát người đủ huệ

Chẳng chấp ở văn tự

Nhiếp trì tất cả pháp

Hạnh ấy nhiếp nơi đạo

Bồ Tát người hành pháp

Hay tương ưng với pháp

Cũng tương ưng với nghĩa

Hạnh ấy nhiếp nơi đạo

Bồ Tát người thuận đạo

Thị kiên cố giữ vững

Tu hành đúng như lời

Hạnh ấy nhiếp nơi đạo

Bồ Tát đạo thanh tịnh

Khéo sạch các ý lạc

Trụ pháp chẳng phóng dật

Hạnh ấy nhiếp nơi đạo

Bồ Tát tất cả thời

Siêng tu các hạnh ấy

Thân tâm được an lạc

Hạnh ấy nhiếp nơi đạo

Bồ Tát người chánh niệm

Trụ ở đạo thanh tịnh

Biết rõ tất cả pháp

Rỗng không chẳng có tướng

Bồ Tát người quan sát

Hay khiến nguyện thanh tịnh

Cũng chẳng trụ vô nguyện

Rời xa tất cả tướng

Bồ Tát quán đúng lý

Lý thú đều bình đẳng

Với các pháp vô sanh

Không có chút nghi hoặc

Bồ Tát người diệu trí

Hay quán sát các pháp

Nhàm lìa và tịch diệt

Thấy rõ mà hướng đến

Bồ Tát người quan sát

Như lý thấy pháp sanh

Chẳng ở sanh thấy sanh

Chẳng ở diệt thấy diệt

Bồ Tát người tinh tiến

Lúc quán sát như vậy

Do rời nơi phi pháp

Siêu thăng trong chánh vị

Bồ Tát người diệu trí

Đạo nầy là thanh tịnh

Mau đến an ổn lớn

Thành tựu nhẫn vô thượng

Bồ Tát người diệu trí

Tùy thuận quán các pháp

Vượt quá tất cả tưởng

Thường trụ ở vô tưởng

Bồ Tát người diệu trí

Đạo nầy hay trị sạch

Rời xa cảm tưởng đạo

Cũng chẵng trụ pháp tưởng

Bồ Tát người diệu trí

Vì đạo này trị sạch

Ra khỏi lưới vô minh

Mà được ánh sáng pháp

Bồ Tát người diệu trí

Hay tu tập nơi minh

Truyền dạy các chúng sanh

Do đây mà hướng đến

Bồ Tát người tu minh

Vì được tất cả pháp

Quyết định nghĩa thậm thâm

Đại phương tiện thiện xảo

Bồ Tát người tu minh

Phương tiện rời các tưởng

Tùy thuận pháp bí mật

Hay biết nghĩa quyết định

Bồ Tát người diệu trí

Dùng ánh sáng pháp lớn

Diệt được các thọ tưởng

Do đây mà hướng đến

Bồ Tát người diệu trí

Chẳng trụ ở đạo ấy

Vì chẳng trụ đạo ấy

Nơi đạo mà hướng đến

Bồ Tát người vô úy

Hay biết tất cả pháp

Dường như tịnh hư không

Không bị tướng chi phối

Bồ Tát biết các pháp

Tánh nó đồng hư không

Vì các pháp như không

Thanh tịnh mà không nhơ

Bồ Tát trụ như vậy

Chẳng bị tướng làm ngại

Mau vì các chúng sanh

Diễn thuyết để truyền dạy

Bồ Tát người diệu trí

Tất cả đạo thanh tịnh

Nơi đạo không tai hoạn

Vô ngại mà hướng đến

Đạo thanh tịnh như vậy

Chóng đến đại Bồ Đề

Có thể chứng vô vi

Bình đẳng mà hướng đến

Bồ Tát đại giáp trụ

Đại thừa vì đại đạo

Như hư không vô ngại

Thanh tịnh mà hướng đến

Đến thừa nầy đạo nầy

Như đến thái hư không

Rời xa tất cả tướng

Vô tướng mà hướng đến

Đại thừa bình đẳng thừa

Rộng lớn dường hư không

Nơi đạo thanh tịnh này

Thừa ấy sẽ hướng đến

Tất cả các Bồ Tát

Tôn trọng nơi pháp nầy

Vì tất cả chúng sanh

Dũng mãnh mà hướng đến

Nếu đến đại Bồ Đề

Trụ đạo thù thắng nầy

Chẳng phải hàng Nhị thừa

Ở đây hướng đến được

Bồ Tát chánh ức niệm

Hay khiến đạo thanh tịnh

Dùng đạo thanh tịnh nầy

Mà hướng đến vô thượng".


Xem dưới dạng văn bản thuần túy